tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
tin & thư
chi tiết bản tin
 

 

 

 

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ / DỊCH GIẢ DIỄM CHÂU (1937-2006)

 

 

Tên thật là Phạm Văn Rao; tên thánh là Alphonse.

Sinh năm 1937 tại thành phố Hải Phòng.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn – Giáo sư Anh văn.

Tu nghiệp Đại học Indiana, Hoa Kỳ.

Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Bách khoa Sài Gòn.

Tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở SG trước 1975.

Cùng gia đình rời Việt Nam năm 1983.

Sách xuất bản trong nước trước 75 [ngoài những những bản dịch truyện và thơ], đã in Hạnh hoaSáng muôn thu (tuyệt bản); ở ngoài nước [ngoài các tập tuyển thơ, truyện, kịch dịch, gần tới một trăm ấn phẩm khác nhau] đã in Thơ Diễm ChâuMười bài ở Paris… (phổ biến hạn chế).

Trên trang Tiền Vệ, Diễm Châu đã công bố hầu hết tác phẩm của ông (thơ, tiểu luận, tuỳ bút) trong số đó có hai tập thơ MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI, và VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM; đồng thời, ông đã giới thiệu hàng trăm tác giả quốc tế qua hàng ngàn bản dịch Việt văn.

 

Diễm Châu mất đột ngột ở Strasbourg, Pháp, sáng sớm ngày 28 tháng 12, 2006.

Tang lễ cử hành hôm thứ Bảy 30 tháng 12, 2006.

 

Như một nhà thơ Việt Nam, Diễm Châu chọn vị thế của một người mãi mãi lưu vong, nhưng ông chưa bao giờ rời vòng tay ôm lấy đất nước. Bởi suốt đời thiết tha với đất nước, thời nào ông cũng phải chọn vị thế bất thoả hiệp, dù ở vị thế ấy ông phải chịu sự cô đơn, và không ít niềm đau đớn.

Như một dịch giả, từ bên ngoài biên giới của dòng văn chương chính mạch, suốt hơn bốn mươi năm qua, Diễm Châu cùng với một số rất ít người đã lặng lẽ bắc một chiếc cầu nối liền với thế giới bao la chung quanh. Đứng ở đầu cầu trong này, người ta nhìn thấy ở đầu cầu ngoài kia những sắc màu rộn rã của vô số những chuyển động và biến thái từ bốn biển.

Thật hiển nhiên, cho đến nay, trong việc mở rộng con mắt thơ Việt Nam ra thế giới, không ai có thể sánh với ông về số lượng và tầm tiếp cận. Ông làm việc như một con ong vô địch ở sức chuyển tải và tầm bay xa. Bao nhiêu mật hoa từ châu Á rồi châu Phi, từ châu Âu rồi châu Mỹ, đến tận châu Đại dương, ông đã mang về qua chiếc cầu biên giới.

Nhận định của Hoàng Ngọc-Tuấn (tienve.org) trong

 

LM Chân Tín, gia đình Nguyễn Ngọc Lan, Huỳnh Thanh Vân, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Đăng Thường, Mark Frankland, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hoàng Thạch Thiết, Hoàng Ngọc Nguyên, Hoàng Thái Thạch, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn, Võ Quốc Linh, Nguyễn Hoàng Tranh, Uyên Nguyên, Nguyễn Quỳnh, Cao Thanh Tùng, Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Cường, Khế Iêm, Đỗ Kh., Cao Bá Minh, Kondo Noboru, Lữ Phương, Chân Phương, Đoàn Tường, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Dick Hughes, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Quốc Thái, Vũ Đức Long, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Văn Đức, Võ Văn Điểm, Minh Kha, Trịnh Thị Ánh Nguyệt, Trần Đình Sơn Cước, Lê Khắc Cầm, Hồ Ngọc Nhuận, Phạm Việt Cường, Huy Tưởng, Huỳnh Như Phương, Thận Nhiên, Đinh Trường Chinh, Lê Thị Thấm Vân và ban biên tập Tiền Vệ cùng các cộng tác viên đồng thành kính chia buồn cùng tang quyến của nhà thơ, và cầu chúc hương hồn nhà thơ yên nghỉ nơi miền vĩnh lạc.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021