tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Cảm nhận của một người đọc về kỹ thuật “dòng ý thức”  [đối thoại]

 

K/g nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn,

Tôi đã đọc bài “Đi một lèo!” của anh Phùng Nguyễn và hai bài viết của anh Hoàng Ngọc-Tuấn về kỹ thuật “dòng ý thức”. Tôi cũng đã đọc xong truyện ngắn “Bên ngoài kinh Qur’an”. Tôi xin phép được trình bày ý kiến của tôi với tư cách là người đọc.

Tôi thấy đọc những đoạn văn dài mà không có phân đoạn và ngắt câu làm người đọc là tôi rất mệt và khó theo dõi. Đấy là tôi mới đọc những đoạn chưa dài lắm, chưa tới 2000 chữ. Nếu đọc 44 trang rưỡi Ulysses mà không có dấu chấm như anh Hoàng Ngọc-Tuấn nói chắc tôi đứt hơi giữa chừng theo không nổi. Điều đó giống như tôi phải chạy Ma-ra-tông trên trang giấy vậy.

Khi các tác giả viết, họ ở vị trí người viết. Họ để tất cả tinh thần, cảm xúc trào ra theo ngòi bút để diễn tả muôn ngàn ý tưởng, trạng thái nội tâm đang sôi trào trong lòng họ. Người đọc đón nhận tác phẩm ở vị trí người đọc. Tôi có thể lấy 1 sự so sánh thế này không. Người viết đứng ở vị trí ĐẦU NGUỒN, người đọc đứng ở vị trí DƯỚI NGUỒN. Nếu người viết rót cho người đọc uống nước, rót từ từ, từng ngụm, từng ngụm, hoặc từng ly, từng ly, người uống sẽ uống rất dễ và uống bao nhiêu cũng hết. Nếu ập “một lèo”, một lần nguyên cả thùng nước, hoặc nguyên cả lu nước, hoặc nhiều hơn nữa, thì chỉ có một ít nước vô được người uống, còn bao nhiêu đổ ra ngoài hết trơn.

Như ở bài trước tôi có trình bày, đây chỉ là ý kiến riêng của cá nhân tôi thôi.  Dĩ nhiên có vô số những người đọc hợp với kỹ thuật “dòng ý thức”, khi đó họ sẽ không thấy có vấn đề gì khi tiếp nhận các tác phẩm theo cách viết này.

Chân thành cám ơn nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn.

Đào Thị Ngọc Thu

 

 

-----------------

Bài liên quan:

08.10.2011
[BÚT PHÁP] ... Trong văn chương Việt Nam đương đại, “Tiểu thuyết 2” của Nguyễn Đăng Thường (dài gần 10 ngàn chữ) là truyện ngắn đầu tiên trong tiếng Việt đã ứng dụng kỹ thuật ‘dòng ý thức’ triệt để nhất và dài hơi nhất... (...)
 
[BÚT PHÁP] ... Tôi muốn chia sẻ thêm một đôi điều gợi ra từ cách nhà văn Phùng Nguyễn dùng chữ “đi một lèo” và nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn gợi nhắc lại một tiểu luận đã từng kích thích tôi rất nhiều khi còn là sinh viên đại học: chính là tiểu luận “Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ 20”... (...)
 
[BÚT PHÁP] ... Tôi rất thích cách nhà văn Phùng Nguyễn dùng chữ “đi một lèo!” để diễn tả lối viết không chấm câu. Thật vậy, quả là “đi một lèo!”. Lối viết “đi một lèo!” này chắc chắn sẽ tiếp tục gây ngạc nhiên (và bực mình?) cho nhiều độc giả người Việt, nhưng thật ra, nó không quá mới lạ. Và nó cũng là một kỹ thuật viết hết sức cần thiết cho những văn cảnh thích hợp — cần thiết đến mức hầu như không thể thay thế... (...)
 
07.10.2011
[BÚT PHÁP] ... Có ít nhất một điều rất thú vị trong “con đường” của Nhã Thuyên. Cũng như các truyện ngắn khác thuộc dạng mà tôi tạm gọi là “đi một lèo,” người đọc sẽ không tìm thấy dấu chấm nào trong đó. Tuy vậy... (...)
 
06.10.2011
[BÚT PHÁP] ... Thưa độc giả Đào Thị Ngọc Thu. Cảm ơn chị đã đọc tác phẩm của tôi, ... tôi không biết nên trả lời chị như thế nào cho gãy gọn và sáng rõ về việc tôi cố ý không phân đoạn và chấm câu (ở truyện “con đường”, tôi cũng cố ý không viết hoa nhan đề, không viết hoa chữ đầu tiên, không có cả dấu chấm cuối cùng)... (...)
 
[BÚT PHÁP] ... Thân gởi hai tác giả Nguyễn Thanh Hiện và Nhã Thuyên. Tôi mới đọc ba bài viết của anh và chị trên Tiền Vệ... Rất cám ơn anh và chị đã cho độc giả những trang viết hay, lạ và nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, tôi có điều này xin phép hỏi anh và chị. Tôi thấy ba bài viết này có điểm giống nhau là viết không có phân đoạn và chấm câu... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021