tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (tiếp theo và còn nữa)  [đối thoại]

 

 

“Vô Tri” (L’Ignorance) là tiểu thuyết thứ 3 viết bằng Pháp văn của Kundera, sáng tác khoảng năm 2000, khi nhà văn vào tuổi 70, sau 25 năm lưu vong ở Pháp.

“Vô Tri” mô tả hành trình của hai nhân vật chính, Irena và Josef, hai công dân Tiệp đã rời bỏ Tổ quốc năm 1968 khi Praha bị quân đội Liên Xô chiếm đóng. Irena sang Pháp còn Josef sang Đan Mạch, sống ở đó suốt 20 năm và chỉ quay lại thăm Tiệp khi chế độ cộng sản hoàn toàn sụp đổ.

Họ đã rời bỏ quê hương trong tâm trạng như thế nào? Những ác mộng nào đã ám ảnh họ trong suốt năm tháng dài lưu vong? Họ có cảm xúc gì khi gặp lại quê hương và những người thân? Tại sao họ thất vọng trước sự “vô tri” của những người ở lại? Tóm lại, họ cảm nhận như thế nào về cuộc trở về này?

Bên cạnh hai nhân vật hư cấu này, Kundera còn phân tích nhiều gương mặt lưu vong có thật khác, như Arnold Schönberg - nhà soạn nhạc thiên tài gốc Áo, sang Mỹ năm 1933 và mất tại đó năm 1951, hay Jonas Hallgrimsson – nhà thơ lãng mạn Iceland, sinh năm 1807, mất năm 1845 tại Copenhagen. Chạy suốt tiểu thuyết là hình ảnh chàng Ulysse của huyền thoại Hy Lạp, kẻ đã sống hai mươi năm lưu lạc, mà Kundera coi như biểu tượng xa xưa nhất của thân phận lưu vong.

Qua những số phận hư cấu và có thật (trong điển cố cũng như trong lịch sử nhân loại), Kundera đưa ra những nhận xét độc đáo về chủ đề lưu vong. Josef không cho rằng Ulysse coi cuộc hồi hương của mình là một hạnh phúc: “Hiểu rằng đồng bào đã phản bội mình, chàng giết khá nhiều người trong bọn họ. Tôi không tin chàng đã được yêu mến () Pénélope (vợ Ulysse) bắt chàng phải chịu vô số những thử thách mới để chắc rằng kẻ trở về chính là chàng”. Sau gần hai mươi năm xa xứ, Irena nghĩ rằng “việc rời bỏ tổ quốc của nàng, mặc dù bị áp đặt từ bên ngoài và ngược lại ý muốn của nàng, có lẽ, thật không ngờ, đã là giải thoát tốt đẹp nhất cho cuộc đời nàng. Những sức mạnh tàn bạo của Lịch sử đã từng xâm phạm tự do của nàng, cuối cùng lại giải phóng cho nàng”. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Josef rời Praha, lên máy bay để trở về Đan Mạch, đất nước chàng coi là quê hương thực sự của mình, nơi có “một ngôi nhà gạch” với “một cây thông mảnh mai như một cánh tay giơ lên”.

Như thế, nếu từ xưa đến nay sự rời bỏ tổ quốc đương nhiên được coi là một thảm kịch, thì Kundera nói rằng nó có thể đồng nghĩa với hạnh phúc và sáng tạo. Nếu trong mọi nền văn hóa, hồi hương hẳn nhiên được xem như niềm vui sướng tột cùng, thì Kundera nói rằng nó cũng có thể là sự thất vọng, hơn thế nữa, có thể là sự đánh mất quê hương lần thứ hai. Ngay cả những giá trị tưởng như bất biển như “quê hương”, “tổ quốc”, “gia đình” cũng được Kundera đưa ra mổ xẻ, qua mối quan hệ của chúng với thời gian, ký ức, tình yêu. Nếu có tuổi thọ gấp đôi, khoảng 160 năm, liệu con người ta có xúc động đến thế khi trở về quê hương sau 20 năm vắng mặt hay không? Vả lại, chúng ta có nhất thiết phải gắn với một mảnh đất nào đó?

Kundera có lý hay không có lý? Khó có thể tìm thấy một câu trả lời dứt khoát. Nhưng việc ông đặt lại vấn đề và đưa ra những hoài nghi, đã góp phần làm lung lay những quan niệm đã trở thành Chân Lý. Một lần nữa độc giả có dịp chiêm ngưỡng tài năng Kundera[*].

Tiếc thay, bản dịch “Vô Tri” của anh Cao Việt Dũng (in năm 2010, do Nhã Nam phát hành), với khoảng 1000 lỗi (trong 204 trang khổ nhỏ), đã phản bội bản gốc một cách không thương tiếc. Những thắc mắc mà độc giả Lê Minh chỉ ra (tôi sẽ trả lời vào phần sau) không thấm vào đâu so với những ví dụ kiểu: “J’ai sauvé son caniche” có nghĩa là “Em đã cứu con cún của ông ấy” thì được anh Cao Việt Dũng dịch thành “Em đã giúp ông ấy một số việc”! (trang 66)

Xin được nói thêm ở đây: theo tôi, nạn dịch loạn ở Việt Nam bị gây nên không chỉ bởi chính các dịch giả trong cuộc mà còn bởi cả phía có trách nhiệm xuất bản và phát hành. Thử hỏi nếu các vị làm việc nghiêm túc và tôn trọng độc giả cũng như tác giả (những ai đã có “diễm phúc” được hầu bao của các vị để mắt tới) thì những dịch giả kém cỏi và bất lương làm sao có đất dung thân và nhơn nhơn hoành hành? Mục đích các bài viết này của tôi, vì thế, không nhằm tấn công một cá nhân dịch giả nào, mà là yêu cầu những người từng đứng ra xuất bản và thu tiền từ các dịch phẩm rởm rít phải nhanh chóng thu hồi chúng và trả lại cho độc giả Việt Nam cũng như các tác giả thế giới những giá trị văn chương đích thực.

Như mọi lần, anh Cao Việt Dũng dịch nhưng không hiểu là mình đang dịch gì, dịch văn chương nhưng không nắm được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Và cũng như mọi dịch phẩm không may mắn rơi vào tay anh Cao Việt Dũng, “Vô Tri” hội tụ tất cả các nguyên nhân dịch sai thường thấy: hạn chế về Pháp văn, lười động não, thiếu hiểu biết về văn hóa và xã hội…

Trong phần này tôi sẽ phân tích một số ví dụ cho thấy hạn chế quá lớn về Pháp văn của anh Cao Việt Dũng ở tác phẩm “Vô Tri”:

 

Ví dụ 1

“Dans un quatrain, il parle de sa tristesse, il dit vouloir en bâtir une maison et s’y enfermer pour trois cent ans”

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

“Trong một đoạn thơ ông ấy nói đến nỗi buồn của ông ấy, ông ấy nói rằng muốn xây một ngôi nhà rồi tự nhốt mình vào đó trong vòng ba trăm năm” (trang 44).

 

Nhận xét:

Đây là câu mà Kundera, thông qua nhân vật Irena, dành tặng Skacel - nhà thơ vĩ đại của Tiệp. Tuy nhiên, đọc câu dịch của anh Cao Việt Dũng, một độc giả có đầu óc suy luận không thể không tự hỏi: nhà thơ đã buồn đến mức muốn “nhốt mình” ba trăm năm thì sao không “nhốt mình” luôn cho rồi, mà còn bỏ công sức và thời gian ra xây một ngôi nhà rồi mới “nhốt mình” vào đó? Thơ gì mà nhạt nhẽo và vật chất tầm thường, vậy mà cũng khen được thì tài thẩm thấu thi ca của Kundera hóa ra cũng vớ vẩn!

Xin thưa, Kundera biết thơ biết người đấy! Nhưng vì trình độ Pháp văn còn hạn chế mà anh Cao Việt Dũng đã không lột tả được ý của ông và do vậy mà tầm thường hóa ông. Có chữ “en” quan trọng nhất, là một cách để nhắc lại “nỗi buồn” ở câu trước thì anh không hiểu và không dịch. Skacel không “xây một ngôi nhà” bình thường ấm ớ như anh Cao Việt Dũng hiểu nhầm mà “xây một ngôi nhà bằng nỗi buồn của mình”.

Hơn nữa, ý này được Kundera nhắc lại rất rõ ràng ở trang 165: “Quand Skacel s’est enfermé pour trois cents ans dans la maison de tristesse, c’était parce qu’il voyait son pays englouti à jamais par l’empire de l’Est” (có nghĩa là “Khi Skacel giam mình trong ngôi nhà làm bằng nỗi buồn , những tưởng tới ba trăm năm, là bởi ông hình dung đất nước bị đế chế Đông Âu nuốt chửng mãi mãi”). Bản thân câu này anh Cao Việt Dũng cũng dịch sai trầm trọng: “Skacel tự nhốt mình lại trong vòng ba trăm năm ngôi nhà buồn bã bởi vì ông nhìn thấy đất nước của mình đã bị nuốt trọn mãi mãi bởi đế quốc phương Đông” (trang 153). Xin hỏi: Vậy có nghĩa là Skacel thọ trên ba trăm tuổi à? ngôi nhà buồn bã là gì? xây bằng đá hay bằng rơm? Tóm lại là anh Cao Việt Dũng dịch văn chương, nhưng những chỗ nào ý nhị nhất thì anh chẳng hiểu gì.

Ngoài ra, “quatrain” mà dịch là “một đoạn thơ” thì quá sơ sài. “Quatrain” trong tiếng Pháp có nghĩa là ”bài thơ bốn câu” hay “đoạn thơ bốn câu”, và vì Jan Skacel nổi tiếng là thường viết thơ ngắn, nên theo tôi trong trường hợp này nên dịch “quatrain” là “bài thơ bốn câu”.

Tóm lại, câu trên nên được dịch như sau:

“Trong một bài thơ bốn câu, ông nói về nỗi buồn của mình, ông nói muốn xây một ngôi nhà bằng nỗi buồn ấy, để giam mình vào đó trong ba trăm năm”

 

Ví dụ 2:

“… un haut bâtiment montrait son côté nu, un mur aveugle orné d’un dessin gigantesque. Le pénombre rendait l’inscription illisible et Josef ne distingua que deux mains qui se serraient l’une l’autre, deux mains énormes, entre le ciel et la terre. Avaient-elles toujours été là? Il ne se rappelait plus?” (trang 65-66)

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

một tòa nhà cao hướng mảng tường trần trụi của mình ra ngoài, một bức tường trơn vẽ một bức tranh khổng lồ. Bóng tối khiến cho dòng chữ ở trên không còn đọc được nữa và Josef chỉ nhìn thấy hai bàn tay đang bắt, những bàn tay to lớn, giữa trời và đất. Có phải chúng vẫn luôn ở đó không? Anh không còn nhớ nữa”

 

Nhận xét:

“aveugle” bình thường có nghĩa chính là “mù”, còn “mur” có nghĩa là “bức tường”, nhưng “mur aveugle” thì không thể dịch thành “bức tường mù”, mà phải dịch là “bức tường không cửa” (tiếng Pháp cũng hình ảnh lắm chứ: cửa như con mắt, bức tường không cửa là bức tường mù!). Anh Cao Việt Dũng dịch “un mur aveugle” thành “bức tường trơn” là sai nghĩa. Không hiểu logic của anh thế nào, vì ngay sau đó, anh cho “bức tường trơn” này “vẽ một bức tranh khổng lồ”!

Ngoài ra, thời của động từ có vẻ vẫn là điểm rất yếu của anh Cao Việt Dũng. Trong câu “Avaient-elles toujours été là?”, động từ “être” được dùng ở thời plus-que-parfait (quá khứ của quá khứ) anh dịch thành “vẫn ở” là không chính xác, mà phải dịch là “trước kia đã ở”, điều này càng được nhấn mạnh khi câu trước có động từ (“distinguer”) chia ở passé simple (quá khứ đơn), còn câu sau có động từ (“se rappeler”) chia ở imparfait (quá khứ không hoàn thành). Ở đây, qua cách chọn các thời khác nhau, Kundera muốn cho chúng ta thấy sự vận hành ký ức của Josef ngày trở về: tình cảm với cố hương hầu như đã hết, anh bình thản so sánh mọi thứ với “trước kia”.

Tóm lại, câu trên phải dịch là:

một tòa nhà cao tầng quay phần trơ trọi ra ngoài, một bức tường không cửa được trang trí một bức tranh khổng lồ. Bóng tối khiến dòng chữ trong tranh không đọc được và Josef chỉ nhìn thấy hai bàn tay đang siết lấy nhau, hai bàn tay to lớn, giữa trời và đất. Trước kia chúng đã ở đấy rồi à? Anh không nhớ nữa”

 

Ví dụ 3:

“pour des raisons de sécurité (pour éviter les convocations de la police) ils s’étaient interdit le moindre contact avec leur parent émigré...” (p.127).

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

“vì những lý do an toàn (để tránh các khiêu khích đối với cảnh sát), họ đã tự ngăn cấm mình mọi liên hệ với người bà con di cư…” (tr.117).

 

Nhận xét:

Anh Cao Việt Dũng nhìn gà hóa cuốc, “convocations” (triệu tập), thì anh nhìn nhầm thành “provocations” (khiêu khích), nên dịch sai hẳn nghĩa, sai nghiêm trọng. “Tránh bị cảnh sát gọi lên” thì trở thành “tránh các khiêu khích đối với cảnh sát”!

Ngoài ra, “parent” ở đây không thể dịch là “bà con” mà là “em”: vì “ils” (họ) trong văn cảnh này chính là anh trai và chị dâu của Josef.

Cuối cùng, từ “émigré” mà dịch là “di cư” thì sai bét. Thử hỏi: nếu Josef chỉ “di cư” (tức là chuyển nơi sinh sống) thì anh trai và chị dâu việc gì phải sợ cảnh sát cộng sản Tiệp tới mức ấy? Phải hiểu rằng: động từ “émigrer” (lưu vong) và hai danh từ “émigration” (sự lưu vong), “émigré” (kẻ lưu vong), là những từ then chốt được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tron “Vô Tri”, nhưng anh Cao Việt Dũng, do không nắm được nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm, nên mỗi lần dịch mỗi kiểu, lúc thì “xuất cư”, lúc thì “di cư”, lúc thì “chuyển ra nước ngoài”. Lúc cao hứng lên anh dịch sai hẳn nghĩa, thành “nhập cư”! Rõ ràng là anh không phân biệt nổi “nhập cư” và “di cư”, hai vấn đề hoàn toàn khác nhau!

Kundera đã viết “Vô Tri” trực tiếp bằng Pháp Văn và đã chọn từ “émigration” hoàn toàn có chủ ý. Ngay trong tiểu thuyết, ông đã giải thích lịch sử của từ “émigré”, nhắc lại sự ra đời của nó gắn với Cách Mạng Pháp (sau ngày 14/7/1789 có khoảng 140 000 người Pháp, chủ yếu là giới quí tộc và tư sản, đã bí mật rời bỏ nước Pháp sang sinh sống ở các nước láng giềng; ngay lập tức họ bị chính quyền nhân dân mới thành lập coi là "phần tử chống đối cách mạng" và bị tịch thu toàn bộ tài sản để lại). Mặt khác, trong “Vô Tri”, Kundera sử dụng từ “émigration” có tới mấy chục lần, luôn luôn gắn nó với khung cảnh chính trị của Tiệp Khắc những năm 1960-1970, có chăng chỉ một người dịch vô cảm như anh Cao Việt Dũng mới không cảm nhận được điều đó.

Tóm lại, câu trên phải dịch như sau:

“để được an toàn (tránh bị cảnh sát gọi lên), họ đã tự cấm mình không được liên hệ chút nào với người em lưu vong…”

 

Ví dụ 4:

“Dès les premières semaines de l'émigration, Irena faisait des rêves étranges: elle est dans un avion qui change de direction et atterrit sur un aéroport inconnu; des hommes en uniforme, armés, l'attendent au pied de la passerelle; une sueur froide sur le front, elle reconnaît la police tchèque… Martin, son mari, faisait les mêmes rêves. Tous les matins, ils se racontaient l’horreur de leur retour au pays natal. Puis, au cours d’une conversation avec une amie polonaise, elle aussi émigrée, Irena comprit que tous les émigrés faisaient ces rêves, tous, sans exception…”

Anh Cao Việt Dũng dịch là:

“Ngay những tuần đầu tiên sau khi nhập cư xong, Irena có những giấc mơ kỳ lạ: cô đang ở trong một cái máy bay đang đổi hướng và hạ cánh xuống một sân bay xa lạ; những người mặc đồng phục, mang súng, đợi sẵn cô ở chân cầu thang. Một giọt mồ hôi lạnh trên trán, cô nhận ra cảnh sát Séc Martin, chồng cô cũng có cùng những giấc mơ đó. Sáng nào họ cũng kể cho nhau nỗi hãi hùng của cuộc trở lại quê hương. Rồi, trong một lần nói chuyện với một cô bạn Ba Lan, cũng là dân nhập cư, Irena nhận ra rằng tất cả những người nhập cư đều có những giấc mơ ấy, tất cả, không trừ ngoại lệ

 

Nhận xét:

Câu này của anh Cao Việt Dũng rất ấm ớ. Xin hỏi: thế nào là "nhập cư xong"? Khi đã nhận thẻ cư trú (ít ra là hàng năm sau khi đặt chân đến Pháp) hay đã nhận quốc tịch Pháp (khoảng dăm bảy năm sau khi có thẻ cư trú)? Tại sao lại đợi đến khi "nhập cư xong" mới có “những giấc mơ kỳ lạ” và “nỗi hãi hùng” về “cuộc trở lại quê hương”? Ở Pháp, có rất nhiều dân nhập cư từ nhiều nước khác nhau, đông nhất là dân Bắc Phi, hè nào cũng hồ hởi kéo cả gia đình về nước nghỉ ngơi chơi bời cho bõ những ngày làm ăn vất vả ở Pháp, không có chuyện họ mê thấy bị cảnh sát Bắc Phi cầm súng đợi sẵn ở chân cầu thang máy bay rồi! Có chăng chỉ những công dân rời bỏ tổ quốc là các nước Đông Âu (ví dụ vợ chồng Irena và “cô bạn Ba Lan”) mới bị ám ảnh hãi hùng bởi cảnh sát quê hương mình.

Tóm lại, anh Cao Việt Dũng lại nhìn gà hóa cuốc: “émigration” (lưu vong) thì thành “immigration” (nhập cư). Quả là hai từ viết na ná như nhau, nhưng nghĩa thì khác nhau và liên quan đến các vấn đề khác nhau, như tôi đã trình bày ở trên. “Nhập cư” không phải là vấn đề của Irena: cô nói tiếng Pháp giỏi, hòa nhập nhanh và yêu quí nước Pháp như quê hương thực sự của mình. Vấn đề của cô là mối quan hệ với nước Tiệp, nơi cô đã sinh ra và sống cho đến năm hơn hai mươi tuổi. Mặt khác, điểm yếu của anh Cao Việt Dũng vẫn là “không suy nghĩ”. Lẽ ra, đọc đoạn văn xong mà thấy thiếu logique như vậy, anh phải tìm tòi phân tích xem vấn đề nằm ở chỗ nào. Nếu chỉ nhắm mắt nhắm mũi dịch cho xong chuyện, độc giả muốn hiểu sao thì hiểu, làm sao có thể gọi là dịch giả chuyên nghiệp, làm sao dám bán sách cho độc giả?

Ngoài ra, anh Cao Việt Dũng còn dịch không chính xác những chi tiết sau: “des hommes” có nghĩa là “những người đàn ông” chứ không phải “những người”, còn “une sueur froide” không phải là “một giọt mồ hôi lạnh” mà là “mồ hôi lạnh” (trong nguyên bản không có từ “giọt”, vả lại đã toát mồ hôi vì sợ thì không thể là “một giọt” được).

Thêm vào đó, từ “rêve” trong văn cảnh “hãi hùng” này mà anh Cao Việt Dũng dịch là “giấc mơ” thì trái nghĩa. Tôi cho rằng phải dịch là “cơn mê”.

Từ các lý do vừa nêu, theo tôi, đoạn trên nên được dịch như sau:

“Ngay những tuần đầu tiên lưu vong, Irena đã mê những cơn mê lạ thường: chiếc máy bay chở nàng đổi hướng và hạ cánh xuống một sân bay xa lạ: những người đàn ông mặc đồng phục, đeo súng, đợi nàng ở chân cầu thang máy bay; trán toát mồ hôi lạnh, nàng nhận ra cảnh sát Tiệp. Martin, chồng nàng cũng mê những cơn mê như thế. Sáng nào họ cũng kể cho nhau nỗi hãi hùng của chuyến hồi hương. Rồi trong một lần nói chuyện với một cô bạn Ba Lan cũng là dân lưu vong, Irena nhận ra rằng tất cả những người lưu vong đều mê những cơn mê như thế, tất cả, không trừ một ai”.

Để bài không quá dài, tiện cho việc theo dõi của độc giả, tôi sẽ tiếp tục vào phần sau.

 

_________________________

[*]Xem thêm Lời Bạt của François Ricard, Kundera, “L’Ignorance”, Gallimard, Coll Folio 2005.

 

------------------

Bài liên quan:

30.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phát hiện ra lỗi, ai cũng có thể làm được, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Đâu phải không có lý do. Bên cạnh cái đang làm người ta ầm ĩ: “Đạo đức dịch thuật”, có lẽ cũng nên dựng thêm một cụm “Đạo đức phê bình”... (...)
 
29.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một foot có 12 inches, khi nói 4 feet ten có nghĩa là 4 feet ten inches chứ không phải là 4 feet 10/100 (hệ thập nhị phân chứ không phải hệ bách phân) - như vậy 4 feet 10 chính xác là 147.32 cm. Cả người dịch và người phản dịch đều sai... (...)
 
28.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com). Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho... (...)
 
25.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khiếp quá, hưng phấn thuộc dạng bạo dâm? Mẹ bạo dâm con gái ruột hay sao? Vụ này thì còn xì-căng-đan bằng trăm lần vụ bố dượng mơn trớn con gái vợ trong Lolita. Sao Nhã Nam không cho Vô Tri giật một cái tít kiểu “Mẹ bạo dâm con gái – một thử nghiệm văn chương mang tên Milan Kundera” để mang xe tải ra mà chở tiền về nhỉ?... (...)
 
20.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... “on the dotted line”một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não…”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”... cả!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line” thành “Она была Долорес на пунктире бланков”... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trên trang Evan đã có một bài viết của Toàn Phong, nhan đề “‘Trên dòng kẻ chấm’ và chuyện dịch thuật của Dương Tường”, phản hồi về bài viết “Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi...” của Tùy Phong... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề cũng chưa hẳn đã tránh được những sai sót quá lộ liễu. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita - cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.” ... (...)
 
18.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?... (...)
 
17.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam đã đi đến kết luận: “Bản đồ và Vùng đất” là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa; dịch chệch nghĩa; dịch sót; diễn đạt tiếng Việt có nhiều bất ổn. Số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập của chúng tôi, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành... (...)
 
12.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn - tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch... (...)
 
02.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... trên một trang web văn chương, người ta phát hiện ra cuốn sách dịch mắc một kỷ lục đen: tới 3.000 lỗi, và đó lại là tác phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Trung tâm sách quốc gia thuộc Bộ Văn hóa Pháp!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... xí - dịch văn chương chớ đâu phải phô tô cóp pi ảnh tục mà đòi / phải giống y chang - chuyển ngữ là sáng tạo nghe chưa... (...)
 
30.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Người đàn ông là bố đẻ cô gái mà những đứa con ruột của nàng gọi mẹ vợ tôi – người chỉ có một người con gái duy nhất - là bà ngoại, ông vừa phải đón nhận một tin dữ. “Ông bị ung thư cổ tử cung (cancer de l’intestin)”, nàng nói. “Đã di căn sang buồng trứng”... (...)
 
25.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngay sau khi bài viết Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”! của tôi được đăng trên mục “đối thoại” của Tiền Vệ, qua đó tôi vạch ra một loạt những chi tiết sai be bét trong bài báo “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, thì báo Thanh Niên đã lẳng lặng tháo gỡ bài báo đó... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bước sắp tới Nhã Nam làm là đối chiếu toàn bộ bản dịch, sau đó sẽ làm việc với dịch giả Cao Việt Dũng. “Nếu cần thiết, Nhã Nam và NXB Văn Học sẽ đứng ra lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở ngoài để đảm bảo tính khách quan...” (...)
 
22.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét... (...)
 
19.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả... (...)
 
17.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang... (...)
 
16.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng... Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài «Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» : trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý... (...)
 
11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)
 
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)
 
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH GIẢ] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021