tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Một nhà khoa học xuất sắc vẫn có thể là một kẻ làm đĩ chính trị, hay tệ hơn nữa...  [đối thoại]

Trong bài “Những cái mùi quen thuộc”, tác giả Phạm Quang Tuấn nói: “Một nhà khoa học xuất sắc không bao giờ suy nghĩ giống người khác.” Câu nói này nếu áp dụng vào trường hợp của Ngô Bảo Châu thì không thuyết phục, vì rủi thay, Ngô giáo sư chỉ suy nghĩ và phát ngôn “khác” với những người thẳng thắn đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền (những người này bao giờ cũng là thiểu số), ngược lại, Ngô giáo sư suy nghĩ và phát ngôn khá giống với những kẻ cơ hội chủ nghĩa (bao giờ những kẻ này cũng chiếm đa số).

Khi Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, tôi cảm thấy hy vọng nhiều nơi anh. Anh còn trẻ, đang sống và làm việc ở nước ngoài. Tiếng nói của anh có thể gây ảnh hưởng và tác động to lớn để hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Anh hoàn toàn có tự do để suy nghĩ và phát ngôn mà không phải lãnh chịu những khó khăn và nguy hiểm như các nhà khoa học có lương tâm đã phải lãnh chịu dưới chế độ Cộng sản.

Nếu anh không muốn góp sức đấu tranh, anh có thể im lặng làm công việc thuần tuý chuyên môn của một nhà toán học. Điều ấy cũng đáng quý. Nhưng một khi anh đã nói về những điều liên quan đến chính trị, hay nghiêm trọng hơn, liên quan đến sinh mệnh của một nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm, thì nhất thiết anh phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng và hậu quả của lời nói mình. Anh lại càng phải cẩn trọng khi phát ngôn, vì anh đang ở vị trí được hưởng những đặc quyền đặc lợi cao nhất do chế độ ban phát riêng cho anh, trong khi nhà đấu tranh dân chủ lại bị chế độ đối xử bằng những cách tàn tệ nhất, kể cả việc bị chụp mũ làm nhục bằng hai cái condom đã qua sử dụng!

Trong bài viết của Ngô Bảo Châu về vụ án Cù Huy Hà Vũ, anh hoàn toàn không biểu lộ một sự quan ngại nào về tình trạng bị giam cầm của nhà đấu tranh dân chủ, ngược lại, anh loay hoay chê trách ông quan tòa là cẩu thả và sợ hãi, làm “mất thể diện quốc gia” và làm sai “phương pháp bảo vệ chế độ”. Quả là anh khéo lo “bò trắng răng”! Suy nghĩ của anh rất giống với suy nghĩ của một công bộc trung thành quá trớn, vì chính Nhà nước CHXHCNVN lại thấy phiên tòa ấy là hoàn hảo. Ngày 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã thay mặt Nhà nước CHXHCNVN tuyên bố là phiên tòa “xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.” Tức là ông quan toà Nguyễn Hữu Chỉnh đã làm việc hoàn toàn chính xác theo đường lối của Nhà nước CHXHCNVN, đã bảo vệ chế độ một cách hoàn hảo và không hề làm mất “thể diện quốc gia” chút nào cả!

“Một nhà khoa học xuất sắc không bao giờ suy nghĩ giống người khác”, câu này rất thích hợp để mô tả một nhà khoa học như Andrei Sakharov.

Tuy không nổi bật như Andrei Sakharov, nhưng dưới chế độ Cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc, trước nay còn có những nhà khoa học dũng cảm khác sẵn sàng chấp nhận tù đày và mọi cực hình để nói lên tiếng nói lẻ loi nhưng trung thực của lương tâm mình, như Vladimir Bukovsky, Alexander Esenin-Volpin, Zhores Medvedev, Igor Tamm, Pyotr Kapitsa, Marina Trutko, Leonid Plyushch, Jakub Karpinski, Fang Lizhi, Yan Jiaqi, István Bibó... Họ là những người dám suy nghĩ và phát ngôn khác với đường lối của chế độ toàn trị. Họ khinh thường những cơ hội và danh lợi mà chế độ sẵn sàng cung cấp cho họ để mua chuộc họ. Họ không bao giờ bao che hay bào chữa cho những sai lầm và tội ác của chế độ.

Ở Tiệp, quê hương thứ hai của tôi, trước khi chế độ Cộng sản sụp đổ, cũng có rất nhiều nhà khoa học xuất sắc nhưng chỉ có một số rất ít là có dũng cảm “suy nghĩ khác người”, còn đại đa số thì vẫn luôn luôn suy nghĩ, phát ngôn và hành xử theo ý muốn của nhà cầm quyền. Nhờ đó họ đã lãnh đủ thứ huân chương, bằng khen, được tăng lương, thăng chức, cấp nhà, cấp đất, đặc quyền đặc lợi... Nhưng sau khi chế độ Cộng sản Tiệp sụp đổ thì họ phải cảm thấy xấu hổ vì bị nhân dân khinh thường, thậm chí bị dư luận xem là “politické prostitutky” (những kẻ làm đĩ chính trị).

Tiếng nói của một nhà khoa học xuất sắc bao giờ cũng gây ảnh hưởng cho nên anh ta phải hết sức cẩn trọng khi phát ngôn. Nếu anh ta cảm thấy sợ hãi thì tốt nhất anh ta nên giữ im lặng, thay vì anh ta nói mơ hồ, tròng tréo, nước đôi. Còn khi một nhà khoa học xuất sắc mà lại sẵn sàng nói theo ý muốn của chế độ để mưu cầu đặc quyền đặc lợi thì anh ta đã trở thành một kẻ làm đĩ chính trị mất rồi.

Tệ hại hơn làm đĩ chính trị, một nhà khoa học xuất sắc còn có thể là một kẻ sát nhân nếu anh ta chấp nhận làm tay sai đắc lực cho một chế độ phi nhân. Dưới chế độ Quốc xã của Hitler, các nhà khoa học như Eduard Wirths, Aribert Heim, Carl Vaernet, Josef Mengele, Wichtmann, Sigmund Rascher, Hans Eppinger, Carl Clauberg,... chính là những con quỷ sát nhân ghê tởm nhất.

 

 

------------------

Bài liên quan:

13.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... ... Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể trông gà hóa cuốc. // Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể nhìn độc tài thấy tự do. // Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể ngửi mùi cộng sản ra mùi dân chủ... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Ông Ngô Bảo Châu là một nhân vật nổi tiếng. Lời nói của một người có tiếng tăm có ảnh hướng nếu không rất to thì cũng không quá nhỏ. Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học/toán học nhưng ông ta đã không đứng bên ngoài/bên trên chính trị, mà đã nhảy vào/nhảy ra tự viết một bài về một vấn đề nóng bỏng để phê bình/chỉ trích một cá nhân đang bị giam cầm... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Cái chế độ — những “ông chủ” của “bầy cẩu thả” suốt ngày ra rả là chế độ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” — phải chăng tồn tại được, phần lớn là do “những con cẩu thả” này bảo vệ?! Vậy thì, mình xin hỏi, khi phát biểu rằng: “Không thể lấy sự cẩu thả... làm phương pháp bảo vệ chế độ”, giáo sư toán học họ Ngô có “đánh lạc hướng” độc giả không?... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Về vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ, giáo sư họ Ngô có những phát biểu “cẩn [bảo] trọng” là do ông nghĩ thế, thấy cần nói thế thì nói thế; sao lại muốn ông phải nghĩ và nói như các vị, rồi lại còn chẻ câu bẻ chữ của ông? Thì cũng như các ông Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Kh, Nguyễn Cao Kỳ,... đấy; hằng ngày hít thở không khí văn minh, dân chủ, chẳng phải tự kiểm duyệt, chẳng bị theo dõi, nhắc nhở gì, vậy mà vẫn viết, nói những điều khiến người ta chỉ lướt qua đã thấy ngay các ông ấy yêu tổ quốc Việt Nam XHCN đến nhường nào... (...)
 
12.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Những phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu không có tính cách bao trùm lên tất cả, nghĩa là ông chỉ nói một mặt nào đó của sự việc nhưng những điều ông nói không sai. Những mặt còn lại chúng ta phải tự tính toán, loại suy ra… nói chung, phải tự hiểu ngầm... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đọc bài của ông Đào Hiếu phê bình Ngô Bảo Châu, tôi cảm thấy một cái mùi gì quen quen, thum thủm. À đúng rồi, đó là mùi của câu: “Yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội”. Có điều, nó đã biến thành “Yêu nước tức là yêu Cù Huy Hà Vũ”. Hèn chi, ngửi thấy liền... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đọc các bài đối thoại gần đây Sương bé bự tui rất dzui nên ôm bụng bự (không phải bầu tâm sự kỷ niệm của chàng đâu nhe) cười hehehe, hihihi. Nhưng thương các tác giả thì bé tui chỉ thương “một” mà thương cái ông toán tài thì bé này thương tới “mười”... (...)
 
11.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thực sự khi mới đọc những lời “bình luận” của ông Ngô Bào Châu tôi cũng muốn bỏ qua cho ông ta và tôi đã đi tản bộ ngoài bờ sông để quên đi những điều nhảm nhí, nhưng có một cái gì đó, đúng ra là có một cái mùi gì đó nó cứ phảng phất trong không khí, ban đầu tôi tưởng đó là thứ mùi do nước thải từ cái xóm nhà bên kia sông chảy xuống sông... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tôi không thấy Ngô Bảo Châu “ngây thơ về mặt chính trị” chút xíu nào hết. Một người ngây thơ chính trị thì nghĩ sao nói vậy chớ không có cái khéo léo lòng vòng, lấp la lấp lửng như trong bài viết của ông Châu. Ông Châu đặc biệt có tài “thôi xao” chữ nghĩa. Ông dùng cái tài này phải nói là cực khéo trong bài viết... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Theo tôi, anh Châu đã đứng trên góc độ quan sát của một người tham dự phiên tòa chỉ chứng kiến những xử sự/điều hành của quan tòa mà không để ý đến những lý do/động cơ/mục đích ẩn đằng sau những hành xử đó của quan tòa... (...)
 
10.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trong đoạn video phát trên truyền hình Hà Nội khi những người công an vội vã đưa ông Vũ, tay bị còng, ra xe sau khi phiên toà kết thúc, tôi còn thấy ông Vũ mỉm cười. Những vụ xử án kiểu cóc nhái, chuột túi như thế này diễn ra liên miên tại Việt Nam thường làm tôi tủi hổ. Vậy mà phiên toà kangaroo lần này lại khiến tôi cảm thấy tự hào, vì Việt Nam vẫn còn những người như ông Cù Huy Hà Vũ. Như thế có nghĩa là đất nước này sẽ có ngày được hưởng Dân Chủ - Tự Do thực sự. Phiên toà xử tiến sĩ luật khoa Cù Huy Hà Vũ dường như đã cho thấy cái ngày đó đang tới gần. “Những con sói sẽ ngừng hú và sẽ chỉ còn tiếng hát của vầng trăng”... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Về việc so sánh ông Cù Huy Hà Vũ với nhân vật Kinh Kha, tôi thấy giáo sư không nên cao đạo khuyên nhủ tôi hay độc giả ở đây về những cái gọi là ẩn ý và biểu tượng. Xin thưa, bất kỳ kẻ có đôi chút chữ nghĩa đều thấy trong sự so sánh lệch lạc này ẩn chứa không ít xúc xiểm. Một đằng là kẻ trí, trong tinh thần đấu tranh bất bạo lực. Một đằng là võ biền, chém giết có từ trong máu, thế nên cái chết là kết quả tất yếu... (...)
 
09.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Và, ông giáo sư họ Ngô có biết: nếu ngày xưa “dân gian” nước Việt ta có câu thành ngữ “bụng bảo dạ” để chỉ sự tự suy nghĩ và “nghiền ngẫm cho mình”, thì ngày nay, sau khi đọc những gì ông phát biểu, “thiên hạ” đã kháo ầm với nhau câu thành ngữ mới là “ngô bảo nghê” để chỉ cái sự “ăn nói ngô nghê” rồi đấy!... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thưa ông Nguyễn Tường An, cám ơn ông đã vẽ giùm chân dung cho tôi, tuy nhiên vẫn còn những nét chưa được khách quan lắm... (...)
 
08.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thứ công lý ấy đáng để anh nhổ toẹt vào mặt chúng, đáng để thế giới gọi là man rợ. Trên bãi bùn sình của thứ công lý thối tha nhầy nhụa ruồi bu kiến đậu ấy, bản án của anh đã nhú lên những búp sen, những nụ lài. Chỉ chờ giờ để nở... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Giáo sư cũng muốn làm một hành động gì đó để đánh bóng lại cái tên tuổi của mình đã phần nào bị hoen xỉn. Nhưng viết thế nào để vừa khen Cù Huy Hà Vũ (ra vẻ mình cũng là trí thức am hiểu và chính trực) nhưng cũng không được mất lòng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng (là người vừa tặng nhà tặng chức cho mình)? Và kết quả là bài viết «Về sự sợ hãi»... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Sau khi đọc bài “Về sự sợ hãi” của giáo sư Ngô Bảo Châu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất kết câu này: “không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Thủ tướng cũng hoàn toàn nhất trí với giáo sư NBC về việc “chuyển ông chánh án sang công tác khác, phù hợp hơn”... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Chúng ta đã “biết tỏng” cái “nước CHXHCN Việt Nam” là như thế nào rồi! “Nói mãi” mà làm gì, “khổ lắm”, phải không các bạn?! Đó là chẳng qua mình “dài dòng” như thế là muốn nói lên cái ý “mạt vận” của những “thằng cha” và “thằng con” của “nhà cu nặng cụ Ồ” đó thôi!... (...)
 
06.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Không phải cái gọi là dân chủ nào cũng hội đủ các đặc điểm nêu trên. Bởi vậy, trên thế giới mới có dân chủ thật và dân chủ giả (pseudodemocracy). Dưới các nền dân chủ giả, dân chúng cũng được phát phiếu đi bầu. Nhưng họ chỉ được bầu những người đã được ai đó lựa chọn sẵn. Và họ hoàn toàn không kiểm soát được hai điều mà, trên nguyên tắc, họ cần và có quyền kiểm soát: ... (...)
 
03.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại tòa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hãy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đòi cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói gì? Bất kể lý lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hãi hùng cho chính quyền... (...)
 
02.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tôi vẫn tin rằng Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định là những anh hùng. Và dù kết quả cuối cùng ra sao, Cù Huy Hà Vũ vẫn là một anh hùng... Và hy vọng tài năng của họ sẽ góp phần dựng lại nước Việt Nam thời hậu Cộng sản... (...)
 
01.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Chỉ còn hai ngày ngắn ngủi nữa vụ án quan trọng này, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, sẽ được đem ra xét xử. Với tất cả lòng tôn trọng ông Hà Vũ cùng các thành viên quả cảm của đại gia đình ông, tôi thật tình chưa muốn thưa chuyện lại với bạn đọc Xyz vào thời điểm này... (...)
 
31.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trước khi là một anh hùng hay một anh hèn, họ (cũng như tất cả chúng ta) cũng (chỉ) là một con người. Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Qua hai vị, tôi mong tiếng nói của tôi đến được Cù Huy Hà Vũ, cầu mong được thấy ở ông trước toà (!) một thái độ điềm tĩnh nhưng bất khuất của một ngươi đang truy cầu công lý cho dân tộc, một thái độ “dũng mãnh như những con sư tử đang cười vang, bước tới, đi lên trong ánh hoàng hôn đỏ rực thiêu cháy làm tán tác hết những loài diều quạ của đất nước...” (...)
 
25.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Được hỏi tại sao, thì mấy chả trả lời rằng những hoa ấy trông “phản cảm” lắm! Được hỏi thêm, việc đặt hoa tặng như thế có gì không hợp pháp, thì vẫn mấy chú lính “tam phủ” ấy vênh váo nói rằng “Nhân dân phản ảnh như vậy thì chúng tôi làm. Nhân dân còn tín nhiệm thì chúng tôi còn làm...” (...)
 
24.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thành Hồ phố lặng im hơi / Đường khuya khách mỏi lê đôi gót sầu / Bịt bùng thép lưới giăng mau / Anh toan yên ngủ họ chầu chực vây / Lòng anh thẳng tựa cây ngay / Trăm cơn ác mộng về quây gầm giường / Mà anh vẫn cứ bình thường / Ngoài kia súng ống còng đương sắp chờ... (...)
 
20.01.2010
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự... (...)
 
[VĂN CHƯƠNG & CUỘC SỐNG] ... Sau khi bài thơ “Tôi biết ơn những người vấp ngã” của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt được nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu trên blog của Đài VOA, rất nhiều trang web đã tiếp ứng và phổ biến rộng rãi... Đồng thời có một số độc giả đã viết những vần thơ cảm tác, và đặc biệt, nhạc sĩ Trần Chí Phúc ở San Jose, California, đã phổ soạn bài thơ này thành ca khúc... (...)
 
02.01.2010
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021