tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
tin & thư
chi tiết bản tin
 

 

TRIỂN LÃM GỐM & TƯỢNG ĐẤT NUNG CỦA NGUYỄN QUỐC CHÁNH

 

 

Buổi ra mắt một số gốm và tượng đất nung của Nguyễn Quốc Chánh bắt đầu từ 7 giờ chiều Thứ Sáu 30 tháng 12, 2011, tại 21/4 Nguyễn thị Huỳnh, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Sau buổi ra mắt, gốm và tượng vẫn trưng bày ở địa chỉ trên. Ai có dịp đi ngang thì mời đến xem. Nếu cần, các bạn liên lạc với Nguyễn Quốc Chánh qua số điện thoại (84) (0) 918153354.

 

Please stop by to take a look at some of Nguyễn Quốc Chánh‘s pottery and clay sculptures on Friday, December 30th, 2011, at 21/4 Nguyễn thị Huỳnh, Phú Nhuận district, Sài Gòn. These works will remain at the above address afterwards. Drop by if you happen to be in the neighborhood. Chánh could be contacted at (84) (0) 91815-3354.

 

 

Ý TƯỞNG CỦA NGHỆ SĨ:

Mặc dù người ta thường ngưỡng mộ truyền thống mỹ nghệ cổ xưa của Á Châu, nơi này còn có một lịch sử đế quốc chồng lên nhiều đợt di cư, pha trộn nhiều truyền thống nghệ thuật hỗn hợp. Thay vì xu hướng bảo thủ của các làng nghề, gốm Biên Hoà là một trong những trường hợp nổi bật của hiện tượng cởi mở pha trộn mỹ thuật Khmer, Chăm, Trung, Pháp. Nghệ thuật gốm Biên Hoà nổi tiếng thời đế quốc cũ, chỉ để biến thành nhận hợp đồng cho sản xuất toàn cầu trong thời đế quốc mới. Thay vì chỉ nhại lại gốm Biên Hoà xưa, tôi sử dụng đất, men, và kỹ thuật địa phương để gợi lại khuynh hướng pha trộn đa dạng trong bối cảnh toàn cầu hoá nhưng tránh tình trạng gia công. Tôi muốn làm nhoà phân định giữa mỹ nghệ và nghệ thuật, giữa cảm xúc và ý niệm. Thí dụ, trong loạt chân đất nung, tôi sử dụng đất theo truyền thống làm lu Biên Hoà trong gợi hứng từ những bước chân các nhà sư Miến Điện từ tốn đi tới tự do.

 

ARTIST’S STATEMENT:

While people admire ancient craft traditions of Asia, the continent also has a history of empires that layer settlements of diverse populations and make syncretic/eclectic artistic traditions. Rather than the conservatism of the craft village in other parts of Vietnam, Biên Hoà pottery is known for its eclectic mixing of Khmer, Cham, Chinese, French, and other artistic sensibilities. It gained international attention during the previous age of empires, only to fill subcontracted orders for global production in the current age of empires. Rather than mimicking the old tradition or falling prey to subcontracting, I make use of local clay, glazes, and techniques to evoke Biên Hoà’s eclectic tendencies. I want to blur the boundaries between artisan craft and art, between sentiment and concept. In the series of clay legs, I follow the art of Biên Hoà vat making to evoke the unhurried footfalls of Burmese monks walking towards freedom.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021