tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
TVS
Tréo ngoe văn nghệ An Nam  [đối thoại]

 

Trong khi những người yêu văn chương khắp nơi đang “Tưởng niệm Phạm Công Thiện” - hiện tượng văn nghệ một thời - dù yêu dù ghét, dù coi ông là thiên tài hay chỉ là thứ lập dị phá hoại… - thì tất cả đều nhất quán ở một điểm: mọi hoạt động chữ nghĩa của Phạm Công Thiện là luôn ca tụng, xiển dương tinh thần tự do, kích thích và thôi thúc văn nghệ sĩ hướng về phía tự do, thì văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay làm cái tréo ngoe như vầy…

 

1. Mới tháng trước thôi, nhà “phê bình” Nguyễn Thanh Sơn phát ra một câu để đời:

“Bây giờ người viết hoàn toàn tự do”.

 

2. Tiếp theo là ngài giáo sư - tiến sĩ Phạm Quang Trung xắn tay áo xông pha đánh đông dẹp bắc:

“Khi nước nhà nguy cấp (ở đây là Hội Nhà văn!) thì trông khắp bốn bề chẳng có ai mà nhờ cậy… Tôi dứt khoát đứng ra bảo vệ một số tác phẩm nhận giải cao của Hội Nhà văn trong năm vừa rồi bằng nhiều bài viết và cách thức khác nhau…”

Không dừng lại ở đó, ông liên tục thảo bức thư tuyệt mệnh hết gởi đến BCH Hội Nhà văn rồi gởi tuốt nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với lời lẽ lâm li siêu đẳng như sau:

Tôi rất biết, mỗi nhà văn trong Ban chấp hành Hội, dù đảm nhận trọng trách nào, cũng đều luôn ý thức được vinh quang to lớn đi cùng với trách nhiệm nặng nề…”

Chưa hết, hãy xem ông nâng bi kiến nghị:

“Tôi đã post Bức thư ngỏ này lên… rồi ngay sau đó, chủ động chuyển tới các Ủy viên Ban chấp hành mà tôi có địa chỉ email cùng các trang mạng… nhờ thông báo giùm. Cẩn thận hơn, tôi đã gọi điện thoại trực tiếp cho Nhà thơ Đỗ Hàn - Chánh văn phòng Hội kính đề nghị Văn phòng cho in và gửi tới tất cả các thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII bằng đường bưu điện”.

Mô Phật! Anh nông dân khốn khổ bão lũ lam không đủ ăn với cô thợ may đồng lương chết đói mà lại đóng thuế tiêu tốn đi in mấy trang thư bợ đỡ kia của ông!!!

 

3. Kinh khủng hơn cả là cây bút tập sự Đỗ Ngo?c Tha?ch đã khẳng quyết:

“Ban giám khảo của Hội Nhà văn - bộ phận tinh anh và tài năng nhất của Hội Nhà văn Việt Nam ”.

Sau khi bị thiên hạ oánh cho tơi bời mới đi “giải mã” chính mình. Tưởng giải mã sao, lại đi giải mã thế này nè. Xin mời đồng bào lắng nghe. Nghe mà nhớ lấy:

“Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng, dù sao đi nữa thì những phương tiện thông tin báo chí do những cơ quan Đảng và Nhà nước quản lý thì luôn là nơi phát ngôn chính thống mọi tư tưởng của thời đại, không thể sai, chỉ từ đúng trở lên . Và những người có chức danh nào đó phát biểu thì thường không phải chỉ là ý kiến cá nhân mà còn là “người phát ngôn” của cơ quan, đoàn thể nào đó”.

Các lời lẽ khiến cho Xuân Lộc không có từ nào diễn tả cho trọn, ngoài “LỢM GIỌNG”.

 

4. Cuối cùng là quý ông nhà thơ kiêm nhà phê bình-Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ-Hội Nhà văn Việt Nam-tập sự làm quan văn mới “tự kiểm “ và “tự vấn”:

Lần đầu tiên trong đời chữ nghĩa – không kể bên Hội đồng Văn học Dân tộc 2 nhiệm kì trước – tôi bị đẩy vào một tình thế chủ quan tự mình không thể chấp nhận. Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, lướt qua Bảng danh sách 300 ứng viên thơ, tôi đã làm thao tác bỏ phiếu đầy cảm tính. Cảm tính và/ nên đầy tắc trách. Đến quá 90% ứng viên trong danh sách kia, tôi chưa có cơ hội đọc họ. Hơn phân nửa trong số còn lại, tôi có đọc, nhưng đã… quên. Vậy mà tôi vẫn cứ bỏ phiếu. Bỏ phiếu dựa trên bảng lí lịch văn học vừa sơ sài vừa thiếu cập nhật do Ban Chấp hành cung cấp. Từ đó nhận định của tôi – và có thể nói hầu hết Ủy viên ngồi phòng kia, chắc chắn thế – không thể tránh khỏi dựa vào sự quen biết, xuất phát từ cảm tình và nhất là phó mặc cho cảm tính qua kí ức khá mơ hồ về các sáng tác của ứng viên kia, để quyết thuận hay không thuận.

Nghĩa là đầy chủ quan.

Nếu các chủ quan biết tự thức để nhận ra lổ hổng tai hại của mình, thì còn may. Đằng này, mấy nỗi chủ quan cứ kéo dài hết nhiệm kì này đến nhiệm kì khác, mà chưa có tín hiệu nào báo cho biết nó sắp chấm dứt.

Vậy, làm thế nào để chấm dứt nỗi chủ quan kia?http://inrasara.com/?p=5857

 

Vậy thôi mà vẫn bị ngợi ca là dũng cảm, thẳng thắn, dám nói dám làm lắm lắm lắm L Ắ Ắ Ắ M…

Cha mẹ ôi! Ông Sara ơi là ông Sara, thương ông tui mới nói: Ông mà còn ở trỏng, ông sẽ đạp ngay cái bãi cứt của PQT, ĐNT là cái chắc. Ra đi… ra… a…a… XA… XA… XA… RA… RA… RA…

Đúng là ra Giêng Tân Mão, văn nghệ An Nam ta có nhiều món để đời.

 

 

------------------

Bài liên quan:

23.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Lài lang thang trên net, đọc được đoạn sau đây trong bài “Muốn công bằng, phải công khai” của TƯỜNG DUY... Thấy tếu ghê, mời quý vị xem cho vui... (...)
 
14.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Mình cứ “tấm tắc”... cười mãi khi đọc được cái câu nói rất chi là dân dã “Hỏi ngu bỏ mẹ!” trong truyện cười... “vãi đái” của bác Phùng Tường Vân đăng trên Tiền Vệ! Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn không thể nhịn được, vẫn bật cười “khanh khách”... (...)
 
08.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] Chuyện xảy ra một buổi tối tại một sân chiếu “phim phường”, Saigòn sau 1975. Trên màn hình bà con đang say mê theo dõi hình ảnh đất nước Liên Xô giàu đẹp, chợt một dòng nước “cần câu” nhẹ nhàng “lan toả” ... (...)
 
07.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Cây bút hội nhà văn nào - tác phẩm ấy”, thì cũng... đúng với cái tình cảnh của “cái nước mình nó thế”! Tức là, “những cây bút” mà ngày ngày bị/được “tưới” bởi cái thứ “nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, thì làm sao có thể cho ra “tác phẩm để đời”, hay nói như cụ Nguyễn Du, là “mua vui cũng được một vài trống canh”, được!... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Viết về ông Hồ Chí Minh / với những chuyện tình mùa Xuân, mùa Đông / còn nóng bỏng mặt giấy / và màu máu thắm đỏ, của ông ấy / thì có mà chết sớm / chém ngang lưng / it ra cũng “trảm giam hậu” / vì ông ấy chết rồi / nhưng còn để lại bao nhiêu là công an / Có đâu như Gia Long / như Lê Lợi / làm gì có công an văn hóa bảo vệ cho!... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... nếu tác giả cuốn Dị Hương / hay tác giả cuốn Hội Thề / hay một hội viên nào khác của Hội Nhà văn Việt Nam / dám viết một bộ tiểu thuyết lịch sử / qua đó những góc cực kỳ khuất / trong tâm lý của Hồ Chí Minh / bị đem ra rọi... (...)
 
06.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Ôi Hội Nhà văn lòng bao la biển cả / Dù hơn một lần Mẹ đã hồ nghi và cho người lên tận Đà Lạt theo dõi và điều tra tôi / tôi có điều kiện cảm thông hơn với những người điều hành Hội / nhưng tôi sốt ruột lắm rồi / Tôi phải lên tiếng vì Mẹ và cho Mẹ / Nhiều đồng nghiệp mọi miền... động viên... xoa đầu vỗ vai tôi cho thế là được... (...)
 
05.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Không biết tự bao giờ, Hội Nhà Văn Việt Nam đem vào tranh luận những giáo điều định lượng, số đông, bảo rằng kẻ khen (chúng tôi) đông lắm, phe chê bai khác nào như “châu chấu đá xe”, có lẽ dần dần đang hình thành một thứ văn học kiến nghị, tệ hơn nữa một thứ văn học doạ dẫm mất rồi... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hình như, đây không phải lần đầu dư luận lên tiếng về các hoạt động như kết nạp hội viên, trao giải thưởng... của Hội Nhà Văn VN, và bao giờ Hội cũng chọn cách im lặng, làm dư luận mệt mỏi mà mình vẫn an toàn... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hầu hết những bài ca ngợi “Hội thề” & “Dị hương” đều viết theo “phương pháp luận bịt mắt bắt dê” kiểu Lê Thành Nghị. Như thế này, liệu người đọc có dám tin rằng Hội Nhà văn Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ lý luận phê bình đích thực?... (...)
 
03.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Câu chuyện kể ra đã hơi có mùi ẩm mốc, nhưng cũng cứ xin được có đôi lời : thưa đó chẳng qua cũng là một thứ hiện tượng “Đông Thi” đó thôi... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nếu Nghêu Sò Ốc Hến là một vở tuồng hài “vĩ đại”, thì “vở đời Nghêu Sò Ốc... Sến” mà chúng ta luôn được chứng kiến trên cái “làng Việt Nam” thân thương, là một vở “kịch cỡm” vĩ đại! Ngao ngán thay!... (...)
 
02.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nhìn tấm hình ông Chủ Tịch HNVVN Hữu Thỉnh trao tặng giải thưởng tiểu thuyết cho tác giả Hội Thề Nguyễn Quang Thân, tôi thấy có một cái gì thật xiêu lệch, bất ổn trong thái độ của cả hai vị ấy... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... toan tính tuyệt tác / tưởng tượng chẳng ngán / đảo điên hắc bạch / lịch sử lật tung / tự trào dân tộc / báng bổ cha ông / liếm đít ngoại địch / thiên triều thần phục / thế dân bán nước / tuyệt tác tuyệt tác / giả(i) nhì giả(i) nhất / tuyệt tác tuyệt tác / tiền boa tới tấp... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Hội thề” không hẹn mà gặp, lại trùng với “tâm huyết” và dụng công của ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đang thực thi kế hoạch “kinh phí của nhà nước cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc”, “ Cái này nó liên hệ mật thiết tới... tiền”, nên tác phẩm này của Nguyễn Quang Thân bỗng như lân gặp pháo, như mèo gặp mỡ... dẫn đến giải thưởng cao nhất của cuộc thi tiểu thuyết, âu cũng là điều dễ hiểu vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021