tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
xyz
Từ “ahistoriques” đến “historical” rồi biến thành “[trong dòng chẩy của] lịch sử”?  [đối thoại]

 

Trong bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên damau.org của Đặng Thân, trước khi vào đề tác giả dẫn một câu tiếng Pháp (được chú thích là của Milan Kunderra): Sans l’arrière-plan méditatif qu’est la critique, les oeuvres deviennent des gestes isolés, des accidents ahistoriques , oubliés dès le lendemain, mà sau đó ở phần chú thích được đánh số [2] ở cuối bài ông viết:

Milan Kundera, “Lời nói đầu” cho La Littérature contre elle-même của François Ricard – Montréal Boréal, 1985. Xin tham khảo thêm lời dịch ra tiếng Anh của câu này: “Without the meditative background that is criticism, works become isolated gestures, historical accidents, soon forgotten.” Tạm dịch ra tiếng Việt: “Không có cái nền trầm tư mặc tưởng của phê bình, các tác phẩm chỉ là những thao tác biệt lập, những sự cố [trong dòng chẩy của] lịch sử, chẳng mấy chốc mà rơi vào lãng quên.”

Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể), như sau: “Without the meditative background that is criticism, works become isolated gestures, ahistorical accident, forgotten the next day”. (Tôi nói “tốt hơn đáng kể” là vì “máy” dịch (chính xác) “ahistorique(s)” thành “ahistorcal” - “phi lịch sử”, chứ không phải là “historical”, bất chấp chữ “accident” của “máy” còn thiếu chữ “S” ở cuối)

Cũng trong bài trên, phần giữa, ở đoạn sau:“Vậy thì, phải chăng mọi cuộc chơi lý luận hay tranh luận đều vô nghĩa? Mọi sự đời luôn phải trái bất minh? Vì thế mà các cụ Việt Nam “không thèm” làm lý thuyết? Cái “Русские локомотива” đã làm một việc dại dột khi mang tầu hỏa vào chở lý luận phê bình nước Nam?” , cái danh ngữ “Русские локомотива” có chi chưa ổn, phải chăng tác giả định viết là “русский локомотив” (số ít giống đực) hoặc “русские локомотивы” (số nhiều)?

Cũng xin phép hỏi một câu nhỏ nữa là trong bài viết ông đưa vào nhiều gia vị quá: nào Tầu, nào Pháp, nào Anh, rồi Nga, rồi lại La Tinh, … Chẳng hay có cần thiết làm như vậy để người đọc lờ mờ tin là họ còn kém cỏi hơn ông rất nhiều hay không ạ; đàng nào thì chỉ một “trạng” Thiện (Phạm Công) e cũng đã là “quá đủ” cho chúng ta rồi mà?

 

 

------------------

Bài liên quan:

25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021