tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dưới mắt của một người “sang cả” thì ai cũng “thiếu văn hóa”...!  [đối thoại]

 

Trong bài “Khi Việt kiều da trắng giúp Việt Nam “thay máu mới” ông Nguyễn Nguyên Chi bày tỏ sự bất bình về thái độ trịch thượng và đầy xúc phạm của ông Chân Phương đối với độc giả và đồng nghiệp trong một bài viết và một bài dịch trên báo Văn chương Việt.

Thực ra thái độ như vậy của ông Chân Phương đã diễn ra nhiều lần trước đây.

Năm ngoái trong một cuộc thảo luận bàn tròn trên LitViet khi có một độc giả tên là Lê Chính Thuyết thắc mắc về một quan điểm thì, thay vì trả lời cho độc giả, ông Chân Phương lại nói: “Trong khi chờ kết quả, nói như dân Mỹ, you have to do your homework first!” Tức là ông Chân Phương bảo độc giả hãy về nhà làm bài tập (homework) như là học trò, xong rồi ông Chân Phương sẽ giảng bài cho nghe như một thầy giáo!

Một thái độ xúc phạm vô lý đối với độc giả như vậy nhưng lại được ông Đỗ Quyên ca tụng là “sang cả”. Trong bài “Vòng vo về trường-phái-nhóm thơ Việt từ cảm xúc hậu hiện đại Việt” trên báo Da màu, ông Đỗ Quyên viết: “... Đâu được sang cả như thi sĩ Chân Phương bạn ta (giao “homework” để người đối thoại làm xong mới thưa chuyện tiếp)...”

Thì ra vì ông Chân Phương “sang cả” nên đã đứng trên bục cao mà đối xử với độc giả như thầy giáo đối với trẻ con tiểu học! Kiểu “sang cả” này lại được Đỗ Quyên bơm thêm nên ông Chân Phương được trớn làm tới.

Trong phần góp ý về bản dịch “Cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại và xa hơn” của ông Chân Phương trên Da màu, sau khi độc giả TranvanSon đưa ra một góp ý gồm 5 điểm với lời lẽ đàng hoàng thì ông Chân Phương không trả lời 5 điểm đó mà lại hạ nhục độc giả TranvanSon theo kiểu “sang cả”. Ông Tôn Thất Thái Dương có phản hồi:

Độc giả TranvanSon nêu lên 5 nhận xét về “Lời người dịch” của Chân Phương.
 
Thay vì giải thích 5 điểm đó, Chân Phương đã đáp lại bằng cách sử dụng một thứ ngôn ngữ trịch thượng vô lối và hoàn toàn thiếu tương kính. Với thứ ngôn ngữ đó, Chân Phương vừa hạ nhục độc giả TranvanSon, lại vừa tránh né vấn đề.
 
Một thái độ như vậy hoàn toàn không chứng tỏ bất cứ trình độ học thuật nào, mà lại nhanh chóng phá hỏng những trao đổi đàng hoàng giữa người viết và người đọc.Vì đứng ở vị trí “sang cả” nên Chân Phương tự cho mình cái quyền sử dụng một thứ ngôn ngữ quan lớn đối với dân đen. Với thứ ngôn ngữ đó, Chân Phương vừa hạ nhục độc giả TranvanSon, lại vừa tránh né vấn đề, khỏi phải trả lời.
 

Ông Chân Phương sau đó đáp lại là “Khi TVS qui kết CP vi phạm ba sai lầm (hành văn? lập luận? kiến thức?) tôi chỉ ôn tồn yêu cầu họ Tran cẩn thận đọc lại những gì tôi viết để tranh suy diễn chủ quan.” Ông Tôn Thất Thái Dương phản hồi:

Ôn tồn? Ngôn ngữ ôn tồn là thế này ư?
Chân Phương nói với người đối thoại:
- “ở đây tôi phải phân trần bằng phong cách giảng văn trung học đệ nhất cấp với TVS” (nghĩa là xem TVS là con nít học trung học đệ nhất cấp)
- “Người đọc thông minh và cẩn thận lúc nào cũng biết…” (nghĩa là TVS là người đọc không thông minh và không cẩn thận)
- “Nếu…còn muốn tiếp tục trao đổi một cách văn hóa…” (nghĩa là TVS không trao đổi một cách văn hóa)
 
Người ta đưa ra vấn đề. Chân Phương đáp lại như vậy để vừa hạ thấp đối phương, vừa khỏi phải giải thích. Người trí thức thì ai lại chơi cái jeu này!
 

Ông Tôn Thất Thái Dương nói vậy là chưa thấy được vị trí “sang cả” của ông Chân Phương. Người trí thức bình thường thì không ai chơi vậy nhưng người “sang cả” thì phải chơi vậy mới đúng là “sang cả” chứ!

Đối với độc giả đã vậy, mà đối với các nhà thơ khác cũng vậy. Ông Chân Phương đã vô cùng trịch thượng đối với Nguyễn Viện, Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Chánh, như Nguyễn Nguyên Chi đã trình bày. Trước đây, đối với nhóm Mở Miệng, ông Chân Phương cũng đã trèo lên ghế xalông cao sang, sạch sẽ mà chễm chệ chê trách họ là “phi văn hóa”, “quậy phá”, “bôi bẩn”, “vô chính phủ”.

Trong bài “Thơ Việt Đi Về Đâu?” trên Hợp Lưu số 80 cuối năm 2004 ông Chân Phương viết:

“... thái độ vô chính phủphi văn hóa của vài nhà thơ trẻ Sàigòn (chẳng hạn nhóm Mở Miệng)”
 
“Nhóm Mở Miệng đang là hiện tượng quậy phá vô chính phủ, khá cực đoan kiểu Dada, bôi bẩn thơ và thi pháp như phái Siêu Thực từng vẻ (sic!) râu cho Mona Lisa.”

 

Hễ độc giả nào dám góp ý, hay nhà thơ nào làm thơ trái ý với ông Chân Phương, thì những người đó chỉ là hạng con nít tiểu học hay trung học “phi văn hóa”, “quậy phá”, “bôi bẩn”, “vô chính phủ”... Kể cũng phải. Bởi vì ông Chân Phương quá “sang cả”, lúc nào cũng ngồi chễm chệ trên ghế bành, trên lầu cao mà làm thơ nên rất có “văn hóa”, rất đàng hoàng, rất sạch sẽ, và rất có “chính phủ”!

 

 

---------------

Bài liên hệ:

08.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Ở trong xứ mù thì thằng chột làm vua, âu cũng là “đầu gà”. Trong xứ sáng mắt thì dù sáng hai mắt nhưng sáng “chưa tới” thì cũng chỉ là những cái “đuôi trâu”. Nhưng: “Đuôi trâu không bằng đầu gà”, nghĩ thật ức! Thế là đuôi trâu phải vung vẩy, nghĩ ra trò gì để chứng tỏ thân phận của mình: đầu gà sá gì, loe hoe mấy chữ, đuôi trâu ta đây mới là... (...)
 
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Đọc bài “Lạy thầy ạ!” tôi thấy có lẽ Phạm Vui hơi quá nóng nảy nên hiểu lầm Lâm Quang Thăn. Cái giọng văn của Lâm Quang Thăn là giọng châm biếm, nói khía, không phải là giọng tán tụng... (...)
 
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... 1. Về bài của anh Lâm Quang Thăn: Trong phần ý kiến trên Damau, Chân Phương có nói rằng ông ta sẽ tịnh khẩu trong vòng ba ngày, sau đó sẽ “hạ hồi phân giải”. Xin hãy kiên nhẫn chờ xem ý kiến của ông ta ra sao... 2. Về hình minh họa trong thơ của anh Nguyễn Quốc Chánh: Cách đây không lâu, ngồi nhà, tôi bấm vào link, đọc bài thơ “Lòi định mệnh [1]” của anh. Thú thật, tôi đóng lại không kịp vì tấm hình khỏa thân của anh ta chình ình trên monitor... (...)
 
06.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Lẽ dĩ nhiên Chân Phương có quyền tự cho mình chính là một trong những “ngòi bút VN trưởng thành tại Hoa Kỳ am hiểu sinh hoạt học thuật tư tưởng Mỹ sẽ phát hiện và giới thiệu thường xuyên các văn bản giá trị”. Nhưng cái câu “để thay máu mới và thêm dưỡng khí cho đời sống tinh thần của một dân tộc đang cần vươn lên học hỏi thế giới” là một câu trịch thượng và đầy xúc phạm... (...)
 
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa mãi võ đầu hẻm cuối xóm dưng không lại muốn hâm nóng lại một cuộc tranh cãi đã nguội lạnh với mục đích gì? Tại sao lại căm thù thơ tân hình thức Việt và chủ nghĩa hậu hiện đại đến thế kia nhỉ? Vì không muốn thơ ca văn chương nghệ thuật của ta tách khỏi những lối mòn cũ? Vì mặc cảm với nhóm Mở Miệng? Vì thơ “cách tân chửi bới vu vơ” của mình không có độc giả?... (...)
 
05.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Chuyện mù, chột & sáng ở đâu cũng đầy ra. Chuyện vua, thường dân & hay phó thường dân cũng vậy. Tây với Ta. Việt Nam không là ngoại lệ. Nam hay nữ, già hay trẻ, Bắc hay Nam, và... trong nước hay hải ngoại. Sáng thì cực hiếm (nên, và quý), chột thì in ít, còn mù thì vô số kể. Đồng bào tin tôi đi. Có nhân chứng vật chứng hẳn hoi nè... (...)
 
04.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Vào trang web văn học da thuộc không bơi giếng chiều mưa nọ kia / Bé bự Sương tui thấy có một ông thơ thẩn sính kết án vĩ cầm kia nọ / Kéo giây tơ câm chuyển thanh một bài tiểu luận lăng nhăng nọ kia / Mong hạ bệ trễ nãi một cái chủ nghĩa văn học lừng danh tiếng kia nọ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021