tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Văn thơ nói chung và văn thơ phải HAY  [đối thoại]

 

Nhưng tại sao người ta lại đòi hỏi nhà văn phải hy sinh tư cách văn nghệ sĩ trong khi người ta tiếp tục tôn trọng vai trò chuyên môn của các giới khác? Tại sao không ai đòi hỏi các ca sĩ, bác sĩ, các luật sư, các kỹ sư, các doanh nhân, các diễn viên điện ảnh hay siêu mẫu... phải dấn thân?
(Phan Quỳnh Trâm, “Văn học và chính trị”)

 

[Nhà văn, theo tác giả Phan Quỳnh Trâm, bao gồm luôn tất cả những người cầm bút sáng tác văn học.]

Cám ơn tác giả PQT, bài viết của cô, đoạn trích lời đức Khổng Tử nói về Kinh Thi, gợi hứng cho tui có dịp bày tỏ ý nghĩ của mình.

Tui muốn diễn tả ý tưởng của câu hỏi rất xác đáng nêu trên, thành một câu hỏi khác. Tại sao may cái áo, người ta buộc thợ may phải may đẹp. Tại sao ăn tô phở, người ta muốn chủ nhân phải nấu ngon. Tại sao đi khám bệnh, ai cũng lựa ông bác sĩ giỏi nghề. Vậy, đọc văn nhân sáng tác phẩm, người đọc có thể yêu cầu anh/chị ta làm cho HAY không?

Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng.

- Hay, có thể xóa nhòa mọi thứ phân chia trường phái. Trường nào trường, cũng nên hay.

- Hay, không cần thiết phải là cũ hay mới. Có khi rượu cũ lại ngon, cổ ngoạn lại quí.

- Hay, có thể xóa nhòa ranh giới quốc gia, chủng tộc, không thời gian.

- Hay, đem lại giá trị cho tác phẩm. Dở đương nhiên bị đào thải.

-Hay, trong văn học, tự nó sẽ thay thế cái dở. Mà không cần mất thì giờ nhiều để “đánh phá”, vô ích.

- Và Hay, làm cho người cầm bút sáng tác có trách nhiệm với người đọc hơn. Anh/chị ta dở, sẽ chùn tay khi số đông độc giả phân biệt được dở hay.

Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được. Nói như vậy, không có nghĩa rằng phủ nhận tất cả sách vở lý luận phê bình mỹ học văn chương. Không.

Nhưng cái đó lại là chuyện khác. Chuyện của lúc học, của sách vở, tiếp nhận, sàng lọc, đồng ý, không đồng ý. Còn, khi đọc là khi cảm nhận của tất cả tâm thân ý tình chí. Đọc là một sự tiếp xúc bằng tất cả kinh nghiệm của giác quan. Do vậy, vấn đề nhận ra hay hay dở không phải là chuyện gì khó khăn bí hiểm đối với một độc giả bình thường.

Ăn mặc có thể đòi hỏi ngon và đẹp. Thì đọc thi văn cũng nên yêu cầu nó hay. Thật hay.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021