tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
 
đối thoại
 

đối thoại

20.06.2017
Tổng bí thư phải cẩn thận với đàn bà  -  Thuận Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cứ đẩy đến mức tận cùng những gì hai ả nêu ra, đảng của Tổng bí thư sẽ lộ nguyên hình là một đảng bất trung, một đảng đại nghịch, đã làm rệu rã và bôi nhọ đất nước mà các vua Hùng đã có công dựng lên, các đấng anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã đổ máu ra gìn giữ... (...)

02.02.2017
Rác, chân hương và khẩu hiệu  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chùa chiền, đền đài mọc lên thật nhiều nhưng cũng như những cái chân hương, chẳng có sự trang trọng và linh thiêng, chẳng một nỗ lực thông công giữa thế hệ sau với thế hệ đi trước. Còn lại là rác, của một xã hội đang lao theo cơn sốt tiêu thụ. Tô điểm thêm cho chúng là những cái khẩu hiệu đỏ vàng loè loẹt nhưng rỗng tuếch!... (...)

13.09.2016
Letter to Buddhist students / Thư gửi các tăng sinh  -  Tuệ Sỹ
[TÔN GIÁO - DÂN TỘC] ... As Buddhist monks, we vowed to be the sons of Buddha. We chose to walk the path of enlightenment. Our heart and mind, mental and physical, are not like others. We do not pander frivolous values of the world, nor bow before any powerful authoritarian or violent government... [Translated by Phe Bach] | ... Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực... (...)

Đổi mới dổm [đáp lại bài “Ghi nhận” của Thái Bá Tân]  -  Ðinh Phương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Hỏi bác Thái Bá Tân / trước đây bác không đần / mà sao nay bác lẫn / bọn giặc đỏ với dân // bác khen đảng đổi mới / có quần xoóc tóc nâu / nhưng hỏi bác có biết / dân bị cỡi trên đầu... (...)

01.06.2016
Mỹ Linh đã diễn tả đúng tinh thần bài “Tiến Quân Ca” trong thời buổi bây giờ  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ & ÂM NHẠC] ... Trong thời buổi hôm nay, bài “Tiến Quân Ca” nên được diễn tả theo kiểu hát đám ma của Việt Nam, hay diễn tả theo kiểu hát cúng cô hồn của Tàu là đúng nhất... (...)

28.05.2016
Obama: từ Lý Thường Kiệt đến Ngọc Hoàng và bọn xưng vua  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những “thằng người” nhân danh quyền lợi ngoại bang để đối xử với nhân dân như là kẻ thù không còn lý do nào để tiếp tục xưng là “vua nước Nam” mà, thậm chí, không xứng đáng để làm “người nước Nam”. Điều đó, chắc chắn, cũng được viết rõ ở “Sách Trời”... (...)

14.05.2016
Máu bà mẹ Việt đã đổ trong Ngày Hiền Mẫu  -  Trịnh Thanh Thủy
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ngày 8 tháng 5 năm 2016, trong khi những đứa con ở khắp nơi tụ hội cùng nhau tổ chức Ngày Hiền Mẫu để tôn vinh các bà mẹ thì một bà mẹ trẻ Việt Nam và một em bé bị công an đánh đập tàn nhẫn ngay giữa đô thành. Vì muốn duy trì môi trường trong sạch, vì muốn bảo vệ sự sống cho con người và biển cả... (...)

01.02.2016
cụ rùa ơi hỡi cụ rùa  -  Ðinh Phương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... cụ rùa ơi hỡi cụ rùa / cái chết của cụ là của lãnh tụ / nó được xử lý theo đúng quy trình / ngày cụ chết có thể bị tráo / xác của cụ sẽ được phơi khô / [dù cụ muốn hay không] / và nhiều người xếp hàng đến ngó / khi cụ nằm đó... (...)

19.01.2016
Vĩnh biệt, Xà Cừ!  -  Khánh Phương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đừng bao giờ bạn hỏi rằng tại sao tội ác ngày càng lộng hành dã man và công khai thách thức mọi tầng lớp trong xã hội. Đừng bao giờ bạn hỏi rằng vì sao Việt Nam đứng thứ nhất từ dưới lên trong bảng xếp hạng những cống hiến cho sự phát triển của con người... (...)

01.12.2015
CỘNG, HÒA, XÃ, HỘI, CHỦ, NGHĨA, VIỆT, NAM, HÙNG, MẠNH!  -  Khuất Đẩu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây không phải là khẩu hiệu chào mừng 70 năm thành lập nhà nước Cộng Sản tự xưng, mà là tên của 10 em bé bị bán sang Trung Quốc được ông bạn bốn tốt trao trả lại và được Bộ Công An chính thức đặt tên trong giấy khai sinh... (...)

24.10.2015
Văn nghệ sĩ và “nhân cách con người”!  -  Nguyễn Văn Chiến
[VĂN NGHỆ & NHÂN CÁCH] ... Trước khi bàn đến chuyện “Văn nghệ sĩ và việc tham gia xây dựng nhân cách con người” thì phải lo việc “xây dựng nhân cách văn nghệ sĩ”. Rồi còn phải xây dựng nhân cách cho ông quan quản lý văn nghệ sĩ nữa!... (...)

25.08.2015
Tôi chỉ muốn xem xét các nhà phê bình “chỉ điểm” dưới góc độ phân tâm học  -  Ngọc Thiện Thực Dân
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Thực sự, nếu có một Hannibal Lecter thật ngoài đời thì tôi cũng chả nề hà chuyện nhờ ông ấy tư vấn qua email. Biết đâu sẽ có một giải pháp hữu hiệu cho những nhà phê bình “chỉ điểm” của chúng ta... (...)

23.08.2015
Đôi lời về lòng yêu nước biến thái của các “quý ông” phê bình chỉ điểm  -  Lưu Bê Phốt
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Thực ra nếu yêu mến cái nghề bồi bút đến vậy thì cứ chuyên tâm mà theo suốt đời, đừng có tự dưng một ngày làm mục sư đứng lên rao giảng về trái tim và lòng nhân ái mà bạn đọc hoảng sợ đấy. Rồi lại còn “lòng nhân ái trên đỉnh cao của văn hoá”, văn hoá nào đây, văn hoá chỉ điểm à?... (...)

22.08.2015
Ý kiến phản biện lại “Bản kiến nghị về giáo dục” của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu  -  Ðinh Phương
[GIÁO DỤC] ... Đọc “Bản kiến nghị về giáo dục” của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu (GS NBC), người viết không khỏi băn khoăn về hai điểm quan trọng trong phần “Đề mục cải cách đại học Việt Nam”: Thứ nhất là “Cải cách mô hình quản trị đại học”, và thứ hai là “Cải cách tài chính trong giáo dục đại học Việt Nam”... (...)

Những mẩu chuyện về đời gian lận của đứa thất phu  -  Trần Dân Tiên Ông
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ta đây vốn là người họ Trần Dân, nhờ ăn ở phước đức và biết tu nên sau khi chết được thành tiên, ngày ngày uống trà, đánh cờ và gặm đào tiên, thật thảnh thơi, nhàn hạ. Nay vì có đứa thất phu mạo danh viết sách ca ngợi bổn thân nó, làm nhục cả tộc Trần Dân... (...)

20.08.2015
Hình như Chu Giang có duyên nợ với William Faulkner và Bùi Giáng  -  Lưu Ngoại Biên
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Đọc xong bài của Kiểm dịch Trần Đình Sử của Chu Giang tôi cứ choáng ngợp trước những dòng viết lộn xộn gồm chửi đổng, giáo huấn, đưa đẩy kiểu hề chèo, rồi tự nhiên tôi liên tưởng tới những lời độc thoại nội tâm của thằng khờ Benjamin trong Âm thanh và cuồng nộ... (...)

19.08.2015
Mọi người ơi, hãy thương lấy Chu Giang và những người đang trông cậy vào ông ấy!  -  Lưu Bê Phốt
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Liệu có nên mở một cuộc thi đoán xem cái gì thực sự đang diễn ra trong tâm trí Chu Giang không? Giờ đây thì không chỉ có Chu Giang đáng thương, mà tờ Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh cũng trở thành đối tượng cần được thương cảm... (...)

18.08.2015
Khoa học ơi, ta xin chào mi  -  Bàn Văn Thòn
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Chỉ những ai lợi dụng bài viết của Chu Giang để làm phương hại tới danh dự của Trần Đình Sử, Trần Ngọc Hiếu thì mới thực sự đáng thương hại vì họ đã trông đợi quá nhiều vào những bài viết khá mông lung và ấu trĩ của Chu Giang... (...)

13.08.2015
Tượng đài nói lắm cũng nhảm  -  Ðinh Phương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Kế đến là các tượng đài, chốc cái đã thấy, nháng cái đã thấy. Càng bự càng to mới lại càng gây ấn tượng. Nó tỏ ra cái vẻ “bề thế” của chế độ. Trong đời sống tất bật hàng ngày, bạn không còn thời gian để suy nghĩ nó là cái gì, và theo phản ứng, thấy người ta vái mình cũng vái, lâu ngày nó “nhập thể” lúc nào không hay... (...)

11.07.2015
Tư duy và thực hành của ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam  -  Ðinh Phương
[CHÍNH TRỊ & VĂN HỌC] ... Thế thì ông Thỉnh, ông Thiều còn chần chờ gì nữa mà không dùng giải pháp tối hậu là khai trừ những nhà văn/thơ nêu trên ra khỏi hội, tỏ thái độ và lập trường dứt khoát để “giữ nghiêm kỷ cương”...? (...)

05.07.2015
1 xin lỗi, 2 cải chính & 2 nhắc nhở  -  Inrasara
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Khánh Phương hơi lan man rồi, ví dụ như bạn lan man sang nhận định của tôi về Vi Thùy Linh ở đây, và... Nếu thế, thì biết thuở nào xong. Ta đang nói về nguyên tắc mà. Xin kéo lại cụ thể như sau nhé... (...)

Inrasara thân mến  -  Khánh Phương
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Bạn không cần dàn trận rất nhiều từ ngữ xủng xoẻng, đao to búa lớn, các tiểu mục in đậm để chống chế cho cách lập luận sai lầm và khiên cưỡng của bạn mà tôi đã nhiệt tình, thành tâm chỉ ra... (...)

03.07.2015
Khánh Phương đã quảng cáo THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ ‘NỮ’ như thế nào?  -  Inrasara
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Sáng nay, mở mắt đọc ngay bài Khánh Phương quảng cáo cho tác phẩm sắp phát hành của tôi: Thơ nữ trong hành trình cắt đuổi hậu tố ‘nữ’ ... Tiếc là bạn quảng cáo hơi trật, trật từ chi tiết nhỏ trật đến trung tâm tinh thần cuốn sách... (...)

Trao đổi ngắn với nhà thơ Inrasara về những sai lầm và phiến diện trong phương pháp phê bình “THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ NỮ”  -  Khánh Phương
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Với một nhan đề chứa khái niệm thiếu tính khoa học và sẵn mang định kiến với một dòng thơ “tụt hậu”, thua kém, dù có gọi dưới bất kỳ tên gọi nào, cách tiếp cận của Inrasara cho thấy tính kỳ thị nặng nề đối với vấn đề “tính nữ” hay chữ “nữ”... (...)

18.06.2015
Đôi lời về bài vè “tập tầm vông”  -  Nguyễn Đăng Thường
[NGHĨ VỀ SÀI GÒN] ... Nhà báo chận người qua đường lại để phỏng vấn, thì họ vẫn gọi “hòn ngọc Viễn Đông” là Sài Gòn. Và trớ trêu thay, nhạc đệm cho phần cuối của phim này lại là ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!”... (...)

26.05.2015
Nghĩ về các báo quân đội  -  Trần Vũ
[QUÂN ĐỘI & BÁO CHÍ] ... Nhìn vào một tập san quân đội, trông thấy sức mạnh của quân đội ấy. Nhìn vào tạp chí Quốc phòng Toàn dân và báo Quân đội Nhân dân trông thấy kiểm duyệt. Một kiểm duyệt mang tính tội ác, vì là tội của Lê Chiêu Thống... (...)

20.05.2015
Lại sinh nhật buồn  -  Khuất Đẩu
[CHUYỆN 19/5] ... Sống không được gần vợ gần con, ngay cả về thăm quê cũ cũng phải được Đảng ra nghị quyết, thì sống như thế không khác gì bị bỏ tù. Và chết, lại còn cay đắng hơn khi bị canh giữ ngày đêm trong cái ngục được Tố Hữu gọi là bài thơ bằng đá ấy... (...)

Hãy công bằng với những nhà văn còn ở trong Hội Nhà Văn Việt Nam!  -  Ðinh Phương
[CHÍNH TRỊ & VĂN HỌC] ... Việc một số nhà văn nhà thơ vừa tuyên bố ly khai với Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) trước thềm đại hội năm nay làm cho nhiều người phải suy nghĩ, không ngoại trừ những nhà văn khác còn đang ở trong hội này... (...)

06.04.2015
“Phạm đại nhân” hay “Đại phạm nhân”?  -  Nguyễn Văn Chiến
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Phạm đại nhân” là “ông lớn họ Phạm” nhưng “phạm nhân” lại là “người phạm tội”. Nhưng riêng trường hợp Phạm Quang Nghị thì bao hàm luôn cả hai ý. Thêm vụ hạ xây xanh này, Phạm Quang Nghị lại là “đại phạm nhân”!... (...)

15.03.2015
Sức Mạnh Mềm của Trung Quốc  -  Ngô Nhân Dụng
[VĂN HOÁ & CHÍNH TRỊ] ... Người Trung Hoa nên nghe lời Giáo sư Bàng Trung Anh: Sức Mạnh Mềm đáng kể nhất thời nay là chế độ tự do dân chủ. Thể hiện lối sống đó, nhân loại sẽ nhìn vào mà thán phục... (...)

10.01.2015
Những con quỉ không cười  -  Nguyễn Tấn Cứ
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Những con quỉ không cười / Chúng siết cò bắn thẳng vào Tự Do / Chúng công khai hành quyết Tự Do... (...)

09.01.2015
TÔI LÀ CHARLIE  -  Nguyễn Đăng Thường
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Je suis Charlie. Tu es Charlie. Il est Charlie. Elle est Charlie... Tôi là Charlie. Em là Charlie. Anh là Charlie. Chị là Charlie... (...)

Charb: “tôi thà chết đứng còn hơn sống quỳ”  -  Từ Huy
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Charb, giám đốc xuất bản của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo, từng nói: “tôi thà chết đứng còn hơn sống quỳ”. Hôm qua, ngày 7 tháng 1 năm 2015, mười nhà báo của tờ Charlie Hebdo đã chết đứng trong một cuộc tấn công của những kẻ căm ghét tự do ngôn luận, ngay tại tòa soạn... (...)

31.12.2014
Về một hiện tượng dị ứng nhai lại  -  Inrasara
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Thiếu hiểu biết mà đã vội phát ngôn, nên thành bừa. Cái bừa ấy rất tự tin chường ra mặt báo để người thiên hạ thưởng lãm, mới liều. Nỗi liều kia được ngụy trang bằng giọng điệu tỏ vẻ trí thức thì không phải không tác hại đến độc giả chưa quen thuộc nhiều với cái mới... (...)

02.11.2014
Cám tạ nhà văn Trịnh Thanh Thủy  -  Nguyễn Đăng Thường
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Hoan nghinh và cám ơn nhà văn / nhà thơ Trịnh Thanh Thủy đã viết phản hồi với những lời trần tình trong tinh thần cởi mở, thành thật, vì văn chương và vì nghệ thuật... (...)

28.10.2014
Tranh sao chép, nhưng chữ ký thật: Hiện tượng tranh chính bản và tranh sao chép của các họa sĩ tài danh  -  TK Tran
[MỸ THUẬT] Trong lãnh vực hội họa, hiện tượng sao chép hay mô phỏng tranh của các họa sĩ tài danh để bán lấy tiền không phải là điều gì hiếm hoi... Đó là trường hợp giả mạo tranh của người khác. Còn một khi chính tác giả hay chính tác giả ủy nhiệm cho người khác sao chép tranh của chính mình thì sao?... (...)

19.10.2014
Nhưng chúng ta sẽ không phải chọn chết, để có được Dân Chủ  -  Khánh Phương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các bạn Hong Kong yêu mến... Chế độ độc tài núp dưới bóng ý thức hệ “cộng sản” để chiêu dụ, lừa mị những người nghèo (vốn chiếm số đông trong bất kỳ quốc gia nào) nổi dậy phá hủy xã hội, (rồi sau đó lại tiếp tục rơi vào nghèo đói) nay đã bị hầu hết loài người thẳng thắn và quyết liệt chối từ... (...)

16.10.2014
Patrick Modiano vào bản dịch của Dương Tường thì... cũng chết  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nhân dịp Hàn lâm viện Thụy Điển trao giải Nobel văn chương cho tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, tôi có đôi dòng nhận xét về một số tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Trước tiên là bản dịch "Phố những cửa hiệu u tối" do dịch giả Dương Tường đảm nhiệm. Kết quả sơ bộ của 34 trang đầu, tôi đã nhặt ra khoảng 68 câu có lỗi, tương đương với gần 90 lỗi... (...)

29.07.2014
Đa nguyên chính trị là gì? Tại sao chế độ độc tài cộng sản rất sợ đa nguyên chính trị?  -  Trần Hạnh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thay vì là ‘công dân’, thành viên của cộng đồng được chế độ cộng sản tôi luyện để thành ‘công cụ’. Nhiệm vụ của ‘công cụ’ không phải là để thương lượng với các thành phần khác trong cộng đồng mà chỉ là để thừa hành các công tác cần thiết để duy trì quyền lực của tập đoàn chuyên chế... (...)

Ðừng khóc thương Sài Gòn  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... xoá trung tâm sài gòn / xây ga tàu điện ngầm / một hành vi hèn mọn / cho thấy rõ dã tâm... (...)

26.07.2014
Top Ten thơ Việt - đố vui có thưởng  -  Inrasara
[THƠ VIỆT] ... 10 năm thơ và xung quanh thơ Việt 2003-2013, không kể trong hay ngoài nước, chính hay phi chính thống, theo bạn đâu là (có thể kể 1-10) Top Ten?... (...)

04.07.2014
Người đẹp trong tranh  -  Nguyễn T. Long
[MỸ THUẬT] ... Cũng như cái khoảng trống trong tranh thuỷ mạc Trung Hoa để dành phần tưởng tượng cho người xem, Thái Tuấn dùng mầu sắc của hậu cảnh để diễn tả và kích thích cảm quan của người thưởng ngoạn nhiều hơn là cho thấy một bố cục lộ liễu... (...)

28.06.2014
Góp ý bài “Có cần thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?”  -  Nguyễn T. Long
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu ông Phạm Quang Tuấn là người chỉ huy tiểu đội hành quyết cái Công hàm Phạm Văn Đồng, thì chính ông Nguyễn Hưng Quốc mới là người bắn phát súng ân huệ (coup de grâce) vào đầu chế độ CSVN... (...)

Thiên hoàng Minh Trị và canh tân Nhật Bản  -  Trần Vũ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bài học canh tân Nhật Bản là bài học phải cải tổ cấu trúc - thể chế - xã hội để có thể cải cách toàn diện. Canh tân, trước nhất, là canh tân chính trị... (...)

23.06.2014
“Đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà!”  -  Khuất Đẩu
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu báo Hoàn Cầu chạy cái tít như thế này: “Đứa con hoang đàng, là Đảng Cộng Sản Việt Nam, hãy trở về nhà” , thì tôi không viết bài này. Vì, đúng quá “chời dồi”!... (...)

22.06.2014
đổ vấy cục xương  -  Võ Định Hình
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... công hàm ơi công hàm / còn lại bòng bong một mớ / [rớ chỗ mô mà khiếu kiện] / cái gã đầu têu thoắt biến thoắt hiện / chừ lẻn vô rương nằm / khểnh râu cười khoái trá... (...)

19.06.2014
Đằng sau Phạm Văn Đồng là những ai?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy. Trong số những người ấy, không thể loại trừ Hồ Chí Minh... (...)

15.06.2014
Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?  -  Phạm Quang Tuấn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những lý lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được gì cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm PVĐ không phải là bản án tử hình, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lý của Việt Nam... (...)

Quân đội Công dân  -  Trần Vũ
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Quốc gia đang cần một quân đội độc lập với chính trị, vì chỉ một quân đội tự trị mới không trở thành công cụ của một đảng phái cầm quyền. Canh tân, là hướng về một Quân đội Công dân thay vì một Quân đội Đảng viên... (...)

Tôi đã ngu suốt chiều dài đất nước  -  Nguyễn Thanh Sơn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đất nước bốn nghìn năm / Đã có từng đêm chưa được ngủ yên / Có từ thời Trọng Thủy-Mỵ Châu / Cái ngu nó ở sau lưng mà ngươi không biết... (...)

09.06.2014
Sắp sửa rơi xuống hố  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... đàm phán với bọn điếc / không dám nhìn chỉ liếc / chuyện ai thì cứ việc / tiếp tục các trò xiếc... (...)

25.05.2014
Ông Chu Hà ơi  -  Nguyễn Đăng Thường
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Vâng. Ông hỏi: phải thế không, thưa ông? Tôi xin thưa ngay là: dạ thưa đúng quá, ông ạ. Dù tôi chỉ có tí xíu thì giờ để cỡi ngựa xem hoa. Tình hình thế giới, và trong nước, đang rối rắm loạn xà ngầu, nên tôi không muốn cuộc đối thoại rất hào hứng giữa chúng ta thêm hầm bà lằng ba lăng nhăng... (...)

23.05.2014
Cụm hoa thạch thảo  -  Black Raccoon
[VĂN NGHỆ] ... Phạm Duy dịch chữ “bruyère” là hoa thạch thảo. Bùi Giáng cũng dịch là thạch thảo. Tôi nghĩ là họ dịch đúng... (...)

Hồi đáp nhà thơ  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ tên tuổi Nguyễn Đăng Thường, theo tôi, qua bài “Ngô nghê ta hát... nghênh ngang”, đã phản bác không thuyết phục, out of tune... (...)

18.05.2014
Giọt nước đã tràn ly  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... giọt nước đã tràn ly / công nhân đã nổi giận / chống đối bọn chủ nhân / bành trướng và sân si // đốt xe và đốt xưởng / đập phá tại hiện trường / uất hận cao ngút trời / toả lan khắp thế giới... (...)

17.05.2014
Giàn khoan Trụ đồng – Điều kiện của Hy sinh  -  Trần Vũ
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Dân Việt sẵn sàng hy sinh, vì quốc gia, không vì Đảng, nhưng không chấp nhận thể chế tiếp tục chuyên chính. Đổ máu để giữ biên cương, để trong phạm vi biên cương Việt Nam thực thi Tự do – Công bằng thật sự mà không là những khẩu hiệu giả dối của những định hướng chủ nghĩa lầm lạc... (...)

Chủ quyền hay... chính quyền?  -  Thuận Văn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Trong tình thế khẩn thiết của đất nước, thay vì lăng xăng cướp giật băng-rôn và áp-phích của người yêu nước, nó phải chứng tỏ thiện chí bằng cách cúi đầu xin lỗi những người yêu nước đã bị khủng bố, bị vu khống và cầm tù. Và, nếu cần, thay vì “ngang ngược” đặt chính quyền lên trên chủ quyền, nó phải chấp nhận buông dao, cái lưỡi gươm dài cứu nước của vua Lê nhưng bị nó sử dụng như một con dao cắt xẻo, cắt xẻo đất đai và cắt xẻo lòng người... (...)

Ngô nghê ta hát... nghênh ngang  -  Nguyễn Đăng Thường
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Như tôi có nói trong bài đối thoại của tôi , tôi đã “dứt khoát” với tiếng hát Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn lâu rồi. Và có thể nhiều người khác nữa, trong đó tất nhiên phải có Chu Hà, đã “dứt khoát”. Nhưng dù muốn hay không, “huyền thoại” Trịnh Công Sơn-Khánh Ly không chỉ sống dai, mà càng ngày càng thêm nhiều chi tiết ly kỳ. Điều này chứng minh sự sống của huyền thoại... (...)

15.05.2014
Ngô nghê, ngô nghê, ta hát ngô nghê...  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Ở đời có lắm cái ngô nghê. Một trong những thứ ngô nghê nhất, theo tôi, do kinh nghiệm bản thân, là đi tin ba cái tin thiệt là nhảm nhí. Thứ nhảm nhí không thể nào nhảm nhí hơn. Vâng, cái tôi đang nói đây là tin nhảm nhí, chứ không phải là tin vịt cồ... (...)

12.05.2014
Còn nhớ hay đã quên?  -  Nguyễn Đăng Thường
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Khánh Ly về nước có dám hát, có được cho phép hát “Huế Hà Nội ôi quê hương ta sao vẫn lầm than” hay không? Không thể viện cớ đứng bên lề chính trị, vì cặp đôi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dù muốn dù không đã dính líu tới chính trị... (...)

03.05.2014
Bức thư của Committee of Concerned Scientists [Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm] về vụ án Nhã Thuyên  -  Committee of Concerned Scientists
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Thu hồi một bằng thạc sỹ đã được cấp mà không tuân theo các nguyên tắc cơ bản về quá trình thu hồi bằng cấp chỉ có thể có nghĩa là các quyết định trên xuất phát từ chính trị chứ không phải vì những lý do liên quan đến thành tích học thuật... (...)

Vụ án Nhã Thuyên: đính chính tư liệu & quan điểm học thuật  -  Inrasara
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Việc chọn đề tài nghiên cứu nào đó thì không có gì gọi là sai lầm cả. Tôi từng cho Nhóm Mở Miệng bị “các Đại học thì làm ngơ”. Nay lần đầu tiên, Đại học đã “quan tâm đúng mức”, là tin mừng, sao lại gọi là sai lầm?... (...)

27.04.2014
Ưu tư diễn nghĩa  -  Nam Đan
[30 THÁNG TƯ] ... À, thì ra lý do để đổ máu là thế! Là “những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông,” của Miền Nam. Và theo suy nghĩ của ông Hòa thì “những thứ có được” đó không phải là tài sản, là mồ hôi nước mắt của người Miền Nam, kẻ thua cuộc trong cuộc chiến, mà là từ “máu” của đồng đội ông, những thành viên của đội quân Miền Bắc, kẻ thắng cuộc... (...)

26.04.2014
García Márquez và tác phẩm cuối đời  -  Võ Thị Mai
[GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Khi nói về quá trình sáng tác, Márquez cho nhà văn Mendoza biết, thời gian từ khi ý tưởng xuất hiện đến lúc hoàn thành tác phẩm thường là mười lăm năm hay lâu hơn nữa. Nếu được hỏi về quyển Hồi ức... hẳn ông cũng trả lời tương tự, rằng đã ấp ủ đề tài cô đơn ở tuổi già suốt bao nhiêu năm dài. Chỉ phiền là tác phẩm ra đời nhầm thế kỷ... (...)

24.04.2014
Một bản nhận xét không có tính khoa học  -  Từ Huy
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] ... Bản nhận xét của PGS.TS Phan Trọng Thưởng KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BẢN NHẬN XÉT KHOA HỌC. Do không hướng tới mục đích khoa học, nên ông Phan Trọng Thưởng không đảm bảo tính khoa học trong các thao tác viết nhận xét. Văn bản của ông được viết ra trong một mục đích duy nhất: dùng chính trị để triệt hạ một luận văn khoa học... (...)

23.04.2014
Văn học thời kỳ ‘ngừng đổi mới’?  -  Ðinh Phương
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] ... Xuyên suốt trong bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn”, ông PGS. TS. Phan Trọng Thưởng cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận: “Đó là những luận điểm sai trái mang tính kích động chính trị rõ rệt.” Cuối cùng là vậy! Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan được/bị qui là dính vào chính trị chứ chẳng phải vì đề tài và đối tượng (chữ ông Thưởng dùng là “lịch sử vấn đề”) mang tính chất phi văn hoá phi nghệ thuật gì ráo trọi... (...)

21.04.2014
THƯ NGỎ: Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan  -  Overseas Vietnamese Academics
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này... (...)

Academics call on the Vietnamese Government to respect Academic Freedom  -  Overseas Vietnamese Academics
[PRESS RELEASE] In March 2014, in an unprecedented act which angered the academic community, Vietnam’s Hanoi University of Education suddenly announced the revocation of the Master’s degree in Language and Literature which it awarded to young writer Do Thi Thoan (pen name Nhã Thuyên) four years earlier, with maximum mark. The decision was made in secret and there was no proof or even accusation that any academic mistake or misconduct had been committed by the candidate... (...)

19.04.2014
BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU  -  Cộng đồng Giáo dục và Nghiên cứu Việt Nam
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] ... Chúng tôi phản đối và yêu cầu Ông PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan, bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý... [CẬP NHẬT 20.4.2014] (...)

10.04.2014
Khánh Ly, chiếc áo dài nhung đen, và cây thánh giá  -  Nguyễn Đăng Thường
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Trong cái đêm độc nhất ra mắt khán giả trong nước, tại Hà Nội, tôi thiển nghĩ, giá mà Khánh Ly khoác một chiếc áo dài đen, và đeo thập giá, thì sẽ tuyệt vời, ôi sẽ tuyệt vời biết bao... (...)

Tính đại chúng có thật là kẻ thù của văn học?  -  Ðinh Phương
[VĂN HỌC] ... Đọc bài “Tính đại chúng: kẻ thù của văn học”, tôi xin cám ơn tác giả là nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đã đưa ra một số chi tiết và nhận xét rất thú vị liên quan đến văn học thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho rằng “tính đại chúng là kẻ thù của văn học” liệu có thỏa đáng?... (...)

19.03.2014
Khi một “nhà thơ” nói nhảm  -  Lê Bá Thiện Cơ
[MỸ THUẬT] ... Ở đây tôi chỉ vạch ra một vài lỗi quá sơ đẳng về văn phạm và kiến thức của Quỳnh Thi. Phải nói là cả bài viết của Quỳnh Thi, kể cả bản mới mà Quỳnh Thi đã sửa lại, có vô số lỗi sơ đẳng về văn phạm và kiến thức. Thật khó mà tìm ra một câu đúng!... (...)

02.03.2014
Mạn đàm về ngày Tết Nguyên Đán và nghệ thuật hội họa tạo hình về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương”... [BẢN MỚI]  -  Quỳnh Thi
[MỸ THUẬT] ... Nội dung của bức tranh là một con ngựa đang sải nước kiệu trong sớm mai tinh sương... (...)

21.02.2014
Mạn đàm về ngày Tết Nguyên Đán và nghệ thuật hội họa tạo hình về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương”...  -  Quỳnh Thi
[MỸ THUẬT] ... Nội dung của bức tranh là một con ngựa đang sải nước kiệu trong sớm mai tinh sương. Trên lưng ngựa là một thiếu nữ xinh đẹp, thân hình thon dài khỏa thân đang cỡi. Con ngựa không mang yên cương... (...)

04.02.2014
Khi một nhà thơ xem tranh  -  Trịnh Cung
[MỸ THUẬT] ... Bằng nhận xét của mình, nhà thơ Quỳnh Thi đã bộc lộ không chỉ sự yếu kém trong trình độ “đọc” tranh của mình, mà còn cho thấy sự yếu kém về văn hoá phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm... (...)

28.01.2014
Mưa rơi ở đâu?  -  Thận Nhiên
[CHUYỆN THƠ] ... Lâu nay, tôi thường đọc, thường nghe câu “mưa rơi không cần phiên dịch” và được nhiều người cho rằng nó là một câu thơ trác tuyệt của nhà thơ Trần Dần... Sáng nay, tình cờ một người em của tôi, Anthony Ton, post một status trên tường facebook của cậu ấy: The sound of the rain needs no translation. - Alan Watts... (...)

27.01.2014
Thời gian của một tiếng thở phào  -  Inrasara
[VẤN ĐỀ MÔI SINH] ... Thở phào, vì rằng họ hi vọng nỗi “hoãn” kia sẽ kéo dài bảy năm, mười năm và hơn thế nữa [như chuyên gia điện hạt nhân Phạm Duy Hiển ước thế]... cho tới khi các nhà bác học tìm ra một loại năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân... (...)

17.01.2014
Từ “cavalière” của Pháp ngày xưa đến “cave” của Hà Nội hôm nay...  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[VĂN HOÁ - XÃ HỘI] ... Lang thang trên internet để tìm vài lời ca ngày xưa của Phạm Duy, tôi tình cờ nhìn thấy một bài báo có nhan đề là “Sập bẫy cave trải chiếu giữa ‘khách sạn ngàn sao’ ở Hà Nội”. Đọc thử, tôi... tá hoả. Từ “cavalière” của Pháp ngày xưa đến “cave” của Hà Nội hôm nay quả là một sự khác biệt khủng khiếp!... (...)

Bản án dành cho chế độ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vụ án Dương Chí Dũng không phải chỉ thuần túy là một vụ án kinh tế: Nó còn là một vụ án chính trị, trong đó, Dương Chí Dũng chỉ là một con chốt thí. Người ta dửng dưng trước một con chốt thí vì mọi sự quan tâm thực sự đều được đổ dồn vào hai hướng khác: Một, sự tranh chấp quyền lực đằng sau vụ án Dương Chí Dũng, và hai, bản chất của cái chế độ đã tạo ra và dung dưỡng cho Dương Chí Dũng và đồng bọn... (...)

Xu hướng chính trị năm 2014  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau. Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền... (...)

16.01.2014
Nếu mọi tín đồ tôn giáo đều “thực hiện tốt chủ trương của Đảng”...  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TÔN GIÁO & CHÍNH TRỊ] ... Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa “chúc mừng Giáng Sinh”, vừa yêu cầu tất cả tín đồ tôn giáo hãy “thực hiện tốt chủ trương của Đảng”, thì chúng ta phải hiểu như thế nào? ... (...)

15.01.2014
Hộ chiếu của nhà văn  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN CHƯƠNG & CHÍNH TRỊ] ... Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ. Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó... (...)

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa... (...)

23.12.2013
Về việc từ bỏ Đảng và cái gọi là “lý tưởng cộng sản”  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi cho rằng những người ấy, nếu cái “lý tưởng” ngày xưa của họ có chút gì ý nghĩa, thì họ cần phải lắng nghe tiếng gọi của lương tâm, và thực sự làm theo tiếng gọi của lương tâm, tức là gạt bỏ những mặc cảm và quyền lợi cá nhân, để bước ra khỏi Đảng và đi về với dân tộc... (...)

Chính trị... hôi của  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Theo sự trượt dốc của đạo đức và sự biến mất của lòng tử tế như có thể thấy qua những thí dụ tràn tràn trên mặt báo, người Việt ngày càng ác với nhau hơn, đê tiện với nhau hơn, nhưng ngờ nghệch và hèn hạ với kẻ thù truyền kiếp của mình hơn... Lịch sử sẽ giành một chỗ đứng như thế nào cho cái hệ thống cầm quyền đã liên tiếp hạ thấp nhân phẩm và ngu muội hoá dân tộc mình như thế?... (...)

Bài học hòa giải của Nelson Mandela  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có thể nói, với Mandela, sự tha thứ và hòa giải chỉ có thể thực hiện trong tư thế bình đẳng, tinh thần tôn trọng pháp luật và nhắm đến mục tiêu xây dựng một đất nước hòa bình, pháp quyền và thịnh vượng... (...)

15.12.2013
Rồi sẽ đến Biển Đông  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trước nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam, nhiều người nhấp nhỏm lo lắng và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ đến mức dửng dưng... (...)

10.12.2013
Lý tưởng cộng sản và mặc cảm quá khứ  -  Lưu Thuỷ Hương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Tôi đọc bài viết đăng trên BBC, về những phát ngôn của anh Nguyễn Lân Thắng, với một cảm giác ngỡ ngàng như vấp phải hòn đá. Vẫn là hòn đá cũ nhưng được sơn phết lại bằng một màu sắc khác, bởi những bàn tay trẻ tuổi mang tư tưởng tiến bộ khác... (...)

06.12.2013
Đóng tuồng vụng để tồn tại  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhìn lại, hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng. Tuồng, vì tất cả đều diễn ra đúng theo kịch bản đã hoạch định sẵn... Những kiểu tuồng như vậy chả có gì lạ. Cái khác ở lần này không phải ở tính tuồng mà ở sự vụng về của vở tuồng... (...)

Lịch-sử-của-những-cái-cớ  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Phải nói ngay rằng lịch sử của tất cả những chế độ độc tài Cộng Sản từ Tây sang Đông, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đều là lịch-sử-của-những-cái-cớ, nghĩa là các chế độ độc tài Cộng Sản đã tồn tại trên chính những cái cớ mà họ tạo ra... (...)

Việt Nam: Mềm hay cứng?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi). Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng... (...)

Dưới chế độ độc tài  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi những kẻ thống trị của một chế độ lại chính là những kẻ “không có tổ quốc”, thì cái trò đồng hoá chế độ với “tổ quốc” là một trò điêu trá lố bịch nhất dưới ánh mặt trời, và trò điêu trá này chỉ có thể đánh lừa được những con cừu đã bị tẩy não... (...)

05.12.2013
Sự tín nhiệm chính trị  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ trong mọi phương diện. Nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Nhìn ra biển đảo: bế tắc. Nhìn vào thị trường: bế tắc. Nhìn ra đường với cảnh ùn tắc triền miên và mức độ tai nạn giao thông khủng khiếp: bế tắc. Nhìn vào các bệnh viện và trường học... (...)

26.11.2013
Những bài tụng ca  -  Nam Đan
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bọn nịnh hót thì nơi nào thời nào cũng có, nhưng việc nâng các hành vi nịnh hót lên thành một trường phái nghệ thuật thì tôi ngờ rằng chỉ ở các xứ độc tài, đặc biệt là các nước theo chủ nghĩa Cộng Sản, mới có điều kiện cho trường phái này phát triển vượt bực... (...)

21.11.2013
“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nói như thế là tận cùng của sự lố bịch, nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên... (...)

Ðùa nhảm  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai... (...)

12.11.2013
Làm sao để hoà giải dân tộc?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nước Việt Nam không thể đạt được “hoà giải dân tộc” theo cách của con buôn nhằm tăng “lượng kiều hối” và “buôn bán hàng hóa ra hải ngoại và ngược lại”. Cũng không thể có loại “hoà giải dân tộc” theo kiểu “Việt kiều yêu nước” chạy theo vuốt đuôi chính quyền để tìm cơ hội làm ăn. Cũng không thể có loại “hoà giải dân tộc” theo kiểu “giao lưu văn nghệ”... (...)

05.11.2013
Hết trẻ em khóc lãnh tụ, đến trẻ em khóc đại tướng?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Quan sát tất cả những tấm hình ấy, độc giả chỉ có thể thấy hai hoặc ba đứa bé gái dụi mắt hoặc khóc. Thế nhưng nhan đề của bài báo là “Hàng trăm trẻ em khóc trước bàn thờ Đại tướng tại Bình Dương”! Bài báo còn viết: “Chứng kiến cảnh hàng trăm trẻ em tại trung tâm nhân đạo Quê Hương khóc nức nở trước bàn thờ Đại tướng khiến ai nấy đều rưng rưng nước mắt.” Thế là thế nào?... (...)

Nhà ngoại cảm là nhà mắc... nước!  -  Black Raccoon
[CHỮ & NGHĨA] ... “Ngoại cảm” 外感 là danh từ chỉ một loại bệnh do cảm nhiễm “lục dâm” 六淫 là 6 thứ thời khí như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa; hoặc hít thở ăn uống nhằm các thứ tà khí hôi thối 氣等外邪, 病邪 mà sinh ra bệnh. Nói tóm lại, ngoại cảm là bệnh cảm mạo, trúng gió trúng nắng, trúng nước... (...)

31.10.2013
Tội nghiệp địa cầu!  -  Nam Đan
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tang lễ đại tướng quân chấm dứt. Quan về dinh cho gọi gã giữ vườn lên, hỏi gã đến tang lễ làm gì. Gã thưa đến để ngửi hoa. Gã rất thích ngửi hoa mà tang lễ là nơi có nhiều hoa nhất. Vả lại, tang lễ của một vị đại tướng quân với những chiến công hiển hách thì sẽ có không biết bao nhiêu là hoa phúng điếu, nhưng gã đã thất vọng vì không ngửi được mùi hoa nào cả... (...)

18.10.2013
“Trời” sinh Võ Nguyên Giáp để làm gì?  -  Thuận Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xưng tụng ông ta thế nào, là “thiên tài quân sự”, là “bậc thánh nhân” v.v... là tùy theo năng lực nhận thức và trí tuệ của từng người. Nhưng nếu gọi một nhân vật như thế — “sư tử” không ra “sư tử”, “sói” không ra “sói”, và “cáo” không ra “cáo” — là “hồn thiêng sông núi” hay “anh hùng dân tộc” thì quả là một sự báng bổ và xúc phạm. Nó báng bổ tổ tiên. Nó xúc phạm đến sông núi thiêng liêng. Nó xúc phạm những anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt. Lê Lợi hay Nguyễn Huệ v.v... (...)

15.10.2013
Trí với Thức  -  Võ Tấn Phong
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Và thật chán cho các vị “trí thức” cánh tả hải ngoại không dám nhìn thẳng vào sự thật, vẫn còn lờ mờ mê tín sùng bái Tướng Giáp như thế, và thiếu lương thiện trong các trích dẫn, nhằm hướng dư luận một chiều có lợi cho hào quang của Tuớng Giáp. Trí với chả thức!... (...)

Võ Nguyên Giáp và vấn đề lịch sử / Võ Nguyên Giáp and the Problem of History  -  Nguyễn Quỳnh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi chỉ có một câu hỏi cho cụ Giáp là cụ iêu nước Việtnam hay cụ iêu Chủ-ngĩa Mác-Lênin? Không thể nói “iêu cả hai” vì bản-chất của chúng rất khác nhau. Tình-iêu Việtnam là thực còn lí-tưởng kia chỉ là bóng ma và đã đổ vỡ thảm-sầu... (...)

08.10.2013
Cái cắn của con người  -  Phạm Khiếm Danh
[XÃ HỘI] ... Đời thuở nào mà một anh trung tá công an đánh chết người thì chỉ bị có bốn năm tù, còn một cô gái khẽ cắn (có thể chỉ là “cắn yêu”) vào cánh tay anh công an một miếng, không làm cho anh này chết hay thương tật gì cả, thì bị phạt đến ba năm tù!!!... (...)

05.10.2013
Thì đời buồn quá mạng!  -  Phạm Khiếm Danh
[XÃ HỘI] ... Ờ, trí thức mà không nói những điều ngay thẳng và tử tế thì chân lý “Không có tiền thì cạp đất mà ăn à!” của Ngọc Trinh sẽ còn sống mãi trong sự nghiệp của chúng nó là phải rồi!... (...)

21.09.2013
Hổng phải ổng!!!  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... May mà trong các buổi tọa đàm ấy không có màn đốt hương tưởng niệm. Nếu có, thử hình dung một dòng người nối nhau kính cẩn van vái trước cái chân dung trật chìa của ông Hoài Nam còn sống nhăn răng, thì sự hài hước và kịch tính lên tới dường nào!... (...)

19.09.2013
Bùi Giáng vs Bàng Giúi  -  Black Raccoon
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Vấn đề ở chỗ: khả năng nhận biết độc lập của từng cá nhân và từng nhóm, từng tổ chức văn học CHXHCNVN kém. Nhiều cái kém, khó thành cái khá. (...)

18.09.2013
Hoạ sĩ Hoài Nam đã biến thành thi sĩ Bùi Giáng từ năm 2011(!)  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có bấy nhiêu. Chúng tôi vào Google truy lục thử, thì lại phát hiện rằng chân dung hoạ sĩ Hoài Nam đã bị biến thành chân dung Bùi Giáng từ tháng 12/2011. Trước hết, nhà xuất bản Nhã Nam cùng Hội Nhà Văn Việt Nam... (...)

Chân dung hoạ sĩ Hoài Nam biến thành chân dung thi sĩ Bùi Giáng  -  Ðinh Cường
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... thật lạ khi thấy trên / Dân Trí — diễn đàn dân trí Việt Nam / có bài 15 năm tưởng nhớ “thi sĩ kỳ dị” / Bùi Giáng của Hồng Nhung // mà kỳ dị thật khi trong bài có cái ảnh / lớn nhất ghi chú bên dưới / “thi sĩ kỳ dị” Bùi Giáng, mà tôi / ngớ người khi nhận ra đó là ảnh / khi về già của hoạ sĩ Hoài Nam... (...)

14.09.2013
Ăn hết không từ một thứ gì  -  Nguyễn Tấn Cứ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi áp bức đã chận hết mọi con đường ánh sáng / Khi bóng tối chồm lên khuất lấp những phận người / Khi nụ cười trên môi nhân dân rung rung căm giận / Khi tiếng khóc oan khiên mãi ngậm chặt trong lòng... (...)

30.08.2013
Võ Đắc Hạ Truyền  -  Black Raccoon
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Ha ha ha ! Đã Lư Sơn, thêm Cuồng Từ nữa thì thua thằng... Tây nào?... (...)

29.08.2013
Lư Sơn-Cuồng Từ đã tự xoá tất cả “tác phẩm” và viết Thư Ngỏ xin lỗi, và...  -  Tiền Vệ
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Sau khi bị phát giác và tố cáo hành vi đạo văn hàng loạt, sáng thứ Ba (27.08.2013) Lư Sơn-Cuồng Từ đã tự xoá tất cả những “tác phẩm” xuất hiện suốt mấy năm qua trên blog của ông ta, và đồng thời ông ta đăng một Thư Ngỏ xin lỗi về vụ đạo văn này trên blog và Facebook của ông ta. Tuy nhiên, vài giờ sau đó, ông ta lại xoá bỏ Thư Ngỏ, làm như hoàn toàn không có việc gì xảy ra... (...)

28.08.2013
Lư Sơn-Cuồng Từ đã đạo văn hàng loạt  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tóm lại, chỉ trong vòng 20 phút, tôi đã khám phá ra gần một chục bằng chứng về hành động đạo văn hàng loạt của ông Lư Sơn-Cuồng Từ. “Kỹ thuật” đạo văn của ông ta khá “điêu luyện”, phần nhiều ông ta giấu những đoạn đạo văn vào giữa bài, và viết thêm vài câu ở đầu bài, vài câu ở cuối bài, và vài câu đệm xen vào giữa những đoạn đạo văn. Tuy nhiên, trình độ viết văn khá kém của ông đã khiến cho cái “kỹ thuật” này trở thành lố bịch... (...)

Đạo văn và “nhân cách đạo chích”  -  Hoàng Long
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Đọc kỹ, rõ ràng ông Lư Sơn-Cuồng Từ rất trắng trợn trong việc sắp xếp lại ngôn ngữ để cho ra một bài viết ký tên mình... Thấy quá ngoạn mục tôi vào trang blog của ông và thật là bất ngờ khi thấy truyện “Thế giới trùm chăn” của mình cũng đã bị ông ăn trộm... (...)

26.08.2013
Lại chuyện đạo văn?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thay mặt cho nhóm chủ trương Tiền Vệ và nhà văn Nguyễn Hương, tôi yêu cầu ông Lư Sơn-Cuồng Từ công khai giải thích về sự giống nhau quá hiển nhiên giữa truyện ngắn “Thời hậu chiến” của Nguyễn Hương và truyện ngắn “Thì sống cho tròn nợ tóc da” của ông... (...)

25.08.2013
Thưởng thức nhạc? Hay chỉ là tán phét nhảm nhí?  -  Lê Đình Phiên
[CHUYỆN NHẠC] ... Sau bài “Đừng yêu lính bằng lời” của Chu Hà, cứ ngỡ câu chuyện vậy là đã rõ, đã xong. Nào ngờ lại còn có kẻ xông ra “liều mỉnh cứu... họ Lê”! Đọc bài “Có còn hơn không!” của Lê Long, có lẽ nhiều người sẽ không khỏi bật cười... (...)

“Có còn hơn không!”  -  Lê Long
[CHUYỆN NHẠC] ... Đọc bài ông Chu Hà viết, tôi thấy có đúng, chỉ có điều là cách thưởng thức nhạc của nhà thơ Du Tử Lê cũng không phải chuyện mới mẻ và lạ lùng gì. Chuyện “yêu nhạc bằng lời” là khá phổ biến trong giới yêu nhạc người Việt mình, từ xưa nay vẫn có khuynh hướng nghe “nhạc” là nghe... “lời” của bài nhạc ấy… (...)

21.08.2013
tặng nhã. và cái án xẻo  -  Hoàng Xuân Sơn
[CHUYỆN VĂN] ... xẻo như xẻo rô / dòm chằm hăm bộ mặt / [bề gì cái án cũng đã tròng gân máu] / bất cứ xó xỉnh nào chúng cũng xỉa xói bươi móc bóp chẹt được / em đừng sợ / khuôn dạng nhân văn sẽ đè bẹp tuồng mọi rợ... (...)

18.08.2013
“Đừng yêu lính bằng lời”  -  Chu Hà
[CHUYỆN NHẠC] ... Lấy ca từ thay cho tiếng đàn, hay nói chung là cái cách thế nghe nhạc bằng lời như thế thì cũng, trên một phương diện nào đó, đồng nghĩa hay tương tự như xức dầu cù là lên âm nhạc, không hơn. Như thế, nếu không chỉ là để làm kiểng, thì cũng chỉ là để làm dáng?... (...)

12.08.2013
“Đường chạy vòng quanh / một vòng tiều tụy”(*)  -  Bùi Vĩnh Phúc
[ĐỌC VĂN] ... Chúng ta hãy đối chiếu phần đặt vấn đề và cách dẫn dắt các ý tưởng của toàn bộ phần “đối thoại” của ông Nguyễn Anh Thăng (NAT) lần đầu tiên (ngày 7.8.13) với phần “tự điều chỉnh” của ông (ngày 10.8.13) thì sẽ thấy ngay sự bất nhất. Một sự đọc bình thường sẽ cho thấy là cái tiền đề mà ông cố gắng đặt lại lần này (chỉ sau khi tôi đã góp ý với ông về cách nhìn “bi kịch Việt Nam”) không phải là những gì mà ông đã nói lần trước... (...)

11.08.2013
tội của chó  -  Võ Định Hình
[CHUYỆN VĂN] ... - chó có chó vện chó đốm chó vàng chó trắng chó mực. chưa bao giờ có chó ... đỏ / (chó nào cũng là chó, đỏ không được xâm phạm bờ cõi chó) // vậy: xử chó trắng án (từ nay xóa bỏ từ cẩu trệ) / THỦ PHẠM CHÍNH BỌN NGƯỜI CHUYÊN LÀM XẰNG BẬY / gọi chúng là gì bây giờ?... (...)

“Xin Trả Nợ Người”  -  Nguyễn Anh Thăng
[ĐỌC VĂN] ... Tôi đã bị mang món nợ “Tam Đoạn Luận” từ tác giả BVP nên xin trả lại ông món nợ đó thông qua phép “Quy Nạp Phóng Đại” tôi đã được học trong môn Luận Lý Học lớp Đệ Nhất từ hồi xửa hồi xưa... (...)

10.08.2013
Trả lời ông Nguyễn Anh Thăng  -  Bùi Vĩnh Phúc
[ĐỌC VĂN] ... Tôi xin phép trả lời ông Nguyễn Anh Thăng về ý kiến của ông trên Tiền Vệ ngày 7.8.2013. Ý kiến ấy liên hệ đến quyển sách về Trịnh Công Sơn (TCS) mà tôi đã viết cũng như liên hệ đến chính cá nhân tôi... (...)

Nóng giòn  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN VĂN] ... Đọc tin Nhã Thuyên được vu khống sỉ vả như điên / Sương béo tui muốn tức tốc đại tiện / Mần một cái bánh chiên / Nóng giòn vĩ đại mời các bác lãnh tụ kính yêu và quí ông chủ bút lề phải xơi liền / Nhưng vì táo bón kinh niên / Nên bé bự này chỉ có thể tiểu tiện... (...)

Cầy  -  Hồ Ðình Nghiêm
[CHUYỆN VĂN] ... - Con dao này đùi lây. - Đưa xem nào. Ai bảo dùng hàng nội địa. - Có con nào ngon không? - Đây. Trung Quốc đấy. Y như rằng Đồ Long đao. - Phải vậy chứ. Hôm nay sao nhiều quá mạng. Chặt mỏi cả tay!... (...)

07.08.2013
Bó tay  -  Nguyễn Anh Thăng
[ĐỌC VĂN] ... Lại tự hỏi: nhạc sĩ TCS không là thuyền nhân nên ông không thấy “xót xa” thì coi cũng tạm chấp nhận, chứ ông BVP bằng chính kinh nghiệm cá nhân mà lại “khúc xạ” cái thảm trạng thuyền nhân và bộ nhân Việt Nam ở vào thời điểm ấy như là chuyện bình thường thì cái “thấu kính” của ông BVP chắc phải có vấn đề?... (...)

Cẩu bút!  -  Bắc Phong
[CHUYỆN VĂN] ... - còn loài chó ngửi lùng tác phẩm văn học gọi là gì? / - ...? ...? là cẩu trệ. / - gọi là cẩu bút thì đúng ngữ cảnh hơn. / - cẩu bút... chưa nghe bao giờ, nhưng cũng được!... (...)

Trả lời ông Lê Đình Phiên  -  Thomas Chu
[CHUYỆN NHẠC] ... Theo tôi thì ông Chu Hà chớ có phí sức mà càm nhàm phê bình làm chi cho mệt vì lẽ bài viết của ông Du Tử Lê viết về mục âm nhạc nghệ thuật thông tin mang tính cách quần chúng, đại chúng tràn trề, không chuyên sâu, không mang tính chất hàn lâm, không có giá trị âm nhạc kinh điển gì rốt ráo... (...)

gởi thầy hưng  -  Võ Định Hình
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... thưa thầy tôi triệt để chống cộng / bề gì tôi đã chống cộng / từ đầu tôi đã chống cộng / rốt cuộc thể nào tôi vẫn chống cộng... (...)

30.07.2013
Ông Thomas Chu bênh vực cho ông Du Tử Lê mà hoá ra lại làm cho nhảm hơn  -  Lê Đình Phiên
[CHUYỆN NHẠC] ... Đọc bài của ông Thomas Chu: Tại sao ông Chu Hà lại “mổ bụng con bò ‘Mộng’”? tôi thấy có nhiều điều lấn cấn. Ông Thomas Chu viết một bài rất ngắn, đâu chừng 100 chữ, nhưng lại mắc phải khá nhiều lỗi. Ông bênh vực cho ông Du Tử Lê mà hoá ra lại làm cho nhảm hơn... (...)

29.07.2013
Tại sao ông Chu Hà lại “mổ bụng con bò ‘Mộng’”?  -  Thomas Chu
[CHUYỆN NHẠC] ... Tại sao ông Chu Hà lại “mổ bụng con bò ‘Mộng’” về ba cái tin tức “pop/lá cải” của Người Việt Online làm chi cho rách việc? Chuyện “Tiếng Đàn Violon của nhạc sĩ Đan Thọ” do nhà thơ Du Tử Lê viết thì chỉ là viết tiếng Việt cho vui và có chi đâu xê-ri-ớt đâu mà bác Hà của tôi lại bứt rứt khó chịu... (...)

28.07.2013
Nói vậy chứ hổng phải vậy  -  Chu Hà
[CHUYỆN NHẠC] ... Đọc thấy nhan đề “Có chăng mùi hương trong tiếng đàn vĩ cầm Đan Thọ?” trên Người Việt Online do nhà thơ tên tuổi Du Tử Lê biên soạn, tôi nghĩ bụng: Mùi hương của tiếng đàn là một đề tài nghe hơi bị khác thường. Tuy có thể chưa hẳn đã phải là hoàn toàn huyễn hoặc, nhưng quả là có phần nào đó kỳ dị và không chừng là luôn cả kỳ bí... (...)

28.06.2013
Nhân vật Truyện Kiều đương đại qua góc nhìn Nguyễn Viện  -  Mặc Lâm
[ĐỌC VĂN] ... Tiểu thuyết của Nguyễn Viện gây suy nghĩ và truyền cảm hứng. Suy nghĩ về một thời thế nhố nhăng và chia sẻ cảm hứng từ những động thái mang tính biểu tượng của của các nhân vật mới. Thái độ, hành vi, lời nói của họ khai mở một cách nhìn khác về tiểu thuyết hiện đại. Nguyễn Viện đã mở cánh cửa bên hông cuốn sách để người đọc tràn vào và sống cùng trong nó, với ông... (...)

19.06.2013
Nói chuyện về văn nghiệp của Thế Uyên  -  Nguyễn Hưng Quốc
[THẾ UYÊN (1935-2013)] ... Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện về văn nghiệp của Thế Uyên trong cuộc phỏng vấn do Phượng Hoàng thực hiện qua điện thoại và phát sóng trên đài phát thanh quốc gia Úc SBS... (...)

04.06.2013
Đảng Cộng Sản là gì mà sao các em ghét thế?  -  Hoàng Linh Vương
[CHÍNH TRỊ & TỘI ÁC] ... Căn phòng toàn mầu xanh cứt ngựa / cùng mầu xám / chỉ có hai chiếc áo mang mầu trắng / ngây thơ / dõng dạc / mở hai trái tim tinh khôi / “tôi... yêu nước / tôi... yêu dân tộc tôi / tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản...” (...)

31.05.2013
Nguyễn Viện ‘viết lại Truyện Kiều’  -  Mạc Vấn
[ĐỌC VĂN] ... Là tả thực mà không hẳn là thực. Là ảo mà cũng chưa hẳn là ảo. Là kết án nhưng không ra kết án. Là giễu nhại nhưng không phải lúc nào cũng giễu nhại. Và hẳn nhiên là tục nhưng không hẳn tục. Tác giả có vẻ như một nhà ảo thuật. Người xem biết là xạo đó nhưng vẫn cứ trố mắt ra mà xem... (...)

Bản án dành cho chế độ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & TỘI ÁC] ... Dĩ nhiên, còn quá sớm để có thể nói hình ảnh của một Nguyễn Phương Uyên, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý trước tòa có thể làm thay đổi điều gì ngay ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng sẽ còn lại, như bằng chứng của một tội ác. Với những bằng chứng ấy, bản án dành cho họ trở thành bản án dành cho chế độ. Một chế độ độc tài và tàn bạo... (...)

Chống toàn trị là chống cái gì?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Không nhắm vào con người, việc chống lại một chế độ toàn trị chỉ nhắm vào hai đối tượng chính: Thứ nhất là cơ chế... (...)

20.05.2013
Từ chống Cộng đến chống toàn trị  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Có thể nói, chiến thắng của Tây phương trong cuộc Chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20 thực chất là chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị. Chiến thắng ấy bắt đầu từ một thay đổi mang tính chiến lược: Từ chống Cộng sản đến chống toàn trị. Xin lưu ý chữ “tính chiến lược”... (...)

09.05.2013
Tôi không chống Cộng  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TRÍ THỨC & CHÍNH TRỊ] ... Đối với riêng tôi, khi phê phán chính quyền trong nước, tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI. Chế độ Việt Nam hiện nay đáng bị phê phán không phải vì nó là Cộng sản. Mà vì nó là độc tài. Cộng sản chỉ là nhãn hiệu. Độc tài mới là thực chất. Ngay cả khi chúng ta chống lại điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam, chúng ta cũng chỉ chống lại một sự độc tài... (...)

02.05.2013
Trí thức đểu  -  Bắc Phong
[CHÍNH TRỊ & NHÂN CÁCH] ... qua luận điệu vuốt đuôi cộng sản / của GS Ngô Bảo Châu và các trí thức trong nhóm CVHP / mình nghĩ họ hình như đang lường gạt niềm tin dân ta vào trí thức / dân ta đang sống trong thời đại đồ đểu / trí thức mà cũng có đồ đểu nữa sao?... (...)

01.05.2013
Góp ý về một bản góp ý về Hiến pháp  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ & NHÂN CÁCH] ... Có ai có thể ngờ hai nhà khoa học nổi tiếng, từng được đào tạo và hiện đang phục vụ trong những đại học lớn của Tây phương, nơi mà truyền thống tự do ngôn luận và tư tưởng được coi là mục tiêu tối thượng, lại lên tiếng ủng hộ sự bịt miệng cả một nước 90 triệu dân! Nếu những lời viết về Điều 4 của hai GS Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn được dịch ra tiếng Anh và quảng bá trên thế giới, liệu các lãnh đạo đại học, các đồng nghiệp và thậm chí các sinh viên của hai GS sẽ nghĩ gì về họ?... (...)

18.04.2013
Minh định đôi điều  -  Nguyễn Đạt
[ĐỌC VĂN] ... Tôi có đôi điều cần thiết minh định ở đây, về truyện ngắn “Nhà văn X” và “Tới nơi viết văn” của tôi, đã đăng trên Tiền Vệ... (...)

16.03.2013
Tản mạn nhân đọc truyện “Nhà văn X” của Nguyễn Đạt  -  Oanh Huỳnh
[ĐỌC VĂN] ... Tôi, một kẻ ngoại đạo với văn chương, nhân một lần lang thang vào Tiền Vệ, đã được đọc truyện ngắn “Nhà văn X“ của Nguyễn Đạt, xin mạn phép bàn vài điều, nếu có những thiếu sót xin các bậc cao minh miễn thứ... (...)

11.03.2013
“Nhà văn X” của Nguyễn Đạt & sự xúc xiểm...  -  Phạm Mạnh Hiên
[ĐỌC VĂN] ... Tôi muốn hỏi Nguyễn Đạt: Lấy tư cách gì ông lên mặt “phán” kiểu “đàn anh” vô cùng tởm lợm, rằng cái hẻm càfê bình dân kia là “nơi tụ tập thường xuyên của những văn nghệ sĩ làng nhàng ở thành phố này”?... (...)

05.03.2013
Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tuy nhiên, điều chắc chắn là đảng Cộng sản không hề có ý định sửa đổi hiến pháp để đáp ứng lại xu hướng dân chủ hóa ấy. Chắc chắn là họ sẽ không đụng đến các điều khoản căn bản như vấn đề đa nguyên, đa đảng hay vấn đề phân quyền để bảo đảm dân chủ. [...] Nhưng nếu không có ý định thay đổi mà họ vẫn tổ chức một cuộc vận động rầm rộ như vậy, họ nhắm đến điều gì? ... (...)

01.03.2013
Văn học Việt Nam 2012, vài điểm nhấn  -  Inrasara
[VĂN HỌC] ... Cứ một tín hiệu vui vừa loé lên là một tin buồn xuất hiện, tối với sáng cứ xen kẽ giằng co nhau, như thể muốn níu nền văn học nước nhà mãi ở lại cõi trung bình. Là tình trạng văn học Việt Nam năm 2012... (...)

13.02.2013
Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay  -  Nguyễn Hưng Quốc
[ĐỌC SÁCH] ... Bên Thắng Cuộc là một tác phẩm hay nhưng dĩ nhiên, như mọi cuốn sách khác, không hoàn hảo. Cái không hoàn hảo ấy cần được hoàn thiện dần dần. Bằng những tác phẩm khác. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Và càng không đáng phản đối... (...)

05.02.2013
(Lại) thư cho Hoàng Ngọc Trâm  -  Hồ Ðình Nghiêm
[CUỘC SỐNG] ... Úc của bạn và chốn mình định cư thì thắp đuốc suốt năm canh cũng chả nhìn ra thứ “văn hóa phong bì” kinh hãi kia. Một đứa lỡ sinh ra dưới một vì sao xấu, linh hồn nó sẽ không siêu thoát khi biết chắc thân nhân mình đang vật vã cầm cái này bán cái nọ để lo cho hậu sự chính nó, kẻ vừa tắt thở... (...)

Thơ trong ca khúc  -  Black Raccoon
[CA NHẠC] ... Ca khúc VN, như tui biết thời VNCH, và thời nay, dường như hầu hết là thể loại popular song. Nhạc bình dân, pop music thì càng chứa đựng nhiều xúc cảm, trữ tình, thi thơ. Vậy thì, làm sao mà thơ lại tìm đường tách ra khỏi nhạc cho được. Khó lắm, nếu còn muốn ca khúc hay... (...)

Đụng hàng!  -  Chu Hà
[CA NHẠC] ... Những nhận định và tham luận “nho nhỏ” kiểu như ba bài kể trên của “đôi song ca” Quốc-Tuấn giúp ích biết bao cho những người quan tâm. Rồi ra nó làm vơi đi biết bao nhiêu nhọc nhằn cho những người đi sau trong công việc khảo sát và tìm tòi. Chưa kể là nó góp phần quan yếu trong việc làm im tiếng những “tiên tri giả” trong nghệ thuật và sinh hoạt âm nhạc Việt Nam... (...)

04.02.2013
Ca khúc và thơ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CA NHẠC] ... Trong bài “Cái chết của một nghệ sĩ”, tôi có viết là tôi không thích nghe nhạc, nhất là ca khúc. Tại sao?... Lý do chính, tôi nghĩ, nằm ở chỗ này: Nghe ca khúc, vì dốt về nhạc học, tôi không chú ý nhiều đến khía cạnh âm nhạc, tôi chỉ tập trung nghe lời. Mà lời trong các ca khúc thì theo tôi, thường... dở... (...)

31.01.2013
Cái chết của một người nghệ sĩ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĨNH BIỆT PHẠM DUY (1921-2013)] ... Tôi không nghĩ là ông đã chết. Tôi không tin là ông đã chết. Mà thật, với một nghệ sĩ lớn như Phạm Duy, cái chết vật lý chỉ là một cái chết giả. Sự sống thực sự của một nghệ sĩ không nằm trong thể xác. Mà là ở tác phẩm... (...)

30.01.2013
Vạch áo cho người xem lưng  -  Chu Hà
[VĂN HÓA] ... Nói tới tiên tiến hoặc chậm lụt là nói tới trình độ, rồi thì là dân trí. Vậy trong vấn đề “vạch áo cho người xem lưng’’ phải chăng cốt lõi của nó là vấn đề dân trí? Và rồi chắc chắn là không chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Vậy thì còn gì nữa?... (...)

Chia sẻ với anh Hồ Đình Nghiêm  -  Hoàng Ngọc Trâm
[CUỘC SỐNG] ... Hôm nay lên Tiền Vệ, Trâm đọc được bài thơ ‘Cám ơn Hoàng Ngọc Trâm’ của anh, Trâm rất cảm động vì tình cảm anh dành cho Trâm, cảm ơn anh Nghiêm nhé. Qua bài thơ đó, Trâm biết được mình có thêm một người anh không chỉ nói-cùng-một-ngôn-ngữ, có-cùng-một-màu-da mà còn có-cùng-một-hoàn-cảnh, cùng-một-tâm-trạngcùng-một-ý-hướng... (...)

29.01.2013
Buổi văn nghệ ra mắt các tác phẩm thơ và nhạc mới...  -  Hoàng Quyên
[VĂN NGHỆ] Buổi văn nghệ ra mắt tập thơ “Dấu Chân Của Gió” của nhà thơ Lê Nguyên Tịnh, và CD nhạc “Rừng Mơ, và Chim” của nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ những bài thơ của Lê Nguyên Tịnh, đã diễn ra vào ngày thứ Bảy.. Nhiều quan khách khen ngợi buổi ra mắt: “Đây là buổi văn nghệ thơ-nhạc ra mắt sách phong phú và nghệ thuật nhất từ trước đến nay tại Melbourne.”... (...)

26.01.2013
Thông báo của Kệ Sách eBook về ấn bản Thơ Đến Từ Đâu trên mạng Phê Bình Văn Học (VN)  -  Kệ Sách eBook
[CHUYỆN THƠ] ... Theo đề nghị của nhóm chủ trương Kệ Sách eBook và với sự đồng ý của tác giả Nguyễn Đức Tùng, trang Phê Bình Văn Học (VN) đã quyết định rút xuống các bài trong phần Văn Bản của Thơ Đến Từ Đâu kể từ ngày 23 tháng 1 năm 2013... (...)

Ai đặt tên cho Việt cộng?  -  Black Raccoon
[ĐỌC THƠ] ... Tui chưa nghe ai gọi VNCH là Việt cộng cả. Gọi như vậy, xét về lý, cũng được đấy. Nhưng cái lý rất cùn. Việt cộng, ngay thời điểm này, là cách gọi của chính... Việt cộng. Nói đúng hơn, là cách gọi của Tàu cộng dành cho Việt cộng... (...)

24.01.2013
Chợ đời tị nạn  -  Lê Thị Thấm Vân
[ĐỌC VĂN] ... Đọc bài “Rữa” của Đinh Linh làm tôi nhớ những năm đầu đến Mỹ. Tôi nhớ khu Locke Drive tức Xóm Rác mà Đinh Linh nhắc đến. “Thằng bạn thân” của tôi cũng từng ở đó. Đó là con đường cụt, trên dưới hai mươi căn duplex rẻ tiền. Muốn vào Xóm Rác phải đi qua cái creek quành quèo, sâu trũng... (...)

23.01.2013
Nhân chuyện nay, nhớ xưa một thi hào từng làm cách mạng  -  Phan Đức
[CHUYỆN THƠ] ... Ở trong nước, hết chuyện nữ nghệ sĩ Kim Chi nổi đình đám về câu tuyên bố thẳng thừng chưa ai dám nói trước đây đến chuyện hai nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam dứt khoát từ chối bằng khen của Hội Nhà Văn mà ít người từng dám làm trước đây. Ở ngoài nước, sách mới của Nguyễn Đức Tùng lại bỗng trở thành tâm điểm của những lời nhận định và phê phán... (...)

21.01.2013
Một số điều đáng thắc mắc về ấn bản “Thơ Đến Từ Đâu” trên trang Phê Bình Văn Học  -  Hà Thanh Thuỷ
[CHUYỆN THƠ] ... Có phải trang Phê Bình Văn Học chủ trương phổ biến bản đã bị cắt xén, sửa đổi, thay vì phổ biến bản gốc hoàn chỉnh? Như vậy thì sự phổ biến ấy có mục đích gì khi cố ý cung cấp một “nguồn tham khảo” sai lệch so với văn bản gốc?... (...)

20.01.2013
Ghi chú của trang Phê Bình Văn Học  -  Nguyễn Đức Tùng
[CHUYỆN THƠ] ... Trang Phê Bình Văn Học (phebinhvanhoc.com.vn) vừa giới thiệu cho tôi mục Thông báo- Tin vắn, trong đó có ghi chú sau đây. Vậy xin gởi đăng lại trên Đối Thoại để rộng đường dư luận... (...)

18.01.2013
Lại nói về phản tỉnh  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN THƠ] ... Nếu mà dừng ở đó thôi thì ông Trần Nhuận Minh cũng “chân thành phản tỉnh” lăm lắm, nỏ mất công Lâm tui truy cứu lí lịch. Nhưng ông chơi trò khôn lỏi, chơi tiếp màn hài kịch như vầy... (...)

17.01.2013
Ôi, những kỷ niệm tháng Giêng!  -  Bùi Thị Lài
[VĂN CHƯƠNG & CHÍNH TRỊ] ... À, hình như Tố Hữu còn mần thơ mùa chống Trung Quốc năm 1979 nữa thì phải. Ông này mùa nào có thơ mùa đó. Ai có đi dự đêm Thơ - Nhạc ấy thì nên yêu cầu ban tổ chức phổ biến loạt thơ mùa 79 đó cho phong phú chương trình nghen... (...)

16.01.2013
Về hai tập “Thơ đến từ đâu” và “Đối thoại văn chương”  -  Nguyễn Đặng Trí Tín
[CHUYỆN THƠ] ... Vừa qua tác phẩm “Đối thoại văn chương” được đăng trên DA MÀU, nhiều ý kiến khác nhau, tôi may mắn đã được đọc “Đối thoại văn chương” và cả “Thơ đến từ đâu”, xin nêu một vài ý nhỏ... (...)

15.01.2013
Tiếp nối Thơ Đến Từ Đâu, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác...  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN THƠ] ... Trần Nhuận Minh là nhà thơ “quan trọng” như thế nào và có tầm nhận thức văn chương cao đến cỡ nào mà ông Nguyễn Đức Tùng đã phải dày công bỏ ra cả năm trời để phỏng vấn và viết thành cuốn sách Đối Thoại Văn Chương?... (...)

14.01.2013
Duy Quang, còn một chút gì để nhớ  -  Chu Hà
[CA NHẠC] ... Giờ này hy vọng là mọi sự nơi “nguyên sơ” đó đã OK với anh... Mọi sự coi như đã êm ru bà rù. Tựu trung và rốt ráo, chỉ xin nhắc chừng anh là có thêm tác phẩm nào thì nhớ hú bà con giùm nhe. Nếu mà được đại loại như một Julie nào khác nữa thì hay biết mấy... (...)

10.01.2013
1 lần đọc – 3 lần phát hoảng  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm qua, đọc cái bài “Đối thoại văn chương - Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh” đăng trên Damau.org, 7-1-2013, mà 3 lần phát hoảng. Hoảng vì mới đầu tuần, Lâm tui đụng phải cùng lúc 3 cái vĩ đại... (...)

19.12.2012
Tội quá anh chị ạ, hở cái gì bị thuổng cái đó!  -  Trịnh Hồ Quả Bưởi
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Lần trước tôi đã nói về sự “rất lạ” trong cái “uy tín Fulbright” của Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh (TsTLHT). Lần này tôi bàn về sự “rất quen” của cái “uy tín” ấy... (...)

18.12.2012
Về tính “minh bạch” của Trần Lê Hoa Tranh...  -  Ðinh Từ Bích Thúy
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tuần trước tình cờ vào Tiền Vệ tôi đọc được bài “Về bài ‘VĂN HỌC DI DÂN VIỆT NAM...’ của TS. Trần Lê Hoa Tranh: Trong bao chữ nghĩa thấy ngay Gu-gồ” của độc giả Đào Hoa Chanh, mới khám phá ra rằng Trần Lê Hoa Tranh đã sao chép, ráp nối, đồng thời dịch sai... (...)

May cho Đào Hoa Chanh!  -  Trịnh Hồ Quả Bưởi
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Đọc “Phản hồi về bài viết của Đào Hoa Chanh” của Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh (TsTLHT), tôi chú nhất đến kiểu lập luận không biết gọi là gì, tạm gọi là “Tinh thần Fulbright”. Thật là hú vía, may cho Đào Hoa Chanh (ĐHC)!... (...)

16.12.2012
Về bài phản hồi của TS. Trần Lê Hoa Tranh: đã rõ đường đi lối về  -  Ðào Hoa Chanh
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tôi không nhận lời cảm ơn của Tiến sĩ TLHT vì đã đọc bài của cô “rất kĩ, soi rất cặn kẽ”. Thực sự vì Tiến sĩ chép quá lồ lộ nên ai cũng thấy, không cần đến một độc giả ít biết văn chương sách vở như tôi... (...)

14.12.2012
Phản hồi về bài viết của Đào Hoa Chanh  -  Trần Lê Hoa Tranh
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tôi là Trần Lê Hoa Tranh, tác giả của bài viết “Văn học di dân Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân Đông Á tại Hoa Kỳ”, tôi có vài lời muốn thưa lại với nhà phê bình Đào Hoa Chanh (ĐHC) nhân đọc bài “Về bài Văn học di dân… của TS. Trần Lê Hoa Tranh: trong bao chữ nghĩa thấy ngay gu gồ” đăng trên Quý báo... (...)

11.12.2012
Chiến tranh và hòa bình: Một vấn đề giả  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể vì thế mà chấp nhận nhục nhã hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhã như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ của mình hay không?... (...)

10.12.2012
5 năm nhìn lại các cuộc biểu tình  -  Nguyễn Viện
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... 5 năm cho cùng một sự kiện: biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở cả 2 đầu thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và Sài Gòn. Trong vòng 5 năm, nhiều người đã đi tù, nhiều người đã lưu vong, nhiều người bị hành hạ, đọa đày… Và nguy cơ mất hẳn hai quần đảo ấy càng ngày càng trở nên rõ ràng... (...)

08.12.2012
Về bài “VĂN HỌC DI DÂN VIỆT NAM...” của TS. Trần Lê Hoa Tranh: Trong bao chữ nghĩa thấy ngay Gu-gồ  -  Ðào Hoa Chanh
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Trong hình dung của tôi, bài viết của TS. Trần Lê Hoa Tranh là một mẫu mực của việc ngồi nhà, bật máy, lên mạng, tra Gu-gồ, lấy bài rồi sao chép chăm chỉ, rất đáng để các sinh viên của cô học tập nếu thấy sao chép là niềm vui và thao tác cần nhân rộng... (...)

06.12.2012
Lolita - bản dịch Dương Tường: Giải Dịch hay Dịch Giải?  -  Thu Hà
[DỊCH LOẠN] ... Người Việt trẻ không còn dốt ngoại ngữ như các thế hệ cha anh, và các bản “dịch loạn” đang và sẽ bị các thế hệ trẻ đưa về đúng giá trị thật của nó – là trong sọt rác. Nhưng họ - những người Việt trẻ của tương lai ấy – sẽ nghĩ thế nào về tư cách của một số người cầm bút tiền nhân? Niềm tin nào cho họ trong một thế giới dựa trên các giá trị giả dối?... (...)

25.11.2012
Ai chống nhân dân và phá nhà nước?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhà cầm quyền Việt Nam, từ đảng đến chính phủ, thường chơi trò ăn gian. Hình thức ăn gian phổ biến, lộ liễu và trắng trợn nhất là ăn gian trong lãnh vực chữ nghĩa. Trong lãnh vực chữ nghĩa, hai chữ hay bị ăn gian nhiều nhất là: nhân dân và nhà nước... (...)

23.11.2012
“Anh là lính đa tình...”  -  Chu Hà
[TÂM LÝ XÃ HỘI] ... Kể từ cuối tuần sau ngày bầu cử cho đến cuối tuần rồi, câu chuyện thời sự có thể nói là nổi đình đám nhất lại là chuyện... ăn phở của một vị danh tướng. Một thứ tướng “sang” nữa mới chết chứ lị. Phải chi cũng là một danh tướng nhưng chung chung và mờ nhạt hơn thì có lẽ đã không lớn chuyện đến thế. Đằng này “thực khách” lại là cựu tướng 4 sao David Petraeus... (...)

16.11.2012
Cái thái độ  -  Black Raccoon
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Từ ý nghĩ qua hành động. Khoảng giữa là thái độ. Thái độ rất quan trọng. Việt cộng biết vậy. Bằng mọi cách, nó làm cho dân chúng Việt Nam phải có thái độ tốt đối với đảng và nhà nước. Nếu để ý, trong xã hội Việt cộng, từ “thái độ” rất được chú trọng và săn sóc kỹ... (...)

13.11.2012
Chúng ta đã viết được những gì?  -  Bắc Phong
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... tôi đọc trên blog Người Buôn Gió / bài "Chúng ta đều ở trong rọ" / lòng vừa buồn vừa thấy bâng khuâng / cho số phận những bloggers bất đồng chính kiến... (...)

29.10.2012
Annam Style  -  Khuất Đẩu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng siêu hơn cả, rất sảng khoái, rất “mất dạy” đó là điệu nhảy bứt tung còng số 8 của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc. Điệu nhảy dám làm nên một vụ Thiên An Môn thứ hai nếu nhà cầm quyền không vội xoá... (...)

21.10.2012
Chỗ đứng của Mạc Ngôn  -  Khuất Đẩu
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Tôi tin là ông thấy, ông nghe, ông biết nhưng ông im lặng như bút danh của ông. Mà im lặng trước cái ác tức là thỏa hiệp với nó. Phải công nhận ông là một nhà văn có tài, mà cái tài đáng nể nhất là đi khập khiễng với một chân ngắn về phía nhân dân, một chân dài về phía Đảng... (...)

Tính chính trị của giải Nobel Văn Chương  -  Nguyễn Hưng Quốc
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Từ lâu đã có nhiều người nhận thấy và chứng minh không phải lúc nào Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ trên tiêu chí thuần túy văn chương. Ngược lại, rất nhiều khi trong các sự lựa chọn của họ thấp thoáng rất nhiều yếu tố chính trị... (...)

16.10.2012
“Đế chế này phải tan vỡ”  -  Zeit Online
[NHÀ VĂN & XÃ HỘI] ... “Liêu Diệc Vũ đã dựng lên cho những kẻ sống bên lề xã hội Trung Quốc một tượng đài văn chương đầy sức lay động.” ... Ông là một kẻ chiến đấu chống lại sự quên lãng lịch sử đang xảy ra trên quê hương mình... [Bản dịch của Trần Kh.] (...)

15.10.2012
Nobel văn chương 2012, một giải thưởng nhiều tranh cãi  -  Nguyễn Hưng Quốc
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ sử dụng giải Nobel văn chương dành cho Mạc Ngôn như một công cụ để tuyên truyền không những cho chính sách văn học nghệ thuật của họ mà còn để củng cố vị thế nước lớn của họ... (...)

Giải Nobel Văn Chương cho Mạc Ngôn  -  Ngô Nhân Dụng
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Giải thưởng văn chương này dành cho các cá nhân chứ không phải cho một giống dân. Chắc chắn không phải là quà tặng cho một chế độ độc tài tham nhũng mà chúng ta thấy trong văn chương Mạc Ngôn cũng thể hiện... (...)

11.10.2012
Thiên nhiên, đất trời  -  Black Raccoon
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG]... Rõ ràng sự hòa điệu với thiên nhiên, đất trời, chính là một điều kiện quan trọng cho hạnh phúc con người... (...)

07.10.2012
Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta  -  Nguyễn Trọng Vĩnh
[ĐẢNG CSVN & CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC] ... Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?... (...)

06.10.2012
Ổng đang mơ giấc mộng dài...  -  Bùi Thị Lài
[NGHỆ SĨ & CHÍNH TRỊ] ... thì kệ ổng, ông Chu Hà lay ổng làm chi vậy? Nếu đang ở Cali, nhân thể nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vừa qua đời, biết đâu ổng nổi hứng ôm đàn lên sân khấu như ngày còn xuân mà hát “Ngục Ca” để vinh danh thi sĩ... (...)

05.10.2012
Phạm Duy — trên chín bó, vẫn còn "đi khách"  -  Chu Hà
[NGHỆ SĨ & CHÍNH TRỊ] ... “Đi khách” như ông như rứa là hiện tượng hay bản chất, hiện tôi không dám cả quyết, dù là hiện tượng đã được thấy lập đi lập lại không ít. Nhưng rõ ràng, đó là “nghề của chàng”. Trên chín bó, vẫn còn “đi khách”? “Vô tư”. Chuyện nhỏ như con thỏ... (...)

Khánh Ly, con chim đầu đàn “Sơn Ca 7”  -  Ðinh Phương
[NGHỆ SĨ & CHÍNH TRỊ] ... Hãy bình lặng để cho ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam với khán thính giả của chị ấy (như chị ấy đã từng mong mỏi) và hát những bài tình ca, phục vụ quần chúng, không mang mầu sắc chính trị, không phục vụ cho một thế lực nào, bất chấp những sự kích động của các phe nhóm cực đoan, từ mọi phía... (...)

28.09.2012
Con cặc trong thời “Mạt pháp”*  -  Sái Toàn Đoan
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Liên quan đến thời sự Việt Nam, hiện nay dư luận tập trung vào 3 câu hỏi lớn như sau: 1. Tự do là gì? Cái hình hài của Tự do như thế nào?... (...)

27.09.2012
“Không có gì quý hơn... Tự Do cái con cặc”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi nói “Tự Do cái con cặc”, Trung tá công an Vũ Văn Hiển đã nói hoàn toàn chính xác. Và còn chính xác hơn nữa, nếu hắn nói thêm: “Độc Lập cái con cặc” và “Hạnh Phúc cái con cặc”... (...)

24.09.2012
Đôi lời về ngộ nhận không đáng có  -  Inrasara
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Ba ngày qua (20-22-9-2012), website Inrasara.com bị trục trặc, lúc được lúc mất, cho nên vài phản hồi ở đây tôi chuyển qua nhờ Tienve.org đăng giùm. Như thế lại hay! Các trao đổi được nâng tầm, chứ không còn khoanh vùng ở blog hay web cá nhân nữa... (...)

Thư Trần Sáng gửi nhà văn Trần Đức Tiến  -  Trần Sáng
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Tôi, Trần Sáng, là người đã viết bức thư mang tít “@TXB: HÈN!”, chứ không phải là TXB đã viết thư cho ông vừa rồi. Nhà văn TĐT đã hiểu trật ký hiệu @ rồi đó. Có vài sai sót khi bài chỉ ghi tít là “@TXB: HÈN!”. Đây là lỗi kỹ thuật, có lẽ do mạng của nhà thơ Inrasara trục trặc, nên xảy ra sơ suất trên... (...)

22.09.2012
Thư gửi ông TXB  -  Trần Đức Tiến
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Kính gửi ông TXB, 1. Xin phép được nhắc ông: phần “Phụ lục” ở cuối thư của ông không đầy đủ. Theo tôi biết còn một số comment nữa sau lời cảnh báo của ông Inrasara. Phần “Phụ lục” này do ông Inrasara đưa, hay ông đưa? Ông nào cố tình đưa thiếu vậy?... (...)

21.09.2012
@TXB: HÈN!  -  Inrasara
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Website Inrasara.com vừa nhận được “phản hồi” của bạn đọc @TXB liên quan đến sinh hoạt văn học Việt Nam. Vì mạng của tôi có trục trặc nên không cho hiện được. Nhận thấy đây là vấn đề mà bạn đọc bức xúc, nên tôi xin chuyển nhận xét này đến Tiền Vệ, để rộng đường dư luận. Inrasara. (...)

19.09.2012
Tôi rất nhục nhã khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học (Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa) Việt Nam!  -  Diên Vỹ
[CHUYỆN GIÁO DỤC] ... Diên Vỹ Với những lỗi sai ngớ ngẩn như thế thì chẳng cần phải đến các nước Âu-Mỹ, chỉ cần sang các nước trong khu vực thôi tôi đã bị khinh rồi. Tôi biết lấy cái gì che mặt khi thấy sai mà không thể sửa hay thậm chí còn không biết sai để sửa? Đã dốt nát như thế, sai be bét như thế, bị khinh như thế mà còn không biết nhục, cứ vênh váo mãi ư? Nhục, nhục lắm, nhục quá!... (...)

10.09.2012
Viết và đọc  -  Nguyễn Thị Sương
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... Nếu cái truyện ngắn của tác giả Nam Đan hay bao nhiêu thì bài nhận định phân tích của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt hấp dẫn Sương tui bấy nhiêu. Rất ngắn gọn. Nhưng chi tiết. Và sâu sắc. Không phải một chín một mười mà là cả hai đều mười hết... (...)

Từ hai câu chuyện ở biên giới, suy nghĩ về sự im lặng  -  Inrasara
[CẢM NGHĨ] ... Thế nhưng có một em bé đã không “biết” im lặng... Cậu học sinh ấy chưa từng trải nỗi đời, nên đã dũng cảm hành xử như thế. Mỗi lần nhớ đến cậu bé ấy, tôi cứ miên man nghĩ về sự từng trải của mình... (...)

05.09.2012
Chuyển dịch - dịch chuyển  -  Ðinh Phương
[DỊCH THUẬT] ... Đọc từ nguyên bản, người ta nhận ra ngay cái ý của Victor Yerofeyev rằng trong giáo huấn của Thiên Chúa giáo có cả hoà bình và cả thanh kiếm (nếu cần thiết thì phải nói rằng có cả quả táo và con rắn độc, v.v...)... (...)

04.09.2012
Đọc “Chuyện chó chết” của Nam Đan  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... Chuyện một bà già nghèo đi bán chó thì không phải là “chuyện chó chết”. Chuyện con chó cưng bị bệnh rồi chết thì cũng không phải là “chuyện chó chết. Chuyện của bọn bán nước thì mới đúng là “chuyện chó chết”... (...)

Hãy yêu thương, đừng ăn thịt  -  Nguyễn Đăng Thường
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... “Chuyện chó chết” của Nam Đan tuyệt hay. Hãy yêu thương chó đừng ăn thịt cún. Xin cảm ơn tác giả - ba lần ba... (...)

小酌 : tiểu chước, bữa rượu ở nhà  -  Black Raccoon
[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... Có người nói Thúy Kiều là nhân vật Trung Hoa nhưng hoàn toàn mang hình ảnh cô gái Việt. Việt trong cung cách hành xử và ăn nói. Tui tin là có một “trường phái' thi văn chữ Hán của riêng người Việt Nam... (...)

02.09.2012
Một cái vòng luẩn quẩn... hãi hùng  -  Nguyễn Thảo
[VĂN HOÁ TRANH LUẬN] ... Các cuộc cãi nhau về thơ phú ở cái xứ Việt Nam là cái vòng luẩn quẩn... hãi hùng. Nhưng theo tôi, đó không phải là tranh luận mà là chửi nhau. Bản chất của các cuộc gọi là tranh luận thơ này đúng là như dzậy... (...)

01.09.2012
Thời của những tên “khùng bố” lộng hành trên mặt đất  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những tên “khùng bố” luôn treo biển “cách mạng” để “lôi kéo” được “đám đông khù khờ” đi theo chúng. “Đám đông khù khờ” không biết rằng “cách mạng” cũng là “án mạng”, chỉ khác nhau về số nhân mạng bị giết hại, bị chết oan uổng... (...)

Thắc mắc về câu thơ của Karl Marx do ông Đỗ Quyên trích  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN THƠ]... Tôi thắc mắc liệu có phải câu thơ trích là của Marx, hay là của ai khác, hay là do ông Đỗ Quyên bịa ra? Vì tôi chép câu đó lên Google để tìm thì không thấy một kết quả nào khác ngoài câu trích trong chính hai chùm thơ của ông Đỗ Quyên... (...)

28.08.2012
Ai chịu trách nhiệm ‘định hướng’ thẩm mĩ độc giả?  -  Inrasara
[CHUYỆN THƠ... THẦN] ... Cụ thể hơn, các cuộc tọa đàm, hội thảo được mở ra để làm gì? Để đánh bóng tên tuổi một cá nhân, hoặc để thảo luận về hiện tượng chữ nghĩa nào đó ít liên quan trực tiếp đến tiến trình phát triển văn học? Để rồi sau đó chẳng thu hoạch được gì... (...)

27.08.2012
“Hiện tượng” thơ Hoàng Quang Thuận  -  Ðông La
[CHUYỆN THƠ... THẦN] ... Bài báo của ông Minh Diện gần đây “HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được Tiền Nhân mượn bút” như giội một gáo nước lạnh, không biết thật hư thế nào... (...)

19.08.2012
Bản dịch Lolita của Dương Tường - sai từ dòng đầu tiên sai đi?  -  An Di
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như đã biết, xung quanh cuốn Lolita bản dịch Dương Tường là một loạt cái tên dịch giả “lừng danh” tham gia hiệu đính biên tập như Trần Tiễn Cao Đăng, Phạm Anh Tuấn, Cao Việt Dũng, Đào Tuấn Ảnh. Nhân vật cuối cùng trong danh sách này còn kiểm tra cả bản tiếng Nga, vậy mà để ông Dương Tường dịch ngớ ngẩn ngay câu đầu tiên của chương 1... (...)

16.08.2012
Nhã Nam ‘tái bản có sửa chữa’ Lolita trong khi ông Dương Tường bị bệnh?  -  Diên Vỹ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lolita tái bản được phát hành ngày 14/07/2012, tức là sau khi ông Dương Tường nhập viện 5 ngày. Lẽ nào ông Dương Tường lại không biết việc Nhã Nam đang/sẽ “tái bản có sửa chữa” Lolita? Ông có được tự tay sửa “dăm chục chỗ” như ông đã yêu cầu không? Chẳng lẽ Nhã Nam lại dám coi thường ông đến mức “qua mặt” ông sao?... (...)

Vài điều nói thêm về quan điểm: “phê bình là phải chỉ ra thế nào là đúng” của ông Phạm Quang Tuấn  -  Nguyễn Minh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Quan điểm của tôi là phê bình không nhất thiết phải đi cùng với việc chỉ ra là phải làm thế nào cho đúng (tức là phải đưa ra phương án dịch lại). Nếu nhà phê bình dịch thuật lại đi dịch lại, thì anh ta sẽ tiếp tục vướng vào vòng xoáy của tranh cãi tiếp... (...)

12.08.2012
Nói thêm về tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình của Linh Hương  -  Phạm Quang Tuấn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình mà chỉ chê sai chứ không chỉ ra thế nào là đúng thì có thể được chấp nhận ở tiệm phở, và chắc là luôn luôn được chấp nhận ở bàn nhậu, nhưng nếu một bài phê bình kiểu đó gửi cho một tập san tiếng Anh thì tức khắc sẽ bị vứt vào sọt rác... (...)

11.08.2012
Về 4 điểm “chưa rõ” trong bài của ông Phạm Quang Tuấn  -  Nguyễn Minh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như vậy 3 điểm thắc mắc của ông Phạm Quang Tuấn thật ra là không có gì đáng để thắc mắc. Riêng phần [4], thì quả thật là tôi cũng cùng thắc mắc với ông Phạm Quang Tuấn, là tại sao McCoo’s Cousin ở đây chính là ông McCoo?... (...)

Những quyền lực của bóng tối hay một bóng tối đầy quyền lực  -  André Menras Hồ Cương Quyết
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các lực lượng của bóng tối rất đáng sợ đó cũng bị đại đa số nhân dân khinh bỉ. Chúng còn nặng tội hơn cả chính bọn xâm lược là những kẻ còn có thể viện cớ vì quyền lợi của đất nước chúng trong chính sách bành trướng; còn đám cộng tác Việt Nam chỉ có một biện minh duy nhất là lợi ích riêng đen tối của chúng, chống lại lợi ích của chính nhân dân mình... (...)

10.08.2012
Những con chuột cống trong đống rác  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những kẻ chuyên bênh vực cho chế độ thối nát vẫn biết rằng chế độ là thối nát, nhưng họ vẫn ra sức bênh vực cho chế độ thối nát, vì họ nhờ sự thối nát ấy để kiếm lợi cho bản thân. Họ giống như những con chuột cống chuyên sống trong đống rác... (...)

Tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình của Linh Hương không hề nhỏ chút nào!  -  Phạm Quang Tuấn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình thì phải rõ ràng và chính xác. Chỉ ra tám lỗi mà người phê bình đã phạm bốn lỗi hay mập mờ. Tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình Dương Tường của Linh Hương không hề nhỏ chút nào!... (...)

09.08.2012
Du khách là đại sứ văn hoá  -  Bùi Văn Phú
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, ngày nay du khách đến Việt Nam sẽ thấy được gì? Một đất nước đang phát triển là điều mọi người nhìn ra. Đó là mặt nổi. Thế còn văn hoá Việt Nam có gì đọng lại?... (...)

08.08.2012
Nhã Nam giải quyết nội bộ Lolita thế nào?  -  Hương Chi
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài của Linh Hương nói về chuyện Nhã Nam có sửa Lolita, thay cả bìa (chắc để độc giả không nhận ra bản sách tai tiếng trước đây), tôi bán tín bán nghi lao ngay ra nhà sách xem, thì quả thật là Linh Hương nói đúng... (...)

05.08.2012
Phê bình hay tuyên truyền thơ?  -  Phan Đức
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Trong nước mới đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được đánh trống khua chiêng ầm ỹ bởi một số nhân vật có máu mặt trong giới văn thi sĩ quốc nội. Họ đang “hợp đồng tác chiến” đánh bóng tên tuổi của nhà thơ này lên tận chín tầng mây... (...)

Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 3)  -  Linh Hương (Lavender)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nhã Nam đã thầm lặng biên tập lại Lolita và tái bản nó “có sửa chữa”. Họ không dám đưa ra lời xin lỗi trước công luận, trước những người mua sách đã mua phải một bản dịch quá tệ hại, mà ráo riết làm việc đằng sau để chỉnh sửa lỗi bản dịch. Thật đáng tiếc, bản Lolita “có sửa chữa” vẫn còn gần như đầy đủ các lỗi tệ hại đã được chỉ ra trên Tiền Vệ, và còn vô vàn lỗi khác... (...)

02.08.2012
Nói thêm cho rõ  -  Diên Vỹ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những người như Hà Trung không thể nào nhìn thẳng vào ánh sáng của lịch sử đúng như nó vốn có mà phải luôn luôn mang sùm sụp trên mắt cặp kính râm “dân tộc tôi vốn đã thế, tôi đành chịu chứ biết làm sao, anh có giỏi thì thay đổi lịch sử giùm đi”... (...)

25.07.2012
Nghệ thuật và chức quyền  -  Ðặng Hữu Phúc
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết nói về tình trạng chọn tác phẩm Việt Nam để biểu diễn của các chương trình hòa nhạc, ca nhạc ở ta từ lâu nay, thường là tác phẩm của người có chức có quyền, hoặc ngồi trong Ban giám khảo... (...)

Trắng tay dân tộc tôi phải làm gì?  -  Hà Trung
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi đọc những bài như bài “Những kẻ trắng tay” của Diên Vỹ, tôi thường thấy mình đau lòng. Tôi biết họ nói có phần đúng, nhưng tôi chỉ tự hỏi họ nói vậy có mục đích gì, được gì?... (...)

19.07.2012
Góp thêm vài ý nghĩ khi đọc bài của tác giả xyz  -  Minh Thành
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Tôi nghĩ, nếu nói như nhà văn Đặng Thân thì thơ Việt còn nhiều tác giả có thể so với tầm Nobel, e rằng nhà văn Đặng Thân đã bỏ sót... (...)

Michiyo Phạm Ngà: Phát biểu ý kiến, hay gây hấn?  -  Tiểu Thư
[VĂN HOÁ GIỚI TÍNH] ... Trai Việt, hãy nhớ rằng vẻ e ấp và sự thinh lặng của gái Việt nhiều khi chất chứa những phê phán nhiều gai góc hơn những gì Michiyo nói. Gái Việt, hãy nhớ rằng khép nép và chấp nhận không giúp cho người đàn ông của mình đáng yêu hơn. Đừng trách Michiyo nói khó nghe, mà hãy trách thực tại không tốt đẹp Michiyo nhìn thấy... (...)

18.07.2012
Nói thêm đôi điều  -  xyz
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Vừa qua tôi nhận được phản hồi cá nhân từ một số bạn bè, rằng bài viết của tác giả Đặng Thân “không có giá trị gì ngoài việc tung hứng đầy cảm tính hồ đồ về thơ Nguyễn Quang Thiều”, chẳng hạn như Đặng Thân cho rằng “2 thi sĩ VN sáng giá nhất tính từ 100 năm trở lại đây là Hàn Mặc Tử và Nguyễn Quang Thiều”, vậy mà tôi đã “góp ý” là bài viết của Đặng Thân “rất hay”, bởi vậy hôm nay tôi thấy nên nói thêm đôi điều như sau... (...)

12.07.2012
Hoan nghênh  -  xyz
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Hoan nghênh tác giả Đặng Thân đã chỉnh lại chi tiết, cũng như đã thêm vào một câu rất hay... (...)

Miền Dịch Hạch [bài 3]  -  Diên Vỹ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nếu công nhận dịch loạn là kết quả của kém năng lực, lười suy nghĩ, tự lừa dối bản thân, coi thường người đọc, trí trá tự biện, xu phụ, tâng bốc, hống hách thì hãy nên trách nền giáo dục đã cho ra những con người ấy... (...)

Đính chính  -  Ðặng Thân
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Tôi xin có lời đính chính cho đoạn cuối cùng của bài “Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm” [...] Mong độc giả thứ lỗi. Thực ra, trong khi trí nhớ ngày càng bậy bạ, thì cũng dễ mà lẫn lộn, như là giữa ông Phê Rồ rồi là ông Phao Lồ... (...)

08.07.2012
Góp ý với Đặng Thân  -  xyz
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Đọc “Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm” của Đặng Thân, thấy rất là hay, nhưng mà Thân ơi là Thân, mấy cái câu cuối... (...)

Nguyễn Mộng Giác – một ân tình riêng  -  Nguyễn Viện
[TƯỞNG NIỆM] ... Cái biến động đã làm nên những tác phẩm của nhà văn. Nhìn ở góc độ này, hẳn nhiên anh Nguyễn Mộng Giác đã trải qua những biến động lớn lao và nó lưu dấu anh như một nhà văn thật sự, theo nghĩa mạnh nhất của nó: người tạo ra những biến động. Và cái chết có thể là biến động cuối cùng mà chúng ta sẽ mang niềm bí mật ấy đi mãi... (...)

07.07.2012
Gửi nén nhang tâm tưởng đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác  -  Trần Hữu Dũng
[TƯỞNG NIỆM] ... Nghe tin nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời, nhiều bạn đọc cảm thấy hụt hẫng, bàng hoàng dù biết anh bệnh nặng vài năm trước. Tôi thấy cả khoảng trống mênh mông trước mắt khi nhớ lại những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Mộng Giác mà mình từng đọc và yêu thích... (...)

Nghĩa của ‘phán rơm’ và ông phán rơm Trần Mạnh Hảo  -  Liêu Thái
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Đó là gì nếu không gọi là phê bình phán rơm, một kiểu nấp bóng để đánh một đòn mà được lợi cả bên này lẫn bên kia?! Tôi cũng xin nhắc thêm, lối viết phê bình cũng như phản biện của ông Trần Mạnh Hảo thường là không đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, đi lòng vòng, cà kê dê ngỗng... (...)

06.07.2012
Nhớ Nguyễn Mộng Giác  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM] ... Chúng tôi mỗi người một ly rượu đỏ. Thỉnh thoảng nói chuyện này chuyện kia về Nguyễn Mộng Giác. Nhưng nhiều hơn, là im lặng. Chỉ ngồi im lặng. Màu rượu đỏ, dưới ánh đèn mờ, biến thành màu của bóng tối. Chỉ có chút ánh sáng loé lên từ phần trên của chiếc ly thuỷ tinh. Cái phần không có rượu. Phần trống. Phần của hư không. Thật hiu hắt... (...)

‘Hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định  -  Inrasara
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Nguyễn Quang Thiều cứ mắc kẹt ở bên kia bờ hiện đại. Mắc kẹt và rớt lại phía sau... Cho nên không thể đòi hỏi Nguyễn Quang Thiều hậu hiện đại, như vài người viết phê bình đã cố tình đẩy anh về phía xa xôi ấy. Hướng tâm, Nguyễn Quang Thiều không thể không né tránh các vấn đề thời sự cộm, cái cộm khả năng va chạm cơ chế mà anh là một bộ phận khôn rời. Một nhà thơ còn escape from freedom thì vời xa cả vực thẳm với hậu hiện đại... (...)

Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm  -  Ðặng Thân
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Trong mắt tôi, thơ Nguyễn Quang Thiều như một tấm lưới vô biên, không phải được dệt bằng sợi gai, sợi cước PA hay nylon sợi xe như người ta thường gặp; nó được dệt bằng ánh sáng, thứ ánh sáng của “hố thẳm”... (...)

24.06.2012
Biết trông cậy vào ai?  -  Vũ Hùng Anh
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Ai đẻ ra cái thời đại nhảm nhí này? Đấy chính là cái nền giáo dục XHCN ở trong nước. Nghĩ mà thương cái xứ mình. Người lao động thì cực nhọc mà lại quá nhiều oan ức, còn đám nhà văn thì như vậy. Biết trông cậy vào ai?... (...)

23.06.2012
Không muốn dối trá, có được không?  -  Nhất Thanh
[VẤN NẠN ĐẠO ĐỨC] ... Bao nhiêu biểu hiện dối trá trong xã hội, bấy nhiêu sự bất lực chống trả đi kèm của thiểu số có văn hóa, có lương tri. Muốn không dối trá, trong bối cảnh xã hội như thế, liệu có được không? Không. Chắc chắn không. Nếu nhà cầm quyền chỉ biết, và đã an tâm, giăng đầy những khẩu hiệu sáo rỗng... (...)

Trần Mạnh Hảo – từ đánh tráo khái niệm đến nhầm lẫn khái niệm  -  Liêu Thái
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Trong bài viết “Sự dễ dãi không làm nên giá trị thi ca” của tác giả Trần Mạnh Hảo, đăng tại trannhuong.com, có một số ý sau đây làm tôi hết sức bất ngờ cho sự hiểu và viết của ông Hảo. Ở sự hiểu của ông, chỉ với riêng bài viết của tôi cũng có lắm vấn đề để bàn, và sự viết của ông thì miễn bàn, vì nó xuất phát từ sự hiểu... (...)

22.06.2012
Tiền Vệ công khai phản đối lối phát biểu mang tính xúc phạm vô cớ của ông Trần Mạnh Hảo  -  Tiền Vệ
[VĂN HOÁ ĐỐI THOẠI] ... Chúng tôi công khai phản đối lối phát biểu mang tính xúc phạm vô cớ của ông Trần Mạnh Hảo khi ông cho rằng chúng tôi đã “dùng Liêu Thái để lên án” ông... (...)

21.06.2012
“Một cách khiêm tốn để níu người Cham ở lại với đất”  -  Inrasara
[ĐỜI SỐNG NGƯỜI CHĂM] ... Ở đây là người Cham, một dân tộc thiểu số đã đóng góp rất nhiều cho đất nước Việt Nam ở hôm qua, nhưng hôm nay, khi Chính phủ lên Dự án ảnh hưởng toàn diện đến đời sống của họ, họ lại không được hỏi ý kiến... (...)

20.06.2012
Trần Mạnh Hảo – một kiểu ‘phán rơm’ trong phê bình văn học  -  Liêu Thái
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Nếu ông không phân tích, chứng minh một cách cụ thể, có khoa học những gì ông nêu ra thì e rằng lâu nay ông đã bịp độc giả, lừa mị họ bằng thứ ngôn ngữ rỗng tuếch, đao to búa lớn… Ông đã rơi vào loại phê bình võ đoán, phán rơm... (...)

18.06.2012
«Dịch loạn» chính là hậu quả của «tinh thần nhân đạo» kiểu Pháp  -  Trần Bình
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông Cao Việt Dũng đã được nhập học Trường cao đẳng sư phạm Paris là nhờ chính sách «mở rộng quan hệ quốc tế» của trường này... Cuộc dịch loạn của ông Cao Việt Dũng tại Việt Nam, hỡi ôi, chính là hậu quả của «tinh thần nhân đạo» kiểu Pháp!... (...)

Ông Trần Tiễn Cao Ðăng nghĩ gì về THẢM HỌA DỊCH THUẬT trong những cuốn sách do Nhã Nam xuất bản?  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phải chăng, theo ông Trần Tiễn Cao Đăng, hai bản dịch thảm hại của Cao Việt Dũng không phải là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT? Hay phải chăng vì hai bản dịch đó do Nhã Nam xuất bản, nên dù chúng có thảm hại đến mức nào đi nữa, chúng vẫn không là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT?... (...)

17.06.2012
Miền Dịch Hạch [bài 2]  -  Diên Vỹ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như tôi được biết, trước khi có sách bị thu hồi ông Cao Việt Dũng là trưởng ban dịch thuật của công ty Nhã Nam, nay chức vụ này do ông Trần Tiễn Cao Đăng chịu trách nhiệm. Trong bài này tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi về hai người, một người đã và một người đang, ngồi ở vị trí này; sau đó là về công ty nơi họ đang làm việc... (...)

Đôi lời gửi Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam về bản dịch “Vô tri”  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tôn trọng độc giả và cá nhân tôi, Nhã Nam nên nhanh chóng công khai cụ thể 264 lỗi đó. Tiếp theo, tôi sẽ xem xét và trao đổi với quí vị trên mục Đối Thoại của Tiền Vệ. Bằng không, trong những ngày tới, tôi sẽ tiếp tục công việc sửa chữa của mình... (...)

Nghiên cứu văn học ở Miền Nam, tìm ở đâu?  -  Nguyễn Triệu Sơn
[NGHIÊN CỨU VĂN HỌC] ... Từ lâu, tôi đã được nghe tới (và được đọc một số) các công trình nghiên cứu văn học ở Miền Nam. Theo quan sát của tôi, việc tìm về thành tựu nghiên cứu văn học ở Miền Nam ngày càng được học giới trong nước quan tâm, trong số đó, đáng chú ý có cả giới trẻ yêu chuộng học vấn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là vấn đề tư liệu... (...)

16.06.2012
Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 2.2)  -  Linh Hương (Lavender)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như vậy chỉ trong vài trang với hơn ngàn chữ của phần lời nói đầu và chương 1 của bản dịch “Lolita”, đã có rất nhiều lỗi cần phải chỉnh sửa. Các ví dụ về dạng lỗi “dịch mà như chưa dịch” này, có thể tìm thấy rất nhiều trong bản dịch “Lolita” của ông Dương Tường... (...)

15.06.2012
Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ra thông cáo về bản dịch “Vô Tri”  -  Người Sưu Tầm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Sau một loạt bài phê bình khác của Hà Thúc Lang về bản dịch cuốn “Vô Tri” (tiểu thuyết của Milan Kundera, bản dịch của Cao Việt Dũng), vào ngày 12/06/2012, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã quyết định tiến hành hiệu đính bản dịch “Vô Tri” cho lần tái bản ngay sau khi họ đưa ra thông cáo... (...)

10.06.2012
Miền Dịch Hạch [bài 1]  -  Diên Vỹ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ cái lỗi sơ đẳng đó khiến tôi phải đặt câu hỏi, có lẽ nào những cuốn được coi là dịch phẩm của ông xưa nay chỉ là những thứ ông “xào nấu” lại từ bản dịch ở miền Nam trước 1975, và nếu có “hâm” lại thì ông chỉ “hầm” trên bản tiếng Pháp mà thôi, rồi ông thay cái tựa, ông “thêm mắm thêm muối” vài chỗ, là xong?... (...)

Dịch loạn? Hay là dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí huệ từ bi  -  Sái Toàn Đoan
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chiều lang thang quanh Arsenal bồn nước / Rồi rảo bước về cái Thư viện Lớn quận mười ba / Bồi hồi chợt nhớ Nhạc gia / Tử cung – u ác giết cha tôi rồi... (...)

05.06.2012
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (phần 7)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến bây giờ thì tôi buộc phải ngờ rằng quyết định thu đổi ”Bản đồ và vùng đất” chỉ là một cách để dẹp yên dư luận, chứ bản thân Nhã Nam thì không thành thực chút nào! Độc giả vẫn chờ xem bao giờ thì được “đổi”!!! Còn về bản dịch “Vô tri”, chừng nào chưa có phản hồi chính thức từ phía xuất bản và người dịch, tôi vẫn tiếp tục công việc sửa chữa... (...)

Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 2.1)  -  Linh Hương (Lavender)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Thật đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài trang giấy mỏng, với vỏn vẹn hơn ngàn chữ, mà bản dịch của ông Dương Tường cũng có đến hơn chục lỗi dịch và khá nhiều điểm cần tranh luận... (...)

03.06.2012
Thử bàn vài ba điều về chữ ‘đạo’  -  Phan Đức
[CHUYỆN THƠ] ... Nhân bạn đọc Xyz than phiền rằng sự khác nhau giữa 2 loại ‘đạo’ đã tạo ra phản ứng trái ngược: ‘đạo thơ văn’ thì bị lên án còn ‘đạo... ca’ thì được nhiều người đồng lòng chấp nhận, tôi xin thử bàn chơi về chữ ‘đạo’... (...)

Đạo đức học của sự nổi giận  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Theo dõi báo chí trong nước về các vụ công an đánh người - đánh một cách vô cùng tàn bạo, thậm chí, có khi đánh đến chết, trong đó hầu hết nạn nhân là những người vô tội, tôi có hai sự ngạc nhiên lớn: Thứ nhất, đối với công an... (...)

02.06.2012
“Đạo văn” và “đạo... ca”  -  xyz
[CHUYỆN THƠ] ... À, mà tại sao thấy ai “đạo văn”, “đạo thi” thì chúng ta “vỗ mặt”, trong khi nghe “đạo ca” (như “10 bài đạo ca” của Phạm Duy) thì lại “vỗ... tay”? Tiếng Việt “ngộ” hén?!... (...)

01.06.2012
“Trò chơi lớn” của Chân Phương!  -  Thành Minh
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc cái cáo trạng “Đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” của Chân Phương, thấy rất... khủng. Để kết án đạo văn thì bằng chứng phải là sự giống nhau nguyên câu hay nguyên đoạn, chứ giống nhau ở đơn vị chữ thì làm sao mà gọi là “đạo văn”?... (...)

Tình giả, playing with fire  -  Black Raccoon
[ĐIỆN ẢNH] ... Ở một xã hội tự do và phóng khoáng như Úc thì cũng không có nghĩa mọi thứ giá trị nền tảng luân lý đều ngả nghiêng đảo lộn. Bằng cớ là Linh đã giấu giếm việc làm điếm part-time temporary của cô ta rất kỹ. Sợ gia đình biết. Sợ xã hội biết. Sợ nhà trường biết. Sợ quá đi chứ... (...)

31.05.2012
Bài đáp từ gửi anh Chân Phương  -  Trần Hữu Dũng
[CHUYỆN THƠ] ... Lâu nay tôi đọc thơ anh Chân Phương rất thích và dành rất nhiều tình cảm tốt đẹp. Nay đọc bài ĐẠO VĂN HAY CẮT DÁN TRONG MÊ SẢNG trên trang “Đối thoại” (Tiền Vệ) tôi giật mình... (...)

Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 2)  -  Linh Hương (Lavender)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin phép gọi là nhóm lỗi dịch mà như chưa dịch ... (...)

Vài ý kiến trao đổi với anh Phan Đức về phim CARELESS LOVE  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[ĐIỆN ẢNH] ... Anh Phan Đức có đề cập đến nhân vật Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh. Theo tôi, nếu so sánh giữa 2 nhân vật Kiều và Linh thì cách giải quyết vấn đề của Kiều phần nào dễ chấp nhận hơn, còn đối với Linh... làm như hơi “quá cực tả”, đến mức khó chấp nhận... (...)

30.05.2012
Đạo văn hay cắt dán trong mê sảng  -  Chân Phương
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc mấy trang thơ cuối tuần này trên Tiền Vệ, tôi phát hiện một số điều quái lạ và buồn cười trong bài thơ “Trở Giấc” của Trần Hữu Dũng - hình như tác giả đã cắt dán và vay mượn “tự nhiên” các câu chữ và tứ thơ chủ yếu từ hai bài “Le Grand Jeu” và “One-Way Traffic Blues” của tôi... (...)

Không thắc mắc vì sốc với CARELESS LOVE  -  Phan Đức
[ĐIỆN ẢNH] ... Hình như đạo diễn John Duigan có sự hiểu biết sâu xa về văn hóa Á Đông hay sao mà truyện phim hơi giống với “Đoạn trường tân thanh” của thi hào Nguyễn Du đến thế nhỉ? Sở dĩ nói vậy là vì đạo diễn đã bày tỏ qua phim lòng hiếu thảo vẫn luôn là điều khá thiêng liêng, chưa hề biến mất khỏi cuộc đời người con gái Á Đông, trong đó có Việt Nam, dù họ đang trôi nổi giữa xứ lạ quê người!... (...)

26.05.2012
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (phần 6)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích các bài viết này của tôi, do đó, không phải là chứng minh sự yếu kém nan giải của anh Cao Việt Dũng, mà là yêu cầu Nhã Nam có cách ứng xử đúng đắn với một dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng do họ xuất bản... (...)

Một điểm thắc mắc về phim CARELESS LOVE  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[ĐIỆN ẢNH] ... Sau khi đọc bài điểm phim Careless Love của anh Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi rất muốn xem phim ấy. Trong thời điểm hiện tại, phim chưa được chiếu ở nơi tôi cư ngụ. Dù vậy, khi nghe qua cốt truyện tôi có một điểm rất thắc mắc xin được nêu lên... (...)

25.05.2012
Phim CARELESS LOVE với diễn viên Nammi Le xuất sắc  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[ĐIỆN ẢNH] ... Là một người Việt, khi xem phim này xong, trong tôi đọng lại nhiều ấn tượng, nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất là sự diễn đạt vô cùng tự nhiên của Nammi Le trong tất cả những trạng huống khác nhau trong cuốn phim. Và tôi rất hãnh diện khi biết rằng Nammi Le là một cô gái Việt tỵ nạn, lớn lên trên đất Úc, có một cuộc sống thành đạt, và thực hiện được ước mơ nghệ thuật của mình bằng chính tài năng của mình... (...)

Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 1)  -  Linh Hương (Lavender)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài những lỗi dịch ngay trong các dòng đầu tiên của bản dịch Lolita của cụ Dương Tường mà mọi người đã chỉ ra (Miền Columbia, dòng kẻ bằng những dấu chấm,...) còn nhiều lỗi khác, mà tôi sẽ dần dần thống kê lại trong các bài viết sau. Hiện nay tôi chưa đọc được hết toàn bộ bản dịch, nhưng trong những chương đầu cũng rất nhiều vấn đề... (...)

22.05.2012
Trần Quang Thành 陳光誠 và tâm trạng cảm xúc của ông  -  Black Raccoon
[TRÍ THỨC] ... Phải chăng, trong một xã hội hung ác và giả trá, một người mù, một người nhãn quan không bị nhuộm đỏ, lại chính là một người còn đủ thiên lương nhất?... (...)

19.05.2012
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (phần 5)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Sự vô cảm và luộm thuộm với chữ nghĩa của anh Cao Việt Dũng có lẽ dẫn chứng bao nhiêu cũng chẳng đủ, tôi cũng đã đưa ra không ít ví dụ từ trước tới nay. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn phân tích thêm vấn đề này, vì tôi cho rằng đó là nguồn gốc sâu xa, có thể nói là sâu xa nhất, dẫn tới những dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng, mất toàn bộ tính văn chương trong nguyên bản... (...)

16.05.2012
Cao dịch giả : từ ẩn ức đến thương hiệu  -  Lê Minh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lời vàng ý ngọc của Cao dịch giả nhiều quá, nhòm đâu cũng thấy, nên khỏi cần theo thứ tự trang. Cũng không biết bình loạn thế nào cho xứng tầm. Nguyên cái chuyện gạch chân và bôi đậm cũng đủ đau đầu, chỉ lo bỏ sót châu báu... (...)

15.05.2012
không phải thơ, chỉ là nghĩ...  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN QUÊ HƯƠNG] ... khi tôi chết đừng đem tôi ra biển / mặt mũi nào nhìn lại những hương linh / thôi / cúi xuống / ngón chân mình / mà đếm / thà làm ma-trơi-đom-đóm / một mình... (...)

Khổ thế!  -  Bắc Phong
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... ơ, thế không phải... sách bác trai có lỗi dịch thuật à? / không, sách dịch của cái ông gì đấy cũng nổi tiếng lắm / thế sao bác trai lại lo đến phát ốm? / ông ấy lo cho tương lai nền dịch thuật Việt Nam!... (...)

14.05.2012
Ngôn ngữ biết đi  -  Ðinh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ — cả tiếng nguồn và tiếng chuyển — là điều kiện ắt (phải) có trong dịch thuật. Điều đáng bàn trước hết là người ta có thống nhất được với nhau cái ý của ngôn ngữ không, hay mỗi người nghĩ mỗi nẻo, và ai cũng đúng... (...)

13.05.2012
Độc giả từ xa  -  Black Raccoon
[NGÔN NGỮ & VĂN HOÁ] ... Ông Quốc có kinh nghiệm và khả năng. Ông sống ở Úc, một đất nước tự do. Tui tin là ông sẽ còn làm được nhiều việc nữa. Cho Việt văn. Xin chúc mừng ông... (...)

12.05.2012
“Miền Columbia” có lẽ sẽ là một “phép ẩn dụ” khác của ông Dương Tường?  -  James Nguyễn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một ngày nào đó, nếu ông Dương Tường sửa chữa lại cái “miền Columbia” thành thủ đô Washington trong lần tái bản, thì đó là do chính ông ấy tự phát hiện đấy nhé... Còn nếu ông Dương Tường vẫn khăng khăng giữ nguyên cái “miền Columbia” trong lần tái bản, thì đó chính là vì “Trong tu từ người ta gọi là phép ẩn dụ” ấy mà... (...)

Lan man vài ý kiến về dịch thuật  -  Phan Đức
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Kể ra thì chuyện dịch thuật còn dài. Chỉ nhờ phái tính nam-nữ mà độc giả dễ dàng phát hiện ra lỗi dịch: đàn ông bị ung thư tử cung. Nếu đọc kỹ hơn, người ta còn khám phá ra vô số lỗi dịch trên nhiều lãnh vực khác nữa!... (...)

11.05.2012
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (phần 4)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này tôi sẽ phân tích một số lỗi điển hình của bản dịch “Vô tri”, đó là những lỗi mà tôi tạm đặt tên là “râu ông này cắm cằm bà kia”. Nguyên do từ đâu?... (...)

10.05.2012
Tại sao dồn sự chú ý vào chương đầu của bản dịch “Lolita”?  -  Nguyễn Đình Đăng
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên... (...)

Nhân tiện, nói luôn về bài viết của ông Phạm Anh Tuấn đăng trên tuanvietnam.net  -  Trinh Tùng
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bài của ông Phạm Anh Tuấn phạm 3 sai lầm lớn: 1) giật tít hơi bị lộn; 2) tỏ ra coi thường các chị em ngồi lê đầu ngõ, vừa đút cháo cho con vừa chém gió những chuyện cao siêu vượt quá ngọn rau đắng mọc sau hè. Hai chuyện này đã được nói nhiều rồi, không bàn thêm. Sai lầm thứ ba mới là sai lầm chết người... (...)

Trả lời bài báo của An Di  -  Ni Na
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi cuộc tranh luận về bản dịch tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Vladimir Nabokov do Dương Tường thực hiện, đặc biệt là hai điểm gây tranh cãi trong bài viết của An Di, tôi xin có một vài ý kiến như sau... (...)

Mỹ Từ Pháp - Tu Từ Pháp  -  Black Raccoon
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỹ Từ Pháp là phương pháp thành lập mỹ từ trong văn chương. Tức là một kỹ thuật viết và nói cho hay và đẹp... (...)

09.05.2012
“Ở đâu cũng là em” và “... bao giờ em cũng là Lolita”  -  Ðinh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có người bảo: dịch “on dotted line” thành “trên những hàng kẻ bằng những dấu chấm” là sai và “dịch như chưa dịch”. Điều này là quá đáng. Cùng lắm có thể nói chưa “sáng nghĩa” chứ làm sao mà nói ấy là sai được?!... (...)

08.05.2012
Lại nói chuyện ông già bóc hành: Từ vết chàm đến vết thương (chưa lành)  -  Nguyễn T. Long
[NHÀ VĂN & LƯƠNG TÂM] ... Năm ngày sau khi Grass phổ biến bài thơ, bộ nội vụ Do Thái tuyên bố Grass là persona non grata của nước họ. Ông thản nhiên ví chuyện đó với lối hành xử như của mật vụ Đông Đức (Stasi) cũ. Đã nói ra rồi thì cụ... tới luôn! Nói xách mé mà chơi: Na und?!... (...)

07.05.2012
“Dịch giả” sâu sắc... như cơi đựng trầu!  -  Chấn Hưng
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Không thể nói rằng vì Lolita hay mà bản dịch của nó chắc chắn phải được hoan nghênh ở Việt Nam... Một quan điểm đúng hay sai không phụ thuộc vào chuyện nó được nói ra từ ai... (...)

Đinh Phương hỏi một câu hỏi khá thú vị  -  Khiêm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lo - Lolita là một dạng khác của tên Dolores vốn có gốc gác từ Tây Ban Nha. Nghĩa của Dolores là “sầu đau”. Tên này khiến nghĩ tới đức mẹ Maria... (...)

05.05.2012
Trao đổi với bác Toàn Tâm về cái “mớ gai chằng chịt” và “mùi hương của ngày”  -  Trạch Lam
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, tôi đã nói, nếu chỉ dựa theo bản tiếng Anh, thì tôi nghiêng hẳn về nghĩa “redolent” mang tính hoài niệm. Còn hôm nay, sau khi đã so với bản tiếng Nhật, tôi xin nói là tôi công nhận bác có lý... (...)

Phòng thí nghiệm hay phòng xử lý ảnh Lolita  -  N.T. Sơn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi là một người yêu thích chụp ảnh, và chụp ảnh bằng máy film chứ không phải là máy số. Một điều may mắn là số người yêu thích chụp máy film như tôi còn rất nhiều cả ở Việt Nam và trên thế giới chứ không phải đã tuyệt chủng như Nhật Minh nói... (...)

04.05.2012
Báo cáo  -  Bắc Phong
[NHÂN QUYỀN] ... thiển nghĩ Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng / có nên nhân cơ hội này / ra lệnh cho Hội Nhà văn / in các tác phẩm văn chương / đầy lỗi lầm dịch thuật / để bọn họ tiếp tục / bận tâm chuyện phản biện văn học / mà quên lên tiếng phản đối / chính sách đàn áp dã man / của Đảng và Nhà nước ta / trên những người bất đồng chính kiến... (...)

Trao đổi với Trạch Lam về cái “mớ gai chằng chịt” và “mùi hương của ngày”  -  Toàn Tâm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi cho rằng, với một người cẩn thận, chăm chút về nghĩa của từ ngữ và những ẩn dụ như Nabokov,... không đời nào có chuyện tác giả bất nhất trong nghĩa của các từ... (...)

Về cái lỗi “phòng thí nghiệm” của Lolita!  -  Nhật Minh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có thể thấy từ cái dotted line nổi tiếng, cho đến cái laboratory này, thì cách dịch của ông Dương Tường chưa thoát được ý, và khó hiểu cho người đọc bình thường... (...)

“Điền vào ô trống cho hợp nghĩa”  -  Ðinh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi những bài viết về chuyện dịch thuật trong mục đối thoại trên Tiền Vệ, tôi thấy rằng đa số chúng ta đang ngả từ hướng “từ theo từ” sang “ý theo ý”, và càng “ý theo ý” bao nhiêu thì chúng ta lại càng “từ xa từ” bấy nhiêu... (...)

Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (phần 3)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này, tôi sẽ phân tích một nguyên nhân nữa dẫn đến sự dịch sai của anh Cao Việt Dũng trong “Vô Tri”: dịch nhưng không dịch gì! ... Đọc các dịch phẩm của anh Cao Việt Dũng, không thể không có cảm giác cả hai ngôn ngữ đều nằm ngoài vòng kiểm soát của dịch giả, nôm na là tiếng Pháp anh không thạo, tiếng Việt anh cũng chẳng rành... (...)

03.05.2012
Phản hồi về bài viết của Toàn Tâm  -  Trạch Lam
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với hầu hết ý kiến bác đưa ra, tôi đều tán thành (bác theo dõi topic trên webtretho nên chắc cũng rõ quan điểm của tôi về phần lớn các chỗ mà bác Hoàng Anh nêu ra). Tuy nhiên, vẫn có 2 chỗ tôi xin góp đôi lời... (...)

Phòng thí nghiệm Lolita  -  An Di
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc báo chí lên tiếng mạnh mẽ đòi chấn chỉnh nạn dịch ẩu, dịch loạn hiện nay, và động thái thu đổi sách lỗi của Nhã Nam thực sự là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy độc giả vẫn còn hy vọng sẽ được đọc các bản dịch tốt, và được mở những cánh cửa đến với các nền văn hóa khác, chứ không phải đạp lên gai góc và những mảnh kính vỡ như hiện nay!... (...)

Phản hồi về bài viết “Vài nhận xét...” của Hoàng Anh  -  Toàn Tâm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói chung, khi phê bình cần hết sức thận trọng, không nên chỉ coi cảm nhận của cá nhân mình là phổ quát. Vả lại 1 bản dịch mấy trăm trang thì điều quan trọng nhất là chuyển tải được văn phong, cái hồn của tác phẩm, chứ không chỉ ở vài lỗi hoặc cách dịch chưa đạt... (...)

Hoàng Anh: cám ơn và xin lỗi  -  Hoàng Anh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cám ơn ông Phạm Tuấn Anh đã chỉ bảo cho về hệ đo lường ở các nước Anglo-Saxon; xin lỗi ông Dương Tường vì đã ngờ oan ông nhầm lẫn khi tính chiều cao Lolita... (...)

01.05.2012
She was Lo  -  Black Raccoon
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi người đều có cái “lý” riêng. Hãy để cho toàn xã hội và dân chúng tự do chọn lựa và sàng lọc, trong một cơ chế hoàn toàn tự do. Tui dám nói, trong vòng 3 năm tình trạng sẽ khá hơn 30 năm như hiện tại... (...)

30.04.2012
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch “Vô Tri” của Cao Việt Dũng (tiếp theo và còn nữa)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo tôi, nạn dịch loạn ở Việt Nam bị gây nên không chỉ bởi chính các dịch giả trong cuộc mà còn bởi cả phía có trách nhiệm xuất bản và phát hành... Mục đích các bài viết này của tôi, vì thế, không nhằm tấn công một cá nhân dịch giả nào, mà là yêu cầu những người từng đứng ra xuất bản và thu tiền từ các dịch phẩm rởm rít... (...)

Bình loạn: Loạn từ Lolita loạn đi...  -  Kal Kally
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phát hiện ra lỗi, ai cũng có thể làm được, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Đâu phải không có lý do. Bên cạnh cái đang làm người ta ầm ĩ: “Đạo đức dịch thuật”, có lẽ cũng nên dựng thêm một cụm “Đạo đức phê bình”... (...)

29.04.2012
Về bài “Vài nhận xét...” của Hoàng Anh  -  Phạm Tuấn Anh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một foot có 12 inches, khi nói 4 feet ten có nghĩa là 4 feet ten inches chứ không phải là 4 feet 10/100 (hệ thập nhị phân chứ không phải hệ bách phân) - như vậy 4 feet 10 chính xác là 147.32 cm. Cả người dịch và người phản dịch đều sai... (...)

Khi đạo lý làm người không song hành với khẩu hiệu  -  LN
[QUYỀN LỰC & TỘI ÁC] ... Nhà cầm quyền có thể rao giảng: “chế độ vì dân”, nhưng lại để cho/hoặc không có biện pháp quyết liệt để ngăn cấm cấp dưới lấy đất của dân mà không xét tới việc: NÔNG DÂN SẼ SỐNG RA SAO NẾU KHÔNG CÓ ĐẤT CÀY CẤY. Đó chỉ là khẩu hiệu. Sự tử tế kiểu đó, tuyệt không phải là đạo lý làm người! càng không phải đạo-lý-chính-trị!... (...)

Vài nhận xét về ba chương đầu (1, 2 và 3) trong bản dịch “Lolita” của ông Dương Tường  -  Hoàng Anh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com). Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho... (...)

Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang  -  Phạm Quang Tuấn
[QUYỀN LỰC & TỘI ÁC] ... Nói tóm lại đây là một sự bất công khủng khiếp, một vụ cướp ngày trắng trợn. Chẳng khác nào dân da trắng cướp đất của da đỏ, da đen ở Mỹ, Úc cách đây vài thế kỷ. Tuy nhiên, hồi đó các chính phủ Mỹ, Úc (Anh) không đồng lõa, thậm chí chủ mưu ăn cướp một cách trắng trợn như ta thấy trong bản thông cáo của chính quyền Hưng Yên... (...)

27.04.2012
Tôi vắt khô lệ chuyện nước tôi  -  Chu Thụy Nguyên
[QUYỀN LỰC & TỘI ÁC] ... Đang còn là tháng tư / và những lời nguyền rủa còn sờ sờ / Máu và nước mắt Văn Giang lại tuôn đổ / Những đồng bào tôi không tấc sắt trong tay... (...)

26.04.2012
Vô Tri và ẩn ức tình dục của dịch giả họ Cao  -  Lê Minh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khiếp quá, hưng phấn thuộc dạng bạo dâm? Mẹ bạo dâm con gái ruột hay sao? Vụ này thì còn xì-căng-đan bằng trăm lần vụ bố dượng mơn trớn con gái vợ trong Lolita. Sao Nhã Nam không cho Vô Tri giật một cái tít kiểu “Mẹ bạo dâm con gái – một thử nghiệm văn chương mang tên Milan Kundera” để mang xe tải ra mà chở tiền về nhỉ?... (...)

25.04.2012
Một số tin tức và phỏng vấn về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang sáng ngày 24/4/2012  -  Tin tổng hợp
[QUYỀN LỰC & TỘI ÁC] ... Nông dân ở Văn Giang phát biểu: "... Đất của chúng tôi bao nhiêu năm nay chúng tôi vẫn làm, đất bờ xôi ao mật. Bây giờ ba cấp chính quyền họ câu kết với nhau, họ ăn cướp của chúng tôi..." "... Chưa bao giờ tôi thấy chính quyền nó làm ác như vậy..." (...)

23.04.2012
Chiến tranh mạng  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TIN TẶC & PHẢN TIN TẶC] ... Các cuộc tấn công này nhắm đến hai mục tiêu chính: một là phá hoại (đánh sập các trang mạng) và hai là ăn cắp thông tin, từ thông tin quốc phòng đến thông tin thương mại và kỹ thuật. Thủ phạm của phần lớn các cuộc tấn công này đã bị nêu đích danh: Trung Quốc... (...)

22.04.2012
Nhận định ảnh hưởng của bài thơ “Was gesagt werden muss” trong bối cảnh thế giới và những câu hỏi cho Việt Nam  -  Ðinh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Qua sự việc này, chúng ta học và rút ra được kinh nghiệm gì? Günter Grass là một nhà trí thức, ông đã vượt qua rào cản của xã hội nói lên một thực trạng mang tính chất nguy hiểm (ít nhất là theo ông) và chấp nhận thiệt thòi, vì đâu? Việt Nam chúng ta có những “điều phải được nói ra” không?... (...)

21.04.2012
Đôi dòng với anh Đinh Bá Anh  -  Trần Kh.
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi không phải là người-chữ-nghĩa, nên viết câu kéo nhiều lúc không được mạch lạc mà cứ nghĩ là người đọc cũng sẽ hiểu như mình. Nếu quả thực câu tôi dịch có thể gây khó hiểu hay hiểu sai như anh đã chỉ ra thì chắc cũng nên sửa câu thơ ấy lại như anh đề nghị... (...)

“On the dotted line” thì chẳng có gì mà phải “phát rồ” như thế!  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... “on the dotted line” là một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não…”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”... cả!... (...)

“Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores” trong tiếng Việt có nghĩa gì?  -  Nguyễn Đình Đăng
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line.” Thành “Она была Долорес на пунктире бланков”... (...)

20.04.2012
Phản hồi của Toàn Phong về bài viết của Tùy Phong  -  Người Sưu Tầm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trên trang Evan đã có một bài viết của Toàn Phong, nhan đề “‘Trên dòng kẻ chấm’ và chuyện dịch thuật của Dương Tường”, phản hồi về bài viết “Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi...” của Tùy Phong... (...)

Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi...  -  Tùy Phong
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề cũng chưa hẳn đã tránh được những sai sót quá lộ liễu. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita - cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.” ... (...)

19.04.2012
Góp ý nhỏ với anh Trần Kh.  -  Ðinh Bá Anh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lâu nay tôi là người rất thích đọc các bản dịch sáng sủa mẫu mực của anh. Nhìn chung tôi thấy bản dịch bài thơ G.G. của anh là chính xác, bởi vậy chỉ xin có một góp ý nhỏ:.. (...)

Deutsche Sprache, schwere Sprache  -  Trần Kh.
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài phản hồi của anh Đinh Phương, tôi cứ đắn đo không biết có nên “phát biểu” tiếp nữa hay không. Đơn giản vì tôi ngại phải tranh luận với anh về kiến thức ngôn ngữ Đức trước đông đảo độc giả của Tiền Vệ... Nhưng nghĩ lại, tôi nhủ mình vẫn nên tiếp tục “đối thoại” với anh Đinh Phương chứ không lại bị hiểu lầm... (...)

18.04.2012
“Xin lỗi và cảm ơn”, thật sao?  -  Trần Thị Kim Lệ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?... (...)

Nhã Nam thông báo về việc thu đổi cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”  -  Thành Minh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam đã đi đến kết luận: “Bản đồ và Vùng đất” là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa; dịch chệch nghĩa; dịch sót; diễn đạt tiếng Việt có nhiều bất ổn. Số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập của chúng tôi, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành... (...)

17.04.2012
Chung cuộc = kết cuộc  -  Black Raccoon
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từng câu từng chữ thì khác. Trọn bài lại khác. Theo tui, mỗi bài có cái “hơi” riêng. Bài dịch của Đinh Phương gần Đức hơn (có lẽ). Bài của Trần Kh. nghe Việt hơn.... (...)

16.04.2012
Thử phân tích bài “Thử dịch lại bài thơ...” của anh Trần Kh.  -  Ðinh Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích của tôi trong bài đối thoại này là phản biện lại lời tựa của anh Trần Kh. cho rằng bài dịch của tôi đánh đố người đọc và “hơi ...ép cụ Grass”. (Ở đây tôi hiểu là “nhét chữ vào mồm cụ Grass”)... (...)

14.04.2012
Thử dịch lại bài thơ “Was gesagt werden muss” của Günter Grass  -  Trần Kh.
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài thơ của Günter Grass được dịch bởi Đinh Phương vừa mới đăng trên Tiền Vệ, tôi thấy có nhiều chỗ không chính xác và (vì thế) khó hiểu, nếu không nói là dịch kiểu này thì quả là đánh đố người đọc và hơi... ép cụ Grass... (...)

Điều phải được nói ra của Günter Grass  -  Nguyễn T. Long
[NHÀ VĂN & LƯƠNG TÂM] ... Chẳng biết Do Thái hay Iran có sắp dùng bom nguyên tử hay không nhưng Günter Grass đã vượt qua bằng cách dùng bom nguyên tử lương tâm của nhân loại để phá vỡ vô minh tập thể được truyền bá ở Âu Mỹ từ thời Do Thái lập quốc (1948)... (...)

13.04.2012
Dịch và dịch tác phẩm văn học  -  Inrasara
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn - tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch... (...)

07.04.2012
Nhìn nhận sai trái  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC & PHÊ BÌNH] ... Sau khi xem lại một lần chót cho chắc chắn, tôi thấy rằng không có chứng cớ nào đủ để cho thấy có sự, nào là: “... về sự hình thành của những vùng “cấm địa”, rừng nào cọp nấy... (...)

03.04.2012
Bên ni / bên nớ, và Ivo Pogorelich  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[ÂM NHẠC & PHÊ BÌNH] ... Và nếu quả thực là có cái sự cố tình đối nghịch giữa miền Đông và miền Tây, hễ bên ni khen tụng, thì bên nớ lại cố ý chê bai, thì những lời khen/chê ấy chẳng có giá trị phê bình gì ráo, mà chẳng qua chỉ là cái “game” để hai bên “chơi nhau” (cho bõ ghét!) mà thôi... (...)

Bố em chết vì ung thư tử cung!?  -  Báo Thể Thao & Văn Hoá
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... trên một trang web văn chương, người ta phát hiện ra cuốn sách dịch mắc một kỷ lục đen: tới 3.000 lỗi, và đó lại là tác phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Trung tâm sách quốc gia thuộc Bộ Văn hóa Pháp!... (...)

02.04.2012
Phỏng vấn Hùng Vương 18: Lịch sử được viết từ những thằng có hai hòn rưỡi dái!  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thưa cụ, hôm nay là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cụ cao tuổi, cụ không vào thắp nhang sao còn ngồi ngoài sân nắng như thế này? Cụ đi với con cháu? | À, à, ta ngồi chơi chút, đang nghĩ về cái lễ cúng ta... (...)

Chị Thu Hà nói  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... xí - dịch văn chương chớ đâu phải phô tô cóp pi ảnh tục mà đòi / phải giống y chang - chuyển ngữ là sáng tạo nghe chưa... (...)

Bên ni là chân lý, bên nớ là sai lầm?  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC & PHÊ BÌNH] ... Ni và nớ đây là Đông và Tây Hoa-kỳ, một cách tương ứng, hoặc muốn hoán đổi sao đó cũng ô kê, no problema. Đó là về địa dư, về lãnh thổ, và cũng là về sự hình thành của những vùng “cấm địa”, rừng nào cọp nấy... (...)

Về phim Hè Muộn  -  Ngự Thuyết
[ĐIỆN ẢNH] ... Đúng như trong “Về Vĩnh Châu”, tôi chỉ nhớ rất lơ mơ về phim Hè Muộn. Chỉ nhớ pha “đá banh” và cái ấn tượng buồn buồn mà cuốn phim đã để lại rất lâu trong tôi. Cám ơn anh đã nhắc lại cho tôi... (...)

30.03.2012
Dịch giả Cao Việt Dũng – Mãi mãi một Tượng đài Dịch thuật (P.1)  -  Sái Toàn Đoan
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Người đàn ông là bố đẻ cô gái mà những đứa con ruột của nàng gọi mẹ vợ tôi – người chỉ có một người con gái duy nhất - là bà ngoại, ông vừa phải đón nhận một tin dữ. “Ông bị ung thư cổ tử cung (cancer de l’intestin)”, nàng nói. “Đã di căn sang buồng trứng”... (...)

Phim Hè Muộn  -  Black Raccoon
[ĐIỆN ẢNH] ... Phim có nhiều scene thật đẹp. Lặng lẽ. Hơi buồn. Đạo diễn Đặng Trần Thức, theo báo chí lúc đó viết, là người đi du học Mỹ mới về nước quay phim lần đầu. Hãng phim Giao Chỉ mới thành lập là của nhóm Kiều Chinh, làm được 2 phim khá hay, “Hè Muộn” và trước đó là “Người Tình Không Chân Dung”... (...)

Nhân quyền Việt Nam tôi đâu?  -  Nguyễn Thị Thanh Bình
[TỰ DO & NHÂN QUYỀN] ... Nhân Quyền của Việt Nam tôi đâu? / Quyền con người quyền sống bấy lâu / Vang lên đi, tiếng hát vực sâu / Cởi xiềng xích bóng tối âu sầu... (...)

27.03.2012
Xưa vua Quang Trung nói: “Đánh cho để dài tóc...”  -  Bắc Phong
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... mình mới đọc bài “Trung Quốc và siêu quyền lực mềm” / của anh Nguyễn Hưng Quốc trên VOA / anh ấy viết hiện nay trên thế giới / nhiều quốc gia có quan hệ tốt với Trung Quốc / nhưng chưa có quốc gia nào / xem mô hình chính trị và xã hội của họ / là mẫu mực cho mình / trừ một ngoại lệ: Việt Nam... (...)

26.03.2012
Dịch “giả”, ký “giả”, báo “giả”...  -  Lê Công Thân
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngay sau khi bài viết Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”! của tôi được đăng trên mục “đối thoại” của Tiền Vệ, qua đó tôi vạch ra một loạt những chi tiết sai be bét trong bài báo “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, thì báo Thanh Niên đã lẳng lặng tháo gỡ bài báo đó... (...)

Nhã Nam lập hội đồng thẩm định cuốn “Bản đồ và vùng đất”  -  Người Sưu Tầm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bước sắp tới Nhã Nam làm là đối chiếu toàn bộ bản dịch, sau đó sẽ làm việc với dịch giả Cao Việt Dũng. “Nếu cần thiết, Nhã Nam và NXB Văn Học sẽ đứng ra lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở ngoài để đảm bảo tính khách quan...” (...)

24.03.2012
“Touch” và những vuốt ve nóng bỏng  -  Bùi Văn Phú
[ĐIỆN ẢNH] ... Hết phim, người xem không hiểu được nguyên do đưa đến những cử chỉ táo bạo của Tâm. Cách dựng nhân vật chính trong phim khiến khán giả khó nối kết được những tình cảm sâu lắng với hành động ngoài đời của Tâm, tuy các vai trong phim được diễn viên thể hiện khá thành công... (...)

23.03.2012
Sự lụi tàn của một dân tộc  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ & VĂN HOÁ] ... Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa đến bây giờ, mình có thể phát biểu như thế này: dân tộc Việt Nam đang “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc” đến... lụi tàn! Mà thật đấy, các bạn ạ, sự lụi tàn của dân tộc Việt Nam là điều khách quan, nó là hiện thực và không phải do mình “ác ý” mà nói ra đâu!... (...)

22.03.2012
Ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại  -  Lê Minh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại... (...)

Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”!  -  Lê Công Thân
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét... (...)

20.03.2012
Tạm ngừng phát hành “Bản đồ và vùng đất” để xem lại chất lượng dịch thuật  -  Báo Tia Sáng
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả... (...)

Vinh quang âm nhạc, và thủ đoạn chính trị  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NGHỆ THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Tôi nghĩ rằng, nếu chỉ vì động cơ tham nhũng, thì không đến nỗi Sergei Dorensky phải tàn nhẫn đến mức triệt hạ tuyệt đối Ivo Pogorelich bằng điểm 0. Tôi cho rằng chỉ có động cơ chính trị, tức là phải thực hành chỉ thị của Đảng, mới khiến Sergei Dorensky hành xử tàn nhẫn đến thế, trơ tráo đến thế, đê hèn đến thế... (...)

18.03.2012
Về phản ứng của ông Cao Việt Dũng và những người ủng hộ sự dịch loạn  -  Trần Thị Kim Lệ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang... (...)

16.03.2012
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần V)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng... Trước hết, tôi xin nhấn mạnh: trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý... (...)

Đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận  -  Inrasara
[ĐỜI SỐNG NGƯỜI CHĂM] ... Khi có họa hạt nhân, 30km bán kính bao gồm cả hai cụm tháp thiêng trên sẽ thuộc vùng cấm. Các nhà khoa học cho biết, phải mất vài thập kỉ mới có thể rửa sạch đất nhiễm xạ... (...)

12.03.2012
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần IV)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)

10.03.2012
Sức mạnh ngòi bút  -  Bắc Phong
[TỰ DO & NHÂN QUYỀN] ... mình đọc bài “Hoa cho Bùi Hằng” / trên blog Quê Choa / của nhà văn Nguyễn Quang Lập / thấy sướng gì đâu / và cảm phục làm sao / sức mạnh của một ngòi bút / vì chỉ cần viết vỏn vẹn 573 chữ (kể cả tên tác giả) / mà nhà văn đã có thể / an ủi một người đàn bà mang tội yêu nước / đang bị đày đọa trong tù / xác định vị thế bất khuất của mình / đối với bọn thái thú văn hóa... (...)

09.03.2012
Đứng thẳng và tiến tới  -  Chu Hà
[TỰ DO & NHÂN QUYỀN] ... Trong một tình hình ngột ngạt và o ép như thế từ trước đến giờ, hở ra là đi “cải tạo”, hở ra là mất tích, hành vi này của Nguyễn Quang Lập khi còn đang ngay trong rọ như thế thể hiện một dũng khí sáng ngời, tinh khôi và sắc bén một cách hiếm thấy... (...)

08.03.2012
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần III)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)

06.03.2012
Hai con số  -  Phạm Thị Hoài
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Sau hai tuần kể từ ngày 14.2.2012, Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng nhận được 1361 chữ kí, thu thập trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Gần như cùng thời gian đó, từ ngày 7.2.2012, Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nhận được 124898 chữ kí, thu thập trên website của Tòa Bạch ốc Hoa Kỳ... (...)

05.03.2012
Chuyện thường ngày ở huyện?  -  Black Raccoon
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Tui xem Trung cộng chính là kẻ chủ mưu của tất cả những sự phá hoại liên quan tới các websites tiếng Việt. Trong cũng như ngoài nước. Nói rõ hơn, Trung cộng huấn luyện các tay Hackers Việt cộng làm việc đó. Đó là một chủ trương rất nhất quán.. (...)

04.03.2012
Việt Nam cường quốc... tro tàn!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ & VĂN HOÁ] ... Với cái xã hội mà con người dường như hoàn toàn từ khi sinh ra và bị Đảng “sinh tính” luôn để “sống”, thì Việt Nam sẽ trở thành một “cường quốc... tro tàn” là điều không thể nào tránh khỏi... (...)

Thông Báo Khẩn của tạp chí Da Màu  -  Damau.org
Tạp chí Da Màu đang bị tấn công bởi một loại virus mà chúng tôi chưa tìm ra được căn cước. Vào thời điểm này, chúng tôi không có đủ bằng chứng để xác định thế lực, phe nhóm nào đứng sau hoạt động tin tặc này. Để bảo vệ an toàn cho máy vi tính và các hoạt động trên mạng của bạn đọc, mạng Da Màu tạm thời đóng cửa để khử trùng và sửa chữa. Chúng tôi sẽ thông báo ngay với bạn đọc khi mạng Da Màu hoạt động trở lại... (...)

03.03.2012
Trung Quốc thường xuyên tấn công và và tìm cách thâm nhập trang mạng Tiền Vệ  -  Hoàng Ngọc Diêu
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Từ trước đến nay, trang mạng Tiền Vệ đã nhiều lần bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) có nguồn đi từ Trung Quốc. Cho đến nay, trận tấn công nặng nề nhất xảy ra vào khoảng giữa tháng 6 năm 2011 với 99% các nguồn tấn công đi từ Trung Quốc. Từ dạo cuối năm 2007 đến nay, Tiền Vệ thường xuyên “bị” thăm dò các lỗi bảo mật... (...)

Nguy to! nguy to! cần cảnh báo!  -  Bắc Phong
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... chúng nó sẽ cai quản tất cả các nodes tiếp cận Internet / tường lửa sẽ do chúng dựng ra / tin tặc tấn công các trang Web Việt sẽ do chúng phối hợp / đó là lý do công an mạng của chúng làm việc tận tụy / anh Quốc lo ngại cho Việt Nam là đúng... (...)

Tường lửa ở Trung Quốc  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Dựng tường lửa đối với Tiền Vệ là ngăn chận sự tiếp cận của một khối người rất nhỏ. Khối người ấy là những ai ở Trung Quốc hiện nay? Thú thực, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều, qua việc dựng tường lửa đối với một tờ báo văn nghệ như Tiền Vệ, lực lượng an ninh mạng và an ninh văn hoá của Trung Quốc đã và đang làm việc một cách tận tuỵ hơn chúng ta tưởng... (...)

01.03.2012
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần II)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)

27.02.2012
Dịch loạn! Về bản dịch tiểu thuyết BẢN ĐỒ VÀ VÙNG ĐẤT (phần I)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)

Những người khốn khổ  -  Nguyễn Đăng Thường
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Victor Hugo / là tác giả Những Người Khốn Khổ của ngày xưa // ai / ai là tác giả những người khốn khổ của nước ta bây giờ?... (...)

25.02.2012
Guernica — Tiên Lãng  -  Nguyễn Đăng Thường
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Một chỗ / đang có mầm sống / tốt tươi / có cảnh có vật có người / bỗng chốc trở thành hoang vắng tha ma / đất đá tôn gạch ngổn ngang xác xơ vỡ vụn / điêu tàn... (...)

22.02.2012
Cườnq quốc... siêu mỏng siêu dày  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Cái nước Mít Việt của “ta” ngày nay do các đỉnh cao trí tợn lãnh đạo không chỉ là “cường quốc thi ca” mà còn “cường” hằm bà lằng ba lăng nhăng đủ thứ ba mươi sáu kiểu... cọ khác nữa, các bác ơi... (...)

21.02.2012
Đính chính chậm  -  Inrasara
[CHUYỆN THƠ] ... Nhưng “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ” thế nào? — Tai Vô Lề bỏ quên câu hỏi đó, câu hỏi làm nền cho cả bài viết, nên mang Nguyễn Huy Thiệp ra làm đối trọng với tôi ở đây là… sai! ... (...)

Báo Giáo Dục Việt Nam đã cắt bỏ những lời nói thật của Đại tướng Lê Đức Anh  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[GIÁO DỤC VIỆT NAM] ... Chua chát thay, trong bài phỏng vấn này, ông Đại tướng kiêm cựu Chủ tịch nước thẳng thắn phê phán căn bệnh nói dối, thế nhưng tờ báo mang tên “Giáo Dục Việt Nam” lại cắt đi những lời nói thật của ông! Tại sao cả đến ngành giáo dục mà cũng ra sức tiếp tay vào việc nói dối?... (...)

20.02.2012
Từ “cường quốc” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đến “vùng trũng” của nhà thơ Inrasara, tiếp tục đến “vùng kín” của thi sĩ Thận Nhiên  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN THƠ] ... Từ “cường quốc” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đến “vùng trũng” của nhà thơ Inrasara, tiếp tục đến “vùng kín” của thi sĩ Thận Nhiên, quả là thơ Việt đang có những bước tiến rất dài đầy lạc quan. Chỉ cầu mong thơ Việt “mở” hơn một chút, chứ “kín” quá e các thi sĩ ngộp thở vì tự sướng xong lại ngồi mong chờ “đặc ân”... (...)

Trường hợp Ngô Bảo Châu  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TRÍ THỨC] ... Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể. Đó mới chính là điều đáng nói... (...)

13.02.2012
chiếc bẫy và con chuột  -  Trần Anh
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... chiếc bẫy nằm yên / chiếc bẫy không chờ con chuột / chiếc bẫy ngủ ngon trong đêm vắng thanh bình / chờ khao khát lòng tham / chờ đôi mắt đỏ ngầu nham hiểm / rình rập quanh mình... (...)

12.02.2012
Tuyệt vọng!  -  Khuất Đẩu
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Tiếng súng của anh Đoàn Văn Vươn, vì thế, không phải đánh thức lương tâm của các quan tham, mà chỉ là cảnh báo để họ khôn ngoan hơn, kín đáo hơn, bớt lộ liễu trâng tráo một khi có ý đồ “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Hỡi ơi, trời thì cao, đất thì dày!... (...)

Nay ở trong tô không nên có... mứt!  -  Trương Đức
[TRÍ THỨC] ... Theo mình, cả hai, Hồ Chí Minh và Ngô Bảo Châu, họ có thể là những “đỉnh cao trí tuệ” gì gì đó, nhưng không phải là những người trí thức thực sự theo đúng nghĩa!... (...)

10.02.2012
Cảm ơn sự ngớ ngẩn  -  Bắc Phong
[TRÍ THỨC] ... thành ra cái câu tuyên bố ngớ ngẩn kia / mới khiến nhiều cây bút trong và ngoài nước phản biện dữ dội / mới gây nên sóng gió đàm trường / về vai trò chân chính của trí thức / nhờ thế biết đâu nhiều anh trùm chăn phản tỉnh / soi gương đặt lại vấn đề / thấy không thể tiếp tục theo voi ăn bã mía / theo đóm ăn tàn... (...)

06.02.2012
Trung thành  -  Khuất Đẩu
[TRÍ THỨC] ... Đã đi theo Đảng thì không thể nào đối lập được. Ngay cả phản biện như cách nói của Võ Thị Hảo, cũng không thể gọi là đối lập. Phản biện mà ngó trước trông sau, lúc nào cũng suýt tè ra trong quần thì phản biện được cái gì. Dưới đôi cánh đen của Đảng, những kẻ được Đảng cho sống lại sau khi đã đào tận gốc trốc tận rễ, thực ra chỉ là một bầy cừu suốt ngày đêm kêu be be... (...)

Trí thức xơi... mứt  -  Nguyễn Thị Sương
[TRÍ THỨC] ... Buồn cười. Nếu GS Ngô Bảo Châu nghĩ mình là “trí thức” thì rất... ô kê, cứ yên tâm an giấc, đâu cần phải “thanh minh thanh nga” với một định nghĩa mới do mình chế tạo... (...)

Khúc lâm sàng cho những trí thức không tim  -  Nguyễn Thị Thanh Bình
[TRÍ THỨC] ... Trí thức! Trí thức! anh có còn tim không / mà thản nhiên dòng giống / anh có lên tiếng không / những nghiệt ngã bức triệt âm u đời sống / trí thức phải là gì để chúng tôi còn ngưỡng mộ ước mong / hay chỉ là những địa vị tước vị hàm phong... (...)

05.02.2012
Nghĩ về câu: “Việt Nam là một cường quốc về thơ”  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN THƠ] ... Vậy không lẽ “chất thi sĩ” và “phong vị của thi sĩ Việt Nam” là màu mè, nghi lễ mà kém phần “không gian thơ sôi động?” Có lẽ vậy mà lên mạng tôi thấy ngoài các ảnh thả bong bóng đầy trời muôn thủa lần này còn có các ảnh thắp hương và cúng tế áo dài khăn đóng rất vui... (...)

03.02.2012
Ai là người trí thức hãy ngồi xuống  -  Ðinh Phương
[TRÍ THỨC] ... Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập [xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu]... (...)

Người trí thức không phải là kẻ chỉ biết chăm lo cho bộ da của riêng mình  -  Nguyễn Gia Thức
[TRÍ THỨC] ... Trong một xã hội đầy đau khổ, họ chỉ biết vinh thân cho riêng mình. Họ có bộ óc của con người thông minh, nhưng họ sống như những con bò. Họ là những nhà toán học xuất sắc nhất, nhưng họ không bao giờ là trí thức... (...)

Trí thức dưới chế độ độc tài  -  Trịnh Thanh Thủy
[TRÍ THỨC] ... O’Brien giơ tay trái lên, mu hướng về phía Winston, ngón cái bị che và bốn ngón kia chìa ra. “Tôi đang giơ mấy ngón tay, Winston?” “Bốn.” “Nhưng nếu Đảng bảo đó không không phải là bốn mà là năm — thì có bao nhiêu ngón?” “Bốn.” ... (...)

Trí thức: quan điểm chính thống và quan điểm thông thường  -  Phạm Quang Tuấn
[TRÍ THỨC] ... Người ta có thể đóng góp cho xã hội theo nhiều cách: như một nhà từ thiện, như một nhà chuyên môn, như một chiến sĩ, như một nghệ sĩ, như một trí thức. Những cách đó rất khác nhau. Cách nào cũng đáng quý, nhưng ở trong tình trạng xã hội chính trị Việt Nam hiện nay thì cách đóng góp theo cách của một trí thức chân chính đặc biệt đáng ngưỡng phục, vì nó khó khăn, nguy hiểm và cực kỳ cấp thiết... (...)

02.02.2012
Trí thức, chữ thời  -  Black Raccoon
[TRÍ THỨC] ... Cụ Phan Bội Châu thì cho rằng Nhân là chủ chốt. Đức Nhân hướng dẫn cả Trí và đưa đến Dũng. Vì yêu tha nhân, yêu đồng bào, cho nên Sĩ có một trí lực mẫn tuệ và sự can đảm bất phục tùng bạo ác và xâm lược. Cố giáo sư Lương Kim Định cũng đồng quan điểm như vậy. Nhưng giáo sư có thêm vào chữ “thời”... (...)

01.02.2012
Trí thức và trái tim  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TRÍ THỨC] ... Khi những kẻ “trí thức” chỉ biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ cho riêng cái sự nghiệp của mình, cái danh lợi của mình, thì quả là nguy hiểm chết người, vì anh ta có thể sẵn sàng thoả hiệp, ủng hộ cho một chế độ độc tài bạo ngược, nếu chế độ ấy làm cho anh ta thoả mãn những nhu cầu bản thân về sự nghiệp và danh lợi... (...)

30.01.2012
Đàn cừu cao cấp  -  Trương Đức
[TRÍ THỨC] ... Ngày nay, để củng cố chế độ độc tài Đảng trị, những “ông chủ” của bầy cừu, một mặt ra sức “đúc” thêm những loại “bánh vẽ” mới..., mặt khác, tìm cách “cấy gien” tạo ra một “giống cừu” mới: “giống cừu cao cấp”!... (...)

Vân Tiên ngồi núp bụi môn  -  Ðào Hiếu
[TRÍ THỨC] ... Nếu một người “văn võ song toàn” như Vân Tiên mà “kiến nghĩa bất vi” thì dù sau này anh ta có đỗ trạng nguyên cũng chỉ là một phường giá áo túi cơm mà thôi. Nếu như lúc ấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga “lâm nguy” mà anh ta lại “bất cứu” thì sau này gặp lại Nguyệt Nga cũng bị nàng nhổ vào mặt cho dù Vân Tiên có đỗ tiến sĩ và làm quan lớn... (...)

28.01.2012
Bàn về hai chữ “văn minh”  -  Nguyễn Xuân Phước
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khẩu hiệu “xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh” trong bối cảnh một chế độ độc tài toàn trị không những là một khẩu hiệu hoàn toàn vô nghĩa, mà còn đi ngược lại với những logic “duy vật” của chính chủ nghĩa Mác... (...)

27.01.2012
Người trí thức = uy vũ bất năng khuất  -  Black Raccoon
[TRÍ THỨC] ... Nhưng, trên hết, người ta xem bà là một nhà trí thức, do một phẩm chất rất quan trọng: uy vũ bất năng khuất! Không có cường lực bạo ác nào có thể khuất phục nổi một một người nữ trí thức trông dáng vẻ bề ngoài mảnh mai yếu ớt. Chính là bà Aung San Suu Kyi... (...)

23.01.2012
Sự lạc quan vô tận  -  Phạm Thị Hoài
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành... Nhưng ông Chu Hảo là người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố... (...)

22.01.2012
“Tiếng Đảng đẻ”, hay nhân trường hợp của anh Chu Hảo...  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Suốt quãng thời gian của những cái gọi là “giải phóng dân tộc”, hay “xây dựng XHCN”, thực ra chỉ là quá trình nhồi nhét “tiếng Đảng đẻ” vào đầu óc của người dân. Sự tình thật là “khốn nạn” cho người dân ở các nước bị Đảng độc tài “lãnh đạo”, bởi vì, do chỉ được nói thứ “tiếng Đảng đẻ”, nên suốt ngày họ chỉ có thể “tư duy” bằng “tiếng Đảng đẻ” mà thôi!... (...)

21.01.2012
Lòi đầu lòi đuôi  -  Bắc Phong
[CẤM NHẬP CẢNH] ... trung tướng công an Vũ Hải Triều / năm 2010 đã từng tự hào khoe thành tích / bộ phận kỹ thuật (hackers) dưới quyền ông / đã đánh sập hơn “300 báo mạng và blog cá nhân xấu” / bạn mình nói thêm / đúng ra họ vẫn chơi đòn ngầm dưới rốn / nhưng lòi đầu lòi đuôi... (...)

16.01.2012
Chán cho cái sự tồi tệ và bỉ ổi  -  Vũ Chương
[CẤM NHẬP CẢNH] ... Lần này, chính phủ Việt Nam tạo nên động thái này không những chỉ vì không muốn anh Diêu “cầm chiếc microphone trên tay” (như anh Diêu đã nhận định) mà xa hơn, họ không muốn có sự ảnh hưởng tốt đẹp của anh Diêu đến lớp học sinh và sinh viên ở Việt Nam bởi vì đây là phạm trù họ không thể kiểm soát nổi... (...)

14.01.2012
Nhân đọc bài thơ “Chiều cuối năm, đi nhầm tàu ở San Jose”...  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHUYỆN NHÀ THƠ] ... Thay vì tác giả đón chuyến thứ hai chạy ngang qua Blossom Hill, ông đã lên nhầm và đón chuyến thứ nhất. Thực sự, không có chuyến light rail nào nối từ Santa Teresa và Winchester như tác giả đã viết... (...)

12.01.2012
Thông báo về việc xoá các bài không thích nghi  -  Tiền Vệ
... Xét thấy việc đạo văn mà độc giả Nguyễn Duy Nhiên đã nêu ra là do sự hiểu lầm, và không thích nghi để đặt thành vấn đề, nên mục Đối Thoại đã xoá bỏ cả hai bài của Nguyễn Duy Nhiên và Lê Minh Phong... (...)

08.01.2012
Còn con người thì... “khù khờ”?  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bởi vì, “sự mất đầu” của loài người chúng ta, một phần do chúng ta “nhắm mắt làm ngơ”, phần nữa do chúng ta cứ “để mặc” “những con dao” trong tay lũ độc tài vung xuống “chặt đầu” chúng ta... (...)

07.01.2012
Không cần thêm “s”  -  Võ Văn Nam
[CHUYỆN THƠ] ... Thiển nghĩ, khi đã mượn chữ “note” (hay một danh từ nào khác từ tiếng Anh hay các ngoại ngữ) vào văn cảnh tiếng Việt thì không nhất thiết phải thêm “s” cho số nhiều, vì người Việt trong khi nói tiếng Việt thì chẳng mấy ai phát âm thêm tiếng “xì” hay “xờ” vào sau một danh từ số nhiều... (...)

05.01.2012
“Tiền mãn... teen”  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa anh Nguyễn Anh Thăng: Cảm ơn anh đã góp ý, và tôi xin lĩnh ý. Nhân tiện cũng nói qua vài thói quen như anh đã nêu ra. Quả thật ở Việt Nam lâu nay có một số từ hầu như đã được “Việt hoá” như các từ “teen”, “cute”, v.v... (...)

“vài note” và “tuổi teen”  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHUYỆN THƠ] ... Nhân đọc tựa đề bài thơ “vài note cuối năm nghĩ về viết” của tác giả Đỗ Trung Quân, tôi xin có hai câu hỏi. Trước tiên, chữ “note” có phải đặt ở số nhiều “notes” cho thích hợp với chữ “vài” trong tiếng Việt? Thứ đến... (...)

03.01.2012
Cậu Un “em chả! em chả!”  -  Khuất Đẩu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi Kim Jong-Il còn tại thế, các nhà bình loạn Việt Nam thường gọi đùa là Chí Phèo! Nhưng nay, một Kim Jong-Un chưa tới 30 tuổi mà bụng đã to như thùng nước lèo, mặt búng ra sữa, thì cậu út cầu tự của họ nhà Kim lại rất giống với thằng Phước “em chả, em chả” được nuông chiều rất mực của bà phó Đoan!... (...)

André Menras: Từ cuốn sách ‘Chúng tôi lên án: Trở về từ nhà tù Sàigòn’ tới phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ bị CSVN cấm chiếu  -  Trùng Dương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó công dân Hồ Cương Quyết bị tống xuất khỏi Việt Nam, như chàng thanh niên André Menras đã bị trục xuất khỏi Sàigòn cách đây gần 40 năm. Liệu ông có sẽ viết một cuốn hồi ký tựa là “J’accuse…”? (...)

02.01.2012
Đầu năm tào lao văn nghệ văn gừng  -  Nguyễn Đình Chính
[CHUYỆN VĂN NGHỆ] ... - Vậy mà sao chú dám nói văng mạng dưới đáy hồ chúng tôi âm âm, u u, im thít, chỉ toàn bùn nhão? - Vì em nghe thiên hạ người ta đồn thổi rằng cái hồ văn nghệ văn gừng của các bác quả là có to thật, rộng thật. Nhưng mà bao năm nay nó chỉ là cái hồ tù đọng... (...)

01.01.2012
Đi tìm... Tình Thương đã mất!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ở cái xứ mình đang sống - đất nước Hungary ấy mà -, người dân có câu châm ngôn rất hay là: Cái đơn giản nhất là cái vĩ đại nhất, và Tình Thương là thứ đơn giản nhất trên thế gian này! Tất nhiên, theo mình nghĩ, các dân tộc khác chắc cũng có những châm ngôn tương tự, nhưng... (...)

31.12.2011
Cuối năm nhìn lại, tiếc nhớ gì và hi vọng gì?  -  Bùi Văn Phú
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thập niên 2010 này phong trào dân chủ đang lan ra từ Tunisia, Ai-Cập sang Lybia, Syria. Hy vọng năm mới cách mạng dân chủ sẽ đến với Đông Á, ở đó hương hoa tự do đang bắt đầu lên mầm trên đất Myanmar và sẽ lan toả sang Việt Nam... (...)

vài note cuối năm nghĩ về viết  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN THƠ] ... thì ra cách đọc thơ như là sống / thơ hay hoặc dở / thích hoặc không thích / không nên “mặc định” thơ phải là... / tác giả ấy phải là... / nếu tác giả ấy “đã là” thì không được viết là... (...)

29.12.2011
Cặp đôi hoàn hảo  -  Khuất Đẩu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tiếng thét của hàng chục vạn người thật đáng sợ, nhưng tiếng cười xem ra còn đáng sợ hơn. Một khi sự căm giận biến thành tiếng cười, điều đó có nghĩa là mọi sức mạnh của dân tộc, trong đó sức mạnh văn hoá là hùng vĩ nhất, đã được huy động để chống lại, chống đến cùng sự gian trá, sự ngu dốt, sự điêu ngoa... (...)

25.12.2011
Khóc trong mê muội và sợ hãi  -  Khuất Đẩu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cái sự khóc của những người dưới chế độ XHCN, khóc theo bầy đàn, khóc tràn lan, khóc để cho công an chìm trông thấy, khóc để truyền hình quay phim, khóc để chứng tỏ chế độ cọng sản ưu việt hơn tư bản..., cái sự khóc ấy thực ra chỉ hơn nước mắt cá sấu. Đâu có phải khóc vì tiếc thương, mà khóc vì mê muội và sợ hãi... (...)

23.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần IV)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)

Đơn Dương giờ đã thênh thang đời cát  -  Bùi Văn Phú
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Nhiều người ngậm ngùi thương tiếc vì tài năng và những tác phẩm nghệ thuật anh để lại cho đời, trong khi truyền thông chính thống trong nước không còn nhắc nhiều đến diễn viên Đơn Dương chỉ vì anh đã đóng các vai không phù hợp với quan điểm nhà nước... (...)

Viết nhân chuyện “đi bơi” của Kafka và “đi đời” của nhà Kim...  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu chúng ta bàn riêng về cuộc đời của Kim Jong-il, tức là một cái sự là: một kẻ không biết có bằng cấp gì không, nhưng suốt ngày chỉ thích “đi xem” và bảo vệ (rồi truyền tiếp cho con) “ngai vàng của thằng bố để lại” như nhà họ Kim vừa chết đây, đối với lẽ thường tình của cuộc sống văn minh nhân loại, không là “sự hỗn loạn” thì là gì đây?... (...)

21.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần III)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)

19.12.2011
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần II)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)

17.12.2011
Biểu tình, nhìn từ sân trường Đại học Berkeley  -  Bùi Văn Phú
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Thời còn đi học, một sinh viên ban tiến sĩ mới từ Trung Quốc qua du học thấy biểu tình nơi thường có nơi sân trường, anh nói với tôi biểu tình nhiều thế là loạn mất. Tôi bảo không loạn đâu vì đó là phản ánh của một nước Mỹ tự do... (...)

16.12.2011
Đôi lời cùng ông Cao Việt Dũng  -  Vi Văn Tuyên
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý… có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)

Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần I)  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô Tri» và tiểu thuyết «Những kẻ thiện tâm», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel désir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)

“Chí Phèo” trong dịch thuật, hay chuyện “Lấy thúng úp... Dê”!  -  Trương Đức
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)

May mà có kinh...  -  Kwan
[CHUYỆN BANG GIAO] ... Nói chuyện phiếm với nhiều bạn bè, đồng nghiệp, lan man qua vụ cầu truyền hình Hà Nội – Quảng Tây “láng giềng gần”, nhiều người nói: “thấy là chuyển kênh khác” Thái độ ấy nói thay nhiều điều rồi. Cũng chỉ nói thêm tí về cái văn hóa... (...)

Mục ĐỐI THOẠI: Vấn đề nguyên tắc  -  Tiền Vệ
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)

13.12.2011
Thiên tài dịch thuật và đỉnh cao trí tuệ!  -  Võ Văn Thành Dương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)

11.12.2011
“Đảng là tao đây”, hay sự... bầy hầy của hệ thống toàn trị!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đọc bài viết “Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?” của bác Nguyễn Hưng Quốc — bài nói giới lãnh đạo ĐCSVN có nhiều bằng cấp nhưng dốt —, mà mình nhớ đến hai chữ “bầy hầy” trong một bài viết đăng trên Tiền Vệ của anh Viện... (...)

07.12.2011
Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần III)  -  Vi Văn Tuyên
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)

Gởi bà Kim Lệ  -  Black Raccoon
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)

06.12.2011
Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa hơn hầu hết những người khác, khả năng làm nảy sinh những ý tưởng và chính sách mới và sáng tạo để đối phó với những thử thách mới và cần có khả năng thuyết phục mọi người chấp nhận những ý tưởng và chính sách ấy... (...)

Lại góp ý với ông Black Raccoon  -  Trần Thị Kim Lệ
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)

04.12.2011
“Bản sắc dân tộc”, hay Khi hệ thống toàn trị tự-biến-mình thành... “cứt”!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đi ỉa vào trong? Nghĩa là không ỉa? Thế thì chết, sống làm sao được?! Thì thế, mình đã bảo rồi mà, “nghịch lý” lắm, “phi lý” kinh khủng! Thế mà hệ thống toàn trị - Đảng Cộng Sản Việt Nam - vẫn “tồn tại” chình ình ra đấy, thế có “ghê răng” không?... (...)

home, nhà, tổ ấm, quê hương  -  Black Raccoon
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)

Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần II)  -  Vi Văn Tuyên
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)

“Chez moi” - “My home” – “Quê hương tôi” trong IGNORANCE của Kundera  -  Khiêm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)

03.12.2011
“Luận” về dịch thuật, hay chọc cười?  -  Nguyễn Gia Thức
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)

02.12.2011
Dịch loạn! Đôi lời về bản dịch «Vô Tri» của Cao Việt Dũng  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)

Luận về cái gọi là “đạo đức dịch thuật” của ông Nguyễn Gia Thức, cùng phê phán của các ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang  -  Nguyễn Thuận
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)

01.12.2011
Về cái gọi là “đạo đức dịch thuật”  -  Nguyễn Gia Thức
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)

30.11.2011
Dịch loạn! Về bản dịch “Những kẻ thiện tâm” của Cao Việt Dũng  -  Hà Thúc Lang
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)

Cái ngãi đá vàng...  -  Black Raccoon
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Bắc nói ngãi là nghĩa. Nam cũng vậy. Mà Trung cũng thế. Bằng cớ là miền Trung Việt Nam có địa danh gọi là Quảng Ngãi hoặc Quảng Nghĩa. Tui tin là có một ngôn ngữ giọng điệu cho chung cả Nam Trung Bắc Việt Nam... (...)

27.11.2011
Chính Marx & Engels đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Đọc bài “Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động” của anh Trương Đức, tôi thấy anh nói rất có lý về chuyện “bóng ma”... Tôi chỉ xin bổ sung một chút xíu... (...)

26.11.2011
Lại chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng  -  Vi Văn Tuyên
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)

23.11.2011
“Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động”  -  Trương Đức
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”... (...)

22.11.2011
Bông hồng cho một nhà thơ... không tình tự chậm  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài tham luận “Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca” của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình rất minh bạch và... hấp dẫn... Tui “vui vẻ” đọc từ chữ thứ nhứt tới chữ cuối cùng không bỏ sót một chữ, một câu... (...)

19.11.2011
Tân "thơ trong chiến trận"  -  Black Raccoon
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... - cậu dựa vào tài liệu nào, hơn 30 bài của Nguyễn Trãi là bài nào? - tui có sách của DAS đây. - đâu? cho tớ mượn đỡ coi được không? - được chớ. mà tui tưởng ông có rồi chớ. sách bán đầy chợ đó... (...)

18.11.2011
Hậu Thơ trong chiến trận  -  Nguyễn Đông Thái
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... BH: Mấy người là những kẻ vô ơn. Nè ông Dương Anh Sơn, tui chưa thấy ông đem lễ vật ra hậu tạ công lao tui quảng cáo sách cho ông. Còn ông Nguyễn Trãi, ông nên biết rằng tui viết như vậy thì người ta càng cảm phục công ơn ông hơn... (...)

16.11.2011
Phỏng vấn một cụm từ  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động... (...)

Em chả... đọc thơ “cái... què” của Bùi Chát... đâu nha!  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN THƠ] ... Dạ, thế đấy. Em chả... mà em vẫn muốn... xem. Nhưng hổng phải Sương tui đâu nha. Mà một độc giả ký tên Quỳnh Thi... Tội nghiệp chưa. Hổng ưa thơ “dổm” họ Bùi thì đừng... đọc. Nếu chơi dại “vẫn tính nào tật nấy” thì phải tự trách mình. Cớ chi lại trách thi nhân?... (...)

07.11.2011
“Đừng bắn”, hay “Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất...”!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chiến tranh có trên quả đất này, đó là bởi vì từ xưa đến nay, tất cả các thời đại có chiến tranh đều là “Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất”! Chiến tranh và “lũ chuột cống” thì liên quan gì đến nhau? Mới cả, thế “mèo” đi đâu hết để “bọn chuột cống” chúng lộng hành trên mặt đất...? (...)

Cần những cụm từ mới cho sự chuyển mình của xã hội!  -  Hoàng Ngọc Diệp
[CHUYỆN NƯỚC TA] ... một cụm từ mới để mô tả cái tinh thần “tích cực” và chất lượng của các nhà lãnh đạo, các ông có địa vị hay ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam mình, và cả những người sẵn sàng cổ vũ và bênh vực họ. Cụm từ là: NGU RỰC RỠ!... (...)

03.11.2011
Viết nhân giỗ đầu cụ Ta(lawas): Gaddafi, lời ông vọng mãi ngàn năm...  -  Gia Cát Dự
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày vừa qua, một sự kiện làm chấn động thế giới và rúng động lòng người chính là cái chết đầy bi tráng của nhà lãnh đạo của dân, do dân, vì dân Muammar Gaddafi. Bài thơ dưới đây tôi làm để vĩnh biệt ông, một nhân cách lớn lao, một người bạn son sắt thủy chung, người đồng chí xã hội chủ nghĩa của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam xã hội chủ nghĩa... (...)

01.11.2011
Hướng tới cái... quái mới!  -  Trương Đức
[CHUYỆN THƠ] ... Xem hình “cái đẹp... mới” của “Chí Phèo & Thị Nở” ngày nay, mình suýt... phì cười vãi đái, hehe, đó là bởi vì thấy “cái đẹp mới” của Việt nam ta, sao nó... “quái” thế cơ chứ... Thì “Chí Phèo & Thị Nở” Việt Nam thời nào chả... “quái”!... (...)

Quê hương... hoa đen gấm đỏ  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Giang sơn gấm hoa nay đã/đang đỏ lòm, đen thối. Hãy lên chốn cao nguyên ngó máu bô xít trào lên đất mà đọc thơ Ức Trai. Hãy ra đứng trước biển nhìn xác ngư phủ trôi mà làm thơ Ực Gái... (...)

31.10.2011
Thơ trong chiến trận  -  Black Raccoon
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tay tui hiện có quyển Ức Trai Thi Tập, tác giả Dương Anh Sơn cựu giáo sư triết, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, năm 2009. Bài “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi là bài số 28, trang 81. Được xếp vào thời kỳ kháng Minh 1418-1429. Thời kỳ này, Nguyễn Trãi có 35 bài, từ bài 15 đến bài 49... (...)

30.10.2011
Nguyễn Trãi viết bài “Vọng Doanh” khi nào?  -  Nguyễn Đông Thái
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào? Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi... (...)

29.10.2011
Hướng đến cái đẹp... mới  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN THƠ] ... Nói thiệt, Sương tui đọc bài thơ của cụ Nguyễn Trãi thấy nó hơi bị... xoàng xĩnh nếu so với cái đẹp... mới của thơ trình diễn do cặp thi sĩ Vi Thùy Linh “làn da cẩm thạch” và nghệ sĩ Đào Anh Khánh “cơn gió đực” lúc “gió đợi chở nhau thơ thác”... (...)

Khi nhà văn tham dự thế sự  -  Black Raccoon
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)

27.10.2011
Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là... mỗi chúng ta!  -  Trương Đức
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)

26.10.2011
Trả lời nhà văn Phan Quỳnh Trâm  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)

25.10.2011
Trả lời Nguyễn Đăng Thường  -  Phan Quỳnh Trâm
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)

24.10.2011
Phan Quỳnh Trâm... tự mâu thuẫn  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)

Sống chung với... hát nhép  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Ai ai cũng đồng ý đồng tình rằng, tỷ như, đã đi xem boxing trên võ đài thì có ai muốn xem đánh cuội đâu. Đó không những là phi thể thao mà còn là phi pháp, vì rõ ràng như thế là... lường gạt. Cũng thế, trên sân khấu, hầu như ai ai cũng thấy ra và biết đặt câu hỏi rằng: nghệ thuật trình diễn tự nó đã hàm ý là khi biểu diễn là phải làm thiệt, chơi thiệt, không được chơi ăn gian cách này cách nọ, nhưng hát cứ y như thiệt mà không phải thiệt, mà lại cứ thế mà nói là thiệt... (...)

23.10.2011
Văn thơ nói chung và văn thơ phải HAY  -  Black Raccoon
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)

21.10.2011
Về bài viết “Văn học và chính trị” của Phan Quỳnh Trâm  -  Chính Huỳnh
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

20.10.2011
Gửi bạn Ngọc Thu  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Tôi thực sự thấy bạn chẳng có lỗi phải gì ở đây, vì đây chỉ là việc thảo luận, thảo luận một cách thuần túy, qua đó mọi ý kiến đều được trân trọng, mọi lý lẽ đều cần được lưu tâm, đều cần được mổ xẻ ổn thoả để học hỏi cũng như để phát huy... (...)

Đức lý của người Mỹ  -  Black Raccoon
[ CHUYỆN “HOÀ GIẢI”] ... 1 triệu đô la cho chương trình tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích cả hai miền Nam Bắc VN. Số tiền này nhỏ. Ít. Nhưng ý nghĩa của nó rất lớn. Đó là chánh sách và quan điểm của Chánh Phủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ: Đem lại nhân đạo và tình thương cũng như công bằng, kính trọng đối với những người cầm súng đã chết cho quê hương của họ... (...)

Thư gửi anh Chu Hà  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Chân thành cám ơn anh về bài viết rất mạch lạc và chi tiết của anh. Đúng là lần trước tôi đã phản hồi lệch trọng tâm vấn đề anh đưa ra. Thành thật xin lỗi anh. Nay xin phép anh cho tôi được quay lại vấn đề này một lần nữa... (...)

19.10.2011
Thơ nhạc, nhạc thơ... con bò  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Thơ dễ phổ nhạc (thích hợp) không phải/không cần là “thơ hay”, mà nên thuộc loại thơ kể lại một câu chuyện tình “đau thương” có đầu có đuôi, sến đặc hay sến lỏng, là thượng hảo hạng... (...)

18.10.2011
Góp ý về chuyện phổ nhạc thơ “lý trí quá”...  -  Trần Hữu Thuận
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Tôi không thấy những bài thơ được phổ nhạc của Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên có chỗ nào “lý trí quá” như Phạm Duy nói. Đúng ra phải nói đó là những bài thơ đầy xúc cảm, đầy tình cảm dạt dào cho đất nước, con người... (...)

Trả lời chị Ngọc Thu  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Biết đâu những tra vấn lơ tơ mơ của tôi như thế này sẽ dẫn đường cho một chuyện hay một điều gì đó cần phải tra vấn khác, có khi là quan trọng hơn thì sao? Một cách cụ thể hơn, tôi thấy ông ấy nói “không thật” thì tôi tra vấn, hay nói như chị là “vặn vẹo”, để đi tìm sự thật chứ để làm chi nữa thưa chị?... (...)

Thơ phổ nhạc  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Nhạc sĩ chọn một bài thơ để phổ nhạc trước hết là do ông ấy thích bài thơ đó. Còn ông ta không chọn bài nọ bài kia vì ông ta... không thích những bài đó, không có cảm hứng... (...)

17.10.2011
Hoà giải chỗ nào?  -  Bắc Phong
[CHUYỆN “HOÀ GIẢI”] ... Bạn mình nói mới đọc tin / chính phủ Hà Nội được Mỹ tài trợ / một triệu dollar / để tìm kiếm hài cốt những người lính mất tích / trong cuộc chiến tranh Việt Nam... / chính phủ Hà Nội giới hạn việc tìm kiếm / chỉ có hài cốt bộ đội Bắc Việt và quân Giải Phóng Miền Nam / còn hài cốt lính Việt Nam Cộng Hoà / thì không nằm trong dự án... (...)

16.10.2011
Phạm Duy ba xạo?  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Làm gì có chuyện một con người duy lý mà lại chạy làng trước những bài thơ “lý trí quá”... (...)

10.10.2011
Bệ phóng dân tộc, hay “sến” là... “loài chim cánh cụt biết bay”?  -  Trương Đức
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Mình nhớ đến một “loài chim cánh cụt biết bay”, gọi là “tân sến”, “loài chim cánh cụt biết bay” ấy đã “cất đôi cánh cụt bay lên” ... Phải chăng cái “bệ phóng dân tộc” của ông Hữu Thỉnh nói riêng, của Hội nhà văn Việt Nam nói chung, sẽ tiếp tục “bay lên” như thế?... (...)

09.10.2011
Ứng khẩu & đấu khẩu  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Về bài tổng kết “Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung - ứng khẩu tại hội trường và bế mạc”, trên trang của Hội Nhà văn Việt Nam, 09-10-2011... (...)

Cảm nhận của một người đọc về kỹ thuật “dòng ý thức”  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[BÚT PHÁP] ... Tôi đã đọc bài “Đi một lèo!” của anh Phùng Nguyễn và hai bài viết của anh Hoàng Ngọc-Tuấn về kỹ thuật “dòng ý thức”. Tôi cũng đã đọc xong truyện ngắn “Bên ngoài kinh Qur’an”. Tôi xin phép được trình bày ý kiến của tôi với tư cách là người đọc... (...)

Công dụng của Karaoke  -  Vũ Trà My
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Cách đây 13 năm, mình được một anh bạn mời tới nhà ăn mừng tân gia. Mục đích là để khoe nhà, sẵn khoe luôn dàn máy Karaoke mới sắm. Chủ nhà hát liên tiếp 5 bài hát mở hàng dàn máy. Lúc đó mình như thấy tuần tự hình ảnh Phạm Duy - Trịnh Công Sơn - Từ Công Phụng - Lê Uyên Phương và Cung Tiến ngã lăn đùng ra chết giấc... (...)

Nguyễn Đăng Thường là người đầu tiên đã ứng dụng kỹ thuật ‘dòng ý thức’ triệt để nhất và dài hơi nhất  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[BÚT PHÁP] ... Trong văn chương Việt Nam đương đại, “Tiểu thuyết 2” của Nguyễn Đăng Thường (dài gần 10 ngàn chữ) là truyện ngắn đầu tiên trong tiếng Việt đã ứng dụng kỹ thuật ‘dòng ý thức’ triệt để nhất và dài hơi nhất... (...)

Hình thức và sự sống  -  Nhã Thuyên
[BÚT PHÁP] ... Tôi muốn chia sẻ thêm một đôi điều gợi ra từ cách nhà văn Phùng Nguyễn dùng chữ “đi một lèo” và nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn gợi nhắc lại một tiểu luận đã từng kích thích tôi rất nhiều khi còn là sinh viên đại học: chính là tiểu luận “Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ 20”... (...)

08.10.2011
Vài suy nghĩ và kinh nghiệm về kỹ thuật ‘dòng ý thức’  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[BÚT PHÁP] ... Tôi rất thích cách nhà văn Phùng Nguyễn dùng chữ “đi một lèo!” để diễn tả lối viết không chấm câu. Thật vậy, quả là “đi một lèo!”. Lối viết “đi một lèo!” này chắc chắn sẽ tiếp tục gây ngạc nhiên (và bực mình?) cho nhiều độc giả người Việt, nhưng thật ra, nó không quá mới lạ. Và nó cũng là một kỹ thuật viết hết sức cần thiết cho những văn cảnh thích hợp — cần thiết đến mức hầu như không thể thay thế... (...)

Dư âm  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Hát karaoke — đây là đang nói về karaoke đàng hoàng, chứ tuyệt nhiên chẳng có dính dáng gì đến karaoke ôm bậy ôm bạ như ở Việt Nam — cũng có thể được xem là một sự bùng nổ dữ dội, ít ra là tại những nơi có người Việt mình tại Mỹ... (...)

07.10.2011
Đi một lèo!  -  Phùng Nguyễn
[BÚT PHÁP] ... Có ít nhất một điều rất thú vị trong “con đường” của Nhã Thuyên. Cũng như các truyện ngắn khác thuộc dạng mà tôi tạm gọi là “đi một lèo,” người đọc sẽ không tìm thấy dấu chấm nào trong đó. Tuy vậy... (...)

06.10.2011
Về sự vô ích  -  Nhã Thuyên
[BÚT PHÁP] ... Thưa độc giả Đào Thị Ngọc Thu. Cảm ơn chị đã đọc tác phẩm của tôi, ... tôi không biết nên trả lời chị như thế nào cho gãy gọn và sáng rõ về việc tôi cố ý không phân đoạn và chấm câu (ở truyện “con đường”, tôi cũng cố ý không viết hoa nhan đề, không viết hoa chữ đầu tiên, không có cả dấu chấm cuối cùng)... (...)

Viết không phân đoạn và chấm câu...  -  Ðào Thị Ngọc Thu
[BÚT PHÁP] ... Thân gởi hai tác giả Nguyễn Thanh Hiện và Nhã Thuyên. Tôi mới đọc ba bài viết của anh và chị trên Tiền Vệ... Rất cám ơn anh và chị đã cho độc giả những trang viết hay, lạ và nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, tôi có điều này xin phép hỏi anh và chị. Tôi thấy ba bài viết này có điểm giống nhau là viết không có phân đoạn và chấm câu... (...)

05.10.2011
Góp ý với ông Black Raccoon  -  Trần Thị Kim Lệ
[CHUYỆN THƠ] ... Ở đầu bài, ông nói độc giả Nguyễn Thị Sương là “khá xây dựng”, nhưng ông không hề cảm ơn một tiếng. Đã vậy, ở cuối bài thì ông kết luận bằng một câu xỏ xiên rất ư là bất nhã, sử dụng những từ “bép nhép”, “láp nháp” để đáp lại một phụ nữ đã bỏ công góp ý “khá xây dựng” cho ông!... (...)

Gởi độc giả Nguyễn Thị Sương  -  Black Raccoon
[CHUYỆN THƠ] ... Còn cái sự dzụ là bú thét hay bú tháp thì tui nghĩ là bú thét. Tui không cho rằng bú tháp sai. Có thể đây thuộc về phương ngữ của từng miền chăng (?). Có một vài nơi họ viết là bú giúp. Tuỳ họ. Tui không có ý kiến. Tui chọn BÚ THÉT. Vì tui thích nó... (...)

Thế nào thì gọi là... “bạt mạng”?  -  Trương Đức
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc lời bình của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường xong, một thằng bạn mới hỏi mình như thế này: Này, hôm trước mày phán, nếu tự do thì gọi là thơ, thế bây giờ, cha nội có dám “ho he” thế nào thì gọi là... “bạt mạng” nữa không hè?... (...)

Thơ “tự hay” của Black Raccoon  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN THƠ] ... Black Raccoon (BR) tự phong cho mình cái chức vị khiêm tốn rất cao cả “không phải là nhà thơ”. Nhưng BR “nhà tặng mũ” thì chăm phần chăm là cái chắc rồi... (...)

Vài cảm nghĩ...  -  Huy Tuấn
[CHUYỆN THƠ] ... Theo thiển ý của tôi thì trên đời có nhiều người không muốn nghe ý kiến góp ý của người khác, dù ý kiến góp ý là xác đáng. Những người này chắc họ nghĩ rằng họ là rất giỏi nên không cần phải nghe theo ý kiến của ai cả!?... (...)

03.10.2011
Hồi âm cho ông Nguyễn Tôn Hiệt  -  Black Raccoon
[CHUYỆN THƠ] ... Lẽ ra vấn đề này đã kết thúc, nhưng nếu không hồi âm cho ông Nguyễn Tôn Hiệt thì cũng hơi thất lễ. Thưa ông, xin lỗi ông trước vì tui sẽ không thể viết nhiều cho ông vì mấy lẽ chung riêng sau đây: - Tui không chủ trương tranh luận, phân tích thi ca... (...)

Chuyện thơ không phải là chuyện cù nhầy  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc các ý kiến của bạn Black Raccoon, tôi cảm thấy mình nên bỏ chút thì giờ để góp ý về lối lý luận và tranh biện của bạn, vì tôi e rằng lối ấy không khéo sẽ biến chuyện thơ thành chuyện... cù nhầy... (...)

Cám ơn Nguyễn Vũ Đam San, bái bai Black Raccoon  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN THƠ] ... 1. Thành thật cám ơn ông/anh Nguyễn Vũ Đam San. 2. Với ông/anh Black Raccoon xin chấm dứt ở đây. Thân ái. (...)

02.10.2011
Lại ông họ Bùi  -  Nguyễn Vũ Ðam San
[CHUYỆN THƠ] ... Trong phần trả lời độc giả Black Raccoon của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, tôi xin được đưa tay tán thành và ủng hộ các ý kiến của nhà thơ. Đặc biệt tôi rất đồng ý với điểm số 4 khi nhà thơ cho rằng ông họ Bùi đã bạt mạng khi ví đọc thơ như ăn phở... (...)

Hồi âm về chuyện thơ [2]  -  Black Raccoon
[CHUYỆN THƠ] ... Giữ nguyên ý nghĩ, đọc thơ như ăn phở. Thơ hay hay dở, đọc dzô biết liền... (...)

01.10.2011
Tôi không là quan thơ  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa ông/anh Black Raccoon, tôi đã nói khá đầy đủ trong đối thoại trước rồi. Tuy nhiên, tôi cũng ráng lập lại một lần nữa các điểm chính để tránh mọi ngộ nhận... (...)

30.09.2011
Bài thơ hay nhất  -  Nhã Thuyên
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ vừa ráo bàn phím sẽ luôn là bài thơ hay nhất, với tôi, vì nó nằm giữa một quá khứ đang trôi tuột đi vào hư rỗng và cái khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi mà người viết còn đang cảm thấy. Ngoài giây phút ấy là sự chết... (...)

Bài thơ tôi viết là bãi phân  -  Trương Văn Vĩnh
[CHUYỆN THƠ] ... bài thơ tôi viết nhất định không phải là tô phở ngon để kẻ vung tiền ăn sung mãn. cũng không phải là tô phở dở để trôi qua cuống họng người nghèo đói nào. bài thơ tôi viết là bãi phân... (...)

29.09.2011
Hồi âm về chuyện thơ  -  Black Raccoon
[CHUYỆN THƠ] ... Thật ra, chuyện ví thơ với phở, trước đây Bùi Giáng cũng có từng nói qua rồi. Và tui chỉ đồng ý với ông. Đại ý Bùi Giáng viết: “Khi ăn một bát phở ngon thì ta cứ biết là nó ngon, chứ bây giờ thắc mắc phân tích xem bát phở này từ đâu tới, hữu hay vô, xưa hay nay thì ăn làm sao còn thấy ngon được nữa đây?”... (...)

27.09.2011
Rimbaud chủ tiệm phở?  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN THƠ] ... Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở... (...)

26.09.2011
Nếu tự do, thì gọi là thơ!  -  Trương Đức
[CHUYỆN THƠ] ... “Trong thơ mọi sự đều được phép”! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai “cho phép” mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để “dòng thơ” tuôn trào, ý nghĩ bay bổng! Vậy sự “không cần chờ ai cho phép viết thơ” chính là “sự rất tự nhiên” của ngôn ngữ? Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là “sự tự do”!... (...)

25.09.2011
“Thế nào là một bài thơ hay?”  -  Black Raccoon
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy... (...)

Vườn Thượng Uyển  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó.... (...)

Thư trả lời bạn Nguyễn Vũ Đam San  -  Cao Thanh Phương Nghi
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy... (...)

24.09.2011
Phỏng vấn một tượng đài  -  Liêu Thái
[CHUYỆN TƯỢNG ĐÀI] ... Giá như các ông cứ gọi tui là tượng đài ngay từ đầu, đừng thêm chữ “mẹ” vào thì hay thật là hay! Đằng này bắt tui gánh thêm chữ “mẹ” này, nó vô duyên và giả dối vô cùng! Đừng bao giờ nói chuyện tri ân ở đây, đói thì cứ ăn, khát thì cứ uống, muốn chấm mút thì cứ xây tượng đài. Việt Nam có biết bao nhiêu bà mẹ đói khổ, những tượng đài của họ là bữa cơm, là con cá kho, là cái áo ấm, chứ không phải là cục đá tổ tướng và mấy cái câu sáo rỗng... (...)

Vĩnh cửu trong lòng người  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN TƯỢNG ĐÀI] ... Con cái chết hết, các mẹ cần gì vào tuổi già cô quạnh. Các mẹ cần được chăm sóc chia sẻ, an ủi.Các mẹ cần cơm ăn áo mặc như mọi người. Tượng đài hàng trăm tỉ trong lúc đất nước còn khốn đốn đủ thứ, thật sự có cần không?... (...)

Thơ chỉ là những hình ảnh và cảm xúc thôi sao?  -  Nguyễn Vũ Ðam San
[CHUYỆN THƠ] ... Thơ chỉ là những hình ảnh thôi sao? Ngoài hình ảnh, thơ không có gì khác nữa, như: âm điệu, tư tưởng và những vẻ đẹp thuần trí tuệ, lý tính...? Nếu thơ chỉ có hình ảnh và cảm xúc, vậy thơ khác gì với hội họa, nhiếp ảnh...? (...)

Một hoạt cảnh “đầy màu sắc và hương thơm”  -  Chu Hà
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Từ sự viết lách ẩu tả tầm bậy tầm bạ vừa có thể là “không tiền khoáng hậu” mà cũng đồng thời vừa là “không tiền bảo chứng” đến hoang tưởng của đại loại các “nhà phê bình” và “nhà biên khảo” như thế, tôi không thể không thấy ra một hoạt cảnh khá là “đầy màu sắc và hương thơm” một cách đặc biệt... (...)

23.09.2011
Thân gửi chị Phan Quỳnh Trâm  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ... (...)

Tiếp lời bài viết “Thế nào thì gọi là thơ?” của Phan Quỳnh Trâm  -  Cao Thanh Phương Nghi
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (...)

(Tai) Họa thơ đến từ đâu?  -  Trương Đức
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)

21.09.2011
“Chường cái mặt”??? & Rơi lệ, mà lệ không rơi!  -  Bùi Thị Lài
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)

(Tai) Họa ký trong tù  -  Trương Đức
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)

Sóng từ trường?  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Trong vật lý, chỉ có sóng điện trường gây nên bởi một môi trường có sự hiện diện của điện trường và từ trường. Kiến thức này chẳng cần phải ở trình độ đại học gì ráo, cỡ thi Tú Tài phần nhất ban A hay ban B hồi trước năm 75 là cũng đủ để nhận thức đúng hay sai... (...)

20.09.2011
Thưa, chỉ là cảm nghĩ có vần...  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

Với những kẻ dốt và thích bị chửi thì ta chỉ còn cách chửi...  -  Bút Lão
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)

Sự viết lách ẩu tả của các “nhà phê bình” và “nhà biên khảo”  -  Chu Hà
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Cám ơn bạn Hoàng Ngọc-Tuấn đã lên tiếng một cách thẳng thắn, một sự thẳng thắn mà theo tôi là rất “dấn thân”, rất không khoan nhượng, không kiêng nể về những sự việc mà đến đây tôi gọi là sự viết lách ấu tả... (...)

Tuy hai mà một – 2 in 1  -  Kỳ Đài
[LẠI CHUYỆN ĐẠO VĂN] ... Hai bài viết của hai tác giả nhưng lại cùng giống nhau rất nhiều ở nội dung bên trong. Tôi đã chủ động đánh dấu nền vàng các đoạn giống nhau, dù tác giả Phan Thanh Bình sửa chữa cắt xén tí ti nhưng có thể thấy là giống với bài của Th.s Trương Ngọc Thắng đến 95 phần trăm... (...)

18.09.2011
Khi các “nhà phê bình” ra sức... múa chữ rởm  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Thỉnh thoảng tôi lại thấy có những người mù tịt về âm nhạc mà lại liều mạng nhảy bổ vào lĩnh vực âm nhạc để viết những bài phê bình, nhận định về âm nhạc... Họ dùng cái gì để viết những bài phê bình âm nhạc? Thưa các bạn, những người ấy dùng những thứ ngôn từ mù mờ, khoa đại và rỗng tuếch. Họ làm ra vẻ như đang phê bình âm nhạc, nhưng thực ra họ chỉ ra sức... múa chữ rởm... (...)

15.09.2011
Thái Thanh và Lý Tống  -  Chu Hà
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Tương tự như thế, đang nói về Thái Thanh, nhà phê bình Thụy Khuê có liên tưởng tới ai đi nữa thì đó cũng chẳng có gì là không bình thường cả; có điều tôi xin hỏi là đem Callas đặt cạnh Thái Thanh theo kiểu cách “ngồi chung mâm” như thế là có ý gì?... (...)

12.09.2011
Khi nào thành “phiên bang” mới thôi...  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ... (...)

08.09.2011
Khi những tác phẩm nhỏ được giải thưởng lớn  -  Trần Mạnh Hảo
[VĂN HỌC & GIẢI THƯỞNG] ... Nếu cứ đánh tráo dở thành hay, sai thành đúng, xấu thành tốt, ác thành thiện như thế này sẽ không thể còn nền văn học Việt Nam, thậm chí văn hóa Việt Nam rồi cũng sẽ biến mất cùng với nguy cơ dân tộc bị diệt vong đang có cơ xuất hiện... (...)

07.09.2011
Vòng Tròn Bất Tử — một cuộc hội ngộ thất bại  -  PiKa
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Sự thất bại của cuộc gặp này nằm ở chỗ tên gọi và sự trống rỗng bên trong nó hoặc giả cái tên này được ban tổ chức hiểu với nội hàm quá hẹp, dẫn đến nhiều thất vọng cho người tham dự và người theo dõi... (...)

03.09.2011
Nghĩ trong ngày 2 tháng 9  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... 2 tháng 9. Nhìn cờ như rũ rượi trong lòng mình. Báo chí bốc phét một tấc tới giời, đao to búa lớn: “Tết độc lập”. Chắc không? Thật không? Tự do còn không có, lấy gì độc lập? Độc lập sao hệt như một “phiên bang” của Tàu khựa thế này?... (...)

02.09.2011
Đỉnh điểm & Tận đáy  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bức công văn trả lời yêu cầu đính chính và xin lỗi của các nhân sĩ, trí thức của ông Tổng giám đốc Đài truyền hình Hà Nội với nội dung của nó, đã lập ngay 2 kỷ lục: Đỉnh điểm và Tận đáy. / Đỉnh điểm: Là sự ngạo mạn sau khi vu cáo, bôi nhọ, vẫn khinh thường trí thức để được đứng trên pháp luật. Không xin lỗi – không đính chính. Sặc mùi trơ tráo dối trá... / Tận đáy: Là tận đáy của sự suy đồi đạo đức, văn hoá, nhân cách... (...)

Chủ nhật không biểu tình  -  Bắc Phong
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Chủ nhật không biểu tình / Trung Quốc vẫn tiếp tục âm mưu / xâm chiếm Việt Nam / bằng tất cả quyền lực cứng và mềm / qua tay các quan thái thú // Chủ nhật không biểu tình / Biển Đông trong tim người vẫn ầm ì tiếng sóng / Dậy mà đi! ... (...)

01.09.2011
Nỗi sợ kéo những tâm hồn lại gần nhau  -  Lưu Thuỷ Hương
[THƠ HÔM NAY] ... Em đọc thơ bây giờ để mong nhận đúng tên / Nhưng vì sợ hãi đã quen nên đọc cái gì lên cũng thấy sợ / Sợ cho bạn bè mình / Sợ cho anh / Sợ cho những người bị công an trấn lột, thắt cổ trong đồn / Sợ cho những ngư dân bị dồn ra biển cho tàu lạ tấn công / Sợ thấy người yêu nước bị quỷ sứ bóp cổ bên cạnh giáo đường / Sợ cảnh chó sói lùa trí thức ra đồng gặm cỏ... (...)

31.08.2011
Điều nguyện ước của Bố Mẹ  -  Unknown
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Con yêu dấu của Bố Mẹ, / Một ngày nào đó khi con thấy Bố Mẹ già yếu và mỏi mệt, / Hãy kiên nhẫn và hiểu cho Bố Mẹ... [Bản dịch của Bùi Vĩnh Phúc] (...)

Chân dung LÃO TIỀN BỐI của Khuất Đẩu  -  Nguyễn Lệ Uyên
[ĐỌC VĂN] ... Ở những màn trước là cảnh đấu tố, qui chụp, là sự trốn chạy, ẩn thân vào cảnh cô đơn cùng quẫn dẫn tới tội loạn luân, thì ở màn này là hiện thân của một thân xác trải qua sự phỉnh dụ, bỏ rơi, rồi dựng dậy như một món hàng buôn bán ngoài chợ ở cuối đời; là chân dung một số phận bị đẩy tới tận cùng tiếng kêu bi thống của kiếp người... (...)

30.08.2011
Quốc tịch nào cũng vậy thôi em  -  Ðỗ Trung Quân
[THƠ HÔM NAY] ... Khổ quá! / Nói đến thế mà em gái chả hiểu / Ta làm thơ bây giờ không phải để em chê dở hay khen hay / Ta làm thơ bây giờ chỉ có một tôn chỉ / Lũ sai nha đọc biết ngay / Lũ chỉ điểm đọc biết ngay / Lũ bồi bút đọc biết ngay... (...)

29.08.2011
Vỉa hè Saigon đón nhận sách mới Nguyễn Viện và cúng tiễn cô hồn  -  Tuấn Khanh
[VĂN CHƯƠNG VỈA HÈ] ... Giới văn nghệ vỉa hè Saigon vừa tổ chức 2 sự kiện thú vị trong ngày 29.8.2011, nhằm ngày 1.8 âm lịch, năm Tân Mão. Buổi sáng, một số anh chị em văn nghệ sĩ quen thuộc đã tụ họp trên lề đường Trần Quốc Thảo Q,3, Saigon... (...)

28.08.2011
Thơ ca và chính trị [3]  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Sau các loại trăm hoa đua nở dành cho Thơ “già”, chính trị tiếp tục đeo vòng kim cô cho Thơ “trẻ”. Bề ngoài, đó là việc cho các nhà thơ trẻ một cơ hội cất lên tiếng nói, nhưng thực ra là một cuộc thanh lọc ngầm. Vì vậy mà nhiều nhà thơ trẻ liệt vào dạng “khó bảo” thường không được chọn lựa, dẫn đến các tranh cãi về việc ai đi / ai không được đi... dự “Hội nghị Nhà văn Trẻ”... (...)

27.08.2011
Đạo chích được chọn đi dự Hội nghị Nhà văn Trẻ  -  Người Kinh Kỳ
[ĐẠO ĐỨC NHÀ VĂN] ... Nhưng cũng chưa sao... chỉ sao là chuyện cậu “nhà văn trẻ” này chưa có tác phẩm nào được in thành sách cả và cũng chẳng ai biết hết (và cũng chẳng ai biết về những bài nghiên cứu hay sáng tác của cậu ta một cách đàng hoàng - theo đúng nghĩa)! Nhưng cũng chưa đến nỗi phải nói. Nghiệt là người này - cậu “nhà văn trẻ” này - lại là người NỔI TIẾNG ĐẠO VĂN... (...)

23.08.2011
DA MÀU ĐÃ TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG  -  Damau.org
Xin thông báo cùng độc giả: Sau một ngày gặp trở ngại kỹ thuật, Da Màu đã trở lại hoạt động và độc giả có thể truy cập vào địa chỉ http://damau.org như thường lệ. (...)

Thơ ca và chính trị [2]  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Chính trị ở Việt Nam đang phá hủy mọi giá trị đạo đức, thì Thơ làm sao có thể thoát. Nhưng bi đát hơn là các nhà thơ vì muốn an toàn mà giả vờ ngơ ngác đã dẫn đến thông đồng với cái ác. Thơ Việt như một con dê già leo núi, được chính trị giả vờ khoác lên tấm áo da hổ, cố gắng tinh anh theo kiểu tinh ranh... (...)

Thư Sài Gòn [2]  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cái có thể chỉ là những trò không xứng tầm làm trò cười cho những người Việt trong lẫn ngoài nước đang đau đáu lo âu, chia sẻ nhìn về đất nước. Đặc biệt là bọn nuôi chí xâm lược yên tâm cười khà khà bên chén Mao đài: “Chúng nó dễ bảo và dễ thương thật .Chỉ thích ca hát.Vậy cho chúng nó ca hát dài dài cho đến khi muốn hát tiếng Việt phải xin phép ta”... (...)

22.08.2011
THÔNG BÁO CỦA DA MÀU  -  Damau.org
Vì trở ngại kỹ thuật, địa chỉ http://damau.org/ tạm thời không thể truy cập được. Xin các bạn vui lòng dùng địa chỉ http://damau.info/ để đọc Da Màu cho đến khi có thông báo mới. (...)

21.08.2011
Dạy thêm, học thêm tại Việt Nam  -  Dũng Vũ
[GIÁO DỤC] ... Dạy thêm, học thêm (DTHT) là một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam bấy lâu nay. Vốn là một hoạt động giáo dục tích cực, nó hóa thành một vấn đề nan giải cho ngành giáo dục và cho xã hội... (...)

18.08.2011
Thơ ca và chính trị  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hy vọng vẫn còn ở các nhà thơ vỉa hè, và một số nhà thơ chính thống khi mà họ ý thức được tuổi 18 đã là công dân cầm lá phiếu đi bầu cử, đã mặc áo lính vác súng ra trận nếu đất nước bị xâm lăng chứ không phải ngồi chờ xếp hàng mãi đến 35 tuổi vẫn còn được nhận danh hiệu hài hước xoa đầu vỗ vai nhà thơ trẻ, với vài ba chuyến xe đò miễn phí đến một nơi miễn phí và ăn những bữa ăn miễn phí... (...)

17.08.2011
Vài cảm nghĩ sau khi nghe Dàn nhạc Trẻ Châu Á  -  Ðặng Hữu Phúc
[VĂN HOÁ ÂM NHẠC] ... Thật không thể nói bằng lời để tả lại về những niềm cảm xúc khi nghe Dàn nhạc Trẻ châu Á đêm qua (16/8/2011). Chỉ những khán giả may mắn được tham dự, được đắm chìm trong những nỗi hân hoan bất tận của đêm hoà nhạc ở Nhà hát lớn Hà Nội mới hiểu được... (...)

Cà phê cánh diều  -  Bùi Văn Phú
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Một hôm xuống San Jose chơi được bạn rủ đi uống cà phê cánh diều. Tôi hỏi đó là tên một loại cà phê mới, chắc là thơm ngon lắm sao? Bạn nói cà phê này vừa thơm ngon, vừa mát nên mới gọi là cánh diều, uống một lần rồi sẽ mê. Nghe bạn quảng cáo và cái tên “cánh diều” là lạ dễ thương nên tôi cùng đi với bạn... (...)

16.08.2011
Nội các mới  -  XYZ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chúng ta vui mừng vì đã chọn ra được 15 vị đại biểu ưu tú cho nội các mới của chính phủ. Tuy vẫn là những đồng chí cũ, nhưng với tinh thần và khí thế mới, được trang bị những tư tưởng hiện đại, chúng ta tin tưởng nội các mới của chính phủ sẽ kiên trì đường lối đã vạch ra từ bấy lâu nay về Chính trị, Kinh tế và Văn hóa Giáo dục và các vấn đề khác... (...)

CÚNG VONG LINH CÁC CHIẾN SĨ & ĐỒNG BÀO ĐÃ HY SINH TRÊN BIỂN ĐÔNG  -  Nguyễn Thị Quê Hương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tối 14.8.2011 (tức rằm tháng 7 Âm lịch), nhân lễ Vu Lan, đúng 19 giờ tại đường Hoàng Sa bên kênh Nhiêu Lộc, Sài Gòn, lễ cúng các chiến sĩ trận vong và đồng bào đã hy sinh trên Biển Đông đã được tổ chức... (...)

Bà con nào hiểu không, gỡ rối giùm tôi?  -  TVS
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nguyễn Hữu Hồng Minh trả lời phỏng vấn như thế ni... Còn Lê Thiếu Nhơn thì như vậy nè... (...)

14.08.2011
Bông hồng nào cho mẹ của người công an, nhân lễ Vu Lan?  -  Tuấn Khanh
[QUYỀN LỰC & VĂN HOÁ] ... Dũng sẽ cài bao nhiêu bông hồng đỏ trên ngực áo mình, trong mùa Vu Lan này? Cái nắm tay mạnh mẽ của Dũng giáng vào thân thể của một công dân sao đột nhiên lại trở nên quá tầm thường và hèn hạ trước đôi bàn tay gầy của mẹ anh, run run, nắm chặt nhau để nói xin lỗi với gia đình nạn nhân... (...)

Khi nào mới có dân chủ?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tất cả những gì giới cầm quyền đang làm và muốn làm là cố gắng làm thui chột văn hoá dân chủ và trì hoãn việc xây dựng các cơ chế dân chủ... (...)

13.08.2011
Lời tạm biệt của nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp  -  Vương Chí Phèo
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Phản ứng tức thời của Vương Chí Phèo sau khi đọc xong bài này là ngửa mặt lên trời cười 3 phát ha... ha... ha..., cúi đầu xuống đất khóc 3 tiếng hu... hu... hu..., rồi phán: 1. Chế độ nào, bộ trưởng nấy... (...)

12.08.2011
Câu thần chú vĩ đại  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đấy là về mặt “lý thuyết”, còn về mặt “thực hành” thì sao? Thì cũng rứa chứ sao! Ba mươi năm sau, năm 2011, mình lại thấy câu thần chú ấy xuất hiện trong bài thơ của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường. Nghe theo các nhà thơ mình hằng yêu thích, mình đã luôn hướng mắt về phía Ba Đình và miệng thì luôn niệm chú... (...)

11.08.2011
Làm sao có thể tin được?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ở đây lại có hai vấn đề: Thứ nhất, Trung Quốc nói dối ư? Vậy tại sao Việt Nam không cải chính? Thứ hai, quan trọng hơn, liệu chính quyền Việt Nam có tiếp tục bán đứng các vùng đảo và biển như vậy cho Trung Quốc trong các cuộc gặp gỡ và các công hàm bị xem là “bí mật quốc gia” hay không? Liệu, trong cuộc gặp gỡ ngày 25 tháng 6 năm 2011, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn có hứa hẹn gì với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc những điều tương tự như vậy hay không? Nếu không, tại sao phải giấu?... (...)

06.08.2011
eBook tiếng Việt  -  Nguyễn Hưng Quốc
[SÁCH & eBOOK] ... Tôi nghĩ con đường đến với sách điện tử của độc giả Việt Nam còn lắm gập ghềnh. Thứ nhất, số người Việt Nam quen sử dụng internet để đọc văn chương chưa nhiều. Thứ hai, số người sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sách điện tử lại càng không nhiều. Với người Việt Nam, internet chủ yếu vẫn là những cái để đọc chùa. Nhưng Phùng Nguyễn thì vẫn không nản... (...)

Ngày tàn của sách  -  Nguyễn Hưng Quốc
[SÁCH & eBOOK] ... Đối với những người mê sách, thích lân la ở các tiệm sách và thích ngắm các cuốn sách bày trên kệ sách nhà mình, tin tức họ nhận được trên báo chí trong mấy năm vừa qua hầu như đều là tin xấu. Hết tiệm sách này đóng cửa đến tiệm sách khác bị đóng cửa. Có khi đóng cửa hàng loạt... (...)

03.08.2011
đ. mẹ... sao mà mày bao la quá vậy...  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... từ phong kiến sang thực dân / tới cộng sản / khúc xương sống / của cái dải đất tiên rồng / hình chữ S / đã cong / lại càng thêm / vẹo // thời đồ đểu đồ giả / make in china / sold in vina / cái đầu rồng / xưa tuy không hẳn trống / nay đã trở thành cái / đầu lân... (...)

01.08.2011
Chai và lọ và những mảnh gương... vỡ!  -  Trương Đức
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bởi vì, mình nghĩ, đúng thật, phải chăng dân tộc Việt Nam ta, “chẳng may” sinh ra bên cạnh “Tàu Khựa”, “chẳng may” sinh ra những “tấm gương vỡ”, điển hình là “tấm gương bác Hồ vĩ đại” của những người cộng sản, và tất nhiên, “chẳng may” sinh ra những người cộng sản Việt Nam, nên đất nước mới tiêu điều, nát bấy như hiện giờ?!... (...)

Thì ra thế!  -  Bắc Phong
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hội Nhà văn Việt Nam chẳng ai lên tiếng / Mình tò mò vào Web của Hội đọc loanh quanh / thì mình đọc được bản tin: / Trước đó vào ngày 20 tháng 7 Hội cử một số hội viên chức sắc / đi thăm và làm việc với Hội Nhà văn Trung Quốc / thể theo lời mời của phía đàn anh... (...)

31.07.2011
Xin lỗi Mẹ  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Siết chặt tay nhau ôn lại cội nguồn. / Để Mẹ bớt buồn. / Để con bớt tội. / Để lịch sử không ngập ngừng bối rối. / Khi hỏi thầm: bọn chúng nó, / Là ai?... (...)

Tha cho nhau nhé búa đao to...  -  Phùng Tường Vân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nhớ những lời thưa lời dặn dò / tha cho nhau nhé búa đao to / Người ơi tổ quốc ta sài đẹn / nghe lắm càng mau chết nghẹn thôi!... (...)

Xin cảm ơn  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin cảm ơn anh Hoàng Đại Dương đã chân tình chỉ bảo... (...)

27.07.2011
Putin và vân vân...  -  Hoàng Đại Dương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cùng bạn Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]: 1. Xin được bỏ nhỏ rằng bạn quên Cuba và Lào. 2. Ông Putin hiện thời giữ chức thủ tướng của nước Nga; vậy, khi đề cập tới chức vị, tôi nghĩ bạn nên dùng đương kim thủ tướng hoặc cựu tổng thống... (...)

26.07.2011
Phản hồi về một phản hồi  -  Nguyễn Vũ Ðam San
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cám ơn ông Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn] đã đưa ra lời giải thích. Tôi thật sự tôn trọng ý kiến của ông và không có ý định tranh luận về vấn đề đã nêu ra tại đây. Ông hoàn toàn có quyền tin... (...)

Phản hồi đến Đam San Nguyễn Vũ  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Suy nghĩ của tôi không liên quan đến việc canh thức, ngủ cho thế giới như chủ tịch Triết tuyên bố, đơn giản chỉ vì tôi không tự hào cách xằng bậy, không ảo tưởng và không bị mê hoặc bởi những gì cha ông tôi đã tỉnh táo từ chối... (...)

25.07.2011
Thiệt là kẹt!  -  Nguyễn Vũ Ðam San
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đọc ý kiến của Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn] trong “Một câu nói, một vận mệnh”, tôi đồng ý hoàn toàn với tác giả. Tuy nhiên ở câu kết “Chính các bạn sẽ viết nên trang sử mới của dân tộc, và ngay cả của thế giới” khiến tôi rất lấy làm bối rối... (...)

Về xuất xứ câu nói của Tổng thống Nga Putin  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin gửi xuất xứ câu nói của Tổng thống Putin đến ông Luân Nguyễn... (...)

24.07.2011
Xuất xứ câu nói của Tổng thống Nga Putin?  -  Luân Nguyễn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đề nghị tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn] cho biết xuất xứ câu nói của Tổng thống Nga Putin được trích dẫn trong bài “Một câu nói, một vận mệnh”... (...)

23.07.2011
Một câu nói, một vận mệnh  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Chứng kiến thế hệ trẻ trong và ngoài nước dấn thân vì ý thức sự sống còn của dân tộc, chứng kiến cách đối xử man rợ của bọn người thú dành riêng cho các bạn, tôi càng xác quyết rằng chính các bạn đã vạch ra một lối thoát cho dân tộc thông qua sự hiểu biết rõ ràng và chính xác về quyền con người, thông qua khả năng nắm giữ một loại vũ khí tuyệt vời là phương tiện thông tin, nhưng trên tất cả, các bạn đang có một bầu nhiệt huyết và một lý tưởng cao cả... (...)

22.07.2011
Đạp  -  Bùi Thị Lài
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bà trí thức yêu nước? / Đạp cho bà gãy sống mũi! / Ông nhân sĩ đòi dân chủ? / Đạp cho ông lòi tròng mắt! / Nó sinh viên đòi biển đảo? / Đạp nó bể gò má! / Mày cách mạng chống Tàu? / Đạp cho mày sặc máu!... (...)

Em có một ước ao  -  Chiêu Anh Nguyễn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... ước gì mù in tẹc nét / không nhìn thấy cảnh đau lòng / dân mình bị quan đàn áp / tung cước vào mặt như không... (...)

Bạn có sướng làm dân nước to?  -  Bắc Phong
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... này bạn, yêu nước có nhiều cách / trong đó không có cách biểu tình / vì làm lãnh đạo ta khó nói / lúc đi sứ thiên triều Bắc Kinh // làm gì còn có chuyện chẳng lẽ / nhà nước là nhà nước công an / chúng túm bắt khiêng như súc vật / còn lấy chân đạp dí mặt dân... (...)

chuyện có thật như thế  -  Khaly Chàm
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... “tuyệt đối tao không bao giờ hoan hô / nhưng tao không dại gì mà đả đảo” / yêu tổ quốc được mấy thằng? / nhận vài tát tai nhăn răng cười vui / nhân dân đang thở cầm hơi... (...)

21.07.2011
Hãy lắng nghe quá khứ  -  Nguyễn Hữu Nghĩa [Sài Gòn]
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Khi tầng lớp lãnh đạo dân tộc, trong tâm thức tự ý chấp nhận thân phận nô lệ, khi cả dân tộc đã bị những kẻ ấy truất quyền tìm đến những tín hiệu tập hợp, thì tổ quốc sẽ vô cùng khó khăn trong hành trình khôi phục sự tự chủ. Vì vậy, tổ quốc đang đứng bên bờ vực của sự tiêu vong... (...)

Như chính tôi vừa bị đạp dập mặt  -  Lê Thị Vong Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Không thể tin nổi / Trên thế gian nầy / Giữa thế kỷ nầy / Còn có nơi nào trên tinh cầu nầy / người yêu nước chống quân xâm lược / lại bị xách hai tay hai chân như heo / và bị người nhân danh công lý “nhân dân” đạp vào mặt... (...)

20.07.2011
Xé rách bóng đêm cho mặt trời mọc  -  Lê Nguyên Tịnh
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Mỗi cái đạp / là một dấu ấn nhục / đóng vào trán những thái thú / cũng như một cái tát / vào anh, chị, em / làm bật lên cú dội ngược / ngoạn mục / của cây búa chẻ vào / những hình nhân / của phù thuỷ / trấn ếm kéo dài bóng đêm... (...)

thơ tặng an ninh nổi chìm, quen không phải lạ  -  Trương Phước Lai
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... các anh hoàn thành nhiệm vụ robot / xin các anh biết rơm rơm nước mắt / quê hương mình thương đau / xin các anh lẳng lặng cúi đầu / ông bà các anh đang bật khóc... (...)

18.07.2011
Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cứ đàn áp đi... / Cứ bóp cổ đi... / Cứ kung-fu đi... / Cứ triệu tập đi... / Cứ lo hữu nghị đi... / Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng / Hãy thử sờ lên đầu mình / Xem... / Đã mọc đuôi sam?... (...)

Dân chủ không tự nhiên mà có  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập... (...)

16.07.2011
Dưới Biển Đông là những mỏ vàng đen  -  Bùi Văn Phú
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu lãnh đạo Việt Nam muốn giải quyết những tranh chấp trong tinh thần hoà bình, bình đẳng, theo Công ước biển của Liên hiệp quốc dù là song phương, đa phương, trước Liên hiệp quốc hay trước Toà án Quốc tế thì lãnh đạo cũng cần phải có sức mạnh của lòng dân để dựa vào... (...)

Dân chủ và nhân quyền  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dân chủ sẽ không có ý nghĩa gì cả nếu nó không nhằm phát huy sự bình đẳng và tự do của mỗi người với tư cách là cá nhân; không nhằm phát huy nhân quyền nói chung. Hơn nữa, chỉ có dân chủ mới bảo vệ được nhân quyền. Tranh đấu cho nhân quyền, do đó, bao giờ cũng gắn liền với việc tranh đấu để xây dựng một nền dân chủ thực sự... (...)

13.07.2011
Danh xưng mới cho Trung Quốc  -  Nguyễn Viện
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Từ cuối năm 2007, sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của đồng bào ta, đã xuất hiện các từ như TÀU KHỰA, hoặc đơn giản là KHỰA để chỉ bọn Tàu xâm lăng. Mới đây, tôi thấy có người gọi Tàu là BỰA, cũng rất hay vì nó mô tả đúng bản chất của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Truyền thông nước ta gọi là LẠ. Cũng thật khác thường... (...)

Chiến tranh Trung-Việt — cuộc chiến bất khả thi  -  Lê Nguyên Vỹ
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Thời gian qua, Trung Quốc có những động thái giống như sắp chiến tranh đến nơi, thực chất là một kiểu hù dọa và thăm dò dư luận Việt Nam và dư luận thế giới, cũng như đánh lạc hướng dư luận Trung Quốc không để ý quá nhiều đến những khó khăn hiện nay, chứ thực ra Việt Nam chỉ là con cua đang trên hành trình vào nằm trong giỏ chờ đúng thời điểm là Trung Quốc bỏ vào nồi cần gì đánh nhau cho rắc rối... (...)

08.07.2011
Tội yêu nước  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật vào tháng 6 vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Tội yêu nước... (...)

29.06.2011
Khi lòng yêu nước được đáp trả bằng dùi cui và lời đe dọa  -  Phi Khanh
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Vào lúc hữu sự, những trí thức tỉnh thức đứng ra kêu gọi biểu tình, kêu gọi những hoạt động phản đối kẻ xâm lăng lại bị dùi cui và lời đe dọa của công an, của cấp trên cũng như của thầy giáo... Tất cả những hiện tượng này đều phát biểu một não trạng đã bị tổn thương lâu dài của dân tộc... (...)

Độc lập và dân chủ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có thể nói, trong tình hình hiện nay, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó giữ được chủ quyền và độc lập nếu không chấp nhận dân chủ, ít nhất ở mức độ khiêm tốn nhất của khái niệm dân chủ: quyền bày tỏ quan điểm và quyền tham dự vào việc nước của nhân dân. Không ai có thể chấp nhận chuyện tiếp tục nhắm mắt và bịt miệng lại để “phải tin” vào đảng và chính quyền như trước nữa... (...)

23.06.2011
Hồ Thu Hồng – nhà báo nói láo  -  LP
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bà Hồ Thu Hồng (nick name là Beo) là ai và có cuộc sống ra sao thì rất nhiều người đã biết. Việc bà thuộc lề nào thì đã rõ. Song một số phe ta vẫn tưởng bà là chiến hữu, phải chăng là quá ngây thơ?... (...)

21.06.2011
Thì ra chúng mày lừa ông!!!  -  Trà Đoá
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xưa nay chỉ nghe nói đến “ngoại giao bóng bàn”, “ngoại giao bánh mì”, v.v. chứ chưa từng nghe nói đến “ngoại giao cắt cáp” bao giờ. Phải chăng đó là trò “cắt cáp hữu nghị” hay “cắt cáp vì 16 chữ vàng”? Nhưng thôi, ở Việt Nam cái chuyện bị lừa thì chẳng có gì to tát cả. Chẳng phải là mấy chục năm nay có ngày nào mà không bị chúng mày lừa, chẳng trò này thì cũng trò khác... (...)

20.06.2011
Chữ nghĩa của Cộng Sản  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Im lặng để các công ty Trung Quốc tràn vào Tây nguyên khai thác các mỏ bauxite là xây dựng; ngược lại, lên tiếng chống đối là thiếu xây dựng? Im lặng để cho Trung Quốc tha hồ hoành hành trên hải phận Việt Nam, kể cả bắt bớ và giết chết ngư dân Việt Nam là... xây dựng, trong khi, xuống đường biểu tình chống lại họ là... thiếu xây dựng và phải vào tù ngồi cho muỗi đốt... (...)

18.06.2011
Du lịch Hoàng Sa, tôi xin mời ông và gia đình ông!  -  Tuấn Khanh
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đọc bản tin sáng trên báo Tuổi Trẻ, với cái tít “Sẽ có tour du lịch ra Trường Sa, Hoàng Sa” vào sáng ngày 17 tháng 6, không khỏi bật cười, ứa nước mắt. Dân gian vẫn có câu “miệng nhà quan có gang có thép”. Nghe ông tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn tuyên bố về việc sẽ mở tour du lịch ra Hoàng sa và Trường Sa, lại thấy miệng nhà quan không chỉ có gang, có thép mà có cả sự vô liêm sỉ đến ngẩn người... (...)

Sự hốt hoảng của “cụ rùa” Hồ Gươm  -  Lê Quốc Thành
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đau đầu, “cụ” lấy gươm ra nhìn lại: / “Cây gươm nghìn năm xưa...!” / Cụ chợt phát hiện: / “Sao lạ thế này?” / “Sao lại có hàng chữ: Made in China?” / “Thằng nào?” / “Thằng nào tráo gươm của tao ?”... (...)

“Ngồi trên hố xí đợi ngày mai”  -  Ðạm Tiên
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin mừng cho Vương Thúy Kiều muội, vì muội vẫn còn chút nước (quốc) thêm được 30 năm nữa, dài gấp đôi số năm lưu lạc của muội (15 năm). Còn Đạm Tiên ta thì than ôi, ta đã chết từ cái năm Ất Dậu ấy rồi. Ta đã nằm dưới nấm mồ vô chủ bên con đường Kách Mệnh từ trước khi ta ra đời nhiều năm sau đó... (...)

“Đừng giẫm lên cỏ các anh chị ơi...!”  -  Hạ Đình Nguyên
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Thật lạ lùng, bắt để làm gì vậy? Hình như Trung Quốc có cảnh cáo trên truyền thông, phải dẹp bọn biểu tình bài Trung Quốc! Lần này, lực lượng an ninh Thành phố Hồ Chí Minh “tích cực” hơn ở Hà Nội? Thành phố này đông dân hơn nên dễ bị “bọn xấu lợi dụng”. Có lẽ thế?... (...)

17.06.2011
Bút Gà (chấp bút Đinh Thế Huynh) trả lời ông Lê Hiếu Đằng  -  Bút Gà
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Này, tớ bảo cho mà biết, (thủ) anh Đinh Thế Huynh đang bận rộn viết biểu sớ gởi cụ Hồ (khác với Bác Hồ đã quy tiên) xứ Tề phương bắc. Thế nên tớ rỗi việc hơn tí tị viết gởi cậu vài hàng cho vui. Ngứa ngáy chấm hũ cáy đấy thôi chứ chúng tớ chả bao giờ phải giả nhời ai cả ngoại trừ vương quan Tề quốc... (...)

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh  -  Lê Hiếu Đằng
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tôi đợi một tuần qua để cơn giận dữ, lòng phẫn nộ và khinh miệt của tôi lắng xuống để ngồi bình tĩnh viết thư này cho ông để kịch liệt lên án và phê phán cách thức và nội dung đưa tin sai sự thật hoặc nói cách khác tránh né sự thật một cách trắng trợn của TTXVN về các cuộc biểu tình tuần hành của nhân dân TP Hà Nội và nhân dân TP Sài Gòn... (...)

16.06.2011
“Anh có thấy nhục không?”  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ... Anh nói: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?”... (...)

Ngọn lửa Việt Nam  -  Luỹ
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hôm nay chúng tôi ngồi đây / Cách xa quê hương vạn dặm / Nhìn về Sài Gòn, nhìn về Hà Nội / Trong lòng như có muối xát / Đường Sài Gòn bốc lửa / Phố Hà Nội sục sôi / Những tiếng hô vang vang, dội vào bốn ngàn năm lịch sử... (...)

Không phải ạ!  -  Bùi Thị Lài
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lài chưa từng chơi trò chụp mũ ai là Hán gian cả, Võ Tấn Phong hãy đọc kỹ lại toàn đoạn văn của Lài xem có dấu vết gì của trò này không, làm ơn đọc kỹ nghen... (...)

Trả lời ông Nguyễn Tôn Hiệt  -  Vương Thuý Kiều
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ông Nguyễn Tôn Hiệt hỏi tôi “muốn cái đất nước Việt Nam hiện nay bị cướp như thế nào và ai cướp?” Ái chà, thưa ông, hiện nay tôi không còn đất nước nào nữa, lí do là nó đã bị Vi Xi cướp sống kể từ cuối tháng Tư 1975. Trên mảnh đất này tôi thực sự là một kẻ người lưu vong... (...)

14.06.2011
Xin bạn Vương Thuý Kiều giải thích rõ  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin bạn Vương Thuý Kiều làm ơn giải thích rõ giùm điều này: Bạn muốn cái đất nước Việt Nam hiện nay bị cướp như thế nào và ai cướp? Tôi nghĩ có lẽ bạn mong cho đất nước này được giành lại. Chứ lẽ nào bạn mong đất nước này bị cướp mất thêm một lần nữa?... (...)

China  -  Chung Kim
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin đề nghị tất cả người Việt Nam chúng ta dùng chữ “China” để chỉ nước láng giềng phương Bắc. Chữ “Trung quốc” có hàm ý “nước ở trung tâm” vốn là của bọn bá quyền Ðại Hán, xem khinh tất cả các nước khác trên thế giới đều chỉ là những nước phụ thuộc bao chung quanh “nước chính giữa” mà thôi!... (...)

Bùi Thị Lài và Hsim thân mến ơi  -  Võ Tấn Phong
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ái dà, việc nghĩa thì cứ phải làm, không nên chỉ vì có người nói nặng nhẹ lại bỏ cuộc. Còn chuyện người ta phê bình, nếu đúng thì xin lỗi phục thiện, nếu sai thì tranh luận phản đối. Sao lại lấy lý do đoàn kết mà khuyên người ta đừng nói, hay là chụp mũ người ta là Hán gian hở trời... (...)

Khi giới trẻ Sài Gòn sục sôi xuống đường, “nhà văn trẻ” làm gì?  -  Hoàng
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Dạ thưa, đó là họ đang nhận ơn huệ từ nhà nước, để đi dự “hội thảo” bàn về những vấn đề cao siêu của xã hội, sau đó họ xuống Cần Giờ du hí. Nghe nói sau khi đọc thơ, họ còn chơi các trò... nhảy lò cò (?), kéo co... và thức xem cúp bóng đá C1 và... nhậu... (...)

Lại một cuộc đối thoại  -  Ðỗ Trung Quân
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nhìn hình ảnh những công an chìm Việt Nam rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném những công dân trẻ tuổi Việt Nam trong cuộc tuần hành biểu thị lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, chỉ thấy một điều: đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ là cách tự giới thiệu rõ nhất về mình. Chua chát quá!... (...)

13.06.2011
Trả lời kẻ “sợ bị quy là Nguyễn Chí Vịnh”!  -  Nguyễn Văn Chiến
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu Trung Quốc mà vớ được mấy “lời vàng” của NMT và “ý ngọc” của Nguyễn Chí Vịnh, họ sẽ mừng rỡ khôn xiết: Các anh tuyên bố chủ quyền nhưng các anh không có quyền tài phán. Các anh không có quyền tổ chức tour du lịch ra Trường Sa. Các anh không có quyền thăm dò và khai thác dầu khí... (...)

Vì đâu?  -  Vương Thuý Kiều
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có chăng tôi “chỉ mang lại tác động không tốt”, “chỉ gây chia rẽ và làm nản lòng người thôi”, và có thể gây thương tổn cho “những nhân tố tích cực nhất trong giai đoạn hiện tại trong” phong trào ái quốc & vệ quốc như chị Bùi Thị Lài đã có tình thương mến thương nhắn nhủ thì tôi xin ghi nhận, song cái dàn loa Tuyên Huấn quốc nội gần suốt một thế kỷ nay... (...)

Chàng Hsim và nàng Lài đáng mến ạ!  -  Vương Thuý Kiều
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Giờ tôi thì chỉ (ngây thơ) mong thấy đến lượt quân cướp bị cướp, đơn giản vậy thôi, chàng Hsim và nàng Lài đáng mến ạ... (...)

12.06.2011
Vương Thúy Kiều là người Trung Quốc  -  Hsim
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bây giờ thì tôi tin chắc cô Thúy Kiều họ Vương chính thị là người Trung Quốc: cô ấy đã loại Monsieur Menras ra khỏi đoàn người biểu tình chống nước Đại hán phương Bắc của cô ta mà không cần tới dùi cui mã tấu... (...)

Bà (Ông?) Vương Thúy Kiều đáng mến à!  -  Bùi Thị Lài
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có chuyện này nè, Lài nghĩ bài “Ông André Menras đáng mến ơi!” của Vương Thúy Kiều chỉ mang lại tác động không tốt khi có dụng ý khơi lại những chuyện xa xưa để khích bác, giễu cợt ông André Menras. Theo Lài thì kiểu giễu này không “duyên” chút nào... (...)

Một bức ảnh rất nhiều ý nghĩa  -  Người Sưu Tầm
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bức ảnh này xuất hiện nhiều nơi trên internet. Không thấy ghi tác giả là ai. Bức ảnh mang rất nhiều ý nghĩa... (...)

11.06.2011
Ngày mai chúng ta sẽ làm gì?  -  Nguyễn Tấn Cứ
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Anh sẽ làm gì khi mặt trời vừa mọc? / Em sẽ làm gì khi bóng đêm vừa tan? / Chúng ta sẽ làm gì khi ngày mai vừa đến? / Trên những con đường kia ta sẽ phải làm gì? // Ta sẽ phải làm gì đây / Trước hàng rào dây thép / Trước dùi cui súng ống chập chùng / Trước những bóng ma đang canh gác khắp nẻo đường / Ta sẽ phải làm gì khi nỗi cô đơn đang réo gọi / Hàng triệu nỗi cô đơn đang lũ lượt xuống đường... (...)

Phản biện bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?”  -  Nguyễn Mạnh Thắng
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đọc qua bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?”, tôi không khỏi cảm thấy tác giả là người cưỡng từ đoạt lý để bẻ cong các phát biểu của ông Vịnh. Tôi cũng xin đi theo bài trả lời của ông Vịnh để phân tích lại vấn đề... (...)

Ông André Menras đáng mến ơi!  -  Vương Thuý Kiều
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ôi ông André Menras, ngày xưa giá như không có những trí thức hào hiệp nhưng ngây thơ như ông ủng hộ Vi-Xi chống lại VNCH thì có lẽ Hà Nội chưa dễ gì xâm lược miền Nam của chúng tôi, và đến giờ họ đã thành Bình Nhưỡng văn minh dân chủ gấp triệu lần Sài Gòn (mà cùng lắm cũng chỉ lạc hậu nô lệ cỡ Seoul hôm nay), thì chẳng phải tốt hơn cho cả hai bên sao?... (...)

10.06.2011
Về biểu tình 5.6.11: ngày của lòng yêu nước  -  Bùi Văn Phú
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Thế nhưng cả nước với mấy trăm tờ báo, Hà Nội và Sài Gòn có toà soạn của nhiều báo có đông bạn đọc, với cả trăm phóng viên lại không có bài tường thuật nào. Riêng Thông tấn xã Việt Nam chỉ có một bản tin ngắn cho rằng các tin quốc tế về biểu tình là sai sự thật. Đọc bản tin 270 chữ của cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam tôi tưởng đang đọc tin từ một nước lạ nào... (...)

Cái tội yêu nước  -  Chu Thụy Nguyên
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có lúc cứ tưởng chúng ta đang sống vào / thời Lê Chiêu Thống. Yêu nước sao lại là / cái tội? // Vì sao / tôi không thể yêu nước công khai? / bạn không thể yêu nước công khai? / anh không thể yêu nước công khai? / chị không thể yêu nước công khai? / em không thể yêu nước công khai?... (...)

Báo Tuần Việt Nam đã kiểm duyệt bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết như thế nào?  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Báo Tuần Việt Nam thường được xem là báo của giới trí thức ở Việt Nam, thế nhưng, qua những gì báo ấy đã hành xử đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết, chúng ta có thể thấy rõ ràng báo ấy cũng chỉ là một loại tay sai rẻ tiền, phản trí thức... (...)

09.06.2011
Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch!  -  André Menras Hồ Cương Quyết
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Làm sao có thể trông mong vào sự ủng hộ của công luận thế giới nếu ta cấm đoán chính nhân dân ta lên tiếng? Phản ứng ngoại giao tất nhiên là cần thiết, nhưng không đủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà Việt Nam rất cần trong lúc này. Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?... (...)

Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?  -  Nguyễn Văn Chiến
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tóm lại, những gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều lúc người đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc... (...)

Tôi yêu sự đổi mới và trung thành với tương lai  -  Hạ Đình Nguyên
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đấu tranh với kẻ thù đâu chỉ phải chờ đợi và nghe theo lời bảo ban của Nhà nước? Nhân dân đã chờ đợi và thất vọng . Nhân dân phải có tiếng nói của mình, phải có lực lượng của mình, có cách biểu hiện của mình. Giáo điều hóa tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa đưa đến hệ quả tất yếu là Giáo hội hóa Đảng Cộng sản. Đừng loay hoay bảo vệ thuyền mà coi thường con nước... (...)

Lòng dân như một vũ khí  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Người ta bảo giới lãnh đạo sẽ đàm phán hay mặc cả với Trung Quốc hầu giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Nhưng họ sẽ sử dụng vũ khí gì để đàm phán? Trong mọi thứ vũ khí mà người ta có thể sử dụng được trong những trường hợp như thế, từ kinh tế đến quốc phòng và hậu thuẫn quốc tế, Việt Nam đều ở thế yếu. Cực kỳ yếu. Chỉ có một vũ khí duy nhất thì người ta lại không dám sử dụng: lòng dân... (...)

08.06.2011
Phản hồi của tác giả Nguyễn Đình Đăng đối với lời xin lỗi của tác giả cuốn NHẬT KÝ VÙNG TÂM CHẤN  -  Tiền Vệ
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Tuy nhiên tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ NXB Thời Đại. Sau khi biết việc này, một người bạn khác của tôi – một nhạc sĩ nổi tiếng tại Việt Nam – thậm chí còn cho tôi biết rằng ở Việt Nam những chuyện vi phạm quyền tác giả như thế này là chuyện bình thường. Đây là một hiện trạng đáng buồn, bên cạnh rất nhiều hiện trạng đáng buồn khác... (...)

Nhà xuất bản Thời đại và nhóm tác giả du học sinh đã vi phạm quyền tác giả  -  Nguyễn Đình Đăng
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Việc NXB Thời Đại và nhóm du học sinh Trương Quang Đức, Nguyễn Thị Phương Dung, Bùi Phi Anh đăng lại các bài viết của tôi, hơn nữa lại đăng trong một cuốn sách để đem bán trên thị trường, mà chưa được tôi cho phép, là một việc làm tự tiện, rõ ràng đã vi phạm quyền tác giả, bất kể động cơ của việc xuất bản cuốn sách này nhằm mục đích gì... (...)

07.06.2011
Lê Đức Anh nói chuyện Biển Đông  -  Nguyễn Văn Chiến
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lê Đức Anh bảo “Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ.” Lạ quá. Khi đang bị đe doạ chủ quyền, thì sợ “xung đột vũ trang”. Chờ đến khi mất chủ quyền rồi, thì còn “bảo vệ” cái gì? Nếu bảo vệ chủ quyền thì phải bảo vệ từ đầu, còn khi “chủ quyền” đã mất rồi thì phải chiến đấu để giành lại, lấy lại, chứ còn gì nữa mà “bảo vệ”?... (...)

Ối Giời! Nhạy cảm quá...  -  Bùi Thị Lài
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Hổng được viết vậy / tự do, dân chủ, bô-xít, cao tốc, lãnh hải... hổng phải chuyện mấy người / mấy người đụng vô chết ráng chịu / cái gì cũng phải theo đúng đường lối đúng chủ trương / có cái gì hổng ưng thì cất trong rương / lấy ra là nhạy cảm!... (...)

dáng đứng Việt Nam | những nắm tay thân thương  -  Trương Phước Lai
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... nhằm nhò chi nắng nóng 40° / trái tim yêu nước - dung nham núi lửa / anh thanh niên, có lẽ một sinh viên / áo phông biểu ngữ đứng yên / trước những rào ngăn dinh thái thú... | anh là ai / người chạy chợ qua ngày? / chiếc xế nổ tả tơi theo năm tháng / chợt chung đường nhau sáng hôm nay / tà tà ngay, cùng vung lên nắm tay / đả đảo bọn ngoại xâm khốn nạn... (...)

06.06.2011
Điểm G của chế độ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trên thân thể con người chỉ có một số điểm được xem là nhạy cảm; còn ở Việt Nam hiện nay thì dường như ở đâu cũng “nhạy cảm” cả. Chuyện đa nguyên đa đảng ư? - Ồ! Nhạy cảm lắm. Chuyện tự do và dân chủ ư? – Cũng nhạy cảm! Chuyện tranh chấp với Trung Quốc ư? – Cũng nhạy cảm! Chuyện tham nhũng ư? – Nhạy cảm! Chuyện khả năng của lãnh đạo ư? – Nhạy cảm! Chuyện cán bộ đua nhau mua bằng giả ư? – Nhạy cảm! Chuyện con cháu cán bộ ăn chơi hư hỏng ư? – Nhạy cảm! Chuyện ngư dân Việt Nam bị bắt, bị cướp hoặc bị giết chết ngoài biển khơi ư? – Nhạy cảm!... (...)

Lời ngỏ cho những người xuống đường ngày 5/6/2011  -  Tuấn Khanh
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Như một công dân vẫn theo dõi thời sự đất nước, tôi xin bày tỏ sự cảm mến và chia sẻ với những ai đã xuống đường ngày 5 tháng 6 năm 2011. Và tôi cũng dành sự trọng thị cho tất cả những ai có quan điểm riêng là không nên đi biểu tình, theo biểu tình là phản động... Đó là quan điểm của các bạn, nó phải được nhìn nhận như một dữ liệu có thật của thời cuộc trên đất nước này. Và nó cũng giúp tôi nhìn nhận rõ ai là bạn, ai không là bạn từ ngày hôm nay... (...)

Chúng tôi không ngây thơ  -  Phan Thị Lan Phương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”... (...)

Báo chí của Đảng và Nhà Nước phủ nhận sự kiện biểu tình của những người Việt Nam yêu nước ngày 05.06.2011  -  Nguyễn Thị Quê Hương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Mặc dù vô số các trang blogs và webs dồn dập đưa tin, hình ảnh và video về cuộc biểu tình rầm rộ của những người Việt Nam yêu nước ngày 05.06.2011 tại Sài Gòn và Hà Nội, báo chí của Đảng và Nhà Nước lại lên tiếng phủ nhận sự kiện này. Tại sao báo chí của Đảng và Nhà Nước lại phải làm như thế?... (...)

05.06.2011
Khi lòng yêu nước dâng trào!  -  Nguyễn Viện
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc... Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”... (...)

Ngăn chặn nhân dân biểu thị lòng yêu nước là bán nước  -  Nguyễn Thị Quê Hương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... NGĂN CHẶN NHÂN DÂN BIỂU THỊ LÒNG YÊU NƯỚC LÀ BÁN NƯỚC... (...)

Sinh viên bị cấm biểu tình phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp Biển Đông  -  Người Sưu Tầm
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Công An và trường Đại Học ra sức ngăn chặn và đe doạ sinh viên, không cho sinh viên tham gia biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp Biển Đông... (...)

04.06.2011
Chẻ xương cha để làm quân bài domino  -  Thuận Văn
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hành động nhắc nhở kiêm thăm dò “quá đà” của Bắc Kinh vừa rồi đã khiến giới lãnh đạo tại Hà Nội nhận thấy họ phải đưa ra một phản ứng “quá đà” tương thích. Không làm thế thì, làn sóng “dân tộc chủ nghĩa” hiện tại sẽ bùng cháy và những bù nhìn chỉ biết có dâng nộp và triều cống có thể nào giữ được chỗ đứng hay cái đầu trên cần cổ? Chính vì thế họ mới tạm quên khẩu hiệu “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” để ầm ĩ phản đối, như là những dao động chung quanh “vị trí điều hoà”... (...)

03.06.2011
Phần trăm  -  Phạm Chung
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Theo hội đồng bầu cử trung ương, đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt trên 90% cử tri đi bầu cử... Chẳng hiểu khi họp quốc hội có BAO NHIÊU PHẦN TRĂM đại biểu lên tiếng phản đối tàu Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam???? (...)

01.06.2011
Thông điệp  -  Dân Làm Báo
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lúc 8 giờ ngày 5.6.2011 tại góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch... (...)

Lên tiếng  -  Hoàng Đại Dương
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... lên tiếng / đã đến lúc trong ngoài phải lên tiếng / đã đến lúc ăn miếng trả miếng / đâu Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo / đâu Hưng Đạo Vương với Hịch Tướng Sỹ hào hùng // xin đừng làm anh hèn... (...)

31.05.2011
Từ dân chủ đến phát triển  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vì độc tài nên mới nảy sinh các cuộc vận động thay đổi cơ cấu quyền lực bằng bạo lực. Bởi vậy để tránh bất ổn, cách tốt nhất là dân chủ hóa chứ không phải là củng cố nền độc tài. Nếu dân chủ không trực tiếp dẫn đến sự phát triển thì ít nhất nó cũng bảo đảm và thúc đẩy sự phát triển... (...)

30.05.2011
Ý thức dân chủ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một đất nước chỉ thực sự bắt đầu có hy vọng dân chủ nếu dân chúng, đông đảo dân chúng, nhận thức được và quyết tâm bảo vệ những cái quyền bất khả cưỡng đoạt ấy. Một nước chỉ thực sự có dân chủ khi nhận thức và quyết tâm bảo vệ quyền của dân chúng được bảo đảm bằng các cơ chế vững chắc và có hiệu quả... (...)

Từ phát triển đến dân chủ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển là một trong những đề tài thú vị thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả trên thế giới. Mối quan hệ này, thật ra, có hai chiều: một, từ phát triển đến dân chủ; và hai, ngược lại, từ dân chủ đến phát triển... (...)

29.05.2011
Ngón tay đẹp  -  Kwan
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Trong vụ tàu Trung Quốc ngạo mạn xâm phạm lãnh hải Việt Nam, những người công nhân trẻ tuổi này có thái độ dứt khoát, không sợ hãi điều gì. Họ đơn giản là người Việt Nam... (...)

23.05.2011
Truyện cổ tích: Kẻ sống sót từ bộ lạc Tây Cực  -  Hoàng Ngọc Diệp
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các con hãy ngủ đi và nằm mơ thấy mình như ông già sống sót từ Tây Cực, để hiểu và cảm nhận những kinh nghiệm và sự đau khổ của những người không còn tổ quốc, và khi thức dậy, các con sẽ có một chiếc kính chiếu yêu nhận diện được đâu là sự thật, ảo tưởng, ảo vọng và sự xảo trá, và từ đó nhìn ra loài quái vật đội lốt người đang trà trộn trong nhiều tầng lớp của xã hội hôm nay!... (...)

Từ Cù Huy Hà Vũ đến Ngô Bảo Châu: đâu là “sự can đảm của trí thức”?  -  Huỳnh Văn Nhơn
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Bài viết của Bùi Văn Phú, “Từ Cù Huy Hà Vũ đến Ngô Bảo Châu: sự can đảm của trí thức”, có đưa ra một số nhận dịnh đúng đắn, nhưng cũng có những lập luận khá vụng về và mâu thuẫn. Riêng cái đầu bài là một cú ghép rất khiên cưỡng của hai mẫu người khác hẳn nhau vào cùng một định nghĩa về “sự can đảm của trí thức”... (...)

Thông tin thêm về các giải thưởng của Hiệp hội Toán học Quốc tế  -  Nhật Nam
[CHUYỆN GIẢI THƯỞNG] ... Giải thưởng Fields (do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập) dành cho các nhà toán học trẻ. Cứ bốn năm một lần, giải thưởng Fields được trao cho tối đa bốn nhà toán học trẻ không quá 40 tuổi. Vì thế nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới không được nhận giải thưởng này vì những công trình “vĩ đại” của họ ra đời sau tuổi 40... (...)

Từ Cù Huy Hà Vũ đến Ngô Bảo Châu: sự can đảm của trí thức  -  Bùi Văn Phú
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Những nhận định tích cực của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Luật sư Cù Huy Hà Vũ và tiêu cực về vụ án đưa đến việc tự đóng blog cho thấy nhà nước dù muốn mời gọi trí thức đóng góp khả năng vào việc xây dựng quốc gia, nhưng tuyệt đối không chấp nhận trí thức bàn luận đến những vấn đề chính trị, không cho trí thức phát biểu chính kiến độc lập... (...)

22.05.2011
Nỗi sợ hãi và hiện tượng “đà điểu”  -  Hoàng Ngọc Diệp
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có nhiều lần tham gia những cuộc hội thảo khoa học về quản trị hay kinh tế, tôi thấy khi phân tích những khó khăn, những rào cản vì “cơ chế” hay “cơ cấu”, thì cuộc thảo luận bắt đầu đụng vào cái phạm trù mà đại đa số chuyên gia hay thành viên khoa học đang tham dự cho là “chính trị”, thì hầu hết họ đều đồng ý rằng cần phải dừng, vì “không nên” tiếp tục phân tích ở góc độ này! Nhưng ai cũng biết chính những góc độ “cơ cấu” hay “cơ chế” này là thách thức bắt buộc phải vượt qua mới có thể có giải pháp tối ưu!... (...)

21.05.2011
Lính đánh thuê trên mạng  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & TUYÊN TRUYỀN] ... Chúng không có quân phục; không có huy hiệu hay súng ống. Chúng chỉ có bàn phím và con chuột. Ngồi trước computer, chúng cũng xông xáo và hung hăng không kém gì những tên lính lê dương của Pháp ở Việt Nam trước đây hay những tên lính lê dương Hồi giáo tại Libya hiện nay... (...)

20.05.2011
Tư duy “cha mẹ” và “con dân” trong hệ thống cầm quyền  -  Hoàng Ngọc Diệp
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Họ nghĩ là họ được quyền quyết định mọi thứ cho dân tộc, ngay cả những tầm nhìn, định hướng, chiến lược, và thực hiện, mà không cần phải lắng nghe lòng mong muốn của người dân... (...)

“Hand job” tập thể  -  Kwan
[NHÂN CÁCH VĂN NGHỆ SĨ] ... Xưa nay “hand job” hoặc làm một mình. Hoặc A làm cho B. Nay nó được nâng cấp thế này. Anh A thò tay qua anh B. Anh B thò tay qua anh C. Anh C thò tay qua anh D,... đến anh Z. Anh Z lại thò tay qua anh A... (...)

19.05.2011
Chuyện có thật 100%  -  Liêu Thái
[CHUYỆN DÂN CHỦ] ... Allô, allô! / để chuẩn bị và đón nhận tinh / thần bầu cử hội / đồng nhân dân ba / cấp / bà con sẽ được hướng dẫn bỏ phiếu khi chúng tui đưa ra danh sách / nếu bữa đó bà con bỏ cho cô Tr. / thì sẽ được một bữa nhậu / vì nhà cô Tr. là quán nhậu bình dân, rẻ, ngon và bổ dưỡng... (...)

18.05.2011
Sự gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu?  -  Phạm Khiếm Danh
[NHÂN CÁCH VĂN NGHỆ SĨ] ... Có phải đây là sự “gặp gỡ trong hồn dân tộc” như cái nhan đề của bài viết? Không, đây là sự lợi dụng lẫn nhau của hai chủ thể: bọn cơ hội, mất nhân cách, cùng với bọn trọc phú, quyền lực, trong vị máu nồng của quá khứ hòa với rượu tây trên bàn nhậu hôm nay... (...)

16.05.2011
Chút son trên miệng cá sấu  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYỆN DÂN CHỦ] ... Các cuộc bầu cử Quốc Hội, vốn được tổ chức một cách tốn kém ở Việt Nam, không có quan hệ gì đến ý niệm dân chủ cả. Trong ngành chính trị học từ lâu đã có một thuật ngữ có thể ứng dụng vào Việt Nam: chủ nghĩa toàn trị tuyển cử (electoral authoritarianism). Với các chế độ toàn trị, việc bầu cử chỉ là việc tô chút son trên miệng cá sấu. Vậy thôi... (...)

09.05.2011
KHÁNG THƯ: PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG ĐE DỌA, SÁCH NHIỄU, VÀ XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA VĂN NGHỆ SĨ VÀ TRÍ THỨC VIỆT NAM  -  Tiền Vệ
Để hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế, các tạp chí Tiền Vệ và Da Màu đứng ra bảo trợ một KHÁNG THƯ nhằm phản đối hành động đe dọa và khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, đòi hỏi họ phải trả tự do ngay tức khắc cho nhà thơ Bùi Chát và tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong đó có quyền tự do xuất bản. KHÁNG THƯ được công bố với ấn bản Việt ngữ và các ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây-ban-nha, Nhật và Trung Hoa. Nhóm bảo trợ kháng thư trân trọng kêu gọi sự hỗ trợ của quý bạn đọc trong việc ký tên và phổ biến kháng thư rộng rãi trên toàn thế giới... (...)

Về ý nghĩa của bức KHÁNG THƯ do Tiền Vệ và Da Màu phổ biến  -  BBT Tiền Vệ & BBT Da Màu
... Tham gia ủng hộ bức KHÁNG THƯ là thể hiện nhận thức về nhu cầu tự do thực sự cho sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, là góp phần tạo nên một tiếng nói chung mang giá trị nhân bản phổ quát để chống lại những quyền lực độc đoán và phi lý, và đồng thời biểu lộ mối quan tâm đối với sinh mệnh của những văn nghệ sĩ và trí thức độc lập ở Việt Nam, những người phải thường xuyên đương đầu với những hành động sách nhiễu và đe doạ chỉ vì họ muốn nói lên những sự thật... (...)

08.05.2011
Lòng trắc ẩn và sự hổ thẹn  -  Hoàng Ngọc Diệp
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày! Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông Thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”, nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo. Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được nhận viện trợ!... (...)

07.05.2011
Ta giỏi nhại ta  -  Chu Thụy Nguyên
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nói hoài / phê bình và / tự phê bình / tốt / chưa tốt / những điều tồn tại // Hết năm nầy / qua tháng nọ / từ tổng bí thư / đến chị tổ phó / nhai lại / rập khuôn // Có biểu hiện tốt / có biểu hiện tiêu cực / mặt tốt phát huy / mặt xấu phải / đấu tranh. Nhưng // trâu đánh / tránh đâu... (...)

Bắt, bắt nữa, bắt mãi...  -  Chuẩn Phạm Nhân
[CHUYỆN TỰ DO] ... “Tại sao không bị bắt?” Tôi vui vẻ cười nịnh hắn: “Tôi có tội gì đâu.” Hắn cười khẩy: “Mao Chủ tịch nói: Chỉ có kẻ đang nằm trong bụng mẹ mới chưa có tội. Và kẻ nằm trong quan tài mới không gây tội lỗi. Vậy mà mi chưa từng bị bắt bao giờ, là sao?”... (...)

06.05.2011
Kích thước sự vĩ đại của thi sĩ là ở mức độ hắn trung thành với việc cam kết giữ trọn Tiếng thơ  -  Tai Vô Lề
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Xuất bản không hợp lý / Sách bói toán tử vi / Không in / Lại in thơ => Rất phí // Sách chữa bệnh phụ khoa / Hắc lào và ghẻ lở / Không in / Lại in thơ => Mới khổ... (...)

04.05.2011
Vài nhận định về nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn  -  Inrasara
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản do International Publishers Association (IPA) Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế trao tặng, tại Buenos Aires ngày 25-4-.2011 - là một vinh dự lớn cho cá nhân anh, nhà xuất bản và Nhóm Mở Miệng đồng thời là niềm khích lệ lớn đối với văn nghệ sĩ tự do khác... (...)

03.05.2011
Ý định của nhà cầm quyền  -  Trà Đoá
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Ở Việt Nam, sự tồn tại của cá thể nào đó, xét theo nghĩa rộng, chưa hẳn là do cá thể đó có thể quyết định được. Nó phụ thuộc rất lớn, hoặc trong nhiều trường hợp là phụ thuộc hoàn toàn vào cái được gọi là “ý định” của những kẻ cầm quyền. Ví dụ như trường hợp của nhà thơ Bùi Chát... (...)

Thêm một  -  Trương Phước Lai
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... thêm nhà thơ bị bắt / văn nghệ sỹ buồn không? / thêm nhà thơ bị bắt / báo chí dửng dừng dưng // thêm một người bị bắt / liệu có bịt được mồm / thêm một người bịt mắt / thiên hạ có sáng hơn? ... (...)

02.05.2011
Việt Nam, máu và... đạn!  -  Trương Đức
[CHUYỆN 30.4] ... Những năm 79, 80, khi mình nghe cái lời này của một bài hát, là “những đôi mắt mang hình viên đạn”, mình đã cảm thấy “rờn rợn” trong người... Hôm nay, khi gọi là… “đã lớn”, ngày 30/4/2011, nghĩ lại cái ngày 30/4 cách đây 36 năm, mình cũng vẫn cảm thấy “rờn rợn” trong người... Tại sao?... (...)

Ngưỡng mộ Bùi Chát cùng Lý Đợi  -  xyz
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Phần tôi, không khỏi ngỡ ngàng trước tin Bùi Chát bị như thế, mặc dù chẳng có gì đáng ngỡ ngàng ở đây cả. Không liên lạc được với ai liên quan, tôi chỉ biết nhắn lên đây lời bày tỏ ngưỡng mộ đối với Bùi Chát cùng Lý Đợi, người bạn thật tuyệt vời của anh... (...)

Cho những kẻ ngược đãi nhà thơ Bùi Chát  -  Võ Tấn Phong
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Nghe tin Bùi Chát bị bắt, tôi nhớ tới một bài thơ của Czeslaw Milosz viết từ 1950, nhưng vẫn đậm đặc tính thời sự ở Việt Nam: “Ngươi kẻ ngược đãi một người bình thường / Rồi cười phá lên trước tội ác đó / Và vây quanh ngươi bằng những thằng ngốc / Ðể trộn lẫn lành và dữ, để xoá nhòa lằn ranh...” ... (...)

Nhà thơ Bùi Chát bị bắt, báo chí Việt Nam hết “im thin thít”  -  Hoàng
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Sáng nay đọc bài anh Ngô Huy Liễn “phàn nàn” về cái vụ Nhà thơ Bùi Chát đoạt Giải thưởng Tự Do Xuất Bản IPA 2011, nhưng báo chí Việt Nam im thin thít, cùng lúc với tin Bùi Chát bị bắt tại sân bay. Điều nay làm tôi chợt nghĩ rất có thể rồi anh Ngô Huy Liễn sẽ khỏi cần “phàn nàn” nữa vì nếu nhà thơ dũng cảm của chúng ta bị khởi tố... (...)

01.05.2011
Nhà thơ Bùi Chát bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất  -  Tiền Vệ
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Đêm 30.04.2011, lúc khoảng 20 giờ, khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau chuyến đi Argentina để nhận Giải thưởng Xuất Bản Tự Do, nhà thơ Bùi Chát đã bị chận lại và giam giữ... (...)

29.04.2011
Nhà thơ Bùi Chát đoạt Giải thưởng Tự Do Xuất Bản IPA 2011, nhưng báo chí Việt Nam im thin thít  -  Ngô Huy Liễn
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Điều này ai cũng hiểu tại sao. Họ không đưa tin vì đối với họ bất cứ sự kiện nào dù có gây tiếng vang trên thế giới nhưng không làm cho Đảng và Nhà nước hài lòng thì không phải là tin tức. Ngược lại, những chuyện đời tư vặt vãnh giữa các đào kép cũng trở thành tin tức trên trang nhất trên báo chí Việt Nam vì Đảng và Nhà nước muốn nhân dân đầu tư thì giờ nhìn qua lỗ khóa để tiêu khiển cho quên đi những vấn đề nhức nhối của chính trị và xã hội... (...)

28.04.2011
Tháng Tư Đen... càng thêm... tối!  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN 30.4] ... Jane Fonda, Joan Baez đã lỗi thời, đã quá hạn tiêu dùng ở Việt Nam? Hoan hô ngài cựu trung tá thủy quân lục chiến James G. Zumwalt! Sương tui chưa đọc - và nhất định sẽ không bao giờ rớ tới cuốn “Bare Feet - Iron Will” của tác giả James G. Zumwalt dù có phát không... (...)

Tuột xích - đứt xích  -  Luân Nguyễn
[ĐỌC VĂN] ... Tác giả Phùng Tường Vân đã nhầm khi cho rằng dân tộc này đang “tuột xích”. Bánh xe nước Việt vẫn còn bon bon lắm. Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong công viên khi nào không nhung nhúc, hối hả, vội vã. Chen. Lấn. Lách. Để chạy cho thật nhanh. Mọi thì giờ chỉ dùng để... chạy... (...)

Hãy cùng nhau “nho nhã” và “tích cực”  -  Trương Văn Lộc
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Mặc dù người ta dịch “Le roncan los cojones” ra tiếng Anh là “With the biggest balls of all!” nhưng trong tiếng Việt không nên dịch là “Hai hòn dái bự cồ” vì như thế bạn Nghiêm Quang nghe “kém nhã quá” lại cũng “chẳng tích cực gì” sất... (...)

27.04.2011
“Chân trần, chí thép”: Một cuốn sách không trung thực  -  Hà Thanh Thuỷ
[CHUYỆN 30.4] ... Nhà phê bình Robert F. Dunn khuyên độc giả nên tiếp nhận một cách hoài nghi những câu chuyện do Đại tá Zumwalt kể lại (the reader is advised to absorb skeptically the stories passed on by Col. Zumwalt). Vì sao phải nghi ngờ? Vì Zumwalt kể lại khá nhiều chuyện láo... (...)

26.04.2011
Yoani Sánchez: Cuba vinh danh Cách Mạng bằng Những Lời Tục Tĩu  -  Nguyên Khôi
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Theo kết quả của Google, bài báo của Yoani Sánchez: “Cuba Celebrates Its Revolution With Obscenities” (Cuba vinh danh Cách Mạng bằng Những Lời Tục Tĩu) đã được đăng lại trên gần 5000 trang web báo chí và blogs khác trên thế giới. Tất cả những cố gắng của ai đó nhằm bào chữa cho “thanh danh” của Cuba đều vô ích, khi lời tố cáo công khai của nữ blogger Yoani Sánchez đã được báo chí thế giới truyền bá rộng rãi cùng khắp trên mạng thông tin toàn cầu... (...)

Một dân tộc bị “tuột xích”  -  Phùng Tường Vân
[ĐỌC VĂN] ... Nếu trong ngôn ngữ tính giao đại chúng, những từ như “tuột xích”, “đứt giây thiều”, “xìu xìu ển ển”... phát biểu một tình trạng thật bối rối, chẳng mấy ai muốn đối diện, thì trong câu chuyện đời thường, như trong chuyện “chú Điền” này chẳng hạn, “tuột xích” cũng chẳng làm cho mấy ai là không cảm thấy mình không bị xô vào một hoàn cảnh quái dị lố bịch, thảm nhục nữa... (...)

Luận Anh hùng & Anh hèn [3]  -  XYZ
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Người bạn (...) bảo tôi rằng, không còn việc gì nữa hay sao mà lại viết những bài này, vì ông giáo Ngô cũng như mọi thường nhân thôi mà. Rất có thể ông Ngô sẽ trở về làm người đứng đầu một Bộ nào đó của nước Nam ta, như Bộ Giáo dục chẳng hạn, rồi thành phó Thủ tướng, rồi thành v.v... Thì xin có lời cuối rằng: Ấy là tại hạ cũng do vui tay mà gõ phím bình phẩm chơi về các Anh hùng, hoặc những người được “nghi” là Anh hùng, chứ có nói gì... những người không phải là anh hùng đâu... (...)

25.04.2011
Về những thắc mắc...  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Ngày 22.04.2011, viết xong bài giải đáp các thắc mắc cho độc giả Nghiêm Quang, tôi nghĩ vậy là đã rốt ráo. Nào ngờ độc giả Nghiêm Quang vẫn còn những thắc mắc rất... thú vị!... (...)

Khôn quá hóa dại  -  Vương Thuý Kiều
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Người Việt Nam có câu “Làm đĩ chín phương thôi, phải chừa lại một phương mà lấy chồng”, song chính quyền Việt Nam lại thích làm đĩ hết cả mười phương, kết quả là rất tệ: Phát ngôn xong câu một, họ tự ị vào mồm, còn xong câu hai - họ tự vả vào mặt... (...)

24.04.2011
«Hét» hay «Hát»  -  Nghiêm Quang
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Dù rằng Tiếng gọi công dânLa Marseillaise có những câu «khiến thiên hạ phải khiếp đảm» ngang với Tiến quân ca, đã không có ai xếp VNCH và Pháp vào chung một hội «canh giữ hòa bình cho thế giới» với CHXHCNVN và Cuba, nhưng cái tam đoạn luận thô thiển của ông Nguyễn Tôn Hiệt khiến người ta phải suy ra như vậy... (...)

Cờ máu  -  Abc
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Cờ máu xuất hiện trong cả hai quốc ca Pháp và CHXHCN Việt Nam, nhưng thiển nghĩ chỉ trong quốc ca Việt thì cờ máu mới là niềm kiêu hãnh, chính vì thế mà khiến người đọc của trang cracked.com sợ chết khiếp... (...)

23.04.2011
Vì sao ông Nghiêm Quang lại bênh vực cho thứ ngôn ngữ tục tĩu của quân đội Cuba?  -  Lê Phương Cảo
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Một phụ nữ Cuba cảm thấy tởm vì thứ ngôn ngữ tục tĩu được quân đội Cuba chính thức sử dụng. Ông Nghiêm Quang người Việt Nam lại tìm cách cho là thứ ngôn ngữ đó không tục tĩu. Thế là thế nào?... (...)

Máu nào “tương đương” với máu nào?  -  Vân Nam
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Máu của Tiến Quân Ca thì toàn là máu kẻ thù , có “xài sang” thì cũng không hề gì. Máu nào của mình mà phải do dự? Máu của Tiếng Gọi Công Dân, tiếc thay, lại là Máu mình, máu của con dân... thế nên dè sẻn, cân nhắc khi “dùng”, không dám phung phí... (...)

Trả lời những thắc mắc của Nghiêm Quang về “le roncan los cojones” và “quân ca Cuba”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN HÙNG CA] ... VNCH và Pháp chưa từng có ai đủ trình độ ba hoa nhố nhăng để tự xưng vai trò của nước mình là “canh giữ hoà bình cho thế giới”. Chỉ có ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam mới đủ trình độ đó. Vậy thì độc giả Nghiêm Quang nên đem câu này đi hỏi ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam, vì chính ông ta là người đã tuyên bố như thế tại Cuba ngày 03/10/2009... (...)

“Le roncan los cojones” và “quân ca Cuba”  -  Nghiêm Quang
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Tiếng gọi công dân có những câu “Dù cho thây phơi trên gươm giáo / Thù nước lấy máu đào đem báo” tương đương với “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước (..) Đường vinh quang xây xác quân thù”. Nghe “L’étendard sanglant est élevé” (La Marseillaise) thì thấy cờ máu cũng không phải là hình ảnh độc quyền của Tiến quân ca. Vậy ông Nguyễn Tôn Hiệt có xếp VNCH và Pháp vào chung hội “thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới”?... (...)

22.04.2011
Láo mãi thì thành một thứ Văn Hóa Láo  -  Ðặng Thanh Tứ
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Hai nước đệ nhất “hào hùng” đang “thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới” là hai nước bị điều khiển bởi một loại chính quyền nỗ lực tồn tại bằng những điều dối trá. Chính quyền của hai nước “hào hùng” ấy dối trá với chính nhân dân của họ và dối trá với cả thế giới... (...)

Hãi hùng  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN HÙNG CA] ... “Ô hô! Ô hô thiên!” / Cũng gọi con Rồng với cháu Tiên / Sao diễn mãi trò ô nhục ấy / Luồn lách thân lươn, một chữ tiền?... (...)

21.04.2011
Những lời ca quá đỗi “hào hùng”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Quốc ca của Việt Nam thì “hào hùng nhất thế giới”, khiến thiên hạ phải khiếp đảm! Quân ca của Cuba thì khí thế bừng bừng, khoe cả... dái! Hèn chi hai nước này rất xứng đáng với vai trò “thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới!”... (...)

19.04.2011
“Tại sao văn chương?”  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Đưa được anh lên trên bên kia bờ sông, cô hiến thân cho anh trước khi hai người từ biệt. Cô mô tả cảm giác của mình: “suốt bao năm nay, trong cuộc sống kế cận cái chết và sự tanh hôi, tôi có bao giờ được nếm trải cái kinh nghiệm này, tôi như tan đi dưới thân thể của anh, có lúc rõ ràng tôi thấy trái đất như quằn quại run rẩy dưới tấm lưng ẩm cát của tôi vậy!”... (...)

16.04.2011
Luận Anh hùng & Anh hèn [2]  -  XYZ
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Nhân giáo sư Ngô Bảo Châu nhắc đến Hector, Turnus, Kinh Kha là những vị anh hùng không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình, xin được “luận” tiếp về Anh hùng & Anh hèn, là để không khí bớt nặng, chứ không dám đôi co với ai cả... (...)

“Miếng da... cừu”!  -  Trương Đức
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... “Miếng da cừu” giúp anh chàng họ Ngô thoả mãn tất cả những gì anh mơ ước nhưng bù lại, nó sẽ nhỏ dần đi, và tương ứng với việc “linh hồn tươi đẹp” của anh sẽ “ngắn” dần đi... (...)

15.04.2011
Văn Hoá của Chúng Ta  -  Phùng Tường Vân
[VĂN HOÁ] ... Tôi “khệnh khạng” đặt cho vài dòng này cái “sub-title” Văn Hoá của Chúng Ta chính là nhân một cơ hội, không bỏ lỡ cơ hội nào, để xiển dương cái văn hoá quen thuộc của chúng ta, như chúng ta thở vậy... (...)

Ở bên kia sự ngọng nghịu và non yếu  -  Phùng Tường Vân
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Vụ án Cù Huy Hà Vũ, màn tạm kéo xuống, để lại một loạt vỹ thanh kỳ dị mà kỳ dị nhất có lẽ là khởi đi từ lời tuyên bố rất nặng chất “Bố Già, khệnh khạng”, phách lối, lên gân và phủ nhận người khác (ở đây là ông Cù Huy Hà Vũ), của một nhà Toán Học Lý Thuyết lừng lẫy, GS Ngô Bảo Châu... (...)

14.04.2011
Một nhà khoa học xuất sắc vẫn có thể là một kẻ làm đĩ chính trị, hay tệ hơn nữa...  -  Nguyễn Gia Thức
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tiếng nói của một nhà khoa học xuất sắc bao giờ cũng gây ảnh hưởng cho nên anh ta phải hết sức cẩn trọng khi phát ngôn. Nếu anh ta cảm thấy sợ hãi thì tốt nhất anh ta nên giữ im lặng, thay vì anh ta nói mơ hồ, tròng tréo, nước đôi. Còn khi một nhà khoa học xuất sắc mà lại sẵn sàng nói theo ý muốn của chế độ để mưu cầu đặc quyền đặc lợi thì anh ta đã trở thành một kẻ làm đĩ chính trị mất rồi... (...)

Suy tôn Ngô thiên tài  -  Nguyễn Thị Sương
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể trông gà hóa cuốc. // Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể nhìn độc tài thấy tự do. // Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học xuất sắc / nên ông ta có thể ngửi mùi cộng sản ra mùi dân chủ... (...)

Mũi & mùi  -  Phạm Vui
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Ông Ngô Bảo Châu là một nhân vật nổi tiếng. Lời nói của một người có tiếng tăm có ảnh hướng nếu không rất to thì cũng không quá nhỏ. Ông Ngô Bảo Châu là một nhà khoa học/toán học nhưng ông ta đã không đứng bên ngoài/bên trên chính trị, mà đã nhảy vào/nhảy ra tự viết một bài về một vấn đề nóng bỏng để phê bình/chỉ trích một cá nhân đang bị giam cầm... (...)

13.04.2011
Những “cẩu thả” và những... “dương vật buồn thiu”!  -  Trương Đức
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Cái chế độ — những “ông chủ” của “bầy cẩu thả” suốt ngày ra rả là chế độ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” — phải chăng tồn tại được, phần lớn là do “những con cẩu thả” này bảo vệ?! Vậy thì, mình xin hỏi, khi phát biểu rằng: “Không thể lấy sự cẩu thả... làm phương pháp bảo vệ chế độ”, giáo sư toán học họ Ngô có “đánh lạc hướng” độc giả không?... (...)

Luận Anh hùng & Anh hèn [1]  -  XYZ
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Về vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ, giáo sư họ Ngô có những phát biểu “cẩn [bảo] trọng” là do ông nghĩ thế, thấy cần nói thế thì nói thế; sao lại muốn ông phải nghĩ và nói như các vị, rồi lại còn chẻ câu bẻ chữ của ông? Thì cũng như các ông Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Kh, Nguyễn Cao Kỳ,... đấy; hằng ngày hít thở không khí văn minh, dân chủ, chẳng phải tự kiểm duyệt, chẳng bị theo dõi, nhắc nhở gì, vậy mà vẫn viết, nói những điều khiến người ta chỉ lướt qua đã thấy ngay các ông ấy yêu tổ quốc Việt Nam XHCN đến nhường nào... (...)

Phải tự hiểu ngầm  -  Nguyễn Hoài Phố
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Những phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu không có tính cách bao trùm lên tất cả, nghĩa là ông chỉ nói một mặt nào đó của sự việc nhưng những điều ông nói không sai. Những mặt còn lại chúng ta phải tự tính toán, loại suy ra… nói chung, phải tự hiểu ngầm... (...)

Những cái mùi quen thuộc  -  Phạm Quang Tuấn
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đọc bài của ông Đào Hiếu phê bình Ngô Bảo Châu, tôi cảm thấy một cái mùi gì quen quen, thum thủm. À đúng rồi, đó là mùi của câu: “Yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội”. Có điều, nó đã biến thành “Yêu nước tức là yêu Cù Huy Hà Vũ”. Hèn chi, ngửi thấy liền... (...)

Cái lưng cái lưỡi thiên tài thời đỉnh cao  -  Nguyễn Thị Sương
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đọc các bài đối thoại gần đây Sương bé bự tui rất dzui nên ôm bụng bự (không phải bầu tâm sự kỷ niệm của chàng đâu nhe) cười hehehe, hihihi. Nhưng thương các tác giả thì bé tui chỉ thương “một” mà thương cái ông toán tài thì bé này thương tới “mười”... (...)

11.04.2011
Phảng phất một cái mùi  -  Ðào Hiếu
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thực sự khi mới đọc những lời “bình luận” của ông Ngô Bào Châu tôi cũng muốn bỏ qua cho ông ta và tôi đã đi tản bộ ngoài bờ sông để quên đi những điều nhảm nhí, nhưng có một cái gì đó, đúng ra là có một cái mùi gì đó nó cứ phảng phất trong không khí, ban đầu tôi tưởng đó là thứ mùi do nước thải từ cái xóm nhà bên kia sông chảy xuống sông... (...)

Tài “thôi xao” chữ nghĩa “đặc biệt” của ông Ngô Bảo Châu  -  Huỳnh Văn Nhơn
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tôi không thấy Ngô Bảo Châu “ngây thơ về mặt chính trị” chút xíu nào hết. Một người ngây thơ chính trị thì nghĩ sao nói vậy chớ không có cái khéo léo lòng vòng, lấp la lấp lửng như trong bài viết của ông Châu. Ông Châu đặc biệt có tài “thôi xao” chữ nghĩa. Ông dùng cái tài này phải nói là cực khéo trong bài viết... (...)

Đôi lời bình luận cùng bạn Nguyễn Tường An  -  Quách Hoàng Lân
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Theo tôi, anh Châu đã đứng trên góc độ quan sát của một người tham dự phiên tòa chỉ chứng kiến những xử sự/điều hành của quan tòa mà không để ý đến những lý do/động cơ/mục đích ẩn đằng sau những hành xử đó của quan tòa... (...)

Phiên toà kangaroo  -  Nguyễn Đình Đăng
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trong đoạn video phát trên truyền hình Hà Nội khi những người công an vội vã đưa ông Vũ, tay bị còng, ra xe sau khi phiên toà kết thúc, tôi còn thấy ông Vũ mỉm cười. Những vụ xử án kiểu cóc nhái, chuột túi như thế này diễn ra liên miên tại Việt Nam thường làm tôi tủi hổ. Vậy mà phiên toà kangaroo lần này lại khiến tôi cảm thấy tự hào, vì Việt Nam vẫn còn những người như ông Cù Huy Hà Vũ. Như thế có nghĩa là đất nước này sẽ có ngày được hưởng Dân Chủ - Tự Do thực sự. Phiên toà xử tiến sĩ luật khoa Cù Huy Hà Vũ dường như đã cho thấy cái ngày đó đang tới gần. “Những con sói sẽ ngừng hú và sẽ chỉ còn tiếng hát của vầng trăng”... (...)

Thử tưởng tượng bác Nguyễn Tường An phản hồi lại giáo sư Ngô Bảo Châu...  -  Abc
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Về việc so sánh ông Cù Huy Hà Vũ với nhân vật Kinh Kha, tôi thấy giáo sư không nên cao đạo khuyên nhủ tôi hay độc giả ở đây về những cái gọi là ẩn ý và biểu tượng. Xin thưa, bất kỳ kẻ có đôi chút chữ nghĩa đều thấy trong sự so sánh lệch lạc này ẩn chứa không ít xúc xiểm. Một đằng là kẻ trí, trong tinh thần đấu tranh bất bạo lực. Một đằng là võ biền, chém giết có từ trong máu, thế nên cái chết là kết quả tất yếu... (...)

09.04.2011
Bụng bảo Dạ, hay Ngô bảo... Nghê?  -  Trương Đức
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Và, ông giáo sư họ Ngô có biết: nếu ngày xưa “dân gian” nước Việt ta có câu thành ngữ “bụng bảo dạ” để chỉ sự tự suy nghĩ và “nghiền ngẫm cho mình”, thì ngày nay, sau khi đọc những gì ông phát biểu, “thiên hạ” đã kháo ầm với nhau câu thành ngữ mới là “ngô bảo nghê” để chỉ cái sự “ăn nói ngô nghê” rồi đấy!... (...)

Thử tưởng tượng ông Ngô Bảo Châu phản hồi...  -  xyz
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thưa ông Nguyễn Tường An, cám ơn ông đã vẽ giùm chân dung cho tôi, tuy nhiên vẫn còn những nét chưa được khách quan lắm... (...)

Nhân kụ dzùa thứ hai bị túm mai [hay mu cũng được]  -  Kwan
[CHUYỆN RÙA] ... A! Anh này láo! Anh bao nhiêu tuổi mà dám gọi cái cũng 93 tuổi của tôi là “kon”. Phải lễ độ nghe chửa, phải hỏi “Cụ ku” của tôi có khoẻ không? Rõ chửa?... (...)

Những nụ khao khát nở  -  Chu Thụy Nguyên
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thứ công lý ấy đáng để anh nhổ toẹt vào mặt chúng, đáng để thế giới gọi là man rợ. Trên bãi bùn sình của thứ công lý thối tha nhầy nhụa ruồi bu kiến đậu ấy, bản án của anh đã nhú lên những búp sen, những nụ lài. Chỉ chờ giờ để nở... (...)

Ai sợ hãi? «Ông quan tòa» hay giáo sư Ngô Bảo Châu?  -  Nguyễn Tường An
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Giáo sư cũng muốn làm một hành động gì đó để đánh bóng lại cái tên tuổi của mình đã phần nào bị hoen xỉn. Nhưng viết thế nào để vừa khen Cù Huy Hà Vũ (ra vẻ mình cũng là trí thức am hiểu và chính trực) nhưng cũng không được mất lòng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng (là người vừa tặng nhà tặng chức cho mình)? Và kết quả là bài viết «Về sự sợ hãi»... (...)

08.04.2011
Thuyên chuyển công tác  -  Thuận
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Sau khi đọc bài “Về sự sợ hãi” của giáo sư Ngô Bảo Châu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất kết câu này: “không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Thủ tướng cũng hoàn toàn nhất trí với giáo sư NBC về việc “chuyển ông chánh án sang công tác khác, phù hợp hơn”... (...)

Bắt, bắt cái con... cụ!  -  Trương Đức
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Chúng ta đã “biết tỏng” cái “nước CHXHCN Việt Nam” là như thế nào rồi! “Nói mãi” mà làm gì, “khổ lắm”, phải không các bạn?! Đó là chẳng qua mình “dài dòng” như thế là muốn nói lên cái ý “mạt vận” của những “thằng cha” và “thằng con” của “nhà cu nặng cụ Ồ” đó thôi!... (...)

Điếm thúi  -  Khiêm
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Câu nói của kịch tác gia Petr Jarchovsky, được trích dẫn trong nhận định của Hoàng Ngọc-Tuấn về Trịnh Công Sơn, thiệt chí lý. Nhưng dịch “asshole” thành “lỗ đít” nghe có vẻ chân phương quá. Hơi tiếc... (...)

Từ một góc chiếu quá cáu bẩn trên sàn tanh hôi của canh bạc phản chiến (1960-1975) ở Miền Nam  -  Phùng Tường Vân
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Cứ mỗi năm hình như cái tộc đoàn gia đình, râu ria của thần tượng, cứ mỗi nghèo nàn đi, sàng lọc cọ quẹt mong tìm ra những vết “xước xao” nào mới hầu đem thanh la não bạt và phường bát âm ồn ào hơn, những đô tuỳ với y trang lạ lẫm hơn, hòng luộc lại cái đám tang oi bức, tạp kỹ của Gò Dưa năm nào... (...)

07.04.2011
Trịnh Công Sơn đã có khi nào nhìn vào tấm gương soi?  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tôi không thể tưởng tượng nổi một con người nghệ sĩ “có tâm hồn lớn” mà, ngay trong ngày miền Nam sụp đổ, lại có thể công khai kết án hàng triệu đồng bào khốn khổ của chính mình bằng những lời như vậy — những lời mà chính các loa sắt của chế độ, từ cuối những năm 80 cho đến nay, cũng không còn dám thốt ra nữa... (...)

06.04.2011
Dân chủ là gì?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Không phải cái gọi là dân chủ nào cũng hội đủ các đặc điểm nêu trên. Bởi vậy, trên thế giới mới có dân chủ thật và dân chủ giả (pseudodemocracy). Dưới các nền dân chủ giả, dân chúng cũng được phát phiếu đi bầu. Nhưng họ chỉ được bầu những người đã được ai đó lựa chọn sẵn. Và họ hoàn toàn không kiểm soát được hai điều mà, trên nguyên tắc, họ cần và có quyền kiểm soát: ... (...)

05.04.2011
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Ngợi ca và khoả lấp  -  Tuấn Khanh
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Thiếu sự thật, người ta dễ nhìn thấy những ầm ĩ chung quanh đời Trịnh Công Sơn khiến ông được yêu mến, chỉ là son phấn. Và thậm chí kéo theo một lớp người luôn tung hô và nghe nhạc như là một phong trào muốn chứng tỏ mình là sành điệu và trí thức. Vào mỗi dịp tưởng nhớ về ông, người ta nhìn thấy đúng là có những tấm lòng, nhưng cũng có vô số những tiếng leng keng rao bán sự rỗng tuếch của mình... (...)

Gia tài của Mẹ 2011  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Một ngàn năm nô lệ giặc tầu / một trăm năm đô hộ giặc tây / bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy / gia tài của mẹ, để lại cho ai / gia tài của mẹ, là nước Việt này? (...)

Truyền thông và chính phủ Pháp trước sự cố hạt nhân Fukushima  -  Mathias, Vigouroux
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Người ta không còn thấy bóng dáng của truyền thông Pháp ở hiện trường động đất Nhật Bản nữa. Ngược lại, trên mạng internet, lại xuất hiện rất nhiều người Pháp xót thương cảnh ngộ của nhân dân Nhật Bản. Các hoạt động quyên góp cứu trợ đang được bắt đầu ở Pháp... [Lời giới thiệu & bản dịch và của Giao] (...)

04.04.2011
Vụ án Cù Huy Hà Vũ và trò chơi dân chủ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại tòa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hãy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đòi cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói gì? Bất kể lý lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hãi hùng cho chính quyền... (...)

Trịnh và cụ... rùa  -  Hoàng
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Mấy ngày này thấy bộ máy tuyên truyền ra sức tụng ca Trịnh Công Sơn đến phát bực... Bực là do thấy các báo lề phải, được sự chỉ đạo đồng loạt ca ngợi Trịnh một cách... linh thiêng như con rùa ghẻ Hồ Gươm. Ý đồ chính trị thật rõ ràng và thô bỉ... (...)

03.04.2011
Anh hùng  -  Võ Tấn Phong
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Tôi vẫn tin rằng Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định là những anh hùng. Và dù kết quả cuối cùng ra sao, Cù Huy Hà Vũ vẫn là một anh hùng... Và hy vọng tài năng của họ sẽ góp phần dựng lại nước Việt Nam thời hậu Cộng sản... (...)

Thùng... “đặc cán mai” cũng kêu to!  -  Trương Đức
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Thế nào là “phản chiến”? “Chống” chiến tranh chăng?! Hay “phản đối” chiến tranh?! Hay “kêu to” lên “gọi hòa bình”?! Hay...? Thật khó hiểu! Mình cứ ngẫm nghĩ mãi mấy ngày hôm nay cái nghĩa của từ “phản chiến” mà đến bây giờ, thú thực, là mình vẫn chưa hiểu được!... (...)

Sau một đêm: Lá thư thứ nhất từ Tokyo  -  Imanishi Junko
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Ở Tokyo, hỗn loạn không phải vì bản thân động đất, mà là vì: toàn bộ tàu điện ngừng hoạt động, xe trên đường bị tắc nghẽn, điện thoại cố định không thông, điện thoại di động cũng trở thành vô dụng, cả biển người ùn lại không có cách nào trở về nhà mình... [Lời giới thiệu & bản dịch của Giao] (...)

01.04.2011
Ở bên kia cái chúng ta chưa biết!  -  Phùng Tường Vân
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Chỉ còn hai ngày ngắn ngủi nữa vụ án quan trọng này, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, sẽ được đem ra xét xử. Với tất cả lòng tôn trọng ông Hà Vũ cùng các thành viên quả cảm của đại gia đình ông, tôi thật tình chưa muốn thưa chuyện lại với bạn đọc Xyz vào thời điểm này... (...)

Phim Đường Kiến có phải là tác phẩm ăn cắp không?  -  Phạm Quang Tuấn
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Thực ra, việc chuyển tác phẩm của người khác từ một thể loại này sang một thể loại khác là một chuyện rất thường. Có thể nói đại đa số tác phẩm nghệ thuật là lấy ý từ một tác phẩm khác. Việc này chỉ có thể gọi là “ăn cắp” nếu lấy ý chính mà không ghi rõ xuất xứ... Phim Đường Kiến không có vấn đề này vì xuất xứ đã ghi đầy đủ... (...)

Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào  -  xyz
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trước khi là một anh hùng hay một anh hèn, họ (cũng như tất cả chúng ta) cũng (chỉ) là một con người. Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào... (...)

31.03.2011
“Nước mất nhà tan...” — Thư gửi Bà Nguyễn Thị Dương Hà và Bà Cù Thị Xuân Bích  -  Phùng Tường Vân
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Qua hai vị, tôi mong tiếng nói của tôi đến được Cù Huy Hà Vũ, cầu mong được thấy ở ông trước toà (!) một thái độ điềm tĩnh nhưng bất khuất của một ngươi đang truy cầu công lý cho dân tộc, một thái độ “dũng mãnh như những con sư tử đang cười vang, bước tới, đi lên trong ánh hoàng hôn đỏ rực thiêu cháy làm tán tác hết những loài diều quạ của đất nước...” (...)

Rũ bùn đứng dậy... thối ình!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Chả là hôm trước mình có “email” một bài viết của nhà văn Nguyễn Hưng Quốc cho “tư tưởng” của cụ Hồ Đồ làng Nhàng mình, đọc xong, “tư tưởng” cụ Hồ Đồ mới “email” lại cho mình một bức thư đầy tâm huyết như thế này... (...)

Đường kiến hay Tổ kiến?  -  Vân Nam
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Có thật là hai bạn trẻ Nghĩa, Hoàng muốn liên lạc với tác giả Kinh Dương Vương để xin phép “lấy ý tưởng” cho phim của họ hay không? Tôi đồ rằng không. Cứ giả sử là có thì họ có dám mở lời để xin tác giả truyện “Đường kiến” cho anh lính “nguỵ” hoá thân không? Nói hoá thân cho có văn vẻ chứ thực tế là cho anh ta biến đi cho khỏi rách việc. Nếu như dám mở lời thì họ phải thuyết phục Kinh Dương Vương bằng lý lẽ nào cho ổn?... (...)

30.03.2011
Thắc mắc về những thư của ông Hà Minh Thành  -  Phạm Quang Tuấn
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đưa ra thắc mắc này, dĩ nhiên, không có nghĩa là tôi không đồng ý với những ý chính trong hai lá thư của ông “Hà Minh Thành”, hoặc cho rằng ông có ý xấu gì đó. Những chuyện ông viết về cách hành xử của người Nhật có thể là có thật và không có gì trái ngược với những gì tôi biết về người Nhật. Nếu những lá thư của ông là động cơ để người Việt theo gương người Nhật và tự sửa mình thì rất tuyệt vời... (...)

Nhật Bản, hãy cố lên!  -  Komago Shigeru
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Cú ngã này của Nhật Bản là một sự kiện lớn của thế giới. Đối sách của chính phủ tiếp tục chậm trễ thì sẽ không hề lạ nếu phương án “các cơ quan của quốc tế vào cuộc toàn diện” được đưa ra. Lời khích lệ “Hãy cố gắng lên” vọng đến từ nước ngoài, chắc hẳn, còn có nghĩa là “Hãy tự đứng vững đi”... [Lời giới thiệu & bản dịch và của Giao] (...)

29.03.2011
Bản chất của chế độ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Liên quan đến vấn đề bản chất của chế độ tại Việt Nam hiện nay, thời gian vừa qua, có hai sự kiện nổi bật và có thể được xem là tiêu biểu nhất: Thứ nhất là vụ án mua dâm tại tỉnh Hà Giang vào ngày 10 tháng 3. Thứ hai là quyết định miễn truy cứu trách nhiệm của các cán bộ cao cấp trong vụ vỡ nợ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin... (...)

28.03.2011
“Cái suy tư sâu thẳm và sensibilité” ở đây là cái gì?  -  Phạm Xuân Báu
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Không thể ngờ bà Phan Thị Trọng Tuyến ở bên Pháp, chưa tận mắt xem phim Đường Kiến, mà đã thấy là nó “thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt.” ... (...)

27.03.2011
‘Lỗ huyệt to dường ấy’: ĐƯỜNG KIẾN và Chính Trị của Nghệ Thuật  -  Nguyễn Hương
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Tất cả những người khác đừng mong hai loại người Việt và Mỹ kể trên hoà giải với mình. Chắc chắn không ai hoà giải với kẻ không còn. Không ai hoà giải với người đã bị thay thế, thay mặt (bằng lãnh đạo của phe chiến thắng), thay thân (bằng Mỹ trắng). Những người khác—từ anh du kích quân được dựng dậy sau cái chết trong các diễn văn tuyên dương tử sĩ và bà mẹ anh hùng cho đến anh lính Cộng Hoà bị xoá trắng vĩnh viễn không được đầu thai—đều tan xác, mất thây... (...)

Nhà làm phim không chỉ lấy nội dung, còn đánh tráo nhân vật “Đường Kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương  -  Vi Lang
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] (Phỏng vấn nhà văn Kinh Dương Vương) ... “Nó làm như vậy là nó trái với tinh thần của câu chuyện của tôi rồi. Vì cái chuyện của tôi viết về chiến tranh Việt Nam, viết về giữa người Việt Nam với nhau, còn đằng này, nó đem nó thay đổi người lính Cộng Hòa bằng người lính Mỹ, thì cái chuyện đó là sai trái rồi”... (...)

Cuốn theo chiều... “khỉ gió”!  -  Trương Đức
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Mình viết những dòng này, chẳng qua mình chỉ muốn nói đôi ba cảm nghĩ về cái “chùm khế ngọt” của chúng ta, nhân vừa rồi đọc được những bài viết về “cánh diều bạc bẽo” gì đó trên Tiền Vệ... (...)

26.03.2011
“Hoa Phản Cảm” &” Nhân Dân Còn Tín Nhiệm Thì Tôi Còn Làm...”  -  Phùng Tường Vân
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Được hỏi tại sao, thì mấy chả trả lời rằng những hoa ấy trông “phản cảm” lắm! Được hỏi thêm, việc đặt hoa tặng như thế có gì không hợp pháp, thì vẫn mấy chú lính “tam phủ” ấy vênh váo nói rằng “Nhân dân phản ảnh như vậy thì chúng tôi làm. Nhân dân còn tín nhiệm thì chúng tôi còn làm...” (...)

Phủi Ngụy Bợ Mỹ: Phim “Đường kiến” thôn tính truyện “Đường kiến”  -  Nguyễn Quốc Chánh
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ. Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hoà?... (...)

Tréo ngoe văn nghệ An Nam  -  TVS
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Trong khi những người yêu văn chương khắp nơi đang “Tưởng niệm Phạm Công Thiện” - hiện tượng văn nghệ một thời - dù yêu dù ghét, dù coi ông là thiên tài hay chỉ là thứ lập dị phá hoại… - thì tất cả đều nhất quán ở một điểm: mọi hoạt động chữ nghĩa của Phạm Công Thiện là luôn ca tụng, xiển dương tinh thần tự do, kích thích và thôi thúc văn nghệ sĩ hướng về phía tự do, , thì văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay làm cái tréo ngoe như vầy... (...)

Thời khắc hoa anh đào  -  Trần Văn Minh
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Người Nhật xem Sakura như một cuộc đời của võ sĩ. Sakura chịu đựng cơn lạnh thấu xương của mùa đông, chịu đựng khổ hanh khi trời trở cơn vào thu, chịu đựng những đau đớn vì các con sâu phá nó khi hè về, để đến khi xuân sang, nó mới được kết hoa, thứ hoa khiến bao người phải đứng lặng mà ngắm nhìn... (...)

25.03.2011
Nhân tâm tuỳ... mạng mỡ  -  Phùng Tường Vân
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đọc thêm bài viết của Giao “đáp lễ” Nguyên Khôi, những người đọc như tôi lại càng thấy nó irrelevant hơn, nó vẫn không connect được Lỗ Tấn vào chuyện địa chấn, sóng thần ...ở Nhật Bản. Lại thêm chuyện “ở đấy động đất, ở đây chúng tôi nói chuyện... hòa bình”... (...)

Tâm hồn “nhớn”...  -  Vương Ngọc Minh
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... đọc xong thư phản hồi của ông/bà Giao, thì tôi liền nhận ra, một cách sâu sắc, chỉ muốn được chia sẻ với mọi người, rằng, cái cách người đời bảo những tâm hồn “nhớn” thường gặp nhau, quả không sai vậy!... (...)

Ngậm ngùi Cù Huy Hà Vũ  -  XYZ
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thành Hồ phố lặng im hơi / Đường khuya khách mỏi lê đôi gót sầu / Bịt bùng thép lưới giăng mau / Anh toan yên ngủ họ chầu chực vây / Lòng anh thẳng tựa cây ngay / Trăm cơn ác mộng về quây gầm giường / Mà anh vẫn cứ bình thường / Ngoài kia súng ống còng đương sắp chờ... (...)

24.03.2011
Lỗ Tấn và Sendai  -  Giao
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Khi động đất ở Tứ Xuyên, ở nước Nhật xa xôi, chúng tôi đã ca ngợi hòa bình. “Thế giới chính là đây!”, mắt tôi đã hơi nhòe đi. Không phải là vì mắt bị vướng khói tỏa ra từ điếu thuốc lá mà Lỗ Tấn đang vê trên tay.. (...)

Động đất tại Nhật, với “tấm lòng, cái nghề và cái ghế” của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng  -  Nguyễn Sinh Linh
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Chao ôi, tấm lòng từ bi của ông phó thủ tướng nước ta! Tưởng ông nhìn sang thấy thảm cảnh tang thương của người dân Nhật và nước Nhật nên xúc động, hoá ra ông chỉ xúc động đúng... cái nghề và cái ghế của ông... (...)

Ăn “quả đấm thép” nhớ... Ba Dũng!  -  Trương Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mới đây, mình nghe đâu là có một người tên là Ba Dũng, cũng thuộc lớp “những người đốn Mạt” của cụ Giang Hồ ngày nào, nhưng đã được “nhào nặn” bài bản hơn, người này đã cho dân làng Nhàng của mình “ăn” một “quả” mới, đó là “quả đấm thép”, dân làng Nhàng mình “biết ơn” lắm.. (...)

Câu hỏi thống thiết  -  Bùi Thị Lài
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Lài lang thang trên net, đọc được đoạn sau đây trong bài “Muốn công bằng, phải công khai” của TƯỜNG DUY... Thấy tếu ghê, mời quý vị xem cho vui... (...)

23.03.2011
Ngôn ngữ của thân xác hay ngôn ngữ của hình hài... (2) hay “ăn cắp có thưởng”!  -  Phùng Tường Vân
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Nay lại vừa được ông Nguyễn Tôn Hiệt cho công bố, ngoài tính chất “rụng rời” của câu chuyện đáng được gọi một cách thật chính xác là “ăn cắp có thưởng”, cũng có kèm theo một tấm hình minh họa mà tôi cũng thấy có một cái gì thật xô lệch của “các vai diễn”, một cái gì thật nhầu nhèo, cẩu thả gây cho người đọc một cái cảm giác “nhân bần trí đoản” rất ngao ngán, nhếch nhác... (...)

22.03.2011
Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Người ta thường nói: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Đó là nói đến sự bần cùng về miếng cơm manh áo. Đằng này lại không phải là chuyện đói ăn, thiếu mặc, mà là sự bần cùng về văn hoá. Bần cùng văn hoá thì sinh ra đạo tặc văn hoá. Cái gì đã làm cho văn hoá Việt Nam trở nên bần cùng đến mức sinh ra đạo tặc triền miên như thế này? Đây là một câu hỏi chung mà mỗi người Việt Nam đều cần phải suy gẫm... (...)

Nhìn Nhật Bản, tự thấy mình  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Theo tôi, đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người Việt Nam có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề... (...)

Cô đơn và cô độc  -  Ðỗ Tư Nghĩa
[CHỮ & NGHĨA] ... Tôi biết, có khá nhiều người hiểu hai từ trên một cách... ngược lại với anh Nguyễn T. Long. Nhiều người hiểu như sau: + Cô đơn (lonely): chỉ tâm trạng [“ không có người hiểu mình”]. + Cô độc (alone): chỉ hoàn cảnh [lẻ loi, một mình]... (...)

Kỷ niệm của một cá nhân mà quan trọng hơn cả thảm cảnh của một đất nước!  -  Nguyên Khôi
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Lạ thật. Trong lúc hàng vạn người Nhật lâm vào cái thảm cảnh vĩ đại, thì Giao chỉ “chạnh nghĩ” đến một ngôi nhà trọ cũ kỹ của một cố văn sĩ Trung Hoa và lo nó bị sập!... (...)

20.03.2011
Ở bên kia sự vĩ đại  -  Phùng Tường Vân
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Nếu người Nhật, qua những điều trông thấy, mà không phải, chưa phải là một dân tộc vĩ đại, thì không hiểu trần gian liệu có một dân tộc nào khác xứng đáng với cái danh vị tôn quý đó chăng... Trông người lại ngẫm đến ta, một dân tộc bị nhào nặn trong bấy nhiêu năm trong tay một tập đoàn thống trị cực kỳ vô liêm sỉ thì cái đất nước này nó sẽ ra sao nhỉ?... (...)

Trại súc vật... lý!  -  Trương Đức
[CHUYỆN AO TA] ... Điều mình muốn nói ở đây là cái sự... “trớ trêu” của cái “thiên đường cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ấy! Cái “sự trớ trêu” ấy là như thế này: Ở Việt Nam ta, dường như người ta chỉ “to mồm” quan tâm “thuần túy” đến lý thuyết thì phải, nào là... (...)

19.03.2011
Bài học từ nước Nhật  -  Trịnh Thanh Thủy
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đức hy sinh, gương can đảm và sự trầm tĩnh không phải ai cũng có. Giáo dục làm sao mà một đứa bé 9 tuổi đã biết làm điều đó thì dân tộc ấy phải xứng đáng được gọi là vĩ đại... (...)

18.03.2011
Siêu động đất ở Sendai và ngôi nhà cũ của Lỗ Tấn  -  Giao
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Giờ này, khi mà Sendai vừa ở vào tâm chấn của một trận siêu động đất chưa từng có trong lịch sử, trong lúc nhiều đoàn người đang hối hả di tản khỏi đây, tôi chạnh nghĩ đến ngôi nhà mà Lỗ Tấn trọ hơn 100 năm trước. Chắc là nó đã sập rồi!... (...)

Chỉ có nhà máy điện hạt nhân... chưa xây... là “sẽ” an toàn  -  Nguyễn Phú Ông
[CHUYỆN AO TA] ... Ở các nước văn minh trên thế giới thì hầu như cái gì cũng an toàn, chỉ sợ điện hạt nhân thôi. Còn nước Nam ta thì cái gì cũng hãi hùng, cũng mất an toàn cả. Chỉ có nhà máy điện hạt nhân chưa xây tại Ninh Thuận là “sẽ” an toàn “chăm phần chăm”, không việc gì phải “xợ”... (...)

Sống được và vượt qua...  -  Hoàng Long
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Sức lực con người dĩ nhiên là có giới hạn. Trong cõi thế này, tất cả đều tương đối và đều sinh thành hoại diệt. Nhưng sự cố gắng sức hết mình để sống, để vượt qua tất cả với một tâm trạng điềm nhiên chấp nhận như người Nhật Bản thì không dễ dàng gì. Nó là kết tinh của một sự tu dưỡng văn hóa cao độ mà nói thẳng người Việt trong vòng trăm năm nữa biết có được như thế hay không?... (...)

17.03.2011
Nhật Bản chắc chắn là một dân tộc vĩ đại  -  Hà Minh Thành
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu... (...)

Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại  -  Nguyễn Đình Đăng
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong một thảm hoạ – có thể so với ngày tận thế – là một đất nước thực sự vĩ đại... (...)

16.03.2011
To be... “bầy đàn” or not to be “bầy đàn”!  -  Trương Đức
[CHỮ & NGHĨA] ... Mình nghĩ, để hiểu một con người là “cô đơn cô độc” ra làm sao, có lẽ trước hết, phải xem anh ta trả lời câu hỏi cho bản thân: “to be “bầy đàn” or not to be “bầy đàn” như thế nào! Chắc chắn thế!... (...)

15.03.2011
Từ bài thơ của Vương Duy mà bác Phùng Tường Vân dịch nghĩa, góp thêm vài ý nghĩ  -  Tai Vô Lề
[CHỮ & NGHĨA] ... nếu bạn vừa phải cô đơn lại chịu thêm sự cô độc nữa, chưa chắc là do bạn mong muốn hay bất hạnh rơi vào mà còn do cuộc đời nữa. Ví như ngày xưa thời loạn, kẻ sĩ đi ở ẩn, bọn giả danh cơ hội đăng đàn, tội ác công nhiên chà đạp lên mọi thứ, sử sách còn nhiều trang bi thảm. Hay như thời nay, người ta có thể bị đánh gãy cổ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, người ta có thể hiếp dâm trẻ em vẫn được gọi là “quan hệ trên mức tình cảm”, còn bé gái bị hiếp dâm thì phải đi tù như một “Tú Bà”... (...)

Ông này “đơn” hay “độc”?  -  Phùng Tường Vân
[CHỮ & NGHĨA] ... Nhân có câu chuyện “cô đơn”/”cô độc”, tôi post bài thơ trên trước hết là để mời quần hào thưởng thức một bài thơ hay, sau là xin đặt một câu hỏi liên quan: vậy thì cái tâm trạng thi nhân trong bài thơ này là một tâm trạng cô đơn hay cô độc?... (...)

Ám ảnh Debussy  -  Chu Hà
[NHẠC VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI] ... “Thôi hết còn gặp nhau” của Jazzy Dạ Lam quả thật là “độc như thịt vịt”! ... rõ ràng đây là một sự kết hợp rất nhuần nhuyễn và phải nói là độc đáo, vô cùng thú vị, và rất đáng học hỏi... (...)

Giá, lương, tiền và những trò ma mãnh  -  Khu Đen
[KINH TẾ NƯỚC TA] ... Xăng tăng giá [ nghe đâu] hơn 30% (từ 16.300đ/lít... Zọt tới 19.400đ/lít). Điện cũng không kém phần long trọng... (...)

Hỏi... ngu bỏ mẹ!  -  Trương Đức
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Mình cứ “tấm tắc”... cười mãi khi đọc được cái câu nói rất chi là dân dã “Hỏi ngu bỏ mẹ!” trong truyện cười... “vãi đái” của bác Phùng Tường Vân đăng trên Tiền Vệ! Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn không thể nhịn được, vẫn bật cười “khanh khách”... (...)

14.03.2011
Nhớ Mạnh Hoạch!  -  Phùng Tường Vân
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ngày nay nhìn lại pháp chế và chính sự trong nước, ngồn ngộn những nhân sự dốt nát bất lương của chế độ, xét ngay trong chính sách thông tin và báo chí, không tìm đâu ra bóng dáng của liêm sỉ, rặt một phường lấy quay quắt làm phương tiện tiến thân, lấy sự nịnh bợ giả trá để chen chân vào hoạn lộ tanh hôi, cả cái bề mặt của một Nhà Nước kềnh càng nhìn đâu cũng thấy lồng lộng sự gian dối lường gạt... (...)

Thử nghĩ lại về cô đơn và cô độc  -  Trần Tuấn
[CHỮ & NGHĨA] ... Trong tiếng Việt, đây là hai từ đồng nghĩa khó phân biệt thật rõ sắc thái ngữ nghĩa. Cô độc có thể được hiểu là không có tri kỷ. Nhưng theo tôi, người ta có thể chọn cho mình sự cô độc chứ không thể chọn sự cô đơn... (...)

13.03.2011
Thiên tai & Độc tài  -  Nguyễn Đình Đăng  /  Ðinh Trọng Hiếu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một trận động đất như hôm qua tại Nhật khoảng 100 năm mới xảy ra một lần. Còn việc nhà cầm quyền hà hiếp nhân dân, công an đánh chết người, tự do ngôn luận bị bịt miệng đang xảy ra hàng ngày tại một số nơi, mà ai cũng hiểu đó là những nước nào... (...)

Dấu vết thời gian?  -  Bắc Phong
[QUỐC THỂ] ... sau chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 / ở Lạng Sơn nhân dân có dựng / một tấm bia chiến tích bằng bê-tông / đúc vỏn vẹn mấy dòng / sư đoàn 337 đã / đánh bại và chặn đứng / quân Trung Quốc xâm lược // không hiểu sao sau 30 năm / nhiều chữ bị xóa mất... (...)

CÔ ĐƠN và CÔ ĐỘC — Nhân đọc “Quên Henry Miller / Nhớ Phạm Công Thiện” của Đặng Thân  -  Nguyễn T. Long
[CHỮ & NGHĨA] ... Trong tiếng Đức, sự phân biệt giữa 2 chữ này rất rõ: das Alleinseindie Einsamkeit... Trong tiếng Việt: hoàn cảnh cô đơn và tâm trạng cô độc... (...)

10.03.2011
Đi tìm một biểu tượng hoạt hình cho nền báo chí (thổ tả) ấy  -  Phùng Tường Vân
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Nay lại đến cái hiện tượng “nhất hô hiện, nhất hô biến” quá mày dày mặt dạn của làng thông tin, báo chí, dịch thuật Việt Nam mà sau trước các ông Nguyễn Đình Đăng, Đặng Thanh Tứ vừa lên tiếng cáo giác trên diễn đàn này... Tôi mong được vị nào đó có sáng kiến tặng cho nền báo chí Việt Nam một biểu tượng hoạt hình, sao cho thật “xứng kỳ đức”... (...)

Thông tin dối trá, lừa đảo nhân dân, là bệnh trầm kha của báo chí nước CHXHCN Việt Nam  -  Ðặng Thanh Tứ
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Tình trạng báo chí chính thống của nước CHXHCN Việt Nam với cái bệnh dối trá, xuyên tạc, lừa đảo nhân dân, là bệnh trầm kha đã nhập cốt, khó mà chữa, cho đến chừng nào cả cái ổ vi trùng thông tin tuyên truyền của trung ương bị giải thể... (...)

09.03.2011
Hỏi chi ngu thế, nước Liên Xô chứ nước gì!  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] Chuyện xảy ra một buổi tối tại một sân chiếu “phim phường”, Saigòn sau 1975. Trên màn hình bà con đang say mê theo dõi hình ảnh đất nước Liên Xô giàu đẹp, chợt một dòng nước “cần câu” nhẹ nhàng “lan toả” ... (...)

08.03.2011
Cái nước... bọt mình nó thế!  -  Trương Đức
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Cây bút hội nhà văn nào - tác phẩm ấy”, thì cũng... đúng với cái tình cảnh của “cái nước mình nó thế”! Tức là, “những cây bút” mà ngày ngày bị/được “tưới” bởi cái thứ “nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, thì làm sao có thể cho ra “tác phẩm để đời”, hay nói như cụ Nguyễn Du, là ”mua vui cũng được một vài trống canh”, được!... (...)

Những của nợ ấy là còn... dài!  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Viết về ông Hồ Chí Minh / với những chuyện tình mùa Xuân, mùa Đông / còn nóng bỏng mặt giấy / và màu máu thắm đỏ, của ông ấy / thì có mà chết sớm / chém ngang lưng / it ra cũng “trảm giam hậu” / vì ông ấy chết rồi / nhưng còn để lại bao nhiêu là công an / Có đâu như Gia Long / như Lê Lợi / làm gì có công an văn hóa bảo vệ cho!... (...)

DỊCH (HẠCH)  -  xyz
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)

07.03.2011
Quả thực liều mạng!  -  Bắc Phong
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... nếu tác giả cuốn Dị Hương / hay tác giả cuốn Hội Thề / hay một hội viên nào khác của Hội Nhà văn Việt Nam / dám viết một bộ tiểu thuyết lịch sử / qua đó những góc cực kỳ khuất / trong tâm lý của Hồ Chí Minh / bị đem ra rọi... (...)

Ôi Hội Nhà văn dấu yêu của tôi!  -  TVS
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Ôi Hội Nhà văn lòng bao la biển cả / Dù hơn một lần Mẹ đã hồ nghi và cho người lên tận Đà Lạt theo dõi và điều tra tôi / tôi có điều kiện cảm thông hơn với những người điều hành Hội / nhưng tôi sốt ruột lắm rồi / Tôi phải lên tiếng vì Mẹ và cho Mẹ / Nhiều đồng nghiệp mọi miền... động viên... xoa đầu vỗ vai tôi cho thế là được... (...)

06.03.2011
Dịch sai hay xuyên tạc bản gốc?  -  Nguyễn Đình Đăng
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)

Tiếng chó sủa và “Tiếng đập cánh của loài chim lớn”!  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Không biết tự bao giờ, Hội Nhà Văn Việt Nam đem vào tranh luận những giáo điều định lượng, số đông, bảo rằng kẻ khen (chúng tôi) đông lắm, phe chê bai khác nào như “châu chấu đá xe”, có lẽ dần dần đang hình thành một thứ văn học kiến nghị, tệ hơn nữa một thứ văn học doạ dẫm mất rồi... (...)

Một lý do vì sao tôi thích tiếng chó sủa  -  Tai Vô Lề
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hình như, đây không phải lần đầu dư luận lên tiếng về các hoạt động như kết nạp hội viên, trao giải thưởng... của Hội Nhà Văn VN, và bao giờ Hội cũng chọn cách im lặng, làm dư luận mệt mỏi mà mình vẫn an toàn... (...)

05.03.2011
Thật nhảm hết sức!  -  Trần Mạnh Hảo
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hầu hết những bài ca ngợi “Hội thề” & “Dị hương” đều viết theo “phương pháp luận bịt mắt bắt dê” kiểu Lê Thành Nghị. Như thế này, liệu người đọc có dám tin rằng Hội Nhà văn Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ lý luận phê bình đích thực?... (...)

Than ôi, Ta và Nó!  -  Chuẩn Phạm Nhân
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ta bị đè chỉ còn cựa quậy một ngón tay / Ta bị bóp chỉ còn thở bằng 1/2 lỗ khí / Ta bị bịt chỉ nhìn bằng 1/4 con mắt / Ta bị ép chỉ còn là tấm da khô mỏng dính / Ta bị nện những trận đòn thù trong giấc mơ / Còn Nó cứ vô tư nuốt nhai... Nhai nuốt... (...)

04.03.2011
Một kiến giải “sát mặt đất” cho những hiện tượng Dị Hương, Hội thề...  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Câu chuyện kể ra đã hơi có mùi ẩm mốc, nhưng cũng cứ xin được có đôi lời : thưa đó chẳng qua cũng là một thứ hiện tượng “Đông Thi” đó thôi... (...)

03.03.2011
Nghêu Sò Ốc... Sến!  -  Trương Đức
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nếu Nghêu Sò Ốc Hến là một vở tuồng hài “vĩ đại”, thì “vở đời Nghêu Sò Ốc... Sến” mà chúng ta luôn được chứng kiến trên cái “làng Việt Nam” thân thương, là một vở “kịch cỡm” vĩ đại! Ngao ngán thay!... (...)

Ngôn ngữ của thân xác hay ngôn ngữ của hình hài  -  Phùng Tường Vân
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nhìn tấm hình ông Chủ Tịch HNVVN Hữu Thỉnh trao tặng giải thưởng tiểu thuyết cho tác giả Hội Thề Nguyễn Quang Thân, tôi thấy có một cái gì thật xiêu lệch, bất ổn trong thái độ của cả hai vị ấy... (...)

Toan tính tuyệt tác  -  Trương Phước Lai
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... toan tính tuyệt tác / tưởng tượng chẳng ngán / đảo điên hắc bạch / lịch sử lật tung / tự trào dân tộc / báng bổ cha ông / liếm đít ngoại địch / thiên triều thần phục / thế dân bán nước / tuyệt tác tuyệt tác / giả(i) nhì giả(i) nhất / tuyệt tác tuyệt tác / tiền boa tới tấp... (...)

02.03.2011
Thử tìm hiểu nguyên nhân tác thành hiện tượng “Hội thề”  -  Trần Mạnh Hảo
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Hội thề” không hẹn mà gặp, lại trùng với “tâm huyết” và dụng công của ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đang thực thi kế hoạch “kinh phí của nhà nước cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc”, “ Cái này nó liên hệ mật thiết tới... tiền”, nên tác phẩm này của Nguyễn Quang Thân bỗng như lân gặp pháo, như mèo gặp mỡ... dẫn đến giải thưởng cao nhất của cuộc thi tiểu thuyết, âu cũng là điều dễ hiểu vậy... (...)

Sự kết thúc của “des accidents a-historiques”  -  Ðặng Thân
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)

Góp ý với nhà văn Đặng Thân về vụ “a-historique”  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)

01.03.2011
“Historical”  -  Ðặng Thân
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)

Cám ơn hồi đáp  -  Inrasara
[THƠ VIỆT NAM] ... Ôi, điều kiện vượt vũ môn có mỗi hai con giun (~~) thôi, cũng thiếu, nói chi. Không ra nổi biển lớn là phải lắm, chớ trên đừng trách trời, dưới không oán người. Mà tội. Cho nên khi được Bùi Thị Lài nhắc vở thì tôi cám ơn vô ngần... (...)

Cám ơn phản ứng nhanh  -  Bùi Thị Lài
[THƠ VIỆT NAM] ... Xin cám ơn sự hồi đáp nhanh chóng, gần như tức thì, của tác giả Inrasara về những phát hiện và kiến giải của ông về (thơ) “Siêu hư cấu sử kí”, “thơ phân thân”, và “thơ tịnh tiến”. Lài thú vị với nhận định “mắt xanh” của ông về các bài thơ của hai nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam và Phan Bá Thọ... (...)

Sử thi hiện tại  -  Phạm Lưu Vũ
[ĐỌC THƠ] ... Thơ Lê Vĩnh Tài đậm đặc hơi thở thời cuộc. Mong anh đừng bao giờ ngừng nghỉ “cập nhật” thời cuộc bằng thơ. Và bạn đọc, cứ thử “cập nhật” thơ LVT rồi ghép liền chúng lại với nhau thử xem. Cứ ghép 3 bài liền nhau trở lên là cảm thấy có chất sử thi trong đó... (...)

Phản ứng nhanh - hay Thư cho Bùi Thị Lài  -  Inrasara
[THƠ VIỆT NAM] ... “Siêu hư cấu sử kí” là chữ tôi dùng lại của Hoàng Ngọc-Tuấn dịch thuật ngữ historiographic metafiction. “Thơ tịnh tiến” là cách làm thơ của Khải Minh. “Thơ phân thân” là chữ do tôi bày đặt ra khi bình luận về vài bài thơ của Nguyễn Hoàng Nam... (...)

28.02.2011
Thắc mắc  -  Bùi Thị Lài
[THƠ VIỆT NAM] ... Quả thật là Lài chưa từng nghe đến, và không thể hình dung ra được, một số trong các thể loại thơ mà tác giả Inrasara đã phát hiện và kể tên ra như: (thơ) siêu hư cấu sử kí, thơ phân thân, thơ tịnh tiến... (...)

27.02.2011
Từ “ahistoriques” đến “historical” rồi biến thành “[trong dòng chẩy của] lịch sử”?  -  xyz
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)

26.02.2011
Hai bài thơ Rimbaud dịch ra tiếng Việt [tiếp theo]  -  xyz
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)

24.02.2011
Hai bài thơ Rimbaud dịch ra tiếng Việt  -  xyz
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)

Tân sến  -  Bùi Thị Lài
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Với màn trình diễn thơ của nhà thơ Vi Thùy Linh và nghệ sĩ Đào Anh Khánh, ông Đỗ Nguyên Phong cho là “hơi rởm”, còn (ông?) bà Vương Thuý Kiều thì cho là “sến nổi cả da gà”. Riêng mình, thì Lài nghĩ rằng nên gọi nó là “Tân Sến”... (...)

23.02.2011
Pisa và Vi Thùy Linh  -  Ánh Dương
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Trong đoạn thơ ngắn của Vi Thùy Linh, cô nhắc hai lần chữ La Mã/Rome. Nhưng tháp nghiêng Pisa không nằm ở La Mã (hay Rome hay Roma). Nó nằm ở thành phố Pisa. Thành phố Pisa là thủ phủ của tỉnh Pisa thuộc miền trung nước Ý (...)

Nói dóc bằng... thơ  -  Lê Phương Cảo
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Nói dáng nghiêng của tháp Pisa mà in lên nền trời Roma thì chẳng khác chi nói dáng đứng của tháp Chàm mà in lên nền trời Hà Nội!... (...)

Làm... đĩ!  -  Trương Đức
[ĐỌC THƠ] ... Mình nghiệm ra điều này, nếu chúng ta - những con người bình thường - thỉnh thoảng có thể tự trở thành điên được, thì cũng nên chấp nhận trở thành điên trong vòng vài ba tiếng đồng hồ. Để cho... bõ!... (...)

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?  -  Lâm Quang Thăn
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Vừa qua Ngày Thơ Việt Nam xảy ra lắm sự vụ tếu táo dzui dzẻ trẻ trung, cạnh đó còn có mấy nỗi nghiêm nghị như thế này... (...)

Phản hồi quý ông Đỗ Nguyên Phong  -  Vương Thuý Kiều
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Quý ông Đỗ Nguyên Phong trích dẫn trong mẩu Đối Thoại “Đột biến” hay “mượn đỡ” đồ cũ? một đoạn thơ của một nữ sĩ mà ông cho là “hơi rởm”, thì e quý ông chưa “sành điệu” chăng? ... (...)

21.02.2011
“Đột biến” hay “mượn đỡ” đồ cũ?  -  Ðỗ Nguyên Phong
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Cái gọi là “đột biến” trong màn trình diễn thơ của Vi Thùy Linh chỉ có nghĩa là, về thơ thì chị chỉ nhắc đến cái tên của tháp Pisa nghiêng ở Ý để làm sang, còn về hình thể biểu diễn thì chị “mượn đỡ” từ các bức tranh mà René Magritte đã vẽ cách đây gần một thế kỷ!... (...)

Xin lỗi dịch giả Nguyễn Quỳnh về một sơ suất trong việc layout bản dịch CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC  -  Tiền Vệ
[SƠ SUẤT KỸ THUẬT] ... Xem xét lại bản layout, chúng tôi phát hiện rằng, vì cái template Microsoft Word của chúng tôi đã được cài chế độ đánh số tự động, cho nên khi người phụ trách layout gõ “Enter” để câu phụ chú này được đưa xuống thêm một hàng thì chương trình Microsoft Word đã tự đánh số 4.117. Người phụ trách layout đã sơ ý, không phát hiện điều này. Hôm nay, chúng tôi đã layout lại đoạn 4.116 cùng với câu phụ chú của dịch giả Nguyễn Quỳnh... (...)

17.02.2011
Ai Cập và Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu làn sóng dân chủ tràn qua Việt Nam thì nó sẽ tới lúc nào? Quân đội Việt Nam sẽ hành xử ra sao? Sẽ bắt chước quân đội Trung Quốc cách đây 22 năm hay bắt chước quân đội Ai Cập cách đây mấy ngày? ... (...)

15.02.2011
Nhân dân  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng “nhân dân” ở đây là ai? Làm sao biết đó là “nguyện vọng” hay “chọn lựa” của “nhân dân” khi không có bầu cử tự do, không có trưng cầu dân ý, thậm chí, không có cả những cuộc điều tra dư luận một cách độc lập? Vậy, cái gọi là “nhân dân” ở đây bao gồm bao nhiêu người?... (...)

Bài học từ Ai Cập  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ổn định thực sự phải được xây dựng trên sự đồng thuận từ dưới lên trên: dân chúng đồng thuận với chính quyền và ủng hộ chính quyền. Ngược lại, những cái gọi là ổn định nhưng bất chấp đồng thuận, chỉ áp đặt từ trên xuống dưới và chỉ được duy trì bằng công an và bằng cách bưng bít thông tin, không sớm thì muộn cũng sẽ bị sụp đổ... (...)

HÃY ĐẾN MÀ XEM!  -  Trần Ngô Mi
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các vị linh mục ở đây giảng rất hay, và mạnh mẽ trong việc nói thẳng ra những bất công và sai lầm của chính quyền. Đặc biệt là ngoài sân nhà thờ có dựng một tấm bảng thông báo, bên ngoài che bằng kính, bên trong, dưới hàng chữ lớn HÃY ĐẾN MÀ XEM!, quí cha dán những bài báo lấy từ các diễn đàn trên mạng... (...)

13.02.2011
Nguyễn Thanh Sơn nói rất nổ nhưng...  -  TVS
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Ông có thể thích hay không thích tác giả hay tác phẩm nào đó, thế hệ văn học nào đó, là quyền của ông. Nhưng khi ông nhận xét nó với tư cách nhà phê bình thì khác... Một bà nhà quê ở ngoài chợ cũng có thể nói thế về văn chương thế hệ 8X như thế, không phải cần đến nhà phê bình... (...)

Ý kiến ngắn về bài phỏng vấn Nguyễn Thanh Sơn  -  Người Hà Nội
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... “khủng hoảng” ở Việt Nam đơn thuần dựa trên sự lười biếng, dễ dãi, ảo tưởng. Hầu hết các “ngôi sao” văn chương và “ngôi sao” phê bình mà truyền thông chính thống Việt Nam dễ dãi lăng xê thực ra là những kẻ biếng lười, ít đọc và thiếu tri thức cũng như trải nghiệm... (...)

11.02.2011
“Nhà phê bình văn học” Nguyễn Thanh Sơn, hay là kẻ ba hoa không biết ngượng  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Văn học Việt Nam lại còn có cả những người, dù chẳng có tài năng văn chương (như Nguyễn Thanh Sơn, chẳng hạn), nhưng lại có những thứ “tài năng” khác. Họ có tài làm tiền, tài mua danh, tài ăn nói ba hoa không biết ngượng... (...)

Tự Do - nhà văn Việt Nam tự do muôn năm, muôn năm...  -  TVS
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Nhưng, thứ tự do cách điệu (đà) của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì hơi bị đổi... mới. Nó núp bóng trẻ, mượn danh cách tân, nhứt là nó có thêm món nhăn trán ưu tư chuyện to tát quốc gia đại sự là ưu tư đến chuyện đẻ đái tác phẩm lớn cho văn học nước nhà, nên nó vẫn có thể lừa được kẻ non bóng vía... (...)

10.02.2011
Fat Cats  -  Phạm Vui
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Năm con Mèo, thấy cái tranh biếm hoạ này hay hay, Vui tui save lại gởi hầu độc giả. Chúc quý bạn năm Tân Mão béo tốt không thua các Ngài Mèo... (...)

09.02.2011
Văn chương Việt đương đại, trên ngó xuống [tiếp theo]  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Các trào lưu văn chương thế giới đương đại không được dạy trong Đại học, cùng với nó là các sáng tác phản biện [phản động, phản thùng...]. Rồi các thứ bị khép cái tội “phản” này không được báo chí chính thống [cả giấy lẫn mạng] đăng; nếu có lỡ đăng thì bị cào xuống và Ban biên tập bị kiểm điểm ngay tức thì... (...)

Văn chương Việt đương đại, trên ngó xuống  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN VĂN CHƯƠNG] ... Đầu năm đang dọn thế để đi ra ngoài lấy hên, ngó lên cao thấy ngay ông Nguyễn Thanh Sơn trên báo Thể thao - Văn hóa, số ra ngày 8-2-2011, trả lời cái phỏng vấn: “Văn học Việt Nam đang phải trả giá”. Trả giá đâu hổng biết, chí thấy phán mấy ý rất to này. Thăn tui xin trích hầu bà con... (...)

07.02.2011
Bác Hổ  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Mỗi năm đào giấy trổ / Lại thấy bác hổ khô / Đợi khách tới trầm trồ / Nằm trong hòm tủm tỉm // Bao người qua kẻ lại / Tấm tắc khen điển trai / Ướp xác quả là tài / Chết lâu mà như sống (...)

Cái vô tri trong “học thuật”  -  Lê Đình Phiên
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi chỉ nêu ra một ví dụ để khuyên Nguyễn Thị Từ Huy nên khiêm tốn hạn chế cái “học thuật” của chị trong lĩnh vực nghiên cứu Alain Robbe-Grillet rồi từ từ học hỏi thêm, thay vì vội vàng giương cờ trên những lĩnh vực khác... (...)

05.02.2011
Khúc chia tay  -  Nguyễn Thị Sương
[TẾT] ... Cám ơn bác Chân Phương và bác Nguyễn Trọng Khôi đã viết lời ca Việt và hát “Bài ca tiễn biệt” rất thú vị. Mong sẽ có nhiều người, càng ngày càng đông, sử dụng ca khúc này để tống cựu nghinh tân, trước khi nó trở thành ca khúc chính thức trong các buổî tiễn đưa... (...)

04.02.2011
Có cần một năm mới?  -  Bắc Phong
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... chấm dứt một chu kỳ cũ 365 ngày / không ai đếm nổi số người bị bắt / bị gán tội phá hoại an ninh quốc gia / âm mưu với các thế lực thù địch // bắt đầu một chu kỳ mới 365 ngày / vẫn với thói quen cũ thường lệ / công an tiếp tục đàn áp người / theo đúng bài bản từ trung ương chỉ thị... (...)

Tết, nhớ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TẾT] ... Đêm giao thừa, đến chùa, với tôi, chủ yếu là để ngửi ké một mùi hương. Của quá khứ... (...)

02.02.2011
Phở bản vị, ống đồng bản vị  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Va chạy trốn và chui núp như thể một tên tướng xâm lược vì chính va cũng là một tên ăn cướp và xâm lược (ngay trên đất nước của mình). Nhưng nếu tên tướng xâm lược vẫn còn có chỗ để ẩn núp, để chạy về, thì va hoàn toàn không có. Vì sao? Vì tên tướng ấy là người phương Bắc, y xâm lược nước ta, cướp bóc dân ta. Còn va thì thì xâm lược chính đất nước của mình, cướp bóc chính đồng bào của mình... (...)

01.02.2011
Sự không muốn biết của Nguyễn Thị Từ Huy  -  Hoàng Long
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong nghiên cứu khoa học, hay khi giới thuyết về một đề tài, ít nhất ta cần phải điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong trường hợp cụ thể là buổi nói chuyện về Milan Kundera, chị cần phải điểm qua các tác phẩm của ông đã được dịch sang Việt ngữ, ghi nhận sự đóng góp của các dịch giả và sau đó chị có thể phát biểu ý kiến của mình về bản dịch, hay nhan đề tác phẩm... (...)

Từ “sự không biết” đến sự trí trá  -  Nguyễn Gia Thức
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói thế chứ cái lối ứng xử quanh co này đúng ra không phải là “sự không biết” hay “bất tri” hay “vô tri” hay “bất trí” hay “vô trí” gì cả. Phải nói ngay đó là sự “trí trá” mà không ai muốn thấy ở một kẻ “trí thức”... (...)

29.01.2011
“Vô tri” và “bất tri”  -  Hoàng Long
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cách giải thích của Nguyễn Thị Từ Huy, đúng như Cao Việt Dũng đã phê phán, “sử dụng từ điển dạng phổ thông (hoặc cách hiểu cá nhân) để giảng giải về từ ngữ. Tranh luận về chữ nghĩa thì làm thế đâu có được”. Nếu xét về nghĩa từ nguyên, cách dịch của Cao Việt Dũng là chính xác và sang trọng... (...)

Không khéo sao được  -  Vân Nam
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Phải công nhận ông Đỗ Kh. hết sức khiêm nhượng. Đúng ra là Đỗ Khéo mà ông ấy tự giác không tính tới vần... éo. Không khéo sao được, bao năm nay... (...)

28.01.2011
Chữ “ignorance” trong tác phẩm của Kundera  -  Khiêm
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Milan Kundera có viết nhiều đoạn về ngữ nghĩa của “ignorance” trong tác phẩm của mình. Độc giả có thể đọc nguyên tác L’Ignorance hoặc các bản dịch để hiểu tác giả muốn hàm ý gì khi dùng chữ “ignorance” để mô tả tình trạng lưu vong... (...)

26.01.2011
Vài thông tin về “L’Ignorance” / “Vô tri” / “Sự không biết”  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong lĩnh vực dịch thuật tác phẩm văn chương, ý nghĩa của mỗi chữ cần được hiểu trong văn cảnh của từng tác phẩm, chứ không thể dựa hẳn vào lối giảng nghĩa mỗi chữ riêng lẻ trong các cuốn từ điển. Nghĩa là: Trước hết, cháu hãy đọc kỹ cuốn sách của Milan Kundera... (...)

25.01.2011
Từ Thủ tướng “rác” đến cậu ấm  -  Sang Tấn Trọng
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Bà con cô bác đã nghe chán chê và ngán ngẩm với trò gian lận và ảo thuật của Nguyễn Tấn Dũng. Đó là chuyện ông Thủ tướng “rác”, còn chuyện cậu ấm thì sao?... (...)

“Vô tri” hay “sự không biết”?  -  Hồ Trần Thu Phương
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Điều này làm cháu và chắc chắc các bạn cháu cảm thấy hoang mang. Cháu vẫn nghĩ dịch giả Cao Việt Dũng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đều có uy tín, nhưng bây giờ cháu không biết ai đúng ai sai. Cháu có đem hỏi giáo sư bộ môn thì ông nói ông không theo dõi chuyện này nên không tiện trả lời... (...)

24.01.2011
Góp ý tiếp / Trả lời anh Hoàng Ngọc-Tuấn về thanh nhạc  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC] ... Nếu xem trên thực tế trong vấn đề thanh nhạc của Việt Nam ta có một sự trì trệ hay lỗ hổng gì đó do chẳng có sản sinh ra được một giọng ca thanh nhạc “cultivated” nào tương đối có tầm cỡ, và tầm cỡ vừa vừa thôi, chứ chẳng cần phải tầm cỡ quốc tế như Đặng Thái Sơn bên “khí nhạc” thì sự trì trệ hay lỗ hổng đó có xuất phát từ khía cạnh tư duy hay không?... (...)

23.01.2011
Du lịch  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYỆN NHÀ VĂN] ... Từ lâu, tôi đã nghiệm ra điều này: nhu cầu chuyện trò của giới cầm bút thật lớn. Không chừng lớn nhất trong mọi ngành nghề. Tôi không thể tưởng tượng là các bác sĩ, các kỹ sư, các nhà khoa học, các doanh nhân hay bất cứ ai khác, sau giờ làm việc, lại thích túm tụm với nhau để nói chuyện về nghề nghiệp của mình huyên thuyên từ ngày này qua ngày khác như vậy... (...)

Rác & một cái chết khủng khiếp  -  Nguyễn Tấn Cứ
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Khi mọi người chưa thức dậy / Tất cả thông tin bẩn được phát ra / Và nổ như bom cùng một lúc / Cả Đất Nước tôi đã tan hoang chết ngạt /Vì buổi điểm tâm bằng RÁC / Đã lâu rồi... (...)

21.01.2011
Từ quảng cáo đến gian lận  -  Ðỗ Kh.
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Trong chuyện đăng quảng cáo trên báo chí nước ngoài để đánh bóng cá nhân hay quốc gia, chế độ thì Việt Nam đi sau Bắc Triều Tiên cỡ chừng 40 năm. Tại Âu châu chẳng hạn, vào đầu thập niên 70, các sứ quán Bắc Triều Tiên dư tiền rủng rỉnh từ buôn lậu hàng ngoại giao miễn thuế đã thỉnh thoảng mua quảng cáo trên các cơ quan ngôn luận để tung hô Kim Nhật Thành... (...)

Về một quyển sách  -  Luỹ
[CHUYỆN VĂN HOÁ] ... Nói như tác giả, “Khổng tử chỉ học 2% văn hóa Việt!” Vậy sao ông ấy biết phát triển thành một tư tưởng triết học lừng lẫy làm trụ cột, nền tảng cho Trung Hoa? Ngược lại người Việt sở hữu một nền văn hóa cực kỳ tốt đẹp tự ngàn xưa mà sao ngày nay vẫn còn lẹt đẹt so với xóm giềng?... (...)

Vài ý nghĩ về “thanh nhạc”  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[ÂM NHẠC] ... Trong âm nhạc Việt Nam, “thanh nhạc” là một thuật ngữ vay mượn từ Hán ngữ. Chữ “thanh” (sheng) 聲 [viết giản thể là 声] nghĩa là “tiếng”, “giọng”. Chữ này hoàn toàn khác với các chữ “thanh” (qing) 青 là “màu xanh”, và “thanh” (qing) 清 là “trong sạch”... (...)

Thế nào là danh giá?  -  Ðỗ Nguyên Phong
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Theo tôi, ở đây không phải là chuyện phân biệt nghề sang với nghề hèn mà là chuyện chuyên nghiệp. Ông làm nghề xử lý rác hoàn toàn đáng kính trọng trong phạm vi nghề nghiệp chuyên môn của ông nhưng ông sẽ trở thành “kém danh giá” hẳn khi ông nhảy ra bàn luận về chuyện chính trị, hơn nữa, về vị thế của một Thủ tướng trong tương quan so sánh với các Thủ tướng khác ở châu Á... (...)

20.01.2011
Thanh nhạc  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC] ... Có một từ ngữ âm nhạc mà người ta hay nói đến hà rầm, và có lẽ là người ta cũng hiểu nó hà rầm, mà tôi nghe dù cũng là hà rầm mà chỉ dám đoán để cố hiểu thôi, chứ không dám nói là hiểu đích xác. Đó là chữ “thanh nhạc”... (...)

19.01.2011
Sự can đảm của đảng Cộng sản Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ] ... Nhưng không đâu sự can đảm của đảng Cộng sản, đúng hơn, của hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, lại được thể hiện rõ cho bằng trong bản báo cáo chính trị được đọc trong đại hội đảng lần thứ 11 vừa mới diễn ra. Trong bản báo cáo ấy, họ nói toàn những điều ngược ngạo, trái với sự thật và trái với lịch sử; trái một cách hiển nhiên; trái đến độ không một kẻ có tâm trí bình thường nào dám nói; vậy mà họ vẫn nói... (...)

Tranh luận với “nhà khảo cứu lịch sử” Du Miên  -  Luỹ
[CHUYỆN VĂN HOÁ] ... Buổi thảo luận đến đây đã hỗn loạn, mình cũng chán ngán ra về. Trộm nghĩ một “nhà khảo cứu lịch sử” mà mang tâm thái hận thù như thế với đối tượng khảo cứu thì những gì viết ra có còn khách quan? Kết thúc buổi ra mắt sách: Một cuốn sách mua về, chưa đọc, nhưng chắc không còn hứng thú để đọc. Ôi! Khảo với cứu, thảo với luận!... (...)

Chửi những kẻ gian lận là đúng, nhưng ta đừng nên chửi lây nghề xử lý rác  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Theo quan niệm thời nay, một công ty xử lý rác, tự nó, không có gì kém danh giá hơn một công ty làm computer hay xuất bản sách báo văn học. Chửi những kẻ gian lận là đúng, nhưng ta đừng nên chửi lây nghề xử lý rác hay khinh bỉ những người đổ rác, gánh phân... (...)

Từ rác rưởi chỉ sinh ra rác rưởi  -  Ðặng Thanh Tứ
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Đọc xong những bài viết về trò ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng của Thông tấn xã và báo chí Việt Nam, tôi thấy ấn tượng mạnh nhất là hình ảnh RÁC... Tất cả những trò rác rưởi này diễn ra rầm rộ để chào đón Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI. Vậy thì thử hỏi cái Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI ấy nó là cái đống gì và bốc mùi gì?... (...)

17.01.2011
Báo Pháp luật Việt Nam thì gian, nhưng báo BBC Việt ngữ thì thiếu chuyên nghiệp  -  Phạm Chí
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Nếu thử lấy các quy định báo chí ở Việt Nam để áp dụng ngược lại cho bản tin này thì chính nhóm BBC Việt ngữ cũng đã “sử dụng tin bài” của ông Nguyễn Tôn Hiệt nhưng “không ghi rõ tên họ thật hay bút danh tác giả”. Kể cũng khá khôi hài... (...)

Một màn ảo thuật về tuyên truyền tại Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Điều thảm hại của trò chơi chính trị và tuyên truyền này là ở chỗ người ta phải nhờ đến hai người bạn nước ngoài cực kỳ kém danh giá: một, nơi đăng tải những lời tán dương ấy chỉ là một trang web quảng cáo vớ vẩn và rẻ tiền; hai, nơi gửi lời tán dương ấy lại là một công ty chế biến rác rưởi ở Đức... (...)

16.01.2011
Từ trang quảng cáo trên báo của Mỹ đến công ti rác của Đức  -  Bùi Văn Phú
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Vụ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được truyền thông trong nước thổi lên mây để lừa dân qua mấy trò trích dịch “báo chí nước ngoài” đã bị tác giả Nguyễn Tôn Hiệt khám phá ra [“Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!], và đang trở thành trò cười cho những ai có hiểu biết về lãnh đạo Việt Nam... (...)

Lời tâm huyết  -  XYZ
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Bài viết của ông Nguyễn Tôn Hiệt khám phá ra câu chuyện rác rưởi về ai đó tự tung hô tráo qua tráo lại như trò chơi bài Tây, khiến tôi vô cùng đau lòng vì những chuyện trí trá nhỏ nhặt của những con người ti tiện hôm nay. Ôi! Trong những ngày trọng đại này, xin các người hãy nhìn lại quá khứ với những điều cao cả, như sau... (...)

Nhứt  -  Nguyễn Đăng Thường
[THƠ & THỊ TRƯỜNG] ... Ðất Việt / là quê hương xứ sở / của những người khốn khổ / hạnh phúc nhứt / địa cầu // hạnh phúc nhứt bởi vì họ được xem / xác hòm lăng chủ tịch vĩ đại đẹp nhứt / siêu mẫu chưn dài tay cụt đẹp nhứt / hoa hậu mông bơm vú độn đẹp nhứt / xế Rolls Royces Phantom đời mới đẹp nhứt... (...)

15.01.2011
Thông Tấn Xã Việt Nam biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Điều ngoạn mục nhất là sau khi công ty chế biến rác “RES-Resources, Ecology, Services GmbH” của ông Olaf Jüttner đã chế biến nội dung bài báo VnExpress thành một cái “press release” tiếng Đức, thì nó lại đi ngược trở về Việt Nam, và được Thông Tấn Xã Việt Nam xem là một đống “vinh dự” do “tác giả Olaf Jüttner” tặng cho ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!... (...)

14.01.2011
“Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Quả là một trò chơi chuyền bóng càng ngày càng ngoạn mục giữa công ty chế biến rác “RES-Resources, Ecology, Services GmbH” và hai tờ báo của Việt Nam! Đây là một trò vô liêm sỉ của những kẻ bịp bợm chuyên lừa đảo quần chúng Việt Nam, mà đạo diễn là ai thì có lẽ chúng ta đều biết... (...)

13.01.2011
“Có hồn”  -  Chu Hà
[THƠ & NHẠC] ... Trong bài hát mang nhan đề “Nhắn’’ của Phù Chí Phát, phổ từ thơ của Nguyễn Đăng Thường, một bài thơ “nặng ký” vì ngắn, ít chữ mà lại đa nghĩa trùng phức, việc gì xảy ra khi tiếng KÉO xuất hiện, lần đầu tiên ở giây 00:27 - 00:28 của bài hát? Ngay cái giây 00:27 – 00:28 đó có phải là cái khoảnh khắc tạo ra sự truyền cảm cao độ?... (...)

Nhà thơ Trần Vàng Sao không dính với đám gian thương văn hóa  -  Trần Thị Kim Lệ
[CHUYỆN THƠ] ... Bác Ngô Huy Liễn ngạc nhiên, chưng hửng, hỏi: Nhà thơ Trần Vàng Sao mà lại dính tới “doanh nhân” ư? Tôi thấy bác thắc mắc vậy là có lý. Nhưng tôi thiển nghĩ cũng có thể hiểu vấn đề theo một góc khác... Có thể nhà thơ Trần Vàng Sao chỉ muốn đem chuyện cuốn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX ra để cho thấy cái lối hành xử tiền hậu bất nhất, tùy tiện, độc đoán, cơ hội của giới cầm quyền và giới con buôn “văn hóa” ở Việt Nam... (...)

11.01.2011
Nhà thơ Trần Vàng Sao mà lại dính tới “doanh nhân” ư?  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN THƠ] ... Từ trước đến giờ tôi vẫn yêu nhà thơ Trần Vàng Sao nhưng hôm nay trong bài phỏng vấn “Trần Vàng Sao: nhà thơ mê vẽ” của Phanxipăng, có một câu nói của nhà thơ làm tôi thấy khá... chưng hửng... (...)

09.01.2011
Biển Đông để tang sống Tổ Quốc  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Ballad Biển Đông / Không ru lũ hèn / Ballad Biển Đông / Khóc dũng sĩ đáy sóng thân vùi / Nghệ thuật vị gì? [Vị hải/vị sơn/vị nghệ thuật/vị nhân sinh?] / Nghệ thuật vị [mặn] nước mắt, vị [chát] muối bể / Quần chúng [sĩ phu/thất phu] chết lặng // Để tang Biển Đông hôm nay có muộn / Chớ phải Nước Nam vĩnh biệt sớm bao giờ... (...)

08.01.2011
11 chữ vàng  -  TTKK
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cả hai vị Nguyễn Hưng Quốc và Thảo Dân đều nhầm lẫn, lộn tùng bậy về cái câu tuyệt vời ấy. Tôi là người sinh ra, lớn lên và sắp chết trong nước nên hiểu đúng trật tự của 11 chữ vàng ấy như sau: ĐẢNG LÀM CHỦ NHÂN, QUẢN LÝ DÂN, LÃNH NHÀ, ĐẠO NƯỚC... (...)

Đảng lãnh đạo Nhà Nước, quản lý nhân dân, làm chủ  -  Thảo Dân
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong bài “Năm mới có hy vọng gì mới?” của tác giả Nguyễn Hưng Quốc có ít nhất 2 lần nhắc đến câu “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ”, với thái độ chỉ trích (chẳng hạn, ông cho đấy “là một khẩu hiệu sáo rỗng”). Tuy nhiên... (...)

07.01.2011
“Dân biết, dân bàn và dân kiểm tra”  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dân biết ư? Ở Việt Nam, tất cả những gì người dân được biết chỉ là những khẩu hiệu hay những bài diễn văn dài dòng, lê thê, ồn ào và rỗng tuếch. Mọi chính sách, kể cả các chính sách xã hội, đều được quyết định một cách âm thầm, thậm chí, lén lút, đâu đó. Có vô số sự kiện lớn trong xã hội, rõ nhất là các vụ tham nhũng, dân chúng biết chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây... (...)

Năm mới có hy vọng gì mới?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tình hình Việt Nam chỉ có thể thay đổi nếu, trước hết, cơ chế quyền lực trong cả nước phải thay đổi, trong đó, quan trọng nhất là quyền của đảng và nhà nước phải được phân hóa thật rạch ròi; sau đó, sự minh bạch và tính khả kiểm phải trở thành nguyên tắc chủ đạo trong việc điều hành chính phủ; và cuối cùng, quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận phải được nhìn nhận và phải được tôn trọng. Thiếu những yếu tố ấy, mọi hứa hẹn đều là những hứa hẹn suông... (...)

03.01.2011
Ông Tây nón cối  -  Ðỗ Kh.
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Để cho những cuộc tranh luận về học thuật được thoáng mát và khỏi ô nhiễm, tôi đề nghị Léon (Lương) Nguyễn lập một danh sách những nhà tư tưởng không hề, chưa từng, đong đưa và e ấp với chủ nghĩa Mác dù là thầm kín hay vụng trộm. Đây là một việc dễ, chí ít là ở Pháp, danh sách này sẽ rất ngắn... (...)

02.01.2011
Hồi thư chưa biết đặt tên  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Dù ông Chân Phương hổng thèm ngồi lại “trao đổi tương kính”, nhưng tui xin bịn rịn vin áo nằn nì ông ngồi lại, bởi ba cái dzụ không... lạc đề... (...)

31.12.2010
Trả lời Léon Nguyễn  -  Chân Phương
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Cảm ơn bạn Léon Nguyễn (xin xưng hô như thế cho thân thiện) đã hồi âm nhiệt thành và góp vài ý kiến phê phán sau khi đọc lời giới thiệu và bản dịch “Mô hình trí thức Pháp” của tôi. Tôi sẽ lần lượt giải đáp các ý kiến ấy. Khi khác tôi sẽ vắn tắt hơn, nhưng lúc này năm tàn tháng chết chẳng biết làm gì... (champagne với sauterne uống mãi cũng chán!). Được dịp thong thả trò chuyện với bạn, tôi xin nhân tiện cung cấp thêm cho độc giả Tiền Vệ nói chung một vài thông tin có thể giúp ích cho việc tiếp nhận tài liệu nói trên... (...)

Một bài thơ của Nguyễn Đăng Thường do Phù Chí Phát phổ nhạc  -  Tiền Vệ
[THƠ & NHẠC] ... Chúng tôi xin gửi đến độc giả Tiền Vệ nguyên văn bài thơ “Nhắn” của Nguyễn Đăng Thường, kèm file mp3 ca khúc “Nhắn” do Phù Chí Phát phổ nhạc. Mời các bạn đọc thơ và nghe nhạc để cùng chia sẻ... (...)

28.12.2010
Khi ông Chân Phương khiêm tốn  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Chân Phương khi dịch một bài nào đó, khoái có thói quen “Lời người dịch” với “Chú thích của người dịch” rất đáng đồng tiền. Mấy nhời kia vừa lớn về kích cỡ, vừa nặng tính mô phạm, và nhất là cực to về... chất nổ... (...)

27.12.2010
Góp ý với Chân Phương về Vincent Descombes  -  Léon (Lương) Nguyễn
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Nhưng ông Vincent Descombes là ai? Ngoài những công việc và chức vụ mà Chân Phương đã ghi nhận trong phần chú thích, ông Vincent Descombes còn là một người Marxist và là thành viên của nhóm «Socialisme ou Barbarie». Một người ở thế kỷ này mà còn theo Marxisme, còn mơ màng về chủ nghĩa xã hội như ông Vincent Descombes thì «bất mãn» và «không có cảm tình lắm» đối với tư tưởng post-structuralisme và postmodernisme là chuyện dĩ nhiên... (...)

24.12.2010
Ôm tiếng hát không hơi rung...  -  Trần Hữu Thuận
[ÂM NHẠC] ... Bài “Có gì dùng gì, có nấy dùng nấy...” của Chu Hà có những ý tưởng rất hay, ứng dụng câu nói “có gì dùng gì, có nấy dùng nấy...” khá chí lý. Nhưng có một điểm tôi chưa đồng ý với Chu Hà khi ông nói hình như Hoàng Ngọc-Tuấn hát không có ngân... (...)

23.12.2010
Có gì dùng gì, có nấy dùng nấy...  -  Chu Hà
[ÂM NHẠC] ... Xem chương trình truyền hình phỏng vấn Hoàng Ngọc-Tuấn của Trần Chí Phúc, bài “Câu chuyện âm nhạc với sáng tác gia Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc châu”, thấy Hoàng Ngọc-Tuấn có lúc thì độc tấu tây ban cầm, có lúc thì vừa đàn vừa hát, điểm mà tôi khoái nhất nơi Hoàng Ngọc-Tuấn là cái tinh thần, nhại theo cách nói của nhà văn/thơ Lý Đợi, có gì dùng gì có nấy dùng nấy của anh... (...)

22.12.2010
Sự bôi nhọ khủng khiếp  -  Trương Phước Lai
[CHUYỆN HÔM NAY] ... những dòng chữ không thuần việt / hầm hố chợ búa / đã bôi nhọ lên khuôn mặt / người phụ nữ Việt Nam / xuống đường bảo vệ non sông // họ / đã bôi nhọ / dòng giống Lạc Hồng... (...)

21.12.2010
Nghe Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn  -  Trân Hương
[VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT] ... Nhiều người cho rằng viết lách là một cái nghiệp, mà không phải là một cái nghề, nhất là đối với người viết gốc Việt Nam ở hải ngoại; có lẽ vì viết khó và mất nhiều thì giờ, mà chưa chắc đã đem đến chút lợi nhuận nào cho người viết. Vậy mà người ta vẫn viết, nhiều người còn viết miệt mài... (...)

18.12.2010
Thơ, nhạc Việt sẽ chảy về đâu?  -  Bùi Văn Phú
[THƠ & NHẠC]. .. Quán Paloma nằm trong khu thương mại của người Việt ở San Jose nhộn nhịp hơn vào một chiều tối thứ Sáu trời sắp vào đông. Hơi lạnh. Ấm lên nhờ chút rượu vang và tình người trong số chừng trăm khách có mặt... (...)

11.12.2010
Câu chuyện âm nhạc với sáng tác gia Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc châu  -  Trần Chí Phúc
[ÂM NHẠC] ... Chiều ngày 8/12/2010, đài truyền hình Việt Nam tại San Jose đã thực hiện các cuộc phỏng vấn / trò chuyện cùng nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc và nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Mời độc giả theo dõi cuộc trò chuyện về âm nhạc cùng nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn... (...)

Trò chuyện cùng nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đến từ Úc Châu  -  Trần Chí Phúc
[VĂN HOÁ & VĂN HỌC] ... Chiều ngày 8/12/2010, đài truyền hình Việt Nam tại San Jose đã thực hiện các cuộc phỏng vấn / trò chuyện cùng Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn. Mời độc giả theo dõi cuộc trò chuyện về văn hoá và văn học Việt Nam cùng nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc... (...)

02.12.2010
“Triết-học & zịch-thuật”  -  Nguyễn Quỳnh
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Fan Huy- Ích, sau khi ca-ngợi Đặng-Trần Côn có nói đại-lược thế này, “Cứ lấy chữ làm sao ziễn-tả hết được tình-í. Nhân khi thanh-nhàn ta fiên thành khúc mới.” Ông đã bỏ đi nhiều câu trong bản Hán-văn, mà vẫn jữ được nội-zung... (...)

Tại sao các đồng chí sợ nhau?  -  Bắc Phong
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... nếu đất nước này nhân dân làm chủ / tại sao các đồng chí không sợ chủ nhân dân / mà lại đi sợ mấy thằng đầy tớ khác?... (...)

29.11.2010
Trả lời bạn Chu Hà  -  Bùi Văn Phú
[VĂN HỌC & CHIẾN TRANH] ... Cám ơn bạn đã chỉ ra lỗi của tôi vì tôi đã không dùng đúng chữ. Tôi viết “đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà”, ý tôi muốn nói là “binh chủng” thay cho “đơn vị”. Tôi không phải là người lính trong thời chiến tranh ở Việt Nam... (...)

28.11.2010
Quả thực là có một đơn vị thiện chiến nhất QLVNCH?  -  Chu Hà
[VĂN HỌC & CHIẾN TRANH] ... Rõ ràng là đọc như thế, tôi có quyền hiểu mà không sợ tội vạ gì cả rằng mức độ thiện chiến của chính xác đơn vị Lữ Đoàn TQLC này là số một, là đứng đầu danh sách, hơn hẳn mọi đơn vị khác cùng binh chủng và các đơn vị/binh chủng hải lục không quân khác thuộc QLVNCH. Nếu đúng như vậy thì không hiểu là tác giả Bùi văn Phú lấy tin này từ đâu hoặc dựa vào đâu mà tác giả có nhận định như thế?... (...)

27.11.2010
Trung Quốc đang phi tang các bằng chứng lịch sử  -  Nguyễn Viện
[CHÍNH TRỊ & LỊCH SỬ] ... Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Thực chất của việc này chỉ là sự phi tang các bằng chứng lịch sử về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc... (...)

26.11.2010
Tự tung bóng để lấy trớn mà xúc phạm?  -  Trần Thị Kim Lệ
[THƠ HÔM NAY] ... Thật tình tôi không hiểu nổi tại sao Trịnh Sơn lại viết về Lưu Mêlan như thế. Là một độc giả nữ, tôi thử tưởng tượng nếu mình là nhà thơ Lưu Mêlan, mình sẽ nghĩ thế nào. Tôi chỉ cảm thấy những lời của của Trịnh Sơn chỉ là một sự xúc phạm suồng sã... (...)

Đối thoại văn học không phải là nghe lóm, nói liều  -  Lê Bá Thiện Cơ
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Rất ngạc nhiên khi thấy trang “đối thoại” của Tiền Vệ đăng bài viết “Hậu hiện đại là cái quái gì” của Trịnh Sơn! Rõ ràng bài viết cho thấy kiến thức của tác giả chỉ là những điều cóp nhặt vụn vặt đầy sai sót, gom lại thành một mớ bòng bong và chuyển tải bằng một lối “lập luận” tùy tiện, quàng xiên, vô bổ... (...)

25.11.2010
Nàng thơ dậy thì và cơn đói đương đại  -  Miên Di
[THƠ HÔM NAY] ... Khi ngôn ngữ tả thực bất lực, không thể gọi tên các thực tại siêu hình - siêu nghĩa, lúc ấy thơ có khuynh hướng vượt qua ngôn ngữ thường dụng, nó trở thành một phép thấu thị nội tâm, vượt lên tầm trên của ngôn ngữ... (...)

Hậu hiện đại là cái quái gì [kỳ II]  -  Trịnh Sơn
[THƠ HÔM NAY] ... Không thể gật đầu với cách trả lời ỡm ờ của bạn được, bạn thân mến ạ. - “Thơ phải đi vào lòng người”. Không chỉ thơ, mà tất cả các hình thức nghệ thuật khác, có món nào lại không muốn đi vào lòng người? Điều tôi muốn nghe ở bạn, nghệ thuật là món gì? Đi vào lòng người như thế nào? Lòng người là cái quái gì mà nghệ thuật phải đi vào?... (...)

24.11.2010
Blog: đệ ngũ quyền  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Nếu chức năng chính của đệ tứ quyền là công khai hoá, minh bạch hoá và kiểm soát các hoạt động của chính phủ, từ lập pháp đến tư pháp và hành pháp; chức năng chính của đệ ngũ quyền, trước hết, là kiểm soát và bổ sung cho đệ tứ quyền. Nó lên tiếng ở những nơi đệ tứ quyền im lặng. Nó cải chính những sai sót mà đệ tứ quyền vấp phải... (...)

20.11.2010
Cái đẹp là... cái gì?  -  Miên Di
[THẨM MỸ] ... Vẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó. Vì suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?... (...)

19.11.2010
Hậu hiện đại là cái quái gì  -  Trịnh Sơn
[THƠ HÔM NAY] ... Tôi mách bạn một mẹo nhỏ này: Bạn hãy đọc to một bài thơ Hậu Hiện Đại nào đó trước mặt tác giả của nó và nhận nó là của bạn, và xem tác giả Hậu Hiện Đại kia nói gì? Chắc chắn, anh/chị ta sẽ cười như chúng ta đang mỉm cười hôm nay: HẬU HIỆN ĐẠI LÀ CÁI QUÁI GÌ! Đây không phải là cách riêng của tôi đâu, chúng ta phải cảm ơn một người Thầy thông tuệ là Rainer Maria Rilke. Đôi mắt sâu thẳm của Thi sĩ đã dạy tôi cách nhìn vào tâm hồn mình. Hãy nhìn vào tâm hồn mình trước khi nhìn ra thế giới!... (...)

12.11.2010
Thư Nicolae Ceauşescu gửi Ivan Kraus  -  Chuẩn Phạm Nhân
[CHÍNH TRỊ & QUYỀN LỰC] ... Đọc bức thư xỏ xiên của mi, / ta đau, / nỗi đau chọc đến tận những nơi “nhạy cảm” nhất, / như người bị sỏi thận, / như người bị viêm bóng đái, / Không! Ta đau tức nghẹn như bị đá vào “bi”, / một nơi không thể đấm bóp hay xoa dầu khuynh diệp... (...)

11.11.2010
Lại nói về bệnh vô cảm  -  Hoàng Đăng Khoa
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Xung quanh hiện tượng cô giáo mầm non phạt đứa trẻ bốn tuổi vì tội biếng ăn bằng cách nhốt vào thang máy vận chuyển thức ăn và bấm nút cho thang chạy, đã có nhiều cách lý giải, bình luận. Theo tôi, căn nguyên của hiện tượng trên đơn giản là bệnh vô cảm — căn bệnh có thể nói đã trở nên bão hoà trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội hôm nay... (...)

10.11.2010
Bỏ tù cả bảng mẫu tự, thì mới yên!  -  Nguyễn Gia Thức
[CHÍNH TRỊ & LUẬT PHÁP] ... Năm 1985, Ivan Kraus (một nhà văn Tiệp lưu vong, lúc ấy đang làm việc như một phóng viên của đài BBC và Radio Free Europe) đã gửi cho ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nicolae Ceauşescu một lá thư đề nghị giải pháp an ninh tốt nhất cho chế độ là ra lệnh cấm sử dụng mẫu tự. Nghĩa là tuyệt đối cấm viết dưới bất kỳ hình thức nào!... (...)

Nhấm nháp niềm đau  -  Nguyễn Hồng Nhung
[ĐỌC THƠ] ... vô danh nhắm mắt ngu ngơ mặc kẻ chợ bán linh hồn bội phản - có tên gọi ĐÊ TIỆN / vô danh bất lực rã rời ngẩng cao đầu mặt úp tường câm lặng - có tên gọi ĐAU / vô danh ẩn hiện tổ tiên rỉ ròng lã tã máu rơi từ khóe mắt - có tên gọi TRẢ GIÁ // Một ngày - toàn bộ nỗi vô danh - cộng thành sức mạnh - gây TỘI ÁC. / Hất linh hồn - ném đá – lấp hố chôn... (...)

09.11.2010
Lý sự cùn chơi, nhân có một người bị bắt như nhiều người đã bị bắt và như nhiều người nữa sắp bị bắt...  -  Chuẩn Phạm Nhân
[CHÍNH TRỊ & LUẬT PHÁP] ... Gì thì mi cũng có tội, cả bọn mi đều có tội / Kẻ viết bài này và những kẻ đọc bài này / Bọn mi đều phạm vào Điều X, Khoản Y, Mục Z, Bộ luật KOUKAK! / Lẽ ra ta phải bỏ tù buồng trứng của bà Âu Cơ!... (...)

08.11.2010
Nghe/nhìn bằng tâm thức hoài niệm và nghe/nhìn bằng thẩm thức nghệ thuật  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Không phải tất cả các bài ca trong quá khứ đều có giá trị nghệ thuật ngang nhau. Khi “nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản” thì chúng có thể làm ta cảm động như nhau, nhưng khi nghe bằng lỗ tai thưởng thức nghệ thuật thì ta lại có thể thấy chúng có giá trị nghệ thuật khác nhau... (...)

Nghe lại, thấy “phê” khó chi sánh nổi...  -  xyz
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tui ngờ ý bác Hoàng nói (“Chúng ta nghe nhạc trước năm 1975 đều thấy hay vì ta không chỉ nghe một bản nhạc, một giọng ca thuần túy mà vì chúng ta đang nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản”) là rất xác đáng! Bởi phần tui cũng tương tợ... (...)

Một thiếu sót  -  Nguyễn T. Long
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Nói đến ca sĩ nhạc trẻ Pháp thời thập niên 60 thế kỷ trước mà không nhắc tới Francoise Hardy e là một thiếu sót lớn... (...)

07.11.2010
Nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản  -  Hoàng
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Thế nhưng giờ đây tôi lại cảm nhận nhạc nào cũng... hay như nhau. Nghe Thái Thanh ca “Nước non ngàn dặm” hay Thanh Tuyền ca “Rừng lá thấp” đều cảm thấy bồi hồi, rung động. Đem cái ý này chia sẻ với bạn bè xưa thì đều nhận được những đồng cảm. Một người bạn tui bảo: “Chúng ta nghe nhạc trước năm 1975 đều thấy hay vì ta không chỉ nghe một bản nhạc, một giọng ca thuần túy mà vì chúng ta đang nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản”... (...)

06.11.2010
Trí thức Pháp nghĩ gì về Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Christophe?  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tôi thì nghĩ rằng có lẽ giới trí thức Pháp (nói chung) đánh giá Johnny Hallyday, Sylvie Vartan và Christophe ở những mức độ cao thấp khác nhau. Tôi không dám nói chắc điều gì, chỉ nêu ra đây vài ba ý nghĩ và thông tin đơn sơ để góp vui trong cuộc đối thoại nhẹ nhàng này... (...)

Thiếu dẫn chứng  -  Chu Hà
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Người nhà nghe (hay thấy) như vậy rồi thơ về cho ông/bà Xyz hay như thế, thì người nhà của ông/bà có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào không để “bảo kê” cho cái việc người nhà của ông nghe thấy như thế là xác thực, là có xảy ra?... Tựu trung, ý tôi muốn nói là công việc dẫn chứng luôn luôn là cần thiết, nhất là trong những vấn đề/chuyên mục có tính cách đặc thù như thế này... (...)

Đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà?  -  xyz
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết vừa qua của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trên talawas (02/11/2010) rất sắc sảo, quyết liệt, đả trúng trọng huyệt đối tượng (cũng như các bài viết khác của ông), tuy nhiên, có một câu nầy, “Một ca sĩ đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà như Đàm Vĩnh Hưng mà trở thành thần tượng của bao lớp trẻ”, khiến độc giả bị... bất ngờ... (...)

04.11.2010
Giã từ talawas  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[DIỄN ĐÀN TỰ DO] ... Tôi tin chắc rằng sớm muộn gì rồi cũng sẽ có một (hay những) diễn đàn khác ra đời để tiếp nối những gì talawas đã làm, vì chín năm tồn tại của talawas đã để lại một con đường rõ nét cho những người có nhiệt tâm, có khả năng, theo đó mà tiếp tục thực hiện và khai triển mỗi lúc một hữu hiệu hơn... (...)

03.11.2010
“Xà bần II - Sự ra đời của thần Vệ Nữ” trong mắt nhìn con trẻ và của người lao động bình dân  -  Thanh Hùng
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Chiếm gần một phần ba là trẻ con và những người lao động bình dân quanh xóm. Sự có mặt của gần một phần ba này, theo vài người, đã làm cho sự kiện không chỉ “mất thiêng” mà còn trở nên nhộn nhạo, nhếch nhác... Tuy nhiên, đến sớm nhất, ở lại lâu nhất, săm soi tỉ mỉ vào từng chi tiết sự kiện, đặt ra nhiều câu hỏi và nêu ra nhiều nhận định “thẳng đuột” nhất, xem ra, chỉ có lớp người này... (...)

01.11.2010
Về một khái niệm thuộc văn hoá học  -  Ngô Hương Giang
[HỌC THUẬT] ... Định nghĩa của Trần Luân Kim về “bản sắc sân tộc” là lối định nghĩa mơ hồ, chưa thể xác định trọn vẹn thế nào gọi là bản sắc dân tộc, mặt khác, cũng chưa phân biệt được đâu là bản sắc dân tộc và đâu là tính cách dân tộc... (...)

Ba chuyện về Chủ tịch  -  Lương Thị Nữ Nhi
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Cổ nhân dạy “Dân vi quý , xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức “Dân là quý, xã tắc là hàng kế, vua là hạng nhẹ”. Đã làm đại lễ 1,000 năm thì phải nhớ lời dạy của cổ nhân. Đằng này, dân vi vô giá trị nên ông Triết mới đẩy xuống hàng ba để “Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trước đã. Nếu xem dân là quý thì ắt phải “Kính thưa đồng bào” ngay từ đầu chứ!... (...)

“Xà bần II-Sự ra đời của thần Vệ Nữ” – Từ góc nhìn Nguyễn Văn Tiến  -  Nguyên Hưng
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Đây là một sự kiện nghệ thuật rất đáng chú ý. Nó từ chối các không gian đặc tuyển. Nó khiêu chiến với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nó bày tỏ cảm nhận về thân phận người nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam. Nó chấp nhận cái kệch cỡm, v.v... Tuy nhiên, cho đến nay, phản ứng trong nước đang rất dè chừng, và đã có vài dấu hiệu của sự xuyên tạc... (...)

29.10.2010
Talawas ngưng hoạt động  -  Nguyễn Hưng Quốc
[DIỄN ĐÀN TỰ DO] ... Cách đây mấy ngày, tôi nhận được email của nhà văn Phạm Thị Hoài báo tin Talawas sẽ chấm dứt hoạt động vào ngày 3 tháng 11, lúc Talawas vừa tròn 9 tuổi. Sau đó, bản thông báo chính thức đã được đăng tải trên Talawas vào ngày 23 tháng 10. Đọc cả hai, tự dưng tôi cảm thấy buồn hiu hắt... Talawas đóng cửa, mất đi một diễn đàn có tầm vóc, hẳn những người có lòng sẽ ít nhiều cảm thấy bơ vơ. Ít nhất cho đến lúc một diễn đàn bề thế khác xuất hiện... (...)

28.10.2010
Ghi chú thêm một số vấn đề quanh vụ “Xà bần” trên SOI.com.vn  -  Nguyên Hưng
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Có thể KCBT chưa ý thức triệt để, và do đó, chưa thể gọi họ là những người dũng cảm, nhưng điều có thể nói ngay là: nếu không có lương tri trong sáng với niềm tin vào cái đẹp nhân bản, họ sẽ không dấn vào nghệ thuật với ý tưởng và quan niệm như vậy... (...)

27.10.2010
VTV2: Mỹ tức là Pháp?  -  Vương Ngọc Minh
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)

Trường phái dịch thuật “Xanh kiu vé ri mật”  -  Bùi Quảng Nôm
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)

26.10.2010
Nhân vụ Lại Văn Sâm, nhìn lại vấn nạn văn hóa và đạo đức hôm nay  -  Trần Thị Kim Lệ
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)

25.10.2010
Nguy cơ văn hóa suy đồi ở Việt Nam  -  Lê Bá Thiện Cơ
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)

24.10.2010
Đáp lời anh Hoàng Hưng  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Và thưa anh, nếu anh không ở Hội Nhà Văn nào cả như anh vừa nói thì việc trao giải thưởng này không rõ có hợp lệ hay không, bởi anh không phải là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội. Nhưng nếu là ngoại lệ, Hội Nhà Văn Hà Nội “xé rào “trong trường hợp của anh, cá nhân tôi hoan nghênh nhiệt liệt cái cách nhìn nhận ấy của họ... (...)

Vài lời thưa lại với Đỗ Trung Quân, Phêrô Bùi...  -  Hoàng Hưng
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Tình cờ hôm nay đọc được mấy dòng bình luận, người thì mỉa mai tới bến, người thì vừa chỉ trích vừa khuyên bảo, về một câu nói ra vẻ hớn hở của tôi khi khoe mình được giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Hà Nội năm 2006 cho tập Hành Trình. Thú thật tôi cũng không nhớ nổi mình đã nói chính xác thế nào, ở đâu, xin cứ chấp nhận như đã được dẫn... (...)

21.10.2010
Việt Nam - nhỏ mới đẹp  -  Lý Đợi
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Xã hội loài người đang dần đi vào thế chật hẹp và khan hiếm, vì thế, “to” đã và đang thành thứ lỗi thời, còn “nhỏ” thì mới khả dụng, mới đẹp. Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội thuộc phạm trù “to”, vậy nên, rất có nguy cơ bị lỗi thời ngay khi nó diễn ra, hoặc khi vừa kết thúc... (...)

18.10.2010
Cái trác việt, cái bình phàm và cái nửa vời  -  Cao Dao
[TRIẾT HỌC & DỊCH THUẬT] ... Cái tựa của bài viết này cũng đã nói lên ít nhiều về nội dung của nó: Sự phân định muôn đời vốn có trong tất cả những nền văn hóa của con người, nó được phản chiếu qua những cấu trúc nhất định của những hình thái tư tưởng, tức là, đã đụng chạm tới sự phân định của một thực thể gọi là: Ngôn Ngữ... (...)

15.10.2010
Hưởng ứng lời kêu gọi “Chớ dại bắt tay với cái già”  -  Thanh Hùng
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Đừng nên biết nhiều. Chỉ cần biết tên Duchamp và vài cái tên khác để nêu ra khi trả lời báo chí là đã đủ thể hiện tầm nhìn “đương đại” lắm rồi! Biết nhiều thêm rối! ... Đã mù thì cứ tiếp tục mù. Đừng bận tâm chữa chạy làm gì cho dù có là mù bẩm sinh hay bị ai đó bịt mắt quá lâu! ... (...)

Tranh hoạ sĩ Tuýt: “Cái tôi của văn nghệ sĩ”  -  Vũ Trọng Quang
[CHUYỆN ĐỜI] ... Bây giờ thì ông Hồ Hữu Tường theo hoàng đế Quang Trung bay về cõi Tây Sơn, ông Nguyễn Mạnh Côn không ở lại cõi nhân gian để cho nhân loại mắc nợ. Riêng nhạc sĩ Phạm Phạm Duy thì đang hiện hữu trên giường bệnh. A ha cuộc đời... (...)

14.10.2010
Hôm nay và ngày mai  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Hai bức hình. Một, sự thất vọng ê chề trong cái xa xỉ. Một, dù tan tác vẫn thắp cho chúng ta một niềm hy vọng: chính những đứa trẻ nghèo khổ nhưng khát chữ, chứ không thiếu chữ trong bão lũ này, với lòng hiếu học sẽ hứa hẹn một thế hệ trí thức thật sự. Ngày mai... (...)

10.10.2010
Tiết mục hay nhất của 1000 năm Thăng Long  -  Người Sưu Tầm
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Vào khoảng 12 giờ trưa thứ Bảy 9-10-2010, trước vườn hoa Lý Thái Tổ tại Hà Nội, một nhóm người yêu nước mang áo và biểu ngữ màu xanh da trời đã thực hiện một cuộc biểu tình để bày tỏ ý chí chống hiểm hoạ Bắc triều và bảo vệ Hoàng Sa & Trường Sa... (...)

08.10.2010
Anh phải về thôi  -  Tường Vy
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Anh phải về thôi, em ơi / Dẫu anh yêu vô cùng thủ đô nghìn năm tuổi / Dẫu anh rất yêu em - người em Hà Nội / Nhưng không thể nào yêu hội chứng nghìn năm // Người ta có thể nào vô tư tiêu tiền thuế của dân / Mua một trận cười, đốt bao nhiêu vàng mã / Mà quên đi những người nghèo đứt bữa / Những trẻ em phải đu dây đến trường? // Anh phải về miền Trung yêu thương / Khi không thể chịu được bao nhiêu trò giả dối... (...)

Chắp cánh cho ca khúc Việt bay đến 1000 năm điên rồ  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)

04.10.2010
Hội chứng Một Ngàn  -  Võ Thị Hảo
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Khắp Hà Nội đâu đâu cũng cờ hoa đỏ rực. Màu đó được giải thích chính thống là màu máu. Màu đó trông cũng đỏ rực giống như biển cờ hoa đại lễ đang diễn ra cùng ngày trên dải đất phương Bắc ngoài biên cương. Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội trùng ngày quốc khánh Trung Quốc. Họng súng chinh phạt và chiếc lưỡi bò từ đại lục thì vẫn lăm le ngoài biển đông kia!... (...)

29.09.2010
“Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long”: điện ảnh hay là âm mưu?  -  Ngô Hương Giang
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Có rất nhiều những tiêu cực xung quanh việc tổ chức đại lễ. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của văn hóa nước nhà, nguy cơ “bán hồn”, nguy cơ “đánh mất lòng tự tôn dân tộc của mình”, tiếp tay cho một tham vọng muốn đồng hóa Việt Nam hơn 1000 năm nay của Trung Quốc, đó là sự kiện xoay quanh việc Bộ Văn hóa Thông tin có ý định cho công chiếu bộ phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long... (...)

“Yểm tâm” cho thánh Gióng và... con ngựa  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Từ huyền sử, từ lòng dân, đứa trẻ làng Gióng hiển thánh. // Từ những cái đầu méo mó, tâm linh thành u linh, thánh Gióng trở lại làm người phàm tục. // Họ phải “yểm tâm” cho ngài / và cho... con ngựa!!!... (...)

28.09.2010
Có một Hà Nội khác, trong tôi  -  Nam Đan
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Bố tôi không về Hà Nội được, còn tôi? Vì sao tôi vẫn co ro trong mùa đông Bắc Mỹ tuyết giá ngập trời này mà mơ mòng một khoảng trời thu trong vắt? Tôi vẫn chưa muốn về. Vì sao vậy? Vì một lý do nghe có vẻ thật vô lý và buồn cười: tôi sợ vỡ mộng. Tôi không về Hà Nội cũng chỉ vì tôi muốn Hà Nội đẹp mãi với những cơn huyễn tưởng trong tâm hồn mình... (...)

Chuyện Lang Liêu  -  Phùng Thành Chủng
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nghìn năm chạnh nhớ vua Hùng / bánh dầy mấy cặp, bánh chưng mấy đòn? / Trời tròn chẳng biết có tròn / không vuông sao ép đất vuông với đời?... (...)

Hà Nội Xí Quách  -  Bùi Thị Lài
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dường như Hà Nội chỉ đẹp trong cái nhìn hoài niệm của người đã dứt áo lìa xa nó. Còn cái Hà Nội của thực tại thì be bét quá. Be bét từ cảnh vật đến con người... (...)

27.09.2010
Phải chăng đây là “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật?  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dạo này giới “trí thức” Hà thành đang xôn xao tranh nhau khoe bao nhiêu lời châu ngọc để mô tả cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật. Tại hạ không phải là người Hà Nội, chẳng dám lạm bàn, chỉ trộm nghĩ: để thấy rõ cái “bản sắc” ấy, có lẽ không gì cụ thể bằng xem người Thăng Long – Hà Nội ăn mặc, đi đứng, biểu hiện ra sao trong cái “đại lễ 1000 năm Thăng Long” cực kỳ hoành tráng, tốn kém đến hàng tỉ đô-la sắp diễn ra... (...)

hội thảo với cái hội thảo: tham luận như thế là... luận tham  -  Hoàng Ngọc Biên
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... tôi già lại ít chữ / cho nên sau khi đọc cái mẩu đối thoại trên tienve.org / nói về bản sắc văn hóa / hanoi trong văn học nghệ thuật thế kỷ XX / tôi liền viết thư nhờ một anh bạn gốc bắc kỳ / (cũng là dân saigon chính cống) / lục tìm mua ở thành phố hcm / và gửi gấp cho tôi một cuốn tự điển những từ phản nghĩa... (...)

Bản sắc Hà Nội ư? Đâu cần phải nói dài dòng  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Xin phê bình bác Ngô Huy Liễn nói dài. Bác chỉ cần câu kết này thôi là đủ: Bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)

26.09.2010
Múa  -  Nguyễn Đăng Thường
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... đoàn nữ vũ công / trong đêm Đại lễ 1000 năm Thăng Long / khoác áo nhung xanh vẽ phượng rồng / dàn hàng ngang mỏng / xoay lưng về phía đám đông... (...)

25.09.2010
Phải chăng bản sắc của Hà Nội là cái thói ba hoa để “tự sướng”?  -  Ngô Huy Liễn
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế. Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)

Trái tim đồng cho Thánh Gióng!  -  Ðỗ Trung Quân
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Thế là “nghìn năm Thăng Long” có thêm việc để làm. À quên! Để xài tiền. À quên! Để chia tiền. Gắn thêm trái tim bằng đồng cho tượng Thánh Gióng và con ngựa của ngài.”để thổi hồn cho thánh”. Hoá ra nghìn năm nay người được nhân dân phong là một trong “Tứ Bất Tử” của Việt Nam... chưa phải là thánh vì chưa... có trái tim?... (...)

24.09.2010
Lan man chuyện: “Mèo lại hoàn mèo”  -  Phùng Thành Chủng
[NGỤ NGÔN] ... Quan hệ sinh, khắc, chế, hoá trong giới tự nhiên là một tất yếu để tồn tại. Với ý nghĩa ấy, mọi vật đều bình đẳng, không cái gì có thể đứng ngoài, đứng trên (mà không chịu) sự “điều chỉnh” của nó; kể cả đó là... Trời!... (...)

22.09.2010
Áo quét sân đình  -  Bắc Phong
[VĂN HÓA & XÃ HỘI] ... áo dài mười mét kéo lê / theo bao hoang phí hội hè nước ta / đảng viên cán bộ xa hoa / dân sống khổ cực nhiều nhà thiếu ăn // hỡi cô áo quét sân đình / nhìn trẻ rách rưới lòng mình thấy sao / lúc mặc chiếc áo quý vào / lòng có bất nhẫn chút nào hay không... (...)

20.09.2010
Chân dung tin tặc  -  Phùng Nguyễn
[CHIẾN DỊCH TIN TẶC] ... Ý đồ sử dụng tin tặc để làm im tiếng những diễn đàn độc lập trên Internet chỉ có thể đến từ một hay nhiều đầu óc kém thông minh. Biến ý đồ này thành hành động đã là điều dại dột. Lập đi lập lại hành động dại dột này nhằm thực hiện cái mục tiêu hoang tưởng nói trên là vượt qua giới hạn của sự dại dột... (...)

19.09.2010
Tự quảng cáo sách mới  -  Nguyễn Hưng Quốc
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI ... Cuốn sách có nhan đề là Văn học Việt Nam thời toàn cầu hoá, dày 300 trang, do nhà Văn Mới in tại California. Nội dung chính của cuốn sách là nhằm phân tích một số đặc điểm chính của văn học Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, đồng thời, cũng là nỗ lực nhận diện những xu hướng chính đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến diện mạo của văn học Việt Nam trong những thập niên sắp tới... (...)

Trông Trâu lại nghĩ đến... Người  -  EST
CHUYỆN HÔM NAY Sáng nay, Sept 18, 2010, thấy 2 website đăng ảnh vừa chụp về lễ hội chọi trâu “rất máu lửa” ở Nghệ An, cảm thấy buồn quá, bèn copy lại. Nhưng vừa copy xong, quay lại những web ấy đã thấy bài và ảnh mất tiêu, vào Google cũng không có.”Buồn càng buồn thêm”, và “tự dưng muốn khóc”. Xin post lên để quý vị cùng vui với dân Nghệ nói riêng và quân dân ta nói chung... (...)

16.09.2010
Tạp chí Da Màu tiếp tục bị tấn công  -  Tiền Vệ
Thông báo của Tạp Chí Da Màu: Tạp chí Da Màu lại bị “cấy” trùng độc một lần nữa. Lần này, tin tặc sử dụng loại độc trùng nguy hiểm hơn... (...)

Nhà xuất bản Việt Nam vật lộn để phát hành được những tác phẩm kinh điển phương Tây  -  Genet, Aude
[TƯ TƯỞNG & CHẾ ĐỘ KIỂM DUYỆT] ... Tiêu đề tác phẩm “Democracy in America” [“Nền dân chủ Mỹ”] của tác giả người Pháp Alexis de Tocqueville không được duyệt tại Việt Nam, vì thế, nó được xuất bản dưới một cái tên khác. Khi Nhà xuất bản Tri thức tại Hà Nội phát hành tác phẩm này ba năm trước đây, nó không đề cập tới chữ “dân chủ” ở tiêu đề. Tác phẩm đã mang tên “Nền dân trị Mỹ” [“Governance of the American people”]!... (...)

11.09.2010
Tạp chí Da Màu đã trở lại sinh hoạt bình thường  -  Tiền Vệ
Thông báo của Tạp Chí Da Màu: Sau khi bị tin tặc tấn công (bắt đầu sáng thứ Năm 09.09.2010 giờ California, Hoa Kỳ), ban kỹ thuật của Tạp chí Da Màu đã nhanh chóng thực hiện việc dọn dẹp, tẩy rửa mớ vi khuẩn độc hại bọn tin tặc đã cấy vào trang damau.org. Tạp chí Da Màu đã trỏ lại sinh hoạt bình thường vào khoảng 8 giờ tối ngày 10.09.2010 sau khi Google tháo gỡ phần “warning” trên hệ thống truy cập của họ... (...)

TẠP CHÍ DA MÀU ĐANG BỊ TIN TẶC TẤN CÔNG  -  Tiền Vệ
Thông báo của Tạp Chí Da Màu: Tạp chí Da Màu (damau.org) đang bị tin tặc tấn công. Hiện nay trang mạng này có thể không an toàn cho người đọc. Nguồn gốc của cuộc tấn công hiện nay đã được xác định sơ khởi chính là một máy chủ đã từng tấn công các trang mạng Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, DCVOnline, và Đàn Chim Việt trước đây... (...)

09.09.2010
Hacker tấn công Người Việt Online  -  Tiền Vệ
[CHIẾN DỊCH TIN TẶC] ... Tin tặc tấn công Người Việt Online, tối thiểu hai lần, từ tối hôm qua, 8 tháng Chín, 2010. Độc giả Người Việt Online (NVO) có thể thấy sự ‘bất bình thường’ trên một số trang, mục của NVO, đặc biệt là mục bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng. Tin tặc đã đặt vào mục này bài viết có tựa đề ‘Nguyễn Hưng Quốc: Hãy Dám Nhìn Thẳng Vào Sự Thật,’ với nội dung bôi nhọ và dữ kiện sai sự thật liên quan đến nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (đồng chủ bút tạp chí Tiền Vệ) và nhà thơ Phan Quỳnh Trâm (cộng tác viên tạp chí Tiền Vệ)... (...)

05.09.2010
Thôi đi mấy tía...  -  Ðỗ Trung Quân
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Nghệ thuật đích thực là thứ đi giữa lòng lề đường. Xe cán thì ráng chịu. Không có thứ nghệ thuật hàng hai — vừa an toàn vừa có danh — nghen mấy tía... Không có “NHƯNG...” (...)

Tự do phát biểu  -  Lê Ban Mai
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Salman Rushdie: TỰ DO PHÁT BIỂU LÀ GÌ? NẾU KHÔNG CÓ TỰ DO GÂY ĐỤNG CHẠM [đến những sự “nhạy cảm”], THÌ KHÔNG CÒN TỰ DO PHÁT BIỂU... (...)

01.09.2010
Bổ đề Hữu nghị Việt-Trung đáng được trao Huân chương  -  Bùi Quảng Nôm
[CHUYỆN QUỐC THỂ] ... Bộ GD&ĐT đề nghị Nhà nước trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Ngô Bảo Châu vì giáo sư đã chứng minh được Bổ đề Cơ bản. Tôi đề nghị Nhà nước trao Huân chương trên cho nhà văn thiếu tướng Hữu Ước vì ông ta đã chứng minh được Bổ đề Hữu Nghị Việt–Trung. Với các lý do sau... (...)

Bác Ngô Bảo Châu tự “bổ đề” cho diễn từ của mình tại Mĩ Đình đấy chứ  -  Giao
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Vậy là, ở riêng chi tiết này, Ngô Bảo Châu tự “bổ đề” cho diễn từ Nô-ben của mình đấy chứ, đâu có phải là báo chí Việt Nam tự ý “bổ đề” thay cho anh Châu như ý kiến của bạn Vạn Xuân đâu... (...)

Bài diễn văn của Ngô Bảo Châu bị báo chí Việt Nam “bổ đề”  -  Vạn Xuân
XIN LƯU Ý: BÀI VIẾT NÀY CỦA TÔI ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TIỀN VỆ ĐÊM 31-8-2010. ĐẾN TRƯA NGÀY 01-9-2010, NHỮNG LỖI LẦM CỦA BÁO TIỀN PHONG DO TÔI VẠCH RA TRONG BÀI NÀY ĐÃ ĐƯỢC BÁO TIỀN PHONG CHỈNH SỬA LẠI CHO ĐÚNG TRONG BẢN GHI BÀI DIỄN VĂN CỦA GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU. TUY NHIÊN HỌ ĐÃ LẲNG LẶNG LÀM ĐIỀU ĐÓ, KHÔNG MỘT LỜI CẢM ƠN NGƯỜI ĐÃ CÔNG KHAI CHỈ RA VÀ PHÊ PHÁN NHỮNG NHỮNG LỖI LẦM ẤY... (...)

31.08.2010
TALAWAS đã được khôi phục  -  Tiền Vệ
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Hôm nay, 31/08/2010, talawas.org vừa thông báo đã được khôi phục và sẽ tái xuất trong tuần tới (06/9-12/09/2010). Các bài từ 24/8/2010 đăng trên trang phụ sẽ được bổ sung trở lại trên trang chính thức của talawas... (...)

Dĩ nhiên là cần nhân tài, nhưng vấn đề là quá dư thừa đám ăn hại  -  Lương Thị Nữ Nhi
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Rõ ràng ta chưa cần người tài giỏi lắm đâu, vì càng tài giỏi người ta càng bỏ nước mà đi: ai mà chịu dựng nổi cảnh bị bọn sâu dân mọt nước đè đầu cưỡi cổ. Do đó khi Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề “Việt Nam cần có nhiều Ngô Bảo Châu” (mà trẻ con cũng biết), thì vấn đề mà dân tộc rất cần đặt ra là “Việt Nam cần có ít Nguyễn Tấn Dũng”... (...)

Kịch bản chính trị quanh vụ “vinh danh Ngô Bảo Châu” đã có thay đổi  -  Ngô Huy Liễn
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Sau khi đọc bài “Ngô Bảo Châu, từ huân chương toán học đến ‘kịch bản’ chính trị” của ông Đỗ Đình Bổn, tôi xin đóng góp vài thông tin. Ngoài sự thay đổi kịch bản trong việc đón tiếp GS Ngô Bảo Châu tại sân bay Nội Bài như ông Đỗ Đình Bổn đã ghi nhận, còn có một số thay đổi khác sau đó... (...)

29.08.2010
Ngô Bảo Châu, từ huân chương toán học đến "kịch bản" chính trị  -  Ðỗ Đình Bổn
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Chúng ta hãy chờ xem cái “kịch bản” trao Huân chương Hồ Chí Minh có diễn ra theo “dự kiến” hay không, và GS Châu có nhận cái Huân chương Hồ Chí Minh hay không. Qua đó chúng ta sẽ có nhận định đúng hơn về con người của GS Châu. Không phải Huân chương nào cũng đáng để nhận, và một nhà trí thức đúng mực thì không bao giờ nhận những gì không đáng nhận... (...)

Võ tướng  -  Nguyễn Đăng Thường
[THƠ HÀI] ... mình chỉ là võ tướng / nằm chiếu và ngủ giường / theo chủ nghĩa định hướng / tung toé vào đại dương... (...)

Tin tặc tấn công vào nền dân chủ  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Tin tặc Việt Nam, trong các đợt tấn công vào các trang mạng và blog độc lập ở hải ngoại, chỉ khác các loại “tặc” khác ở một điểm: Các loại “tặc” khác chỉ là một nhóm, có khi rất nhỏ, những phần tử bất hảo trong xã hội, những kẻ lúc nào cũng sống trong nỗi lo sợ bị phát giác và bị trừng phạt. Còn tin tặc, trong trường hợp này, lại là những kẻ được trả lương hậu, ngồi trong văn phòng, trước những giàn máy vi tính hiện đại và đắt tiền, và được sự chỉ đạo của chính nhà nước. Họ trở thành hiện thân của nhà nước. Một thứ nhà nước... tặc. (...)

27.08.2010
Nghĩ về chữ “tặc” – Quốc tặc  -  Liêu Thái
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Thêm một lần tienve.org, talawas.org, thongluan.org, danchimviet.org, x-cafevn.org... đánh tiếng cảnh báo hoặc thông báo mình bị “kẻ lạ” đánh phá trong lúc này, cũng có nghĩa là thêm một lần cho bạn tin chắc, khỏi phải hoài nghi gì nữa... Tin chắc rằng mình đang sống trong một đất nước mang đại nạn quốc tặc... (...)

Sự diễn giải của nàng Đông Thi  -  Luân Nguyễn
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Trước tiên, tôi xin gửi đến tác giả Trần Thị Kim Lệ lời cảm ơn chân thành vì chị không những bỏ công đọc, mà còn “hiểu” được “cảm giác” của tôi trong bài viết “Một sự xấu hổ”! Những điều chị viết, tôi tin, xuất phát từ lòng nhiệt huyết đối với xã hội Việt Nam. Xin được chia sẻ với tác giả! Song, sự diễn giải nhấn mạnh của chị Kim Lệ đã đi chệch chủ ý của tôi trong bài viết trước đó... (...)

26.08.2010
Một vinh dự đểu cáng  -  Trần Thị Kim Lệ
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Mọi công dân Việt Nam có quyền tự hào về thành tích của GS Ngô, nhưng Đảng không có cái quyền tự hào đó, vì Đảng đã tạo ra một thực trạng giáo dục bầy hầy, ghê tởm mà mọi người đều thấy rõ. Là một người công tác giảng dạy, tôi càng thấy rõ hơn, thấy hàng ngày. Đảng không hề xây dựng được một nền giáo dục lành mạnh và tốt đẹp chút nào cả... (...)

Một sự xấu hổ  -  Luân Nguyễn
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa nhận huân chương Fields danh giá. Là một công dân Việt Nam, tôi không thể không tự hào về điều đó, vì ít ra, giáo sư Ngô cũng sinh ra và có tuổi thơ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi biết tin Đảng Cộng sản Việt Nam sắp trao Huân chương Hồ Chí Minh cho giáo sư Ngô, niềm tự hào đó đã biến thành sự xấu hổ ghê gớm... (...)

Những phản ứng của báo chí Việt Nam hải ngoại đối với chiến dịch phá hoại của tin tặc  -  Người Sưu Tầm
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Suốt tuần qua, một loạt những trang web và blog tự do đã bị tin tặc đánh phá... Người Sưu Tầm xin giới thiệu đến độc giả một loạt bài viết từ ngày 22 đến ngày 24/8/2010 cho thấy phản ứng của báo chí Việt Nam hải ngoại đối với chiến dịch phá hoại của tin tặc... (...)

25.08.2010
Ngô Bảo Châu sẽ nhận Huân chương Hồ Chí Minh hay không?  -  Vương Thế Lan
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Nhưng nếu cuối cùng việc trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ diễn ra, thì ta phải hiểu rằng thực chất đây chỉ là việc giành lấy thành tích của nhà toán học về cho Đảng. Đây không phải là thái độ trọng vọng nhân tài. Nếu Ngô Bảo Châu nhận cái Huân chương Hồ Chí Minh hư hão đó, thì uy tín khoa học của ông sẽ bị cái bóng ma của Đảng CSVN làm vấy bẩn suốt đời còn lại... (...)

Đảng biết trọng nhân tài? Hay chỉ giành vinh dự?  -  Lương Thị Nữ Nhi
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)? Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng... (...)

Đêm “xiệc” chung kết: Sến! Sến! Sến! / Đẹp! Đẹp! Đẹp!  -  Phạm Vui
[VĂN HOÁ] ... Một cuộc “thi sắc đẹp” tổ chức trong đêm 21/8 tại “Vinpearl Land” (Nha Trang) mang tên “Hoa hậu Thế giới Việt Nam”! “Hoa hậu Thế giới Việt Nam” là thế nào? Thế giới là “Vinpearl Land”? Thế giới là... Việt Nam? Hay dải đất hình chữ S đã trở thành... Thế Giới?... (...)

Thôi bà con, xin hãy yên lặng chút đi! Để anh Châu được thảnh thơi bắn một bi thuốc đã nào!  -  Giao
[VINH QUANG & BÁO CHÍ] ... Không biết Châu biết hút thuốc lá từ hồi nào. Có biết hút thuốc lá, ta mới biết được sự sảng khoái của việc “làm một bi” sau những phút căng thẳng nó ra làm sao. Chúng ta hãy tàm tạm yên lặng nhé, để nhà khoa học của chúng ta được một phút thảnh thơi... (...)

24.08.2010
TÊN MIỀN TIENVE.ORG VỪA ĐƯỢC PHỤC HỒI  -  Tiền Vệ
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Hôm nay, 24/8/2010, lúc 11 giờ 30 sáng (giờ Sydney), tên miền tienve.org đã được phục hồi sau 3 ngày bị tin tặc xoá bỏ. Độc giả có thể trở lại xem Tiền Vệ một cách bình thường qua địa chỉ http://tienve.org ... (...)

TALAWAS, DÂN LUẬN, X-CAFEVN và ĐÀN CHIM VIỆT bị tin tặc tấn công  -  Tiền Vệ
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Tiếp theo sự kiện Tiền Vệ Thông Luận bị tin tặc tấn công ngày 21/8/2010, một loạt các trang mạng Talawas, Dân Luận, X-cafevn Đàn Chim Việt đã bị tin tặc tấn công hôm nay, ngày 24/8/2010. Đồng thời, tin tặc cũng đã đột nhập computer cá nhân của một kỹ thuật viên Tiền Vệ và xoá toàn bộ dữ liệu backup của Tiền Vệ... (...)

22.08.2010
Giáo dục và học thuật của một thế hệ tội nghiệp  -  Lê Bá Thiện Cơ
[GIÁO DỤC] ... Thế hệ trẻ Việt Nam đang lớn lên ở đầu thế kỷ 21, hầu hết bị vong thân trong đời sống xô bồ thảm hại của một thứ “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, chỉ còn một số ít là chuộng học thuật, thích tìm hiểu triết lý. Nhưng, than ôi, họ lại chỉ có thể học hỏi bằng cách lượm nhặt những mảnh vụn đây đó và ghép lại thành những hình thù không ra đầu, chẳng ra đuôi, nhập nhằng, lộn xộn... (...)

21.08.2010
Giáo sư Ngô Bảo Châu hãy cố mà chịu đựng!  -  Ðỗ Trung Quân
[VINH QUANG & BÁO CHÍ] ... Nước Pháp biểu lộ vừa đủ thái độ trân trọng và văn hoá ứng xử. Nước ta chưa kết thúc ở đấy. Tuổi nhỏ của giáo sư đã bị báo chí ta xới lên. Trang Blog của giáo sư đã bị trưng bày. Sắp tới sẽ là phòng ngủ và toilet... Giáo sư khổ rồi. Với kiểu cách của báo chí Việt Nam, đời tư của ông sẽ không còn là đời tư nữa... (...)

18.08.2010
Câu chuyện nhạc sến (để phân biệt với “câu chuyện đồ chơi”)  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN... KIẾN NGHỊ] ... Xin cũng kiến nghị. Thở than cũng kiến nghị. Hết thư riêng lại thư chung. Thư gửi đi, lòng khắc khoải đợi chờ phản hồi từng ngày... từng ngày... Hy vọng rồi tuyệt vọng... Tuyệt vọng và... tuyệt thực. Và đây, nhạc sến đã “thay lời muốn nói” cho những nỗi lòng thảm thiết kia... (...)

Dinh thự, Rượu vang & “Cổ thụ nhạc cổ”  -  Phạm Vui
[CHUYỆN... NƯỚC MẮM] ... Sau đây là hai cái hình “cây đề cổ thụ trẻ” nhặt được trên website cá nhân của Ngài, cộng thêm tin tức thời sự về “cây đa cổ thụ già” hiện đang dưỡng lão ở VN (Huế?, Sài Gòn?, Hà Nội?) để độc giả (và độc thiệt) thưởng ngoạn... (...)

17.08.2010
Nhà nghiên cứu, đoá lan rừng & nụ cười sơn cước  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN... NƯỚC MẮM] ... Khi “cách mạng thành công”, đoá lan rừng được... “giải phóng” khỏi núi rừng. Bị bứng gốc. Bị rứt khỏi cành. Được mang về treo lơ lửng trong khu vườn thượng uyển “Văn Hoá Cổ Truyền” cho du khách thập phương — nhất là từ phương tây tới chơi gôn ực bia ôm — ngắm nghía mua vui vài phút, trong khi các buôn làng bản thượng đang ngập tràn máu lửa... bôxit... (...)

16.08.2010
Phản biện sự phản biện thiếu tính phản biện của ông Lâm Quang Thăn  -  Ngô Hương Giang
[GIÁO DỤC] ... Thưa ông Lâm Quang Thăn, điều đầu tiên, tôi rất vui khi ông đã bỏ thời gian đọc các bài viết của tôi. Tôi xin phản biện lại ông như sau. Ông Lâm Quang Thăn hẳn tuổi cao nên đã lẩm cẩm... (...)

Vài lời với Thảo Vi  -  Ngô Hương Giang
[GIÁO DỤC] ... Đọc xong bài của Thảo Vi, tôi ngao ngán không biết có nên trả lời hay không nữa. Vì đó là một bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật và thiếu căn cứ... (...)

Cọp cha & Cọp con  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN... NƯỚC MẮM] ... Sở dĩ có bài đối thoại ba lăng nhăng dài dòng “tình tự dân tộc mít” này chỉ vì ngài cọp con đã tuyên bố một câu xanh rờn, tuy hơi bị... cũ mèm, rằng: “Không ăn nước mắm đâu gọi là người Việt”... (...)

14.08.2010
Khi Phó Thủ tướng... giao lưu “thân mật” với nhà toán học  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[HÀNH VI VĂN HOÁ] ... Có lẽ đây là lần đầu tiên trên thế giới có một ông Phó Thủ tướng sờ vào đùi một người khác trước ống kính truyền thông... Các bạn người nước ngoài đều bày tỏ sự buồn cười khi xem tấm ảnh này. Sau đó, một người đã copy tấm ảnh và ghi thêm vào đó dòng chữ “What the hell is this Deputy Prime Minister doing to this guy?” (Ông Phó Thủ tướng này đang làm cái quái gì với anh chàng này vậy hả?)... (...)

12.08.2010
Phản biện phản biện Ngô Hương Giang  -  Lâm Quang Thăn
[GIÁO DỤC] ... Ngô Hương Giang cứ nghe loáng thoáng “ngôn ngữ”, “tiếng nói” là hấp tấp ráp chúng với kiến thức lỗ mỗ của mình, rồi phát ngôn bừa. Không nhìn ra cái hố to đùng ngăn cách hai phạm trù kia thì càng “phản biện” càng chứng tỏ sự... lẩm cẩm “phi vật thể” của mình... (...)

Về bài “Lời xin lỗi muộn màng” của Ngô Hương Giang — Một chút lương tri người học trò cũ  -  Thảo Vi
[GIÁO DỤC] ... Có thể tôi thiển cận, có thể tôi nông cạn nhưng cái cách tri ân với người thầy từng giảng dạy, từng hướng dẫn mình của tác giả Ngô Hương Giang làm tôi thấy khó hiểu. Phải chăng, anh ta đang ngấm ngầm thực hiện ý đồ “hạ bệ tượng đài người thầy” mà anh ta đã nêu lên trong “Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam”... (...)

06.08.2010
Phản biện về bài viết của Lý Liên  -  Ngô Hương Giang
[GIÁO DỤC] ... Thưa chị Lý Liên, tôi rất cám ơn chị đã bỏ thời gian đọc bài tôi viết. Tôi xin trả lời chị về một số điểm sau... (...)

04.08.2010
Những so sánh của Ngô Hương Giang  -  Lý Liên
[GIÁO DỤC] ... “Hữu thể” (Dasein, Being) của Heidegger thì có gì liên quan với “nước ta” của Phạm Quỳnh hay “dân tộc” của Hương Giang nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi. Hồ Chí Minh thì có gì liên quan tới Thích Ca, Jesus cơ chứ? Hay cứ là “danh nhân” thì có thể thoải mái ghép họ vào một chỗ được?... (...)

03.08.2010
Phản biện về bài viết của TT Đông Ba  -  Ngô Hương Giang
[GIÁO DỤC] ... Xin thưa, có cái tượng đài đó hay không? Nên hạ hay tiếp tục giữ vững? Tôi xin gửi nơi bạn đọc tự phán xét. Về phần tôi, tôi im lặng (ít nhất là giây phút này). Còn quá nhiều những hiểu lầm nữa, tôi không những không có thời giờ, mà còn không muốn bàn tiếp về những điều bắt bẻ phi lý như trên của TT Đông Ba... (...)

02.08.2010
Lời chó tru đêm  -  Hoàng Đại Dương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có người bực bội, đề nghị xây bức thành cao, ngăn tiếng chó tru. Có người thuộc hội bảo vệ súc vật bảo đừng, đó là tự do ngôn luận, dẫu sao, con người cũng là một động vật sống trên địa cầu... (...)

Cần phải chẩn và trị căn bệnh giáo dục ở Việt Nam  -  TNDK
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Trong vụ này Giang rõ ràng là có lỗi lầm nặng nhưng Giang nói rất đúng ở nguyên nhân cái lỗi lầm đó là do “không-có-gốc về tinh thần học thuật”. Không chỉ riêng Giang mà cả chúng tôi cũng không có cái gốc đó... (...)

Bình luận lời xin lỗi thiếu chân thành của Ngô Hương Giang  -  An Hòa
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tinh thần bài viết, Ngô Hương Giang đã thừa nhận đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Người mà Ngô Hương Giang phải xin lỗi đầu tiên là Nguyễn Hưng Quốc. Nhưng sự thực thì sao?... (...)

Những điều quái gở trong “giáo dục” và “học thuật” của Ngô Hương Giang  -  TT Đông Ba
[GIÁO DỤC] ... Cái loại “học thuật” của Ngô Hương Giang như thế mà đòi hạ “cái tượng đài về người thầy” ư? Nhưng làm gì có “cái tượng đài về người thầy” trên đất nước này để mà hạ xuống? Trên đất nước này, các tượng đài chỉ dành cho những kẻ giết thầy, chôn sống thầy mà thôi... (...)

Lời xin lỗi muộn màng  -  Ngô Hương Giang
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Sau khi tác giả Hoàng Ngọc-Tuấn viết bài phê bình tôi đăng trên Tiền Vệ và Da Màu (tháng 2/2010), cái cảm giác về đạo đức người cầm bút luôn ám ảnh tôi. Nhiều lần tôi đã định viết lời xin lỗi tới nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, nhưng vẫn ngập ngừng chưa nói được. [...] Việc tôi muốn làm đầu tiên là gửi lời xin lỗi tới độc giả Tiền Vệ và Da Màu cùng nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc. Mong bạn đọc xa gần cảm thông và lượng thứ... (...)

Tạp chí Hồn Việt và “kỹ thuật lồng tin buồn”  -  Ngô Hương Giang
[CHUYỆN VĂN] ... Là tạp chí của Hội nhà văn Việt Nam, Hồn Việt có nhiều bài nghiên cứu thú vị do các học giả trong và ngoài nước gửi về cộng tác, quan tâm tới nhiều lĩnh vực. Song tạp chí này thật tắc trách về cách “tận dụng” mang tính thị trường. Vấn đề đặt ra, liệu một tạp chí danh tiếng do Hội nhà văn ấn hành có đề cao tính nghiêm túc hay không?... (...)

Khi ấy thì... sao?  -  Ðiên Cái Đầu
[GIÁO DỤC] ... Tôi không có can đảm đọc quá câu thứ hai. Chỉ vì suy nghĩ nát óc, vẫn không hiểu “khi chúng ta đang đứng đây” [thì]... sao? Chẳng phải vì chỉ “suy ngẫm” thôi nên anh/chị Ngô Hương Giang (trong bài viết hẳn là phải dính dáng đến chuyện giáo dục) có thể cho phép mình “sổ toẹt” ngữ pháp — cho dù là một thứ ngữ pháp dựa theo logic chung của loài người?... (...)

01.08.2010
Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam  -  Ngô Hương Giang
[GIÁO DỤC] ... Chúng ta mở ra liên tiếp các cuộc hội thảo về đổi mới giáo dục. Thế nhưng, cái điều bình dị và giản đơn là “học trò”, chúng ta lại không để ý tới. Đó là sự né tránh đối với hạn chế của chúng ta, hay đó là hành vi xem nhẹ những cá thể học diễn giải. Học thuật Việt Nam cần phải xem “học trò” như là trung tâm của mọi nhận thức. Đã đến lúc “cái tượng đài về người thầy” vốn từng được xem là trung tâm của mọi vững bền, cần phải được hạ xuống... (...)

31.07.2010
Nghĩ linh tinh nhân đọc một bài thơ  -  Hậu Khảo Cổ
[ĐỌC THƠ] ... Phía sau thành công của một người phụ nữ thì sao? / - Hoặc không có một người đàn ông nào, / Người phụ nữ ấy mới chỉ thành công một nửa. / - Hoặc là có rất nhiều người đàn ông. / Ô, người phụ nữ ấy còn hơn cả thành công!!! // Phía sau thất bại của một người phụ nữ thì sao? / - Hoặc có một người đàn ông. / Nhiều người cũng thất bại như thế, đừng lo! / - Hoặc có nhiều người đàn ông... (...)

30.07.2010
Tình vào hạ  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tình vào hạ / Bộ / Ho! Ho! Ho! // Ớt vào mắt / Khổ / Hu! Hu! Hu! // Lý Tống vào Tù / Hi! Hi! Hi! // Vĩnh Hưng vào / Hũ / Yeah! Yeah! Yeah!... (...)

29.07.2010
Văn hoá chú thích  -  Nguyễn Hưng Quốc
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Trước nạn đạo văn dường như lan tràn như một thứ bệnh dịch tại Việt Nam hiện nay, nơi cần được chẩn bệnh và trị bệnh đầu tiên có lẽ chính là giáo dục. Lý do đơn giản: Người ta không thể biết điều họ không hề được học. Bởi vậy, cần để ý đến chương trình và cách thức giảng dạy từ những điều căn bản nhất: tìm tài liệu, trích dẫn tài liệu và ghi chú tài liệu. Những điều cực kỳ căn bản... (...)

28.07.2010
Đính chính của báo Tiền Phong về một bài viết năm 2005 của Ngô Tự Lập  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Hôm nay (28/07/2010), anh Ngô Tự Lập vừa gửi email cho tôi, cho biết rằng báo Tiền Phong vừa đăng mẩu “Đính chính” về đoạn phi lộ của bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ“ (14/05/2005) của Ngô Tự Lập... (...)

27.07.2010
Thưởng phong vị trong “Đàn bà uống rượu” của Nguyễn Việt Hà  -  Miss YL
[ĐỌC SÁCH] ... Với Đàn bà uống rượu, tôi đọc trước hết để thưởng phong vị chữ, và đặc biệt là “biết” về những “Món hài Hà Nội” mà tôi cho là rất “đặc sản Nguyễn Việt Hà”. Còn bạn và các nhà văn khác thì nghĩ sao?... (...)

Trao đổi giữa Alain Guillemin, Ngô Tự Lập, và tôi  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh Ngô Tự Lập vừa chuyển lại cho tôi một email của Alain Guillemin gửi cho Ngô Tự Lập (26/07/2010) cùng một email của Ngô Tự Lập gửi cho tôi và chuyển đến Alain Guillemin (27/07/2010). Ngay sau đó, tôi đã viết một email gửi chung cho Ngô Tự Lập và Alain Guillemin (27/07/2010). Nguyên văn của ba bức email ấy như sau... (...)

25.07.2010
Tình cảnh nghệ thuật hậu hiện đại  -  Trà Đoá
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Nghệ thuật hậu hiện đại hết đường chạy rồi nhé!... (...)

Làm sao giết được nghệ thuật hậu - hiện đại?  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Chủ nghĩa hậu - hiện đại ở Việt Nam có thể bị triệt hạ bởi những mệnh lệnh / nội quy [lao động nghệ thuật] đương đại chẳng giống ai.. (...)

21.07.2010
Những câu hỏi về cái “uẩn khúc” của Ngô Tự Lập trong vụ Guillemin  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh đã thấy được rằng những lời phê phán của tôi là rất công bằng và chính xác. Thành thật cảm ơn anh. Tuy nhiên, câu “nếu không có một uẩn khúc” và một số ý tưởng khác của anh khiến tôi phải viết bài này; và để cho mọi vấn đề được thực sự sáng tỏ, tôi sẽ nêu lên một loạt những câu hỏi và những nhận định mà tôi hoàn toàn đặt cơ sở trên lý luận. Tôi xin nói ngay rằng khi anh viết thêm “nếu không có một uẩn khúc”, thì tôi thấy rất lạ, vì cái “uẩn khúc” đó là cái gì chỉ riêng một mình anh biết, và hoàn toàn không dính dáng gì đến công việc của tôi như một người đọc và nhận định/phê phán về một văn bản... (...)

Đi tìm... bìa sách đã mất  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NGÀY XƯA] ... La Symphonie pastoral ... Thérèse Desqueyroux ... Thérèse Raquin ... Bonjour Tristesse ... (...)

cưa ly ở factory  -  Phạm Long
[CHUYỆN NHẬU] ... factory / nhà máy cưa ly / input: bad - [ men / women ] maybe ??? / output: super - [ men / women ] really ??? / rất nghi / to be [ there ] or not to be / let’s see // ghi: say tỉnh toàn thế giới liên hiệp lại!... (...)

19.07.2010
Góp ý với ông Nguyễn Văn Dân về “huyễn tưởng”, “viễn tưởng”, và vài điều khác  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thưa ông Nguyễn Văn Dân, tôi không hề “khắt khe” để làm gì cả. Nếu Ngô Tự Lập là một nhà báo vớ vẩn thì tôi đâu có mất thì giờ để phê phán. Ngô Tự Lập cũng không phải là một người chỉ được đào tạo ở Việt Nam. Anh ta đã từng được đào tạo trong những trường đại học lớn ở Pháp và Mỹ. Nếu Ngô Tự Lập không sành sõi các nguyên tắc chính quy để viết essay, thì anh ta đã không thể tốt nghiệp từ những trường đại học ấy. Đáng lẽ anh ta phải làm gương cho học giới ở Việt Nam, chứ sao lại vi phạm những lỗi lầm giống như họ!... (...)

Một sai sót cần đính chính, một lời cám ơn và vài vấn đề khác với Nguyễn Tôn Hiệt  -  Ngô Tự Lập
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Bài viết mới nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, nhan đề “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!” sẽ rất công bằng và chính xác, nếu không có một uẩn khúc. Uẩn khúc đó là... (...)

18.07.2010
Ngô Tự Lập không chỉ “kín đáo” đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Khi đạo văn của Brent Hayes Edwards, Ngô Tự Lập còn “kín đáo” sử dụng nhiều thủ thuật, nhưng khi đạo văn của Alain Guillemin, thì Ngô Tự Lập không còn lén lút nữa. Anh ta công khai chiếm hữu ý tưởng của Alain Guillemin ngay trước mắt độc giả... (...)

Tội nhớn  -  xyz
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chiến thuật của bác Ngô có thể ví như “chặt tay” (hay đúng hơn là “xẻo mồm”) thằng Tây kia, rồi đặt “tay” (hay “mồm”) mình thế vào chỗ ấy, rồi cứ thế ra sức “su-ka” (hoặc “thổi kèn”). Theo tôi thế là có tội “nhớn”, là đã làm giảm đi (rất nhiều) cái sự sung sướng của “nhân rân ta” cũng như “Công an nhân rân ta”, bác Ngô có biết như thế cho chăng? Tự sướng làm sao mà bằng người khác làm cho sướng được?!... [XIN LƯU Ý: Bài có hình khoả thân] (...)

17.07.2010
Ngô Tự Lập không thể tự bào chữa về việc đạo văn  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tất cả những ai nghiêm túc thì chắc chắn đều đồng ý rằng: Ngô Tự Lập đã đạo văn của Hayes Edwards. Rằng: Ngô Tự Lập đã tự biện hộ bằng những lập luận không hợp lý, và tránh né hầu hết những bằng chứng về sự đạo văn mà tôi đã nêu ra trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”. Ngô Tự Lập chỉ không đạo văn nếu anh ta đi ngược thời gian để viết những điều này trước năm 2003... (...)

16.07.2010
Lần thứ ba và lần cuối với ông Nguyễn Tôn Hiệt  -  Ngô Tự Lập
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chắc chắn Nguyễn Tôn Hiệt vẫn không, hoặc cố tình không, đọc cẩn thận 2 bài viết của tôi, “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (2005) và “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” (2010). Vì thế, bài viết “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập” của ông vô tình hoặc hữu ý đã xuyên tạc sự thật... (...)

15.07.2010
Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Có một câu hỏi cần phải nêu ra là: Khi Ngô Tự Lập đạo văn, liệu anh ta có suy nghĩ giống như những gì anh ta đã phê phán về phương diện đạo đức của hành động đạo văn? Chỉ mong Ngô Tự Lập đọc lại thật kỹ và tự suy gẫm về những gì anh ta đã nói về nạn đạo văn. Và tự biết xấu hổ... (...)

Không phải là phá hoại, mà là dở hơi  -  Andy Phạm-Filson
[ĐỔI MỚI ÂM NHẠC] ... Nhưng nghe nhóm Đại-Lâm-Linh bằng lỗ tai của người có học nhạc thì vẫn thấy dở. Dở về nhiều mặt... Tuy vậy tôi đồng ý với Nguyễn Đắc Hải Di là cứ để cho họ thí nghiệm. Nếu họ thật là bất tài thì họ sẽ biến mất. Nếu họ có một chút tài năng thì họ sẽ tự rút kinh nghiệm để sửa đổi. Nếu kết án họ là phá hoại âm nhạc thì có lẽ oan cho họ. Có lẽ họ muốn thí nghiệm một cái gì mới, nhưng họ kém tài, thành ra dở hơi... (...)

14.07.2010
Bàn chuyện một nhóm nhạc gây xôn xao dư luận  -  Nguyễn Đắc Hải Di
[ĐỔI MỚI ÂM NHẠC] ... Cư dân mạng dạo gần đây chuyền nhau các video clip của một nhóm nhạc Việt Nam đang thử nghiệm một thể loại mới. Dư luận xôn xao tranh cãi. Trong chuyện này ai đúng ai sai? ... (...)

12.07.2010
Bóng đá và công án Thiền  -  Nguyễn Hideaki
[THIỀN & CUỘC SỐNG] ... Trong truyện về bóng đá của Galeano, câu kết cũng rất hay: “Cách đây nhiều năm ở London tôi nghe câu chuyện này. Một câu chuyện bịa đặt nhưng nói đúng sự thật.” Câu chuyện bịa đặt vì chưa từng có một cầu thủ người Anh nào vì nghĩ mình là Pelé nên đá lọt lưới 5 quả liên tục! Nhưng câu chuyện lại “nói đúng sự thật”. Sự thật của một thứ công án Thiền. Một sự thật mà võ sĩ đô vật Ōnami ngày xưa đã cảm nghiệm và thực hiện... (...)

11.07.2010
Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc  -  Ðỗ Trung Quân
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... hãy mắng nó / đừng khen nó / hãy cứ khen nó / những gì nó ngửi được / đấy là yêu nước / hãy chửi vào mặt nó / những gì nó không ngửi được / đấy là / yêu nước / vậy thôi / phải không chị? / phải không anh? / tôi nghĩ đơn giản thế đấy / chỉ thế thôi... (...)

Thế nào là yêu nước? [5]  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Để nối kết cả hàng chục triệu người dân ở những địa phương khác nhau, với những thành phần xã hội, văn hoá, giáo dục và chính trị khác nhau vào một khối thống nhất gọi là quốc gia, người ta phải huy động đến yếu tố huyết thống và lịch sử. Yếu tố huyết thống được kết tinh trong ý niệm đồng bào, còn yếu tố lịch sử được kết tinh trong ý niệm hồn nước. Yêu nước, do đó, trước hết là yêu đồng bào và bảo vệ được cái hồn của đất nước. Quan niệm này kéo dài ít nhất đến năm 1945, khi cách mạng tháng Tám bùng nổ... (...)

Tượng Nữ Thần Tự Do ở Hà Nội  -  Bùi Văn Phú
[BIỂU TƯỢNG TỰ DO] ... Tôi mới đọc xong quyển Vietnam: Rising Dragon của phóng viên BBC Bill Hayton viết về một nước Việt Nam đương đại. Sách có in nhiều hình, trong đó có tấm hình dưới đây với tượng Nữ Thần Tự Do ở Việt Nam là một sự việc đã được độc giả Tiền Vệ bàn đến. Chép lại để bạn đọc có thêm thông tin... (...)

10.07.2010
Văn hoá blog (3): Nguồn thông tin chính ở Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước và phải thở ra mùi tuyên huấn như ở Việt Nam, vai trò của blog lại càng quan trọng. Có lẽ quan trọng hơn hẳn ở các quốc gia tự do. Để biết được những vấn đề nóng bỏng nhất ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề làm những người có lương tri phải day dứt và cảm thấy nhức nhối nhất, người ta thường đọc ở đâu? Chắc chắn không phải trên các tờ báo Công An hay Lao Động. Cũng không phải trên các website chính thống như vnexpress hay Vietnamnet. Mà là trên các blog... (...)

05.07.2010
Những trái bắp  -  Phạm Vui
[VĂN CHƯƠNG & CUỘC SỐNG] ... Hắn đứng lặng / không phải trên dải ngân hà cũ / mà giữa những đồng loại // Và bắt đầu ngửi lại, không cần biết / để làm gì, / mùi của ngô nướng bên đường phố xưa... (...)

03.07.2010
Thế nào là yêu nước? [4]  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nói một cách tóm tắt, yêu nước, với người Việt Nam, ít nhất cho đến cuối thế kỷ 19, là yêu những điều tưởng tượng được định hướng bởi những ý đồ chính trị và bị tác động bởi những điều kiện văn hoá và lịch sử nhất định. Những điều tưởng tượng ấy được nuôi dưỡng bằng truyền thuyết và huyền thoại. Chưa đủ. Chúng còn được nuôi dưỡng bằng một điều mê tín mang nhãn hiệu triết học được nhập cảng từ Trung Hoa: tư tưởng thiên mệnh. [...] Tách ra khỏi ý thức trung quân, lòng yêu nước của người Việt Nam mới thực sự hình thành... (...)

02.07.2010
Hồng hay xanh?  -  Trịnh Thanh Thủy
[VĂN HOÁ] ... ... Đêm xuống khói trầm liệng vòng không / tiếng nam mô niệm lòng an tịnh / bát nhã ba la mật đa / sắc chẳng khác gì không / không chẳng khác gì sắc / sắc chính thực là không / không chính thực là sắc / bát nhã ba la mật / cũng không còn giới tính... (...)

01.07.2010
Những người đồng tính  -  Phạm Vui
[VĂN HOÁ] ... Bài thơ “Nhân vật” của Lê Thánh Thư đã “chào hàng” như sau: “Khuôn mặt hắn không khói / Nhưng, có thể làm ô nhiễm cả thành phố nhiệt đới này / Hắn làm bạn với những anh hùng mạt vận... Những người đồng tính”... Tò mò, muốn biết thêm về “những người đồng tính” “anh hùng mạt vận” tôi vào internet gõ “famous gay people”. Nó cho cái danh sách này... (...)

Cũng có khi Tây ồn mà ta không ồn!  -  Hoàng
[VĂN HOÁ] ... Đọc bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc rất thú vị. Thế nhưng tôi lại thấy có một “việc” mà Tây rất ồn ào còn ta thì (phần lớn) nín khe. Đó là khi người Việt ta... làm tình!... (...)

Người Việt ồn ào  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HOÁ] ... Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói. Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22... (...)

29.06.2010
Xem World Cup, nghĩ về xã hội dân sự  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Không thể chơi bóng đá một mình. Người ta cũng không thích xem bóng đá một mình. Xem các môn thể thao khác, người ta có thể ngồi một mình trong phòng, đối diện với tivi: không sao cả. Nhưng xem bóng đá như vậy thì rất chán. Không phải ngẫu nhiên mà ở các giải bóng đá lớn, người ta thường tụ tập trong các quán cà phê, các tiệm rượu, các câu lạc bộ hoặc các quảng trường để xem... (...)

Thế nào là yêu nước? [3]  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cuối bài “Thế nào là yêu nước? [2]”, tôi đi đến kết luận: Yêu nước, thật ra, là yêu những điều tưởng tượng. Viết như vậy, hẳn nhiều người thấy lạ; phản ứng tự nhiên là phản đối. Tuy nhiên, luận điểm ấy lại rất dễ dàng được chứng minh bằng chính lịch sử của Việt Nam... (...)

27.06.2010
Góp ý với Hoàng Vũ Thuật  -  Ngô Huy Liễn
[CHUYỆN THƠ] ... Rồi ông bạn già của tôi thao thao nói: “Bây giờ có còn nhà thơ nào khá mà lại muốn gửi đăng bài trên cái báo Văn Nghệ lá cải ấy? Cái báo chết tiệt ấy lâu nay người đọc trong cả nước có còn mấy ai biết cái mặt mũi của nó nữa! Vậy mà ông Hoàng Vũ Thuật lại nói ‘bạn đọc trong và ngoài nước đang đọc báo Văn Nghệ với niềm tin xem đấy là gương mặt văn học nước nhà’! Nói vậy là thế nào?...” (...)

25.06.2010
Xem World Cup, nghĩ về toàn cầu hoá  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Gần đây, người ta hay nói nhiều đến toàn cầu hoá. Nhưng không ở đâu xu hướng toàn cầu hoá lại thể hiện rõ cho bằng trong lãnh vực thể thao, đặc biệt, trong bóng đá. Chứ không phải sao? Bạn thử nghĩ xem... (...)

24.06.2010
Xem World Cup, nhớ Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHUYỆN BÓNG ĐÁ] ... Cứ mỗi lần có giải bóng đá, lại nhớ Việt Nam. Nhớ không khí. Nhớ những tiếng “dzô!” vang dội cả xóm. Nhớ cồn cào... (...)

Thời đại của xin lỗi  -  Trùng Dương
[VĂN HOÁ & CHÍNH TRỊ] ... Trước khi nói tới hoà hợp, hoà giải, tới việc với tay tới những “khúc ruột ngàn dặm”, việc đầu tiên người Cộng sản Việt Nam cần làm là nói lên lời xin lỗi về những thảm hoạ, chết chóc, oan khiên, dối trá, nhũng lạm mà sự du nhập một chủ nghĩa ngoại lai đã đem lại ra cho dân Việt từ Bắc chí Nam trong suốt 70 năm qua. Trước khi quá muộn, cho vận mạng đất nước và đặc biệt những thế hệ tương lai. (...)

22.06.2010
Thưa anh Hoàng Hưng  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Anh nói: “từng ở Sài Gòn những hai nhăm năm mà không có duyên với giải thưởng nào,trong khi chỉ vừa về Hà Nội là đã được giải (Hội Nhà văn HN).” Tôi không buồn vì câu ấy. Tôi buồn thay cho một người bạn vong niên, người từng làm bìa và trình bày cho tập Ngựa biển những năm khó khăn không chỉ về kinh tế ở Sài Gòn (198...). Té ra anh vẫn muốn không phải là in thơ mà là giải thưởng ư?... (...)

Giải thưởng cao quí? [bản đã sửa chữa]  -  Phêrô Bùi
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Tôi không khỏi ái ngại, đã gần “cổ lai hy” mà ông vẫn chưa vỡ được cái nhẽ chúng tôi, những công-dân-của-Saigon-tự-do, bấy nay vốn chưa hề được thuyết phục về ý nghĩa hay giá trị của những cái gọi là Giải Thưởng, Bằng Khen, v.v. của tất cả các thứ hội (đoàn) nào do cái nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này đẻ ra và chăm bẵm bằng hàng bao nhiêu VND (trong ấy tất nhiên có cả tiền thuế những người lao động lương thiện như chúng tôi đóng)... (...)

21.06.2010
Hội Nhà văn nào ăn bám? Giải thưởng nào tồi tệ?  -  Ngô Huy Liễn
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Đọc bài “Giải thưởng cao quí?” có lẽ nhiều người đã phát hiện ông Phêrô Bùi đã nhầm lẫn là Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải thưởng cho tập thơ “Hành trình” của Hoàng Hưng năm 2006. Đúng ra, Hoàng Hưng đã nhận giải thưởng văn học 2006 cho tập thơ ấy từ Hội Nhà văn Hà Nội. Đề nghị ông Phêrô Bùi lần sau nên cẩn thận hơn khi phê phán người khác. Dẫu sao ngoài việc nện nhầm đối tượng thì ông Phêrô Bùi cũng đã tung ra những quả trúng đích vào Hội Nhà văn Việt Nam... (...)

19.06.2010
Giải thưởng và lòng “thương bạn” (?)  -  Tô-ma Tôn
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Ông Hữu Thỉnh đã không đoạt giải vì được/bị các bạn của ông... thương quý. Vậy là các ông thi sĩ bạn vàng này lại không thương thi sĩ Hoàng Hưng một tẹo nào khi để ông đoạt giảỉ. Té ra, khi ghét thi sĩ nào thì... để nó đoạt giải thưởng cho bỏ bu nó luôn! Nghĩ về vụ mấy cái giải này, Tô-ma tôi cười muốn rụng rốn... (...)

18.06.2010
Giải thưởng cao quí?  -  Phêrô Bùi
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Hết sức tội nghiệp cho cái gọi là Hội Nhà Văn Việt Nam của ông [...] nghe bảo hội viên đến cả nghìn, song số lượng cùng chất lượng sản phẩm như thế nào thì mọi người đều biết... Một cái Hội ăn bám không biết ngượng như thế mà ông giơ hai tay đệ đơn xin nó kết nạp thì chúng tôi coi thường ông một lần; coi thường hai lần là khi ông khom lưng để nó xét duyệt sản phẩm dự giải, và ba lần - khi ông ưỡn ngực (lép) cho nó gắn huy chương trao giải (mà thực chất cũng lại là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân lao động lương thiện!)... (...)

17.06.2010
Quán blog  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN BLOG] ... vẫn bấy nhiêu / khách / phong lưu / tao nhã / đêm / ngày / túc trực / từng giờ / từng phút / từng giây / thấy / món nào lạ / vừa mới / bưng ra / thì / lập tức / bác kiến / bác ruồi / bò tới / bu lại... (...)

Thời đại HCM: Hạnh Phúc  -  Phạm Vui
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Hoa hậu: Mông mình mình bơm quả nào cũng tròn / Lãnh tụ: Dinh mình mình xây toà nào cũng cao / Đại gia: Đào mình mình nuôi ả nào cũng béo / Công an: Đạn mình mình nã đầu nào cũng bể... (...)

16.06.2010
“Trở về cái chuồng xưa?” [bản đầy đủ]  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Lời ca “Trở về cái chuồng xưa?” của hiền huynh Nguyễn Đăng Thường theo giai điệu Torna A Surriento của Ernesto di Curtis quả là tuyệt bút. Tại hạ hát qua một lần là khoái chí tử ngay, bèn lảm nhảm hát đi hát lại suốt ngày hôm nay. Hát riết rồi bỗng nhiên tại hạ lại phát hiện rằng Nguyễn huynh đã quên viết lời cho phần “Rê trưởng” ở giữa bài. Thế là tại hạ bèn viết lời thêm cho phần đó, mỗi đoạn bắt đầu bằng câu “Có ai về thăm cái chuồng xa xưa...” Khi viết xong, ráp chung vào lời ca của Nguyễn huynh, thì bài hát có đầu đuôi như vầy... (...)

15.06.2010
Thế nào là yêu nước? [2]  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nói một cách tóm tắt, đất nước hay quốc gia không phải là những gì tự nhiên hay có sẵn. Nó được tạo dựng. Quá trình lập quốc không phải chỉ là một quá trình chinh phạt về quân sự, lấn chiếm lãnh thổ của nhau, thoán đoạt quyền hành của nhau, mà còn là một quá trình lâu dài và liên tục viết lại lịch sử, thậm chí, xuyên tạc lịch sử, và thực dân hoá huyền thoại và ký ức tập thể để tạo nên sự thống nhất và hợp nhất từ vô số các khác biệt. Nói cách khác, để trả lời câu hỏi nêu lên ở đầu bài này, yêu nước, thật ra, là yêu những điều mình, hoặc người khác muốn mình, tưởng tượng. Vậy thôi... (...)

Thực dân, nô lệ, ăn mày  -  Nguyễn Hoàng Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi quyền lực chính thống tự tách mình ra, không nương tay bóc lột cộng đồng để phục vụ lấy mình như một cộng đồng con, nó đã là hiện thân của một thứ “thực dân”. Nội hoá hay ngoại hoá, đã đối phó với khát vọng sống của cộng đồng thì thứ thực dân nào cũng ngay ngáy kiểm duyệt để che đậy bản chất ăn cướp và bóc lột của mình. Nhưng kiểm duyệt cũng chỉ là một biện pháp cụ thể trong mục tiêu ngu muội hoá con người, như một đường lối nhất quán. Khi hệ thống toàn trị sắt máu hơn cả chính quyền thực dân trong chính sách ngu muội hoá ấy, nó đã sợ hãi sự thật và mong mỏi công dân của mình ngu dốt hơn cả thế lực cai trị bên ngoài đã từng sợ và từng mong... (...)

I have a dream...  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[CUỘC SỐNG] ... nào bắt đầu đi! / dàn đồng ca rất bốc / những cái lưỡi nịnh nọt / những cái túi ba gang chờ chực / nhồi tiền / những hàm răng đóng đen thuốc lào / đang giao hợp một bài hưởng xướng... (...)

14.06.2010
Trở về cái chuồng xưa?  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Mời quý vị thưởng thức bài Torna A Surriento (“Come Back To Sorrento”) của Ernesto di Curtis, với lời ca mới: ... Về quê coi đất nước mình văn minh? Về quê ngó kiều nữ và ô-sin? Về quê có gái trinh có nhạc tình? Ôi lãng du quay về linh đình?... (...)

12.06.2010
Thế nào là yêu nước? [1]  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong lịch sử, phần lớn các tội ác tập thể đều liên quan đến lòng yêu nước. Nhân danh lòng yêu nước, người ta đối xử một cách đầy kỳ thị với người khác. Nhân danh lòng yêu nước, người ta xâm lăng các nước khác. Nhân danh lòng yêu nước, người ta tha hồ hành hạ người khác, bắt người khác làm nô lệ, thậm chí, tiêu diệt nguyên cả một sắc tộc hoặc chủng tộc. Bạn nghĩ lại coi, những bất hạnh lớn nhất của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay chủ yếu đến từ đâu?... (...)

Những thành tựu của thiên đường [4]  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây là những thành tựu của một “thiên đường” điển hình... (...)

Những thành tựu của thiên đường [3]  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây là những thành tựu của một “thiên đường” điển hình... (...)

Những thành tựu của thiên đường [2]  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây là những thành tựu của một “thiên đường” điển hình... (...)

Những thành tựu của thiên đường [1]  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây là những thành tựu của một “thiên đường” điển hình... (...)

09.06.2010
Ở ngay tại thiên đường, mà sao lại thiếu ăn đến thế!  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “HÔM NAY -> NGÀY MAI -> SAU NGÀY MAI”. Các sinh viên tại Instituto Superior de Arte (Học viện Cao đẳng Mỹ thuật) ở thủ đô Habana, Cuba, đã vẽ và trưng bày tấm bảng này trong một cuộc xuống đường đòi cải thiện thức ăn. Ở ngay tại thiên đường, mà sao lại thiếu ăn đến thế! Chắc là vì mải lo canh giữ hoà bình cho thế giới?... (...)

07.06.2010
Chuyện không của riêng ai...  -  Ngô Hương Giang
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Những ngày qua (từ ngày 31/5/2010 đến ngày 3 6/2010) Tiền Vệ đăng liên tiếp những bài tranh luận của Ngô Tự Lập và Nguyễn Tôn Hiệt, ngẫm nghĩ một hồi, tôi thấy có những ngộ nhận trong học thuật Việt Nam gần đây đã đến hồi phân giải rõ ràng, tránh lối quy chụp và ảo tưởng... (...)

06.06.2010
Một tiếng thở dài thở thành cầu vồng  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[ĐẤT NƯỚC HÔM NAY] ... Không còn ai mơ ước / Trường học tử tế cho trẻ con / Đại học tử tế cho sinh viên / Bịnh viện tử tế cho người dân / Nhà ở tử tế cho người nghèo / Ruộng vườn tử tế cho người làm ruộng / Chỉ còn những kẻ thực hiện chiếm đoạt / Đất đai thuộc về mình / Cao ốc cho thuê thuộc về mình / Chung cư hạng sang trong tay mình / Xe hơi đắt tiền trong nhà mình / Tàu cao tốc luôn có chỗ cho mình / Chỉ nợ nần dành cho con nhà kẻ khác... (...)

05.06.2010
Tuổi thơ bất hạnh Việt Nam  -  Bắc Phong
[THIẾU NHI HÔM NAY] ... em cõng gạch nặng trên lưng / ráng không quị ngã nhấc từng bước chân / kiếm ăn cực khổ muôn phần / em cũng phải chịu vì thân nhà nghèo... (...)

04.06.2010
may quá! tôi vô học  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HỌC XHCNVN] ... may quá! / tôi vô học / may quá! / tôi nhờ vô học mà không lươn lẹo / hoan hô bọn vô học! / hoan hô tôi! / nhưng tôi vẫn xin lỗi / những ai / có / học / thật / vẫn không lươn lẹo... (...)

03.06.2010
Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...” Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông... (...)

Cha già kính yêu  -  Thi Trầm
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bác Hồ, vị cha già dân tộc, đẻ ra cả một dân tộc còn được, nhằm nhò gì cái “văn học viễn tưởng Việt Nam” ấy, ngài đẻ ra mấy hồi. Đâu cần tiến sĩ Ngô Tự Lập nhọc công chứng minh điều ấy... (...)

Lẽ ra... [2]  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải làm cho ra lẽ / Những đứa nào bất nhân / Những đứa nào vô đạo / Những kẻ không có chút con người / Không thương xót ngay cả người mà chúng đang “thánh hoá” ... (...)

Gửi quí ông Nguyễn Tôn Hiệt  -  xyz
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?... (...)

02.06.2010
Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt  -  Ngô Tự Lập
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam... (...)

Lẽ ra... phải cho ông ấy ngủ yên...  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải biết ngượng / Vì nói dối quá lâu nên tin luôn mình nói thật / Lẽ ra... / Cứ để ông ấy (tức cụ Hồ) / Sống, làm việc và chết theo pháp luật / Như một người bình thường / Lẽ ra... (...)

“Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ôi, chuyện còn dài...  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo... (...)

Làm quái gì có cái gọi là “cha đẻ” của “thể loại văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam”?  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Có thể ông Hồ là người đầu tiên viết truyện có các chi tiết “mơ ngày toàn thắng”, viết theo kiểu phán đại, hay nổ sảng và... ăn may. Chứ ông ấy có “đẻ” ra cái “văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam” nào đâu. Nói như vậy là hàm hồ... (...)

Đúng là “tiên tri”  -  Bông Vạn Thọ
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Chính vì có bác Hồ đã “tiên tri” ra nhiều điều hay ho (có phần quái gở) cỡ đó, nên đám hậu bối cũng được hưởng chút thần công lực. Sau khi đã oanh oanh liệt liệt “giải phóng” SÀI GÒN, đám hậu bối cũng lòi ra tài “tiên tri”, thể hiện qua vài cái tên đường cũng quái gở không kém cạnh... (...)

01.06.2010
Trả lời Nguyễn Tôn Hiệt  -  Ngô Tự Lập
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)... (...)

Thì ra, “văn học tự sướng” là... “văn học viễn tưởng Việt Nam”!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)

27.05.2010
Những khẩu hiệu quái đản [kỳ 2]  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lần, tôi hỏi một nhà “trí thức” CSVN: “Anh thấy cái khẩu hiệu NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM người ta treo trên kia có điều gì trục trặc hay không?” Nhà trí thức CSVN nhìn kỹ cái khẩu hiệu to tướng trên cao, rồi trả lời: “Có gì trục trặc đâu nào? ...” (...)

Đảng đã cho ta...  -  Bông Vạn Thọ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đảng chỉ cho ta “một mùa xuân đầy ước vọng” thôi (có thành hiện thực hay không thì hậu xét), mà một năm thì có tới bốn mùa, sao Đảng chỉ cho mỗi một mùa xuân (mà lại đầy ước vọng nữa chớ), còn ba mùa hạ, thu và đông thì sao ta?... (...)

Những khẩu hiệu quái đản  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Phải nói là quái đản mới đúng. Thử tưởng tượng nhân dịp mừng năm mới, ở Pháp giương khẩu hiệu: “MỪNG LIÊN MINH PHONG TRÀO BÌNH DÂN, MỪNG NĂM MỚI”, hay ở Mỹ giương khẩu hiệu: “MỪNG ĐẢNG DÂN CHỦ, MỪNG NĂM MỚI”, hay ở nước Anh giương khẩu hiệu: “MỪNG ĐẢNG BẢO THỦ, MỪNG NĂM MỚI”, thì quái đản biết chừng nào! Nhưng tất nhiên chả ở đâu mà người ta lại ngạo mạn trơ trẽn và vô lễ đến mức đó, ngoại trừ ở nước ta! Thế mới có cái khẩu hiệu MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN! ... (...)

Bây giờ trên quê hương chúng ta (biết & không biết)  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN BÂY GIỜ] ... biết thì thưa / thốt // không biết thì dụa / cột / mà / khoe... (...)

26.05.2010
Bây giờ trên quê hương chúng ta (nón lá & nón lá)  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN BÂY GIỜ] ... nón lá thời trang / hoa hậu chân dài // & // nón lá hàng rong / lao động chân dép // ôi xinh quá // ôi đẹp thay... (...)

23.05.2010
Khi góp ý về vấn đề chuyên môn thì nên cẩn thận  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Đọc bài góp ý của Quỳnh Trung, thấy “ngồ ngộ”, nên tôi xin nói vài lời:... Khi góp ý về vấn đề chuyên môn thì nên cẩn thận. Kẻo mà... (...)

Về những câu hỏi chưa được trả lời thoả đáng  -  Phêrô Bùi
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Tôi xin phép trở lại với một số câu hỏi từ góc độ (dịch thuật) đã nêu, mà theo tôi chưa được bài viết “Trả Lời Ông Phêrô Bùi” làm thoả đáng, như sau: 1) Anh/chị (viết bài đó) dường như chưa đọc hết câu hỏi #5 của tôi về cách dịch câu “Đơn giản là thờ cái hệ thống” thành “Or more simply, ones has better worship the system”?... 2) Anh/chị cũng có lẽ chưa đọc câu tôi hỏi về cách dịch “May-Cồ” thành “movie or pop stars”?... (...)

22.05.2010
Xin đặt dấu chấm lên chữ “I’” tiếng Anh của Phêrô Bùi  -  Quỳnh Trung
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... “However, readers might feel tempted into asking (not the translator, but the “known-to-be-demanding” editors) a couple of below questions...” - Khi tempt là động từ, thì dùng là to tempt s/o into doing something hoặc to tempt s/o to do something; nhưng khi tempt gần như là tính từ... (...)

21.05.2010
Trả lời Ban Biên Tập Da Màu  -  Phêrô Bùi
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... BBT Da Màu ‘cảm thấy cần lên tiếng về câu nói “bóng gió” của người ký tên là Phêrô Bùi’ về lối làm việc của mình? Tại sao tôi phải nói “bóng gió” nhỉ? Câu “...thực ra chúng tôi đã gửi bài cho Da Màu, nhưng nhóm biên tập viên có lẽ quá bận rộn, đã không hồi đáp...” rõ ràng là thuật lại theo nghĩa đen từng từ đấy chứ? ... (...)

20.05.2010
Trả Lời Ông Phêrô Bùi  -  Damau.org
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Vì bài đăng trên Tiền Vệ ám chỉ đường lối làm việc của Ban Biên Tập Da Màu, chúng tôi cảm thấy cần lên tiếng về câu nói “bóng gió” của người ký tên là Phêrô Bùi: “This article should have been sent to damau.org; in fact we did send it there, but the editors, who are perhaps too busy, did not respond to stuff like this...” (dịch: bài này đáng lẽ phải gửi cho Da Màu, và thực ra chúng tôi đã gửi bài cho Da Màu, nhưng nhóm biên tập viên có lẽ quá bận rộn, đã không hồi đáp về những chuyện như thế này...) ... (...)

19.05.2010
Picasso vẽ chân dung bác... Hiệt  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN 19/5] ... Hôm nay, 19/5/2010, tại hạ vào internet đọc báo, thì thấy có rất nhiều bài ca tụng ông Hồ Chí Minh. Loại bài ca tụng kiểu này thì đã quá mứa nên tại hạ chỉ thấy cái tít là bỏ chạy, không đọc nổi nữa. Thế nhưng có một bài khiến tại hạ phải tò mò đọc hết. Đó là bài “Bác Hồ và họa sĩ Picasso” trên báo Công An thành phố Đà Nẵng. Bài này thuật lại câu chuyện do ông Vũ Đình Huỳnh (đã chết) thuật lại (lúc nào chẳng rõ) về bức chân dung (đã mất!) do hoạ sĩ Picasso (đã chết) vẽ ông Hồ Chí Minh (đã chết). Thế mới hay!... (...)

“THE SMELL OF MONSOON WIND” edited on damau.org  -  Phêrô Bùi
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... It is usually a big happiness for us idle readers to run accross a Vietnamese piece of literature translated into a different language, not only due to the current critical need for us to be globalized or just one’s curiosity to see how a Vietnamese mermaid is metamorphosed into a foreign princess in her splendid exotic wedding gown, but also because of another legitimate expectation — to simply learn something interesting and useful concerning translating our (very dear) mother tongue into a “step-mother tongue” and/or vice versa, in purely technical or academic terms... (...)

18.05.2010
Đọc báo  -  Tuấn Khanh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vậy là ở đất nước tôi, người dân đã bắt đầu cuộc đời nộp tiền để được sống tự do. Đố ai biết chắc rằng niềm Hạnh phúc được trả về đó có Độc lập được bao nhiêu lâu trong Tự do, có mà mơ về một nền Cộng hòa... (...)

CÔNG AN NHÂN DÂN mà lại CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH?  -  Mai Công Chửng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thế nhưng, châm ngôn “CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH” lại thật sự đúng là châm ngôn của ngành Công An. Chỉ cần gõ các chữ “Chỉ biết còn Đảng, còn mình” vào google.com, chúng ta sẽ tìm thấy vô số bằng chứng. Thử nêu ra một vài bằng chứng tiêu biểu... (...)

17.05.2010
Đã bị lộ diện thì đành ngửa bài  -  xyz
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Họ không phải là khi không lại nhận “chiến công” đâu: Thoạt tiên trang web Dòng Chúa Cứu Thế tuyên bố đã “nắm tận tay day tận trán” tin tặc, tiếp sau đó một trang mạng khác cũng đã lên tiếng vạch rõ thông tin cá nhân của họ, nên họ biết đã bị lộ diện, có che giấu nữa cũng vô ích, nên có lẽ vì vậy họ đành ngửa bài, lên giọng thách thức kiểu “Ừ chúng tao đấy, bọn mày có làm được gì được nào?!” Thật là oai phong... (...)

16.05.2010
Thì ra, công an là tin tặc  -  Nguyễn Nhân Dân
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Thế mới biết cái văn hóa đạo đức của những người cầm quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Khi cần chối tội, thì họ chối phăng, chối biến, cho rằng mọi lời cáo buộc có bằng chứng khoa học đều chỉ “là những ý kiến không có cơ sở.” Đến khi cần khoe thành tích, thì họ lại khoe tuốt luốt tất cả những âm mưu và hành động của họ mà họ vừa gân cổ chối biến. Cái dạng văn hóa đạo đức này có lẽ chỉ có đám xã hội đen mới có thể hiểu được. Mà đúng là xã hội đen, vì Công An tự hào chính mình là tin tặc!... (...)

Một tấm hình đáng một ngàn chữ  -  Ðỗ Cẩm Chướng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ở phương Tây người ta có câu nói rất hay: “A picture is worth a thousand words”. Một tấm hình đáng một ngàn chữ. Nói vậy quả không sai. Mời bà con xem kỹ tấm hình này thì sẽ hiểu nó chứa đựng ý nghĩa gì trong đó. Đây là một cái bích chương to tướng trang trọng treo trước trụ sở công an to tướng ở thủ đô Hà Nội... (...)

On reading “Who Do You Take Me For?”  -  Phêrô Bùi
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Lý Đợi is wise and sensitive enough to “declare” right from the beginning, “It is impossible to translate poetry, yet it is also impossible not to translate it.” I admire his wisdom and sensitivity, yet I think it is not completely useless to analyze the translation in technical terms, which I believe will not lessen our readers’ enjoyment of reading his really cool poems. Below are just a few questions that might show up during the course of reading the English version of “Bọn mày tưởng tao là ai?”... (...)

15.05.2010
Lý Đợi translated into English  -  Phêrô Bùi
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... It is unexpected to re-meet Lý Đợi with his new piece, “Mới khai quật được bản sắc văn hóa Việt Nam”, which sounds quite “aggressive and wicked”. The translation is admirable, too, trying to keep parallel with the source text on the whole; however, there still seem to be some faint “flaws” in it, which could turn it a little less amazing. Please permit us (idle) readers to note a few below... (...)

14.05.2010
Ai cũng tưởng mình là nhà văn  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC] ... Văn mình nhất định là phải hay. Chỉ có bọn dốt mới không thấy nó hay. Nếu không dốt thì là do... bè phái!... (...)

13.05.2010
Tác phẩm hoành tráng về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa  -  Nguyễn Gia Thức
[MỸ THUẬT & CUỘC SỐNG] ... Năm 2001, khi tác phẩm hoành tráng LNK Infomedis của điêu khắc gia Gintaras Karosas vừa được khánh thành, thì bức tượng của Lenin nằm ngửa trên mặt đất, trông nhơ nhớp, nhưng vẫn còn nguyên hình hài. Từ đó đến nay, dân chúng Lithuania vào xem đã giậm lên bức tượng Lenin và đập cho sứt đầu, gãy tay, trông hết sức thảm hại. Nhưng có lẽ ý đồ của điêu khắc gia Gintaras Karosas chính là như thế: Hình ảnh Lenin sứt đầu, gãy tay, nhơ nhớp, nằm sóng soài giữa 3000 cái tivi cũ mang đến cho khán giả một ấn tượng hết sức sâu đậm và mạnh mẽ về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một thứ quyền lực dối trá và phi lý... (...)

09.05.2010
Hoàng Cầm: Ai hát đó...  -  Nguyễn Đăng Thường
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG CẦM (1922-2010)] ... Ai hát đó... hay chỉ là tiếng gọi / Suối than thầm.. kể đã mấy nghìn năm / Lời van vỉ bên đèo không biết mỏi / Chảy triền miên như tiếng... hận xa xăm... Ðó là những gì tôi còn nhớ - hy vọng không sai quá nhiều - về vở kịch thơ của Hoàng Cầm đọc (và diễn) năm lên chín tuổi... rưỡi... (...)

08.05.2010
Lẫn lộn lung tung | Hoà hợp hoà giải | Bưu ảnh  -  Nguyễn Đăng Thường
[35 NĂM & RÁC] ... 30/4 / sao gọi chí minh là chí mao / chí mẹ muôn đời của chí mén đại gia... // 30/4 / trong nước diễu hành kỷ niệm ngày lịch sử / ngoài nước diễn hành tưởng niệm ngày quốc hận // ... 30/4 đã qua / ba mươi lăm 30/4 đã theo nhau vút qua / ngoại trừ vài giọt nước / đục... (...)

05.05.2010
Thế còn chính ông Ngô Huy Liễn, thì sao?  -  Cao Việt Dũng
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Tôi đã không “đeo đuổi” cuộc tranh cãi xuất phát từ bài viết của ông Ngô Huy Liễn nơi tôi cho rằng ông chỉ phạm phải một cái tật (không lớn lắm) là phân tích thì dở mà lại thích khái quát hóa thật to, cộng với đặt tên bài thật vĩ đại, nếu như mấy ngày gần đây, tôi không nhận thấy bài của ông Ngô Huy Liễn được rất nhiều trang mạng khác đăng tải lại, một cách tràn lan. Tôi nghĩ đây là vấn đề đáng nói: môi trường Internet là môi trường quá màu mỡ cho thông tin không được kiểm chứng. Điều này khiến cho những gì ông Ngô Huy Liễn viết, lẽ ra không mấy đáng nói, đột nhiên trở nên có một sức nặng bất ngờ, một sự nhẹ không thể chịu đựng của tồn tại... (...)

04.05.2010
35 năm đã qua... [thư gửi chị]  -  Luỹ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Sợ hãi đổi thay (bị hù doạ bởi hình ảnh của bạo loạn) chỉ kéo dài sự bình yên giả tạo trong mòn mỏi tuyệt vọng đợi chờ. Xã hội thời hôm nay chuyển biến cực nhanh, chỉ cần một bước lỡ, một bước chậm là khó lòng bắt kịp với thế giới ngày mai, là vĩnh viễn tụt hậu. Dân chủ (bản chất là/xây dựng trên “hoà bình”) thật ra không có gì ghê gớm và không phải là nguyên nhân dẫn tới bạo loạn, mà cơ bản đó chỉ là luật pháp nghiêm minh, công bằng, và quyền được nói của người dân... (...)

Phiếm luận về việc chối bỏ quá khứ, chối bỏ nguồn gốc  -  Kỳ Du
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Quá khứ của ánh lửa đẹp này là những khúc gỗ tồi tàn kia; tương lai của đoá sen sang cả nọ là từ đám đất hôi thối, tù đọng hiện thời, mà muốn có được sự biến đổi đó thì chắc không gì khác hơn là hành động cho tử tế, ngay thẳng... (...)

03.05.2010
Nữ Thần Tự Do: từ quá khứ đến hoá thân  -  Bùi Văn Phú
[BIỂU TƯỢNG TỰ DO] ... Cách đây không lâu trên Tiền Vệ có đăng một số hình của bạn đọc gửi đến cho biết tượng Nữ Thần Tự Do đã có trên đất nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỉ trước. Tượng đã được dựng ở Hà Nội trong những năm trước khi đất nước chưa chia đôi và tại miền Nam trong những năm chiến tranh. Mới đây, đọc một sách ảnh về chiến tranh Việt Nam tôi thấy tấm hình dưới đây, chép ra để bạn đọc cùng xem... (...)

01.05.2010
Tránh voi...  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Ông Ngô Huy Liễn “bức xúc” là phải, nhưng ông không nên trút cái nỗi “bức xúc” ấy lên những nhà văn trong tay không một tấc sắt. Họ đều là nạn nhân, cũng như ông. Có những hoàn cảnh khiến họ đành phải “tránh né” để khỏi bị voi giậm. Ông cũng đã phải “tránh né” liên tục, thì ông mới sống sót đến bây giờ chứ! Nếu sống ở Việt Nam mà ông nói và viết một mực thẳng băng thì có lẽ ông đã thành một người anh hùng lừng lẫy, hay đã “xanh cỏ” rồi! Phải không nào? ... (...)

Câu chuyện của giấc mơ  -  Nguyễn Tấn Cứ
[VỀ SỰ VÔ CẢM] ... Nếu đất nước nầy bị xâm lược? / Mặc xác nó không phải chuyện của tôi / Nếu tổ quốc nầy lâm nguy? / Thây kệ nó tôi không phải lo / Nhân dân của anh bị chà đạp? / Ôi dào, thì tôi cũng là dân đó thôi... (...)

30.04.2010
Tránh né, tránh né nữa, tránh né mãi!  -  Ngô Huy Liễn
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Nơi đào tạo thế hệ nhà văn trẻ mà lại truyền bá trò tránh né vòng vo như thế thì thái độ ấy có “đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta” hay không? Xin quí ông nhận xét giùm. Lời tôi nói có thể làm nhiều người mất vui nhưng không phải là tôi nói sai sự thật đâu... (...)

Bình tĩnh chứ!  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Thưa ông Ngô Huy Liễn, “Tránh né và nói láo đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta”! E rằng ông quơ đũa cả nắm rồi. Nó dễ như tôi nói “Bọn nhà văn hải ngoại là bọn vong bản” vậy. Nói vậy là hàm hồ, thưa ông. Chỉ có một vài dòng giới thiệu một tác giả mà ông kết luận ngon lành tất tần tật “nhà văn nước ta”... (...)

Mời Ngô Huy Liễn bình luận tiểu sử  -  Cao Việt Dũng
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Xin mời ông Ngô Huy Liễn tác giả bài viết “Tránh né và nói láo đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta” bình luận về cách viết tiểu sử một số tác giả của chính trang Tiền Vệ mà ông tham gia cộng tác... (...)

29.04.2010
Hoà hợp hoà giải? Trước tiên phải gọi Sài Gòn là... Sài Gòn!  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN “HOÀ GIẢI”] ... Ô ngộ, ngộ ghê. Ðã có “hoà hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta...” Ðã có “hoà giải, hoà hợp dân tộc xuất phát từ truyền thống khoan dung, nghĩa tình dân tộc ta từ xưa” rồi, thì hà cớ chi sau 35 năm, bây giờ lại không dưng oang oang oẳng oẳng “hoà hợp hoà giải” rân trời rân đất vậy cà? Xin thưa: Sau 30/4 hổng có “tắm máu” nhưng có... “tắm” cải tạo, “tắm” kinh tế mới, “tắm” tịch thu nhà cửa, “tắm” khai lý lịch, “tắm” cấm cửa đại học con cháu bọn Mỹ-Ngụy, “tắm” boat people... và nhiều cái “tắm” khác nữa... (...)

28.04.2010
Lý thuyết và thực hành  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[THƯ GIÃN] ... Có lần tôi ngẫu nhiên đọc được trên báo ngoại ngữ một chuyện khôi hài về sự tương quan giữa chủ nghĩa Marx và óc tư hữu. Tôi không còn nhớ tên người kể chuyện, nhưng còn nhớ đại khái câu chuyện như sau... (...)

Thú thật là... tôi rất yêu Marx...  -  Ngoạ Đàm
[THƯ GIÃN] ... Hôm trước, trong một lúc nhậu chơi, có một người bạn mới quen hỏi tôi: “... Trên quan điểm chính trị thì anh thiên về cánh nào?...” Tôi đáp: “Thú thật là... tôi rất yêu Marx...” “Vậy sao!” Người bạn tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi giả vờ uống thêm một hớp rượu để câu giờ, rồi mới nói thêm: “Đúng vậy, tôi rất yêu Marx. Nhưng...” (...)

27.04.2010
Tránh né và nói láo đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta  -  Ngô Huy Liễn
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Tôi có cảm tưởng cái sinh hoạt văn chương ở thủ đô Hà Nội ta càng ngày càng thối tha vì những trò tránh né, xiên xẹo càng ngày càng trở thành những hành vi bình thường, không còn khiến các nhà văn ta cảm thấy xấu hổ chút nào nữa... (...)

Cúm “hoà hợp hoà giải”  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN “HOÀ GIẢI”] ... Vừa tạm biệt cúm gia cầm thì đã phải bắt xua với... cúm lợn. Bi giờ lại tới lượt cúm... hoà hợp hoà giải hoành hành. Ai mua hoà hợp hoà giải... đảng bán cho!... (...)

Thi sĩ chỉ mần thơ  -  Nguyễn Thị Thanh Bình
[THƠ & HIỆN THỰC] ... thật tình mà nói / thi sĩ không có hận Đ(ời) / mà chỉ hận sự gian ác / tột cùng của sự gian ác / làm tan tác / đời // rồi thì / ta cũng mửa mật xanh / ta mửa ra thêm / một hình nhân / hình nhân / quái dị / đóng phim X / mần thịt không chừa / bợm máu Dê / T.B (tái bút) ơi bạn, lần này mình đổi qua phim-Dê, vì cuộc chơi “vưỡn” còn dài... lê thê... (...)

26.04.2010
“Givral” – những điểm xin trao đổi  -  Ðào Đào
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Tôi nghĩ có lẽ trong bài thơ “Givral” của tôi chẳng có gì là đấu tranh giai cấp hay là chiêu bài giai cấp. Mối quan hệ giữa “ông Tây” với “người nông dân xứ tôi” không phải là quan hệ giai cấp. “Còn anh” lại nằm trong một quan hệ khác, và chính trong mối quan hệ khác này giúp tôi viết được “chán quá!!!” theo nghĩa Việt Nam và trong ngữ cảnh Việt Nam... Và vì thế, trong bài thơ của tôi, có ba bốn “cái Givral” khác nhau, chứ không chỉ có một, và có cả cái Givral ngoài bài thơ... (...)

25.04.2010
Văn hoá blog (2): Cuộc chiến chống độc tài  -  Nguyễn Hưng Quốc
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong chiến tranh, blog đóng vai trò quan trọng như thế. Ở các nước độc tài, blog cũng đóng vai trò tương tự. Khi tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay nhà nước hoặc bị nhà nước kiểm soát và kiềm chế, bằng cách nào người dân biết được sự thật? Trước, chủ yếu là tin đồn bằng miệng. Bây giờ là blog. Blog trở thành lối thoát duy nhất cho những người thấp cổ bé miệng. Và của sự thật... (...)

Hoài niệm... Ôi hoài niệm tuyệt vời...  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Vang bóng một thời... Sài Gòn Năm Xưa... Ði tìm thời gian đã mất... Chiếc bánh madeleine... Chén trà trong sương sớm... Tạp pín lù... Hoài niệm... Ôi hoài niệm... Tuyệt vời... Givral đã vừa là khán đài vừa là sân khấu. Bởi lẽ kẻ ngồi trong quán thì ưa ngó... ra ngoài. Và bởi vì người đi ngoài phố thì hay liếc vô... bên trong... (...)

23.04.2010
Về bài “Givral” của Đào Đào  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Tôi cứ tưởng cái tư duy “ngạo mạn” ấy chỉ có thể có nơi một số ít người, và trong một giai đoạn dài lắm là một thập niên — những ngày đầu còn say thắng lợi. Sau 35 năm, nhìn quanh, con người sẽ bình tĩnh hơn trong cách nhìn nhận vấn đề. Thú thật khi đọc bài “Givral” của anh/chị tôi mới nhận ra... nó vẫn chẳng khác xưa là mấy. Chết thật!... (...)

Vừa đi đường vừa tự hỏi  -  Vương Ngọc Minh
[VĂN HOÁ & TRUYỀN THỐNG] ... bỗng mấy cái hình trong bài hiện ra rõ như in [trở tới/trở lui trong đầu] khiến cứ cười tủm tỉm [cười mà chua chát miết], mãi một hồi sau vừa đi tôi vừa tự hỏi “...cái chế độ nhếch nhác, dốt nát, điếm đàng thế mà sao đến giờ vẫn không bị giật đổ nhỉ?” ... (...)

V/v “phim 1-Đê” và cà phê Givral  -  Ðỗ Trung Quân
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Có người vừa bảo tôi “Tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa, chỗ nào cũng thấy cái bản mặt, đang sướng thế lại muốn chê rượu mời. Muốn rượu phạt? Sướng quá hóa rồ à?” làm giật thót cả người, sợ hết cả vía, xanh tái cả mặt mũi suốt mấy hôm nay. Bảo không sợ là nói dối ạ... (...)

22.04.2010
Khi đã mất tính nhân văn...  -  Lưu Xuân Thịnh
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái quán đơn sơ của cô Phụng ở xóm nghèo tỉnh lẻ là một hoài niệm đẹp đẽ trong ký ức của tôi, cũng như cái quán sang trọng Givral ở góc phố Catinat ngày nào là hoài niệm đẹp đẽ trong ký ức của các nhà thơ Sài Gòn. Hoài niệm làm dâng lên cảm xúc trong tâm hồn ta một cách tự nhiên, không hề mang tính giai cấp. Hoài niệm không phải là một trò chơi trưởng giả. Khi tính nhân văn của cuộc sống không còn nữa thì mới có những kẻ mang chiêu bài giai cấp ra để xúc phạm đến những hoài niệm thanh tao và đẹp đẽ của các nhà thơ... (...)

Chẳng nhằm nhò gì...  -  xyz
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Thế là tôi đã hiểu lầm bài thơ của Đỗ Trung Quân (ĐTQ). Trước hết tôi nên xin lỗi tác giả, dù biết chắc anh ta không cảm thấy phiền lòng chút nào, trái lại, anh ta ắt còn khoái chí là khác, vì ít ra cũng đã có một “tên” bị lừa. (Không vui sao được?) Nhưng tôi muốn giải thích tại sao đã hiểu lầm như thế. Thứ nhất là vì trong ấn tượng của tôi, ĐTQ là một nhà thơ lãng mạn, trữ tình, và “hiền lành” và khá “duy mỹ”... (...)

Ai mà lại đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông thi sĩ!  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Bài “Givral” của Đào Đào / thiệt là man mác một màu... đấu tranh! Đấu tranh giai cấp! Chỉ tiếc là Đào Đào đấu tranh giai cấp trật lất. Ai mà lại đi đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông nhà thơ tay không tấc sắt! Nếu muốn đấu tranh giai cấp vì “Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống”, thì sao lại không đấu tranh vì những lý do lớn lao hơn?... (...)

20.04.2010
Đón xem phim 1-Đê giờ thứ 25  -  Nguyễn Thị Thanh Bình
[THƠ & HIỆN THỰC] ... xin thưa: / xứ sở nào có phim 1–Đê / ở đó khán giả sẽ thi nhau / mửa mật xanh mật vàng / xứ sở miền nhiệt đới / mà quanh năm vắng bóng / mặt trời / xứ sở người mù / không sao bừng mắt cùng nhân loại / xứ sở mặt trời đen / đen như mõm chó... (...)

Thay vì dâng 4.000 lít Vodka, sao không dâng “Tứ thiên trảm sớ”?  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HOÁ & TRUYỀN THỐNG] ... Sao không ai nghĩ ra cái “ai-đia” này nhỉ? Kỷ niệm giỗ Cụ Tổ 4.000 năm thì nhân đây ta dâng Cụ Tổ cái “Tứ thiên trảm sớ” để Cụ duyệt chém cho đủ... 4.000 tên sâu mọt, lũ con cháu hỗn hào dối trên lừa dưới, vô lễ cả với tiền nhân, mà mặt mũi cứ vênh vênh váo váo... (...)

Givral  -  Ðào Đào
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái Givral của các anh / Chán quá!!! / Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống / Còn anh / Áo đầm xanh áo đầm vàng / Chờ đợi những con ruồi bay qua không gian / Thưởng thức một thời tuổi vàng... (...)

19.04.2010
đừng khóc givral nhé khóc việt nam  -  Phạm Long
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... kỷ niệm [chưa chửa] hoang [tưởng] / lịch sử [cha chả] cà tàng // givral… givral... / nhà [hàng] tan nước [sông] cạn // nay [tao mày] không khóc / khi [chúng nó] hành quyết givral / mai [ai còn] khóc sài gòn??? / mốt [đứa nào] khóc việt nam???... (...)

Chừng nào đứt phim thì mới hết ói  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Độc giả Xzy có vẻ như muốn góp ý cho Đỗ thi sĩ về kiến thức điện ảnh đương thời, nhưng, tại hạ đoán rằng hình như độc giả Xyz có mục đích thâm thuý hơn, khi đặt câu hỏi: “Phim 1-D là phim gì?” Thì đúng vậy, trên đời này làm gì có phim 1-D. Mà sao Đỗ thi sĩ lại nói tới nói lui những “1-Đê” với “một Đê”?... (...)

Ngày xuân nói chiện mú-vì  -  Bùi Thị Lài
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Lài nghĩ rằng bởi vì xứ ta mà có 2-Đê hay 3-Đê hay nhiều Đê (dịch ra tiếng “lạ” là ‘Đa Đê’) - nghĩa là miễn sao nhiều hơn 1-Đê - thì chắc Đỗ Trung Quân đâu có quởn mang mấy cái con robot dặt dà dặt dẹo vô thơ làm gì cho khổ. 2-Đê trở lên thì còn có chiện gì để nói nữa cà!... (...)

18.04.2010
Viện Bảo Tàng Ác Quỷ  -  Nguyễn Gia Thức
[MỸ THUẬT & CUỘC SỐNG] ... Viện Bảo Tàng Ác Quỷ thu hút khách du lịch quanh năm, và một trong những tác phẩm gây ấn tượng mạnh nhất là bức điêu khắc ác quỷ Stalin đang chạy theo ác quỷ Hitler trên đất nước Lithuania đầy những sọ người. Đến Viện Bảo Tàng Ác Quỷ một lần, tôi ngẫm nghĩ: “Khi nào Việt Nam sẽ có một viện bảo tàng tương tự?” Tôi tưởng tượng khi ấy bộ sưu tập ác quỷ của nước ta nhất định sẽ dồi dào ác quỷ hơn cả của nước Lithuania... (...)

Phim 1-D là phim gì?  -  xyz
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Xem bài “Chẳng nhằm nhò gì Hollywood” của Đỗ Trung Quân có các câu “phim xứ ta chỉ 1-Đê/một Đê vẫn chiếu hoài chiếu mãi”, người đọc tôi xin nhận xét như sau: Tác giả nên sửa từ “1-Đê” thành “2-Đê”, bởi vì xưa nay thế giới chỉ có phim 2-D (để chiếu màn ảnh 2 chiều, nghĩa là một mặt phẳng), rồi gần đây có phim 3-D... (...)

17.04.2010
Lương... Lương... Lương...  -  Liêu Thái
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái điều làm cho người nhà giáo bây giờ trăn trở lại phần lớn rơi vào chữ lương thực chứ không phải chữ lương tri. Dường như chữ ấy đã bị một loài sâu nào đó nấp trong tâm hồn gặm nhấm dần dà khiến họ mất khả năng điều chỉnh lương tri hoặc giả vì một thứ sâu ngoại căn nào đó đang âm ỉ công phá não bộ khiến lương tri bị xén mất mà không hay biết... (...)

16.04.2010
Đừng khóc cho ta nhé  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... nhắn nhủ với những ai yêu thích văn nghệ văn hoá thực sự và thực tình rằng từ nay hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ mãi nhớ mãi nhớ mãi và truyền tụng đời đời kiếp kiếp ba cái tên givral portail pagode nhưng đừng khóc cho chúng ta nhé sài gòn ơi... (...)

15.04.2010
Cuộc khởi nghĩa của bloggers ở Cuba  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Họ đoàn kết và tin tưởng nhau, vai kề vai cho một cuộc đấu tranh chung. Tôi tin tưởng rằng Voces Cubanas sẽ thật sự trở thành một sức mạnh phản kháng của đám đông, một cuộc khởi nghĩa của những bloggers yêu tự do ở Cuba. Đến chừng nào thì các bloggers phản kháng của Việt Nam mới có thể đoàn kết và tin tưởng nhau đủ để thực hiện một trạm internet chung như thế?... (...)

14.04.2010
Thử tưởng tượng một bình minh tươi sáng  -  Bắc Phong
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... thử tưởng tượng một bình minh tươi sáng / nghe loa vang tiếng tổ quốc đang chờ / dân cư mạng ùn ùn viết đối kháng / dấy lên thành cuộc khởi nghĩa bloggers... (...)

Văn hoá blog: Cuộc khởi nghĩa của đám đông  -  Nguyễn Hưng Quốc
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Trong bất cứ trường hợp nào, thì blog, nơi chứng kiến các cuộc đồng khởi của các độc giả vốn thầm lặng, vẫn là một diễn tập tốt, từ đó, chúng ta hy vọng nhìn thấy sự hình thành và phát triển của một thứ văn hoá dân chủ, vốn là một trong những điều chúng ta cần nhất hiện nay. Và mai sau nữa. Nhìn vấn đề như thế, chúng ta cũng sẽ thấy dễ hiểu là tại sao chính quyền, các chính quyền độc tài, lại sợ các blog... (...)

13.04.2010
Givral – “một chút gì để nhớ”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Xin gửi đến anh Đỗ Trung Quân và những ai đã từng ngồi ở Givral những năm trước 75 vài kỷ vật nho nhỏ, như “một chút gì để nhớ”... (...)

12.04.2010
Cảm ơn Nguyễn Hưng Quốc  -  Hà Văn Thịnh
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Bạn bè thân thiết với tôi, cứ 10 người thì cả 10 khuyên tôi nên im lặng? Tôi chỉ cười và trả lời rằng, có lẽ nên thế. Nhưng, im lặng sao nổi khi bất công gào thét còn nỗi đau của người dân thì quằn quại và không đo nổi những day dứt, mỗi ngày? Bao giờ trí thức hết vô cảm, thì lúc ấy, dân tộc sẽ không còn vô cảm nữa. Một danh nhân đã nói rằng khi mà trí thức tham tiền, quân nhân sợ chết và quan chức lọc lừa thì đó là dấu ấn chính xác để khẳng định về cái lẽ suy đồi... (...)

Phản-sến, và... như là thông điệp phi thông điệp  -  Inrasara
[VĂN HỌC] ... Người mù và kẻ theo đuôi. Mù, nên theo đuôi. Chúng ta, những nhà văn, nhà phê bình và nhà viết lách đủ loại quen sống theo, viết theo. Tất cả trở thành tín đồ Theo-ism trong cộng đồng văn chương “đã quen phán đoán theo cách của người mù”. Quen, chúng ta hành động trong, với và giữa những quán tính, như không cần thiết phải thay đổi. Vậy, phải giải phẫu để thay đổi... (...)

10.04.2010
Tự do ngôn luận  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tự Do... Tự do ngôn luận... (...)

Chân dung tư bản đỏ  -  Trần Hữu Dũng
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Ba lần nhận huy chương xứng danh con ngài tỉnh ủy / Từng hô hào: Lao động là vinh quang / Nhân dân có đúng cái mình được hưởng... (...)

09.04.2010
Đài tưởng niệm ai? Ai là liệt sỹ?  -  Phạm Xuân Báu
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Mặc dù đâu đây trên đất nước Việt Nam vẫn còn sót lại những chứng tích tội ác của quân Trung Quốc xâm lược, như tấm bảng cũ kỹ này... Nhưng có lẽ Đảng và Nhà nước đã có đủ mọi lý do “chính đáng” để thành lập những nghĩa trang cho các “Liệt Sỹ Người Trung Quốc” ở Việt Nam, như cái “NGHĨA TRANG LIỆT SỸ NGƯỜI TRUNG QUỐC” ở huyện Khấu Đốn, tỉnh Cao Bằng... (...)

08.04.2010
Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Đã đến lúc người Việt Nam tỉnh thức hơn bao giờ hết, trong một trăm năm, hay một ngàn năm, có thể có rất nhiều chế độ đi qua lịch sử dân tộc. Nhưng lãnh thổ, lãnh hải của một quốc gia thì muôn đời không thể co giãn, thay đổi. Bây giờ là lúc người Việt hơn bao giờ hết, kêu gọi lòng yêu nước của chính mình và lòng yêu nước của cộng đồng. Chúng ta không thể ngu mãi được! Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa!... (...)

CẤM CHƠI!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Trong bài “Về chữ ‘CẤM’ đối với người Việt”, Liêu Thái viết: “Đi trên đường Việt nam từ Nam chí Bắc, nhìn hai bên đường gặp những tấm bảng đề: Cấm đổ rác, Cấm tiểu tiện nơi này, Cấm đỗ xe,... ” Đó là chuyện ở Việt Nam. Ở Cuba, một “nước xã hội chủ nghĩa anh em” của Việt Nam, lại còn có một thứ CẤM mà ở Việt Nam chưa có. Đó là CẤM CHƠI... (...)

07.04.2010
Một dân tộc vô cảm  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Đất nước phát triển, người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo ư? Mặc kệ! Giao thông ngày nào cũng tắc nghẽn ư? Mặc kệ! Tham nhũng tràn lan ư? Mặc kệ! Giáo dục càng lúc càng đi xuống ư? Mặc kệ! Nạn bạo động càng ngày càng hoành hành trong học đường ư? Mặc kệ! Môi trường càng ngày càng ô nhiễm ư? Mặc kệ! Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam ư? Mặc kệ! Giới lãnh đạo ngu dốt và độc tài ư? Mặc kệ! — Tại sao một dân tộc vốn thường xuyên tự hào là yêu nước mà một lúc nào đó bỗng dưng đâm ra thờ ơ dửng dưng một cách lạ lùng như thế?... (...)

Thư gửi bác Hoàng Lan  -  Lâm Quang Thăn
[VĂN HỌC] ... Nói khóc cho cả nền giáo dục Việt Nam, bởi chỉ có duy nhất cái nền ấy thôi mới đẻ ra mấy cụm từ “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan” ấy để chụp lên đầu kẻ làm thơ không giống mình. Đẻ và nuôi dưỡng để nó sống nhăn răng đến tận hôm nay chưa chịu ngoẻo. Mấy cụm từ ấy sống dai được là nhờ đám văn nô xu phụ được đào tạo qua và trong nền giáo dục ấy... (...)

06.04.2010
Những thầy cô giỏi  -  Trà Đoá
[VĂN HỌC] ... Quả thực, nền giáo dục Việt Nam hiện tại không phải đã cạn kiệt thầy cô giỏi và tận tâm, nhưng cũng chẳng thể đào tạo nổi trò giỏi. Nguyên nhân thì rõ như “con voi nằm giữa phòng” thôi khỏi phải nhắc lại. Những chuyện như của Hoàng Lan, hay mới đây là của một sinh viên văn ở Huế chôm bài của ông Nguyễn Hưng Quốc, là những câu chuyện dài và đau lòng của những thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay... (...)

05.04.2010
Sự khoa đại vô nghĩa của Hoàng Lan  -  Trần Thị Kim Lệ
[VĂN HỌC] ... Phải nói ngay là Hoàng Lan đã tự nâng mình quá cao so với sức mình. Qua con mắt của một giáo viên môn Văn, tôi thấy các bài của Hoàng Lan chứng tỏ người viết chỉ ở trình độ của một học sinh THPT bình thường, hoặc kém, nhưng Hoàng Lan lại cố đóng vai một nhà lí luận phê bình chuyên nghiệp và đã để lộ ra những lỗ hổng rất kì cục trong lí luận. Tôi in các bài của Hoàng Lan ra cho các bạn đồng nghiệp xem thì tất cả đều phì cười, ngao ngán... (...)

Bìa tập thơ MÀU TÍM HOA SIM (1990) của Hữu Loan  -  Phanxipăng
[VĂN HỌC] ... Tập thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan (NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1990) với bìa do Ngọc Quỳ thiết kế đã kẻ chữ Màu thành Mầu. Ảnh: Phanxipăng. (...)

04.04.2010
Những người biết đùa  -  Hoàng Lan
[VĂN HỌC] ... HL xin cám ơn ý kiến trao đổi của hai ông Võ Văn Nam và Nguyễn Đăng Thường. Vì các vị đã quan tâm đến bài viết của HL, và đã dành thì giờ quý báu của các vị để trao đổi với HL. Xin bỏ qua những ngôn từ không trực tiếp bàn đến vấn đề. HL xin hầu chuyện hai ông... (...)

Những chuyện “cắc cớ” trong việc trao giải thưởng và in “tác phẩm đầu tay” cho nhà thơ Hữu Loan!  -  Tứ Khanh
[VĂN HỌC] ... Tập thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan đã được ấn hành bởi NXB Hội Nhà Văn năm 1990, nhưng đến năm 2007 thì ông Viên Linh mới hứa sử dụng 2.000 USD trong “Giải Thưởng Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Cho Nhà Thơ Hữu Loan” do ông khởi xướng và quyên góp để in “tác phẩm đầu tay” cho nhà thơ Hữu Loan, thì thật là “cắc cớ”!!! Hứa rồi, gần 3 năm sau vẫn chưa chịu in thì lại càng “cắc cớ”!!! Bây giờ Hữu Loan đã qua đời, nếu “tác phẩm đầu tay” đó vẫn vĩnh viễn không được in thì quá sức “cắc cớ”!!!... (...)

03.04.2010
Gia Tài Của Mẹ 2010  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu / Một trăm năm đô hộ giặc Tây / Bao nhiêu năm cộng sản từng ngày / Gia tài của mẹ, để lại hôm nay / Gia tài của mẹ, là nước Việt này... (...)

Hoạ sĩ Nguyễn Hưng Trinh — Triết lý cùng thời gian của người  -  Hiền Hoà
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠII] ... Màu thời gian trên tranh của Nguyễn Hưng Trinh thiên về u trầm, khổ đau, nhưng tâm tưởng về thời gian của anh lại tự do, phiêu bồng, thoát tục... (...)

01.04.2010
Tự do ngôn luận  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không ai có thể nói là Việt Nam đã có tự do ngôn luận. Người Việt Nam biết rõ điều đó. Cả thế giới cũng biết rõ điều đó. Kết quả các cuộc điều tra về nhân quyền trên thế giới đều ghi nhận: Việt Nam không hề có tự do ngôn luận... (...)

Tác giả đã chết rồi... thiệt hả?  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... dù đã to tiếng rằng “tác giả đã chết”, rằng ta đã “thiền ngộ”, rằng ta chỉ “tiếp cận theo Thi Pháp Học”, rằng ta “không đánh giá, không lý giải về các thành tựu và giá trị văn chương”, rằng ta “không quan tâm đến con người của tác giả là ai, trong nước hay ngoài nước, Nam hay Bắc”, nọ kia kia nọ tùm lum tà la, vân vân và vân vân, nhưng tiếc thay/tiếu lâm thay văn bản đã chứng minh... ngược lại! ... (...)

31.03.2010
Nhai lại, nhai lại, nhai lại... chưa chịu mòn răng  -  Võ Văn Nam
[VĂN HỌC] ... Chán chường nhất là những cụm từ “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan”. Đó là những cụm từ mà các nhà lý luận văn học đầy “tính Đảng”, “tính nhân dân”, đã đem ra để chê bai, kết án những tác phẩm lãng mạn thời 1930-1945. Thế rồi suốt hơn nửa thế kỷ qua, bao thế hệ học sinh từ mái trường XHCN chui ra lại tiếp tục lải nhải những cụm từ đó. Trong mắt họ, hầu như bất cứ cái gì thiếu “tính Đảng”, thiếu “tính nhân dân”, không hồ hởi ca tụng Đảng và Nhà nước thì đều có thể dán cho những cái nhãn “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan” ... (...)

Sự hàm hồ của phương pháp  -  Hoàng Lan
[VĂN HỌC] ... Cảm hứng để HL viết bài này xuất phát từ sự trì trệ của thơ VN hiện nay, HL muốn tìm hiểu xem con đường thơ Việt đã trải qua là con đường thế nào, để có một cái nhìn vào tương lai. Tất nhiên đây là cái nhìn chủ quan của HL. Những nhà nghiên cứu, nhà thơ và bạn đọc khác sẽ có cái nhìn khác. Mỗi người chỉ có thể nhìn thấy một phía của chân lý... (...)

30.03.2010
Về chữ “CẤM” đối với người Việt  -  Liêu Thái
[VĂN HOÁ & CHÍNH TRỊ] ... Điều đáng sợ nhất chính là ở chỗ người Việt đã trở nên mất đề kháng với sự cấm đoán, họ mất khả năng dị ứng với chữ “CẤM” và xem nó như một phần cuộc sống của mình!... (...)

Khóc Hoàng Lan  -  Lâm Quang Thăn
[VĂN HỌC] ... Khóc Hoàng Lan là khóc cho cả nền giáo dục Việt Nam. Khóc tiễn đưa tang đầu óc trống rỗng mà ăn nói to tướng của các cây viết lách được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa vô cùng thân yêu. Khóc cho sự đọc lỗ mỗ, hiểu lôm côm, còn ăn nói thì to đại cồ... (...)

29.03.2010
Tóc xanh  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN CHỮ NGHĨA] ... Pháp, Mỹ là hai trường hợp duy nhất — trong đó màu xanh lam (bleu/blue) của râu “con yêu” và màu xanh lá (vert/green) của tóc đứa bé — làm biểu trưng cho cái ác và cái dị thường... ngược lại, màu tóc xanh của gái, trai Việt là dấu hiệu/dấu ấn của... tuổi trẻ và cái đẹp... (...)

Đôi lời với Hoàng Lan  -  Lê Công Thân
[VĂN HỌC] ... Xin nói ngay, bài “Thơ Việt, một hành trình chưa ngừng nghỉ” của Hoàng Lan là một mớ kết hợp hổ lốn của các ý tưởng trong giờ học văn dưới mái trường XHCN cộng với những thông tin chắp vá lôm côm lệch lạc về thơ Việt Nam nói riêng, văn học nói chung, và cái nhìn chủ quan rất thiên vị Bắc/Nam, trong nước/ngoài nước... (...)

27.03.2010
Thơ Việt, một hành trình chưa ngừng nghỉ  -  Hoàng Lan
[VĂN HỌC] ... Lướt qua một chút hành trình thơ Việt, ta có thể nhận ra điều gì? Đó là một tiến trình không ngừng nghỉ sáng tạo, một tiến trình đầy sức lực đi về phiá trước. Trong tiến trình ấy hiện lên những khuôn mặt rạng rỡ. Tuy vậy thơ Việt chưa có một nền thơ riêng. Cũng nhìn vào tiến trình ấy, tuy thơ Việt đã có những thành tựu, song thơ Việt luôn đi sau thơ thế giới... (...)

26.03.2010
Hoạ sĩ người Việt đầu tiên vào vòng chung kết của giải thưởng Archibald  -  Tôn Thất Thái Dương
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Lần đầu tiên có một hoạ sĩ người Việt được vào vòng chung kết của Archibald Prize, một trong những giải thưởng hội họa lớn nhất ở Úc. Năm nay, Archibald Prize 2010 có tổng cộng 849 tác phẩm dự thi. Trong số đó chỉ có 34 tác phẩm lọt vào vòng chung kết. Tác phẩm “Unleashed” của Nguyễn Khuê là một trong 34 tác phẩm đó... (...)

BOM chat*  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... BOM là một tác phẩm với kết cấu tương đối đặc biệt, cấu thành bởi 60m vuông gương vỡ vung vãi sơn đỏ trên bề mặt. Công trình nghệ thuật sắp đặt này (installation art) kéo dài đến hết 30/3/2010, mang lại cơ hội cho công chúng có những trải nghiệm [cũ/mới] với một khái niệm/đối tượng luôn ám ảnh con người về sức mạnh hủy diệt và/hoặc sự bùng nổ sáng tạo [cần thiết?/rồ dại?] của khoa học-nghệ thuật... (...)

25.03.2010
“Về nguồn”  -  Tôn Thất Thái Dương
[VĂN HOÁ] ... Tình cờ nhặt được một bức hình, bỗng nhớ ngay đến một truyện cực ngắn của Trần Tất Đạt, truyện “Về nguồn”, ... một ngụ ngôn chua chát dành cho những đầu óc dân tộc chủ nghĩa bảo thủ cực đoan... (...)

24.03.2010
Cách đây mấy chục năm, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã thuộc về Trung Quốc?  -  Người Sưu Tầm
[CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC] ... Ngày 2 tháng 9 năm 2009, tại một cuộc đấu giá của tập đoàn Sotheby ở London, có một sản vật rất hấp dẫn. Đó là một tấm bích chương của Trung Quốc, trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được khẳng định là thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc... (...)

22.03.2010
Sức sống mới  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Cái mốt thời thượng bây giờ là... thay da. Vâng ạ! Nhưng thay da thì tất nhiên cũng phải có... đổi dạ? Nếu cô siêu mẫu muốn có... làn da nâu, nếu cậu siêu phù thủy muốn có... làn da trâu, vậy thời các bác siêu đỉnh muốn có... làn da nào? (...)

21.03.2010
Sống và chết như Hữu Loan  -  Trà Đoá
[TƯỞNG NIỆM HỮU LOAN (1916-2010)] ... Vậy là ông đã ra đi, thọ 95 tuổi, một tuổi thọ cao hiếm có, nhất là đối với một cuộc đời đầy khổ nhọc như ông. Trước tiên ông là một thi sĩ, với bài thơ “Màu tím hoa sim” làm xúc động lòng người... Kế đến, ông là một kẻ sĩ đã tham gia nhóm “Nhân văn giai phẩm”. Và đặc biệt hơn, ông chưa bao giờ “quay đầu” với những gì ông đã chọn. Ông bị cả chế độ Cộng sản chèn ép, đe doạ, đoạ đầy... (...)

“Đám đông” trong nghệ thuật ý niệm của Lê Quảng Hà  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... Nhà phê bình nghệ thuật Bùi Như Hương từng so sánh hội hoạ Lê Quảng Hà với nhiều xu hướng/chủ nghĩa/phong cách khác nhau: biểu hiện, pop, siêu thực... Thực ra, theo tôi, bao trùm lên hành trình nghệ thuật của ông vẫn dứt khoát là lối thực hành nghệ thuật mang tính ý niệm... (...)

19.03.2010
Tin tặc và những thông tin bịa đặt về bản thân tôi  -  Hoàng Ngọc Diêu
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Điều quan trọng hơn hết mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: nếu những kẻ trộm cướp cứ tiếp tục trộm cướp và tung tin giả, để rồi những người lương thiện đâm ra nghi ngờ nhau và phải mất thì giờ để thanh minh không bao giờ dứt, thì quả là chúng ta đã rơi vào một trò chơi nguy hiểm của bọn vô đạo đức... (...)

18.03.2010
HIỆN DIỆT — nghệ thuật Lý Trần Quỳnh Giang  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI] ... nẩy lửa / u hoài / mắt thẳm / cuồng nộ // cốt xương / lột trơ / nhục cảm // oằn oại / hoài hoải / bàn tay / bàn tay... [Cảm tưởng của Phạm Long về cuộc triển lãm “The solitary world of Ly Tran Quynh Giang - 1974 cùng cái nền buồn ở đó” ] ... (...)

17.03.2010
Sản phẩm tưởng tượng  -  Hoàng Đại Dương
[VĂN CHƯƠNG & CUỘC SỐNG] ... Trong lời nói đầu của blog Mùa Biển Động, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã nói như vậy. Tuy là tưởng tượng, không đúng sự thật nhưng được in trên giấy trắng mực đen, sẽ đi vào lịch sử của văn học... Sáng nay tôi đọc chương 151, có một chi tiết nhỏ qua lời kể của nhân vật đại úy Thường về tay thiếu tá quận trưởng quận Diên Khánh khiến tôi bàng hoàng, run rẩy! Xin thưa: vị thiếu tá quận trưởng Diên Khánh ở thời điểm cuối cùng đó là cha của tôi!... (...)

16.03.2010
Trò lưu manh nhưng ngu xuẩn của bọn hacker  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Mấy hôm nay tin tức trên internet xôn xao về vụ “Hacker đưa thông tin cá nhân sai lạc về thành viên X-Café”. Tôi vẫn thường xuyên đọc X-Café, nhưng tôi không có liên quan gì đến hoạt động của trang web ấy. Tuy nhiên, những thông tin sai lạc ra về các thành viên X-Café lại có nhiều điều bịa đặt liên quan đến cá nhân tôi... (...)

14.03.2010
Đáng lẽ Việt Nam phải đứng thứ nhất trên toàn thế giới  -  Người Sưu Tầm
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Đặc biệt, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam độc lập-tự do-hạnh phúc được vinh dự đứng thứ nhì trên toàn thế giới! Thứ nhì về cái gì? Thứ nhì về số lượng những công dân bị giam cầm vì sử dụng internet cho tự do ngôn luận. Nước đứng thứ nhất là Trung Quốc, với 72 công dân bị giam cầm vì sử dụng internet cho tự do ngôn luận. Nước đứng thứ nhì là Việt Nam, với 17 công dân bị giam cầm vì sử dụng internet cho tự do ngôn luận. Nói đúng ra, Việt Nam đứng thứ nhì là quá vinh dự, nhưng khá oan, vì dân số chỉ bằng 1/15 của Trung Quốc. Nếu tính cho công bằng thì Việt Nam phải được đứng nhất, vượt xa đàn anh vĩ đại Trung Quốc ... (...)

12.03.2010
Từ lay tôi đã hết bùn...  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HOÁ... CHỮ] ... Đùa với nhau tí, chat chit với nhau tí chút trên mạng chứ có nàm thơ, xáng tác hay biểu diễn chữ nghĩa nơi công cộng thế lày đâu mà đã được các pác, các chú hớt hơ, hột hoảng, hậm hực, hầm hừ kêu váng cả giời “làm mất chong xáng của tiếng Việt...” (...)

11.03.2010
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên...  -  Lê Ban Mai
[MỸ THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... TIẾN NHANH, TIẾN MẠNH, TIẾN VỮNG CHẮC LÊN... LÊN CHỖ NÀO?... (...)

Có ai nghe kể hình... khôoong...!  -  Vương Văn Quang
[VĂN HOÁ... CHỮ] ... Thấy nhà thơ Trung Wân có series photo máu wá, em cũng lục tung cái còm pú tè nhà em để tìm hình, nhưng tìm mãi chả thấy. Em thì chả có cả series như thía, mà chỉ có độc một cái, chụp cách đây ba năm, nhân dịp ra Thủ Đô (cũng vào dịp Xuân về) nhưng đảm bảo ai xem cũng không thể bùn, may ra có bùn cười vãi fart thì có. Nhưng có hình khoe hình, chứ đời thủa nào đi... kể hình bao rờ?... (...)

10.03.2010
Chị em ta & Ngày phụ nữ thế giới  -  Nguyễn Thị Sương
[XÃ HỘI HÔM NAY] ... Nhân Ngày phụ nữ Thế Giới hôm thứ Hai mồng 8 tháng 3 năm 2010, Sương tui xin mạn phép lựa chọn trình làng ba mẫu “đàn bà nước Nam” đương đại mà Sương tui nghĩ là nếu chưa “tiêu biểu” thì chí ít cũng “lộ liễu” nhất vì sự tương phản như trắng với đen... (...)

Bùn roài!  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HOÁ... CHỮ] ... Bùn! Bùn roài!Bùn qwé! Bùn thảm thít... Bèn lục ảnh ra coi. Chẳng biết ai chụp nhưng ai đó đã gửi kẻ hèn này với lời nhắn nhủ “coi cho đỡ bùn!” Coi rồi,cười rồi mà vẫn chưa hết bùn. Là seo? Ai bít? Xin trả lời cho kẻ đang bùn quá xá quà xa này... (...)

09.03.2010
Đáp lời tôn huynh Nguyễn Tôn Hiệt  -  Văn Bo
[CHUYỆN CHỮ] ... Tại hạ từng cùng thế hệ của mình có một thời cứ mỗi sớm mai mở mắt ra là đã bị hành hạ thậm tệ vì những câu : ... đánh thắng thực dân Pháp, đánh bại đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai - dân quân gái - địch nống ra - ta trụ lại - khẩn trương - tích cực - động viên - cực kỳ to lớn - hết sức vĩ đại - vô cùng oanh liệt - ... trong khi bụng đói miệng khát... Rồi gần đây nữa lại khổ vì những “bức xúc”, “băn khoăn”, “trăn trở”, “đồng thuận”, “chia sẻ” và “nhạy cảm”,... Nên từ đó tại hạ thấy cứ thấy có gì liên quan đến phát minh về câu chữ là kinh hãi vô cùng. Âu cũng là chứng “kinh cung chi điểu”... (...)

Ngón tay nhúng chàm  -  Nguyễn Đăng Thường
[DÂN CHỦ] ... ơi xinh thay cái ngón tay dân chủ / của người iraq nhúng vào lọ mực tím / rồi hãnh diện đưa cao lên trước mặt mình / sau khi đã đút lá phiếu tự do vào thùng phiếu / ha, trông người lại nghĩ đến ta... (...)

Khi chạy theo “lề phải”, thì Tả là Diarrhea  -  Ðặng Thanh Tứ
[CHUYỆN TRÍ THỨC] ... Tự xem mình là “trí thức khuynh tả” nhưng giọng điệu của anh ta rặt theo “lề phải”. Khi tôi nêu lên những hiện tượng bất công, bạo ngược, tham nhũng trắng trợn của chế độ, thì anh ta ra sức biện hộ. Anh ta tỏ vẻ khó chịu với những ý kiến thuộc “lề trái”... Tôi nghĩ chữ “tả” có lẽ đã biến nghĩa. Hồi xưa, “tả” là đứng ở “lề trái”, là “Left”. Bây giờ, “tả” là đứng ở “lề phải”, là... “Diarrhea”. Thối hoăng... (...)

08.03.2010
Hiểu nhầm, thì cũng vui thôi mà...  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN XÃ HỘI] ... Thưa văn hữu Trà Đoá, quả tình tại hạ hoàn toàn không có ý chỉ trích văn hữu bất cứ điều gì. Nếu văn hữu hiểu nhầm thì do tại hạ viết lách, trình bày vấn đề vụng về. Chân thành xin lỗi về sự vụng ấy. Đám khoác áo Khổng Tử ấy văn hữu cũng như tại hạ nhìn đâu chẳng thấy, có khó chi mà không nhận ra... (...)

Vài lời thưa lại cùng Đỗ tiên sinh  -  Trà Đoá
[CHUYỆN XÃ HỘI] ... Có vẻ vấn đề sex trong xã hội Việt Nam, mà nhất là trong giới “elite”, giống như hiện tượng “sình bụng khó tiêu”, lâu lâu nó “xì” ra một mớ nghe thúi quắc. Hay nói cho văn vẻ một chút là: sex khoác bộ mặt đạo mạo. Áo mão Khổng giáo đã trả lại cho Tàu hoặc đã đốt hết rồi. Bây giờ quan chức mặc loại áo mão kiểu mới. Loại áo mới này cũng tỏ ra không muốn kém cạnh áo của Khổng giáo, nhưng nó cũng không thể che nổi cái bụng sình đã lâu ngày, và càng ngày càng to hơn như muốn sắp vỡ... (...)

Một chút về chữ  -  Vương Văn Quang
[CHUYỆN CHỮ] ... Họ, những nhà thơ nhà văn là những kẻ làm ra chữ chứ không phải những tay mặt chuột ngồi tháp ngà nói ba lăng nhăng chuyện tầm phào. Và với hành trình tư tưởng của loài người, chữ luôn là kẻ đi trước một bước. Hoan hô chữ, dù thanh dù tục dù lục đục dù ấm ớ hội tề... (...)

07.03.2010
Bà đầm xoè và ác mộng ngày trở về  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Tượng Nữ Thần Tự Do dù Disneyland hay Vietland có vẫn hơn không. Tuy nhiên, chắc bạn cũng phải đồng ý rằng Bụt chỉ thiêng nếu có người sùng bái. Nếu chuyện đó mà xảy ra với tượng Nữ Thần Tự Do đặt bất cứ ở chỗ/nơi nào tại Việt Nam thì chắc chắn sẽ có “vấn đề” ngay lập tức... (...)

Dân chủ, tự do và nhân quyền là cái quái gì...  -  Lê Ban Mai
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Cần đưa môn chính trị học vào chương trình đào tạo đại học và cao đẳng” của Trần Chí Mỹ, trên Tạp chí Cộng sản số 19 (163) năm 2008, có một câu rất... hấp dẫn: Các khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “nhân quyền” đang trở thành chiêu bài của những thế lực có âm mưu bành trướng can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác. Nghĩa là gì? Nghĩa là Việt Nam không cần các khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “nhân quyền”. Những ai đem các khái niệm ấy ra mà bàn bạc về tình hình đất nước Việt Nam thì bị xem là “có âm mưu bành trướng can thiệp vào công việc nội bộ” của Việt Nam... (...)

Lại vui tí thôi mà...  -  Ðỗ Trung Quân
[CHUYỆN XÃ HỘI] ... Cái “nhất, nhất, nhất...” ấy thật ra tại hạ thấy đâu có ai ngại nói. Trên các trang quảng cáo vẫn thấy đấy chứ: “... Một người khoẻ hai người vui...” (...)

06.03.2010
Nhất, nhất, nhất...  -  Trà Đoá
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Đây không chỉ là ước mơ của các cá nhân mà nó đã trở thành nỗi niềm chung của các quan từ lớn chí nhỏ, của mấy anh nhà giàu mới nổi, của lớp thanh niên mới lớn, của những rường cột quốc gia,... của một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến. Nó là nhất, nhất, nhất... Và cái được gọi là “đạo đức xã hội” ở Việt Nam hiện nay, cũng được “giấu” vào chỗ này nhiều... nhất... (...)

“Bà đầm xoè” tái xuất hiện ở Việt Nam  -  Trần Kh.
[NGHỆ THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Thì ta cứ (tạm thời) hy vọng là “gia chủ” của “Bà đầm xòe” này sẽ không bị các “đầy tớ nhân dân” mời xuống bót “làm việc” như ông Thường lo lắng, mà “Bà đầm xoè” này sẽ được yên vị lâu dài, mặc dù với lần tái xuất hiện này, dường như Bà mang màu sắc Disneyland nhiều hơn, chứ không phải với cái ý (vinh danh Nữ Thần) như ông Thường mong muốn... (...)

05.03.2010
Ác Mộng  -  Hoàng Đại Dương
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Ngủ. Mơ: Thấy ngồi computer, lạc vào trang blog của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Là người khách thứ một tỷ, trúng được một điều ước. Điền tên họ, địa chỉ email và một điều ước như sau, gửi đi... (...)

Hành trình của “Bà đầm xoè”  -  Ðỗ Huân
[NGHỆ THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Câu chuyện “Bà đầm xoè” cho ta bao suy nghĩ và gợi mở. Ẩn sau số phận bức tượng - một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm văn hoá, người ta thấy nhiều thứ: sự cưỡng bức, sự cố chấp, sự nông cạn, những xung đột văn hoá, và cả những âm mưu, toan tính cá nhân và chính trị. Tuy nhiên có một thứ mà ta không thấy đó là sự giao lưu văn hoá tinh khiết và đúng nghĩa. Những hạn chế lịch sử, những lỗi lầm là những bài học dành cho cả người trao và người nhận... (...)

04.03.2010
Diệu Thủ Thư Sinh và Lăng Ba Vi Bộ  -  Ðỗ Trung Quân
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Đầu năm, nghe thở than: Đào tạo trí thức trẻ thế nào mà chưa chi đã khởi đầu sự nghiệp bằng trò trộm đạo. Nghiên cứu thì đạo văn. Kiến trúc, hội họa, điêu khắc thì đạo ý tưởng. Sân khấu điện ảnh thì đạo kịch bản. Nhạc sĩ thì đạo nhạc... Trò này của tay Diệu Thủ Thư Sinh (trong truyện chưởng Kim Dung) nay khối kẻ đang lấy ông ta làm “Tổ Nghề”... (...)

03.03.2010
Xin làm ơn tiếp tục phát minh chữ  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHUYỆN CHỮ] ... Chữ “đạo văn” 盜文 không phải do người Việt ta “phát minh chữ” mà chính là chữ dùng đúng theo Hán tự. “Đạo văn” 盜文 có nghĩa là “ăn trộm văn”. Người Trung Hoa dùng chữ này rất thông thường. Hãy thử đưa chữ “盜文” vào google.com là sẽ thấy hiện ra hàng ngàn trang web dùng chữ này. Người Trung Hoa còn dùng chữ 盜文者 (đạo văn giả) để gọi “kẻ đạo văn”... (...)

02.03.2010
Hàng ngàn người trần truồng kéo đến trước Nhà Hát Lớn...  -  Người Sưu Tầm
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Cái gì? Nói đùa hả? Điên cả rồi à? Làm gì mà có cái chuyện như thế? Có. Có chứ. Nhưng không, không phải là... Ôi, không. Không phải là... [Xin lưu ý: có hình khoả thân] (...)

Xin làm ơn đừng phát minh chữ  -  Văn Bo
[CHUYỆN CHỮ] ... Hồi nhỏ, đọc Nguyễn Tuân, người ta tán: Trong bài tả mùa gặt, ông Nguyễn đã nghĩ ra rất nhiều chữ “vàng” như “vàng hươm”, “vàng rộm”, vàng... gì đó nữa không nhớ... Thật là tài tình. Sau này tỉnh ra, nghĩ : Sao ông ấy phải khổ thế nhỉ? Đã có đầy các thứ “vàng” rất hay, rất chính xác (vàng tươi, vàng úa, vàng chóe, vàng hoe, vàng óng, vàng cháy, vàng thổ, vàng khè, vàng vàng...) đủ cho mọi thứ, mọi trường hợp, làm sao phải phịa thêm “vàng” nữa, để rồi chắc gì người đời nhớ đến và công nhận... (...)

01.03.2010
Về đây mà... hoà giải...  -  Lê Ban Mai
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... VỀ ĐÂY NGHE EM... VỀ ĐÂY NGHE EM... VỀ ĐÂY MÀ... HOÀ GIẢI... (...)

Đốt nhang và thắp hương  -  Nguyễn Đăng Thường
[GIAI THOẠI BỊA] ... cực khổ riết rồi cũng quen / ta đã nghe câu nói đó / biết bao lần rồi hồi còn nhỏ // dân tộc anh hùng té ra / cũng là một dân tộc giỏi / nhịn nhục cúi đầu và cam phận... (...)

Giai thoại văn chương tiểu lục  -  Hồ Minh Hữu
[GIAI THOẠI BỊA] ... Lại còn chuyện thắp hương nữa! Mátxcơva năm 1973 mà giống như chợ Đồng Xuân thời kinh tế thị trường bây giờ, muốn mua hương thắp lúc nào thì có ngay lúc ấy! Xin các “đồng chí” từng sống lâu ở Nga làm ơn cho biết năm 1973 nếu muốn có một bó nhang tại “nghĩa trang danh nhân thế giới ở Mátxcơva” thì phải mua ở chỗ nào? Hay là khi đi Liên Xô, Nguyễn Tuân lén lận lưng mang theo một bó nhang?... (...)

Thân phận “vấn đề lục bát”  -  Inrasara
[CHUYỆN THƠ] ... Vậy đó! Tương quan lục bát Việt - Chăm đã đặt ra một cách khoa học từ khá lâu (1992), ít nhiều gây chú í đến giới chuyên môn, trong đó không ít vị lên tiếng tán đồng. Trần Quốc Vượng là một trong những (2000). Nhưng mãi khi Tiền phong cuối tuần số Xuân 2010 in bài viết ngắn: “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”, nó mới đánh động dư luận. Nói thế, vì ngay trên tạp chí Thơ số tháng 9-2007, vẫn có tác giả cả quyết “lục bát, song thất lục bát... là bản sắc độc đáo riêng của người Việt ta”... (...)

28.02.2010
Tương lai phồn thịnh...  -  Lê Ban Mai
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... TƯƠNG LAI PHỒN THỊNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA... (...)

Vui thôi mà  -  Ðỗ Trung Quân
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Nhân nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trao đổi về “song thoại” và “ăn chữ” với nhà nghiên cứu phê bình Inrasara — vấn đề này tôi ngoại cuộc, nhưng thấy anh Nguyễn Hữu Hồng Minh có nhắc “vấn đề của văn chương hình như không phải chỉ dừng lại ở ‘lập biên bản’, thổi còi xác định ai là người làm đầu tiên…” —, tôi nhớ đến bài viết của anh Inrasara “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”... (...)

27.02.2010
Từ “song thoại” đến “ăn chữ”  -  Nguyễn Hữu Hồng Minh
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Trên Tiền Vệ vừa qua nhà thơ Inrasara có viết bài đại ý nói tôi lấy hai chữ “song thoại” từ Phạm Công Thiện (?) và “ăn chữ” của... dân tộc Chăm (!?). Xin thưa lại với anh mấy điều như sau: “Song thoại” là hai chữ bình thường... Ăn chữ: Vốn là tên một truyện ngắn của tôi... Tôi chưa bao giờ đọc một tiểu luận nào của anh Inrasara viết về xung quanh chuyện “ăn chữ” này của dân tộc anh... (...)

26.02.2010
Từ “tịch điền” tới “tịch cù”, “tịch hải” và “tịch đàm”  -  Lê Công Thân
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Nếu thật thế thì thay vì đi cày ruộng, ông chủ tịch nên vác cày tới các sân cù (chơi golf), phá sân cù làm ruộng, vì lẽ Việt Nam có tỷ lệ sân cù cao nhất thế giới, mà nông dân lại thiếu ruộng cày. Tạm gọi đó là lễ “tịch cù”... (...)

chia buồn cùng các anh  -  Phan Xuân Sinh
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... ai đứng về phía nhân dân đều mang tội? / thì đất nước nầy còn sống với ai? / cái thời mà lương tâm ném vào sọt rác / đạo đức chỉ là trò hề / công lý dành cho quyền lực / thì chỉ còn biết chia buồn cùng các anh / những con người / đã làm tròn bổn phận làm người của mình... (...)

25.02.2010
Tinh thần dân tộc học rất rõ nét!  -  Lê Công Thân
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Ảnh này thì “được khẳng định là không hề dung tục” (phải không ông Lê Cường?). Trông giống như các cô thời bây giờ đang “khoe hàng” cho các đại gia Hàn quốc chọn lựa!... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân] (...)

Vua Triết chúa Dũng tự sướng  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... năm Canh Dần / sẽ thêm lấn cấn / vì cọp không được ăn trâu / nhưng đại gia cá sấu / thì vẫn đớp bồ câu quay dồn thịt cô dâu hàn / vua chúa ngụy triều Ba Đình cộng sản / lại bày thêm cái trò gấu chó xơi trầu / bịp bợm khoác lác với áo nâu quần nâu / giày ngoại bóng loáng ra cày ruộng khô... (...)

24.02.2010
Diễn viên xuất sắc nhất năm 2010  -  Tư Cầu Mống
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Diễn viên chính đã mặc đồ complê Tây cùng đoàn tùy tùng tới hiện trường là một cái sân đất bằng phẳng (chớ không phải là một đám ruộng bùn lầy!). Sau đó, diễn viên chính đã mặc trang phục quần áo nâu, vẫn còn mang nguyên giày da bóng nhoáng (hàng ngoại), đóng vở tuồng cày trên sân đất (cho khỏi dơ chân!)... (...)

23.02.2010
Cú chụp mũ quá tệ mà lại thành ra quá ngoạn mục!  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Hôm nay (22.2.2010) trên trang Tin Văn của Nguyễn Quốc Trụ có một cú chụp mũ quá tệ, nhưng nhờ cái dốt của kẻ chụp mũ nên cú chụp mũ thành ra quá ngoạn mục!... (...)

Không đề hậu hiện đại  -  Inrasara
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Phùng Thành Chủng: “không biết phải thưa lại với anh (Inrasara) như thế nào”. Chuyện không khó xử đâu. Nêu được như vậy thì hay lắm, và cám ơn anh nữa, bởi đã góp một nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Sau này nếu có độc giả hay nhà văn nào bổ sung thêm càng tốt. “Ăn chữ” sẽ được nối dài ra đến... vô tận... (...)

Quê hương con trâu  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Nhìn các vết rằn ri, các đốm xanh đỏ tím vàng đen nâu trắng trên mình con trâu, tôi liên tưởng đến các thắng cảnh du lịch nghỉ hè, nhà hàng nổi, khách sạn năm sao, sân gôn cỏ nhập khẩu, hoa hậu chân dài vú to, trên cơ thể của đất nước Việt hôm nay... (...)

22.02.2010
Xin gửi đến anh Trần Tiến Dũng, nhân bài “Thầy tôi...”  -  Hoàng Đại Dương
[TÌNH THẦY TRÒ] ... Tôi chỉ là một đứa học trò nhỏ trong ngàn đứa học trò của thầy. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, nhờ bài viết của anh, tôi hiểu thêm một chút bên trong của người thầy khả kính năm xưa. Mừng, xin cảm ơn anh rất nhiều... (...)

Về hai từ “Ăn chữ”  -  Phùng Thành Chủng
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... nhà thơ Inrasara cho rằng “Ăn chữ” là từ đặc biệt của dân tộc Chăm... vậy tôi không biết phải thưa lại với anh như thế nào, khi trước anh và Trà Vigia ít nhất là 6 năm, tôi đã sử dụng cụm từ: “Ăn chữ” làm “tít” cho một truyện ngụ ngôn của mình... (...)

Tấm thân giải phóng  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... ... gọi nắng mà phải khỏa thân / nhìn vừa thấy vú thấy chân liễu bồ / chụp hình được trả mấy đô... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân] (...)

Cặp ảnh nghệ thuật  -  Nguyễn Thị Sương
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Gởi chị Trịnh Thanh Thủy cặp ảnh nghệ thuật... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân] (...)

Vẽ trâu thành cọp  -  Phạm Vui
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... tất nhiên vẽ trâu cộng hoà thành / cọp nanh / khó hơn vẽ cọp cộng sản thành / trâu lành... (...)

21.02.2010
Tấm thân bị trị  -  Bắc Phong
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... vấn khăn mà lại ở truồng / nhìn vừa chua xót vừa thương thế nào / chụp hình được trả mấy hào / tấm thân bị trị dưới trào thực dân... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân] (...)

Cặp ảnh “nghệ thuật”  -  Trịnh Thanh Thủy
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Tặng chị Nguyễn Thị Sương cặp ảnh “nghệ thuật”... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân] (...)

Nữ Thần Tự Do xuất hiện tại Hà Nội!  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT & TỰ DO] ... Sáu họa phẩm biểu hiện của họa sĩ Lê Quảng Hà có sự hiện diện diệu kỳ của Nữ Thần Tự Do Việt Nam rất thú vị và rất thi vị... (...)

Nữ Thần Tự Do đã tái xuất tại Hà Nội?  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT & TỰ DO] ... Không hề tưởng tượng, cũng không ở Sài Gòn, mà tại Hà Nội, một Nữ Thần Tự Do đã thực xuất hiện, trở đi trở lại tới 6 lần trong hội họa của họa sĩ Lê Quảng Hà. Và rồi thể nào ư?... (...)

Phật tổ là... “bà đầm xoè”!!?  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Ôi, cách mạng giải phóng đã... giải phóng Nữ Thần Tự Do. Khai Sáng đã trở thành... Huyền Bí. Nếu như Nữ Thần Tự Do đã thực sự “nhập” vào Phật Tổ thì cũng... hay nhỉ. Chỉ tiếc rằng hiện nay hầu hết các chùa chiền trong nước - nhất là các ngôi chùa “danh lam” - không còn là nguồn sáng giác ngộ siêu thoát, mà là những trung tâm du lịch... (...)

Màu của Tự Do!  -  Nguyễn Thị Sương
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Sau đây là vài món hàng tự do để quý bạn tự do lựa chọn!... (...)

Thú vị, thiết thực, lợi ích  -  Phạm Vui
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Cám ơn Mai Anh Vũ đã cho link về “Bà Đầm Xoè” - Nữ Thần Tự Do. Rất thú vị, thiết thực, hữu ích... (...)

19.02.2010
Tượng Nữ Thần Tự Do ở Hà Nội  -  Mai Anh Vũ
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Sáng kiến của Nguyễn Đăng Thường và Phạm Vui về việc tôn vinh Nữ Thần Tự Do ở Việt Nam là rất thú vị và thiết thực. Tuy nhiên, có một thực tế cũng rất đỗi ngộ nghĩnh là: Việt Nam đã từng là một trong ba nước trên thế giới có đặt tượng đài Nữ Thần Tự Do, mà dân gian quen gọi là Bà Đầm Xoè... (...)

“Tản mạn” [hay “tạp cảm”] về mượn  -  Inrasara
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)

Hãy viết to hai chữ Tự Do  -  Phạm Vui
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... - viết, xịt các chữ Tự Do, Dân Chủ khắp cả: tường, cây, bảng đen, xe buýt, ô-tô... - mặc áo thun in hình Nữ thần Tự Do với hai chữ Tự Do, Dân Chủ, khẩu hiệu của Hồ Chí Minh nếu cần; mang xách tay, túi vải in hình Nữ thần Tự Do... Nữ sinh, các cô, các bà đeo dây chuyền Tự Do, Dân Chủ, Nữ thần Tự Do, như đeo tượng Phật, thánh giá... (...)

17.02.2010
Đỉnh cao trí tuệ  -  Lâm Quang Thăn
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)

16.02.2010
Tự do và... “văn hoá”  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Đầu năm, người Hà Nội mua muối để cả năm cuộc đời được thêm... mặn mà. Đầu năm, người Hà Nội bẻ lộc / hái lá để cả năm tha hồ mà thu thập... đô la. Đầu năm, người Hà Nội đi chùa cúng vái để cả năm được đại... phát tài. Ôi đẹp thay! Những nét “văn hoá” Thăng Long “cổ truyền” đang được... hồi sinh để tạo “căn cước văn hoá” cho dân tộc Việt... (...)

15.02.2010
Chú ổ và Bác ồ  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Mỗi năm lúc đào nở / Sợ thấy ông đồ già / Phơi bày cái của nợ / Trên mạng lưới thơ ca // Khi chậu cúc vàng héo / Ngại thấy đứa bé nghèo / Bươn bả trong đám đông / Bán tuổi thơ kiếm sống // Ông đồ và đứa bé / Bóng tím in vỉa hè... (...)

Xả xui đầu năm Hổ giấy  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN THƠ] ... Chèng đéc toi đâm ôi! Năm con Hổ chưa xuất hành đã xui! Chiều cuối năm lướt cái mạng Tiền Vệ hải ngoại, đụng ngay sự cố va quẹt văn chương Ngô Hương Giang to đùng. Sợ xui xẻo năm cùng tháng tận, Lâm Quang Thăn tôi mới tính chuyện về quê đón Tết lấy hên. Ai dè sáng sớm, mở mắt đã thấy chình ình trên Văn chương Việt “bài thơ xông đất” của thi sĩ đầu não nhà văn trẻ Sài Gòn Trương Nam Hương... (...)

Ảnh “nude” nghệ thuật... không khiêu dâm!  -  Nguyễn Thị Sương
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Nhân vụ bà Thủy và ông Hỏa - í xin lỗi - ông Thường hồ hởi “hỏa tinh thủy tinh” mí nhau trên Tiền Vệ, và cũng noi gương độc giả Lý Liên (cám ơn nhé), Sương tui cũng có tung lưới lên mạng in tờ nết trong nước và chộp được hai cái ành “nude” (sic) nghệ thuật rất ư là chả kích dâm... (...)

14.02.2010
Hãy trả lại cho Nguyễn Hưng Quốc...  -  Phạm Vui
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)

Bưu thiếp thiếu nữ Bắc Kỳ khoả thân  -  Lý Liên
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Nhân việc đối thoại giữa Trịnh Thanh Thuỷ và Nguyễn Đăng Thường, tôi xin được cung cấp thêm một tấm ảnh bán khoả thân của một thiếu nữ Tonkin do thực dân Pháp chụp. Bức ảnh được thực hiện trong studio và không có sự vạch yếm hay tốc váy gì cả mà chỉ đơn giản là người mẫu không mặc áo, tức cởi trần... (...)

Coi hát bộ trên mạng  -  Nguyễn Thị Sương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Coi mấy cái hình tét ni cô lo “Hàng nghìn người TP HCM dâng bánh tét cúng vua Hùng”, Thị Sương tui xin có vài théc méc: - mỗi năm chỉ cho Vua xơi một lần thì chắc cả năm Vua phải đói meo? - trong thời “đánh Mỹ kíu nước” chắc các Vua Hùng liếm lá gói bánh của dân Mỹ-Ngụy Sài Gòn?... (...)

13.02.2010
Ngô Hương Giang, hành động đạo văn & những phản ứng kỳ lạ  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)

Nhà thơ thì muôn năm bệnh chủ quan  -  Lâm Quang Thăn
[CHUYỆN THƠ] ... Trên website Văn chương Việt chấm Ọc, Trần Mạnh Hảo tuyên rất bự (xứng đáng cho vào văn học sử) rằng tập thơ Đừng múc cạn nỗi buồn của nhà thơ nữ Ánh Huỳnh là hay nhất của thơ Việt Nam từ 1975 đến nay! Tuyên vậy thôi, chứng minh và phân tích cho đời thấy thì NON, NO, NỌ. Cái bự này đã làm Ánh Huỳnh hiền lành, tài hoa liểng xiểng... (...)

Ảnh khoả thân và... “tinh thần dân tộc học rất rõ nét”!  -  Trịnh Thanh Thủy
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Sự dàn dựng đã biểu lộ rõ trong các tấm ảnh, tư thế ngồi không phải tư thế của một người phụ nữ VN truyền thống xưa. Việc vạch áo yếm để chụp không phải xây dựng trên tinh thần dân tộc học... (...)

12.02.2010
Chùm vú phẫn nộ  -  Nguyễn Thị Sương
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... “những mưu đồ chính trị gian trá” của đế quốc và thực dân? Nếu nghĩ vậy thì bạn hãy mau mau... mà giương cao ngọn cờ “chùm vú phẫn nộ” để giải phóng bọn nô lệ đáng thương!... (...)

11.02.2010
Ngắm từ đầu Hổ tới đít Trâu, buồn vui và hy vọng  -  Vương Văn Quang
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghĩ về năm con Trâu, những câu chuyện đậm tính... trâu, thứ trâu làm tôi mọi cho loài chó chứ không phải giống trâu làm tôi tớ cho loài người, nhưng trước khi điểm mặt những sự việc, hiện tượng, mà tính chất “làm thân trâu ngựa cho loài chó dê” rất chi nổi bật, ta hãy cùng nói qua về thì tương lai. Năm mới. Năm 2010. Năm Thủ đô Hà Nội - Thăng Long tròn 1000 tuổi. Năm Dần... (...)

Về một bài viết kết án muộn màng thực dân Pháp trên Talawas Blog  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Thành thật mà nói, tôi rất ngại “tranh cãi” chỉ bởi cái lẽ rất giản dị là đa số những kẻ tham dự không “tranh” nhau để nghe mà chỉ “tranh” nhau để cãi. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng phải ráng “lên tiếng” vì thiển nghĩ của tôi là bài viết “Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ” của tác giả Trịnh Thanh Thủy đăng trên Talawas Blog ngày 10.02.2010 chẳng những không hay ho, không bổ ích mà lại còn có thể gây ra những ngộ nhận tai hại đáng tiếc... (...)

10.02.2010
Ông tiến sĩ luật sư Nguyễn Hữu Liêm và ông Bá Cò cắt tóc gội đầu  -  Vương Văn Quang
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ông Bá Cò là người thân của tôi, ông là sản phẩm của não bộ tôi. Nhưng thực lòng, não tôi chẳng là cái đinh gỉ, nếu môi trường tôi sống, khí quyển tôi ở trong, không có những điều kiện hay chất xúc tác khiến não tôi nẩy sinh một ông thợ cắt tóc có tên Bá Cò. Ông tiến sĩ luật sư Nguyễn Hữu Liêm thì khác hẳn, bởi ông là người thật chăm phần chăm... (...)

09.02.2010
Lại... giả cầy!  -  Nguyễn Thị Sương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mèn đét ơi. / Lại thêm một món nhậu lai rai / cho cái quán bia ôm Ba Đình: / gà tây (già) giả cầy ta (sồn sồn). // Gà rừng Phú Lang Sa tuy dai nhách / nhưng vì hiếm quí nên chỉ dành riêng / cho các đấng đồng chí có nanh chồn... (...)

Châm biếm, nói khía, chọc quê  -  Phạm Vui
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Cám ơn bạn Lê Phương Cảo đã góp ý/ lưu ý tôi về bài viết có tính cách châm biếm, nói khía để chọc quê của Lâm Quang Thăn. Nếu như đã ngộ nhận tôi thành thật xin lỗi tác giả... (...)

08.02.2010
Dưới mắt của một người “sang cả” thì ai cũng “thiếu văn hóa”...!  -  Lê Công Thân
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Trước đây, đối với nhóm Mở Miệng, ông Chân Phương cũng đã trèo lên ghế xalông cao sang, sạch sẽ mà chễm chệ chê trách họ là “phi văn hóa”, “quậy phá”, “bôi bẩn”, “vô chính phủ”... (...)

Cái đuôi trâu thực dân và mâm giỗ thấy thèm  -  Bùi Quảng Nôm
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Ở trong xứ mù thì thằng chột làm vua, âu cũng là “đầu gà”. Trong xứ sáng mắt thì dù sáng hai mắt nhưng sáng “chưa tới” thì cũng chỉ là những cái “đuôi trâu”. Nhưng: “Đuôi trâu không bằng đầu gà”, nghĩ thật ức! Thế là đuôi trâu phải vung vẩy, nghĩ ra trò gì để chứng tỏ thân phận của mình: đầu gà sá gì, loe hoe mấy chữ, đuôi trâu ta đây mới là... (...)

Nói khía bị hiểu thành nói hùa  -  Lê Phương Cảo
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Đọc bài “Lạy thầy ạ!” tôi thấy có lẽ Phạm Vui hơi quá nóng nảy nên hiểu lầm Lâm Quang Thăn. Cái giọng văn của Lâm Quang Thăn là giọng châm biếm, nói khía, không phải là giọng tán tụng... (...)

Hai điều góp ý  -  Hoàng Đại Dương
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... 1. Về bài của anh Lâm Quang Thăn: Trong phần ý kiến trên Damau, Chân Phương có nói rằng ông ta sẽ tịnh khẩu trong vòng ba ngày, sau đó sẽ “hạ hồi phân giải”. Xin hãy kiên nhẫn chờ xem ý kiến của ông ta ra sao... 2. Về hình minh họa trong thơ của anh Nguyễn Quốc Chánh: Cách đây không lâu, ngồi nhà, tôi bấm vào link, đọc bài thơ “Lòi định mệnh [1]” của anh. Thú thật, tôi đóng lại không kịp vì tấm hình khỏa thân của anh ta chình ình trên monitor... (...)

06.02.2010
Khi Việt kiều da trắng giúp Việt Nam “thay máu mới”  -  Nguyễn Nguyên Chi
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Lẽ dĩ nhiên Chân Phương có quyền tự cho mình chính là một trong những “ngòi bút VN trưởng thành tại Hoa Kỳ am hiểu sinh hoạt học thuật tư tưởng Mỹ sẽ phát hiện và giới thiệu thường xuyên các văn bản giá trị”. Nhưng cái câu “để thay máu mới và thêm dưỡng khí cho đời sống tinh thần của một dân tộc đang cần vươn lên học hỏi thế giới” là một câu trịch thượng và đầy xúc phạm... (...)

Lạy thầy ạ!  -  Phạm Vui
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa mãi võ đầu hẻm cuối xóm dưng không lại muốn hâm nóng lại một cuộc tranh cãi đã nguội lạnh với mục đích gì? Tại sao lại căm thù thơ tân hình thức Việt và chủ nghĩa hậu hiện đại đến thế kia nhỉ? Vì không muốn thơ ca văn chương nghệ thuật của ta tách khỏi những lối mòn cũ? Vì mặc cảm với nhóm Mở Miệng? Vì thơ “cách tân chửi bới vu vơ” của mình không có độc giả?... (...)

05.02.2010
Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ từ chối kiểm duyệt  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ hiện đang sống tại Sài Gòn, một trong những người đi tiên phong trong việc quyết định từ chối kiểm duyệt để tự xuất bản và tự phát hành tác phẩm của mình... Đi trước nhà xuất bản Giấy Vụn và Cửa là Nguyễn Quốc Chánh với tập thơ Của căn cước ẩn dụ vào năm 2001. Nếu bạn chưa đọc tập thơ thì, tôi nghĩ, ít nhất bạn cũng nên đọc “Lời nói đầu” trong tập thơ ấy. Đó là một bài viết hay. Hay một cách mạnh mẽ và hùng hồn như một thứ tuyên ngôn của người cầm bút... (...)

Mù, chột & sáng (mắt sáng lòng)  -  Lâm Quang Thăn
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Chuyện mù, chột & sáng ở đâu cũng đầy ra. Chuyện vua, thường dân & hay phó thường dân cũng vậy. Tây với Ta. Việt Nam không là ngoại lệ. Nam hay nữ, già hay trẻ, Bắc hay Nam, và... trong nước hay hải ngoại. Sáng thì cực hiếm (nên, và quý), chột thì in ít, còn mù thì vô số kể. Đồng bào tin tôi đi. Có nhân chứng vật chứng hẳn hoi nè... (...)

04.02.2010
Phương thật mà chả... thà?  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Vào trang web văn học da thuộc không bơi giếng chiều mưa nọ kia / Bé bự Sương tui thấy có một ông thơ thẩn sính kết án vĩ cầm kia nọ / Kéo giây tơ câm chuyển thanh một bài tiểu luận lăng nhăng nọ kia / Mong hạ bệ trễ nãi một cái chủ nghĩa văn học lừng danh tiếng kia nọ... (...)

01.02.2010
Cà chua & khoai tây  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có một sự lai ghép “khác loài” mới xảy ra mà nhà báo Greg Rushford gọi bằng cái tên rất mĩ miều là “những người cộng sản thân hữu”. Đó là câu chuyện liên quan đến vụ án của các nhân vật đấu tranh dân chủ ở Việt Nam: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung... (...)

Đố mà dám không trao giải!  -  Ðỗ Trung Quân
[VĂN HỌC & GIẢI THƯỞNG] ... Bó tay! Thơ của ông cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu trưởng ban Tư tưởng VHTT, cựu bộ trưởng VHTT. Dám không trao giải không các pác văn nghệ cố đô?... (...)

Bầu chọn hoa hậu: Thúy Vân, hay Linda, hay...?  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Mà này, cũng xin rỉ tai: Độc giả Phạm Vui dù có xúi bậy, nhưng nếu đốt được cái con Kiều mặt... Điêu Thuyền đó thì Sương tui cũng sẽ không dè sẻn một tràng pháo tay tán thưởng... nổ bự hơn những chiếc pháo đại made... ở đâu nhỉ?... (...)

31.01.2010
“Hoà giải” với Cộng sản? Kinh nghiệm của người Tiệp  -  Nguyễn Gia Thức
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Gia đình nội ngoại bên vợ Tiệp của tôi thời ấy có gần chục người lưu vong ở Pháp, Mỹ, Canada. Trong số đó có vài ba người âm thầm “hoà giải”. Họ “hoà giải” với ai? Với các công an mật (Státní bezpečnost - StB)? Với các cấp chính quyền? Với các “soudruh” (đồng chí) của Đảng Cộng sản? Không, họ không “hoà giải” được với ai cả... để rồi suốt đời còn lại phải âm thầm hổ thẹn vì cũng khó lòng mà “hoà giải” được với chính bản thân mình... (...)

Hậu mặt trận “Thơ đến từ đâu”  -  Phan Đức
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tài thơ còn quá âm thầm / vậy thì nổi tiếng, phải làm sao đây? / ngẫm ra nhanh nhất cách này... | một đời phục vụ... oái oăm / quan văn “vô sản” chơi khăm thành hề / thời nay chánh tổng Ba Lê... (...)

30.01.2010
Kiểm duyệt và... kiểm duyệt!  -  Phạm Vui
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Miền Nam trước 75 tất nhiên đã có kiểm duyệt cũng như các tệ nạn xã hội khác. Nói tóm lại: các vấn đề xã hội thì ở đâu mà chẳng có, nhưng nó chỉ thực sự nguy hiểm chết người dưới các chế độ độc tài đảng trị, đàn áp, tham nhũng, bóc lột dân đen đến tận xương tận tuỷ. Xã hội Mỹ bây giờ cũng chẳng thiếu những cái xấu xa. Nhưng Mỹ chưa xuất cảng lao động, Mỹ chưa xuất khẩu cô dâu, Mỹ cũng không có một cái hội nhà văn lúc nhúc như cái tổ kiến hôi chỉ lo tha mồi trục lợi... (...)

Nhân cuộc tranh luận “Thơ đến từ đâu?”  -  Phùng Thành Chủng
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ có anh / em trở thành trang viết. / Em cứ nghĩ đời em sẽ khác / Anh cũng nghĩ rằng em hạnh phúc? / Nào ngờ bao đêm thao thức chờ nhau / để đến hôm nay em thành giấy lộn!... (...)

28.01.2010
Về chuyện “tự ý đục bỏ”  -  Ðỗ Kh.
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... VNCH vì thế không có chế độ kiểm duyệt mà chỉ có các tờ báo hay người viết “tự ‎ý đục bỏ” mà thôi. “Cách” của VNCH vào thời điểm này là thưa kiện và tịch thu các báo đã in, đánh vào mặt tài chính của các tờ báo, theo đúng luật sắt của kinh tế là không có tiền hay lỗ lã nặng thì phải chết thôi... (...)

Gương sáng  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Áo gấm không màng chữ lợi danh / Cớ chi danh lợi cứ bu quanh? / Coi hình ngó ảnh mà chạnh nghĩ / Thơ thẩn hay là chuyện... đá banh? ... (...)

27.01.2010
trong thành phố [cười/tươi/đười/ươi/đượi]  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] ... sừng sững một ông [lớn] giáo sư? đười ươi? dúm dó ba chục mầm [non] tương lai? những thằng [bé] người những con [bé] người đóng khuôn trong thành phố đượi! ... [Nhân xem cuộc triển lãm tranh/tượng “Những người trong thành phố” của họa sĩ Phạm Ngọc Dương tại Viện Goethe Hà Nội từ 9 đến 16/01/2010. Một cuộc triển lãm đích đáng!] (...)

26.01.2010
“Thơ đến từ đâu?” — một cuộc xung đột cần thiết  -  Vũ Quang Khải
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ đến từ đâu đã “hoà giải” được gì? Khoan nói ở đâu cho xa, trước khi cuốn Thơ đến từ đâu được in ở Hà Nội, các nhà thơ cùng có mặt trong cuốn này hầu như không có sự xung đột gì với nhau, nhưng ngay sau khi cuốn sách xuất hiện thì họ bắt đầu xung đột với nhau. Đây là một sự xung đột về quan điểm chính trị, không thể “hoà giải” được, cho tới chừng nào chế độ kiểm duyệt của một Nhà nước độc tài không còn nữa... Theo tôi, sự xung đột này đáng có và không nên tránh né. Thành thực xung đột nhau giữa các quan điểm đối nghịch thì tốt hơn là giả vờ “hoà giải”, vì có xung đột thì mới thấy thêm nhiều sự thực... (...)

24.01.2010
Cù loi đâu cần “hoà giải” với đầu gối  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thiển nghĩ của Sương hôm nay là bài đối thoại hôm qua của bác Nguyễn Viện rất chí lí. Cám ơn bác Nguyễn Viện. Vâng, hoà giải kiểu Thơ đến từ đâu, chỉ là ngụy trá. Hoà giải như vậy chỉ có thể đồng nghĩa với cưỡng bức, cắt thiến, hoạn hoá thơ ca và thi sĩ thành những con rối chính trị... (...)

23.01.2010
THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU trong một vài so sánh  -  Cao Việt Dũng
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ đến từ đâu, tập sách phỏng vấn/đối thoại của Nguyễn Đức Tùng cùng hơn hai mươi nhà thơ trong nước và hải ngoại, ngay từ khi ra đời dưới dạng sách (NXB Lao động, 2009) đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn xung quanh vấn đề kiểm duyệt và biên tập. Thử bỏ ra một bên những vấn đề chắc chắn là quan yếu ấy mà xét cuốn sách ở phương diện thể loại của nó và nhìn nhận vị trí tập sách ở phương diện lịch sử, có thể rút ra một số nhận xét hữu ích... (...)

22.01.2010
THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU? Từ Nguyễn Đức Tùng hay các nhà thơ trong cuộc (bầy hầy) này?  -  Nguyễn Viện
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lẽ ra tôi không cần thiết phải nói thêm những điều này khi đã có một phát biểu chính thức trên Talawas về sự có mặt của mình trong cuốn THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU. Nhưng chung quanh việc tập sách này ra đời, càng ngày càng có những điều đi xa hơn bản thân cuốn sách và ý muốn của những người có mặt trong cuốn sách đó. Vì thế, tôi lại cảm thấy cần thiết phải nói một vài suy nghĩ của mình... (...)

21.01.2010
Một trường hợp đạo văn?  -  Nguyễn Việt Hoài
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] Những thắc mắc của độc giả Nguyễn Việt Hoài về một số chi tiết trích dẫn trong bài "Tứ thơ" của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc. [Có đăng kèm bài trả lời của Nguyễn Hưng Quốc và nguyên văn bài "Tứ thơ" trong cuốn Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam] ... (...)

Vài hình ảnh “đẹp mắt” của sự “hòa giải” bằng văn chương: Trường hợp Phan Xuân Sinh  -  Võ Văn Nam
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong trường hợp của Phan Xuân Sinh, ta có thể thấy rằng nhà thơ đã lầm tưởng “hoà giải” là cái gì nhẹ nhàng, tình cảm, để rồi khi phát hiện ra rằng dù mình có tự nhún nhường, tránh né chính trị, thì vẫn bị nhà cầm quyền cố tình làm nhục. Từ cái vết thương đó, nhà thơ mới thấy rõ cái bản chất của sự “hoà giải”, và thẳng thắn thuật lại trường hợp của mình để các nhà thơ-văn khác ở hải ngoại rút kinh nghiệm... (...)

20.01.2010
Trần Quốc Toản bị bắt  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự... (...)

Những vọng âm từ bài thơ “Tôi biết ơn những người vấp ngã”  -  Người Sưu Tầm
[VĂN CHƯƠNG & CUỘC SỐNG] ... Sau khi bài thơ “Tôi biết ơn những người vấp ngã” của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt được nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu trên blog của Đài VOA, rất nhiều trang web đã tiếp ứng và phổ biến rộng rãi... Đồng thời có một số độc giả đã viết những vần thơ cảm tác, và đặc biệt, nhạc sĩ Trần Chí Phúc ở San Jose, California, đã phổ soạn bài thơ này thành ca khúc... (...)

19.01.2010
Mặt trận Thơ Đến Từ Đâu?  -  Phan Đức
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ chuyện Bát Nhã tháng Chạp 2009 đến vụ Đồng Chiêm tháng Giêng 2010 còn sờ sờ hình ảnh đàn áp trên mạng mà nhà cầm quyền lại ngang nhiên chối bay chối biến rằng thì là không hề có chuyện đàn áp của nhà nước VN! Chối bay chối biến trước mặt thế giới là một bằng chứng cho thấy họ xem thường người khác đến mức nói như thể ở chỗ không người, vậy thì văn nghệ sĩ “trói gà không chặt” có lẽ sẽ đủ sức làm họ thay đổi mà nghe lời chăng?... (...)

18.01.2010
Làm gì có đến ý niệm “đạo văn”!  -  Ðỗ Kh.
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Trong những chế độ chỉ có một ánh sáng (mặt trời, bóng điện, ngọn đèn dầu lạc, bếp lửa...) thì làm gì có đến ý niệm “đạo văn” ... Một ngàn năm văn hoá Khổng Mạnh, các sĩ tử cũng như các trí thức chỉ thi đua nhau “đạo” có bằng ấy quyển kinh để xem là ai đạo tài hơn. Trong một xã hội như vậy thì không có “ăn cắp” tư tưởng, mà đó chính là vinh danh, đánh bóng đến mòn... (...)

Giáo dục: Đạo đức trí thức  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

17.01.2010
Vài hình ảnh “đẹp mắt” của sự “hòa giải” bằng văn chương: Trường hợp Trần Nghi Hoàng  -  Võ Văn Nam
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trước kia, Trần Nghi Hoàng lớn tiếng chống “hòa giải”. Bây giờ Trần Nghi Hoàng thình lình lẳng lặng “hòa giải”. Suốt hơn một tháng qua, kể từ khi cuốn Thơ đến từ đâu được xuất bản, Trần Nghi Hoàng có nằm vắt tay lên trán mỗi đêm mà “không thấy hổ thẹn với chính mình”? Hay ông đã thình lình “giác ngộ” và hoàn toàn “đồng ý, đồng tình chảy chung với “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước” (chữ của chính Trần Nghi Hoàng), một thái độ mà chính ông đã từng phê phán và ghê tởm?... (...)

16.01.2010
Tôi lại phải khóc nữa  -  Bi
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc vì ông Tùng đã đăng ký tham dự hội nghị đó, theo bản tin chính thức của Hội Nhà văn “Khách quốc tế đến Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam” (http://vanvn.net/News.Asp?cat=39&scat=&id=2188), nhưng không hiểu sao lại không về Việt Nam, để nhiều người chúng tôi đinh ninh rằng ông và vài vị đang sống “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”[*] ở ngoại quốc sẽ về nước với nguyện vọng hoà giải và tham vọng được in ấn bình thường ở trong nước những tác phẩm... như của chúng tôi... (...)

Một cuốn sách, nhiều suy nghĩ  -  Nguyễn Đức Tùng
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi tin rằng mặc dù còn nhiều khiếm khuyết như đã được chỉ ra, việc xuất bản Thơ đến từ đâu là một sự kiện tích cực, ít nhất là đối với độc giả trong nước và những người không thể truy cập vào các trang mạng. Tôi hy vọng lần tái bản tới sẽ bổ sung các khuyết điểm... (...)

Ông xanh và thơ  -  Nguyễn Thị Sương
[TÍN NGƯỠNG & NGHỆ THUẬT] ... Trong lúc say mê tổng luận từ ý niệm ban đầu “tín ngưỡng và nghệ thuật” để viết tiểu luận “Nghĩ về viết lách: Tín ngưỡng và thơ”, bác Nguyễn Hưng Quốc có thể đã cỡi ngựa xem hoa và đã bỏ quên các thành phần trốn tránh, bất tuân? Bởi lẽ ở cuối thế kỷ 19, cậu học trò Rimbaud — con “phượng hoàng của thơ ca” trong tương lai — đã nguệch ngoạc lên vách thành phố hay trên tường của học đường ba chữ “Merde à Dieu” (Thượng Đế là cái cục...)... (...)

15.01.2010
Thông báo của Tiền Vệ về cuộc tranh luận “Thơ đến từ đâu”  -  Tiền Vệ
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chúng tôi đưa ra thông báo này để nhấn mạnh rằng trong mọi cuộc tranh luận, chúng tôi chỉ đăng tải những bài viết có nêu rõ những bằng chứng làm nên cơ sở lập luận và phê phán của người viết. Những bằng chứng ấy phải được công bố qua những cách cụ thể như sau... (...)

Nguyễn Quốc Trụ & những hành động mạ lị vô căn cứ  -  Tôn Thất Thái Dương
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Tôi là một người thuộc thế hệ trẻ lớn lên ở nước ngoài. Tôi muốn học hỏi từ những nhà văn thế hệ lớn tuổi những điều hay điều đẹp về cả văn chương lẫn tư cách. Nhưng khi gặp nhằm một người như ông Nguyễn Quốc Trụ thì tôi giật mình. Kinh hãi. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi động cơ sâu xa nào đã khiến ông Trụ liên tục bịa chuyện để mạ lị những tên tuổi văn học Việt Nam ở hải ngoại như Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc và nhiều người khác... (...)

Ông Tố Hữu có lí  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thiển nghĩ của Sương là “đồng chí” Tố Hữu đã đoán trúng phóc chăm phần chăm ( “đồng chí” “đồng ý”, “đồng tình” với... độc tài, theo diễn giải của tác giả “cháu ngoan” Đặng Tiến)!... (...)

14.01.2010
Tôi khóc  -  Bi
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc và nghiêng mình xin vĩnh biệt những nhà thơ, những trí thức uyên bác và kiêu hãnh đã chìa bộ phận sinh sản của mình ra để xin được thiến, để rồi cảm động khóc lên sung sướng vì được thiến... Tôi khóc nữa khóc mãi... Và rồi tôi nôn thốc nôn tháo... (...)

Thép đã tôi thế đấy!  -  Chu Hà
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một trang trí thức học cao hiểu rộng (?) như trường hợp Đặng Tiến vậy mà rốt ráo lại hóa ra y chang là một tay Vi-xi nằm vùng không hơn không kém... (...)

Nhất bần cố nông, nhì sĩ!  -  Lương Thị Nữ Nhi
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay tôi cứ nghĩ câu vè dân gian “Nhất sĩ, nhì nông / Hết gạo chạy rông / Nhất nông, nhì sĩ” thể hiện tính “phản trí thức” của người Việt Nam. Tuy nhiên đọc bài “Đặng Tiến và nỗi băn khoăn: làm sao cho khỏi bị đào thải” của Vương Thế Lan tôi có suy nghĩ khác... (...)

Trăm năm hạnh phúc, ngàn năm yêu thương  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một thương nữ nhà văn Trần Thị Trường mau nước mắt cải lương. / Hai thương nữ nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Bắc cắt bớt không cắt bỏ. / Ba thương cái mõ Đặng Tiến Paris-Hanoi cả tiếng lại dài hơi gõ dai hót xịn... (...)

13.01.2010
Nhân bài thơ “Hoà giải” của Nguyễn Quốc Chánh  -  Phan Nhiên Hạo
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Hoà giải đích thực và cần thiết hiện nay là hoà giải giữa nhà nước và nhân dân, giữa quyền lực và tội ác lịch sử, giữa độc tài và dân chủ, giữa áp chế và tự do. Đây là loại hoà giải đòi hỏi nhà văn tư thế đối diện với nhà cầm quyền. Nó rất khác loại hoà giải đàn đúm, vuốt ve, và “sống chung với lũ”... (...)

Khi trí thức táng tận lương tâm  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ năm 1978 tới năm 1979, trong khi Jean-Paul Sartre cùng hàng ngũ trí thức hàng đầu của nước Pháp, kể cả những người mang thẻ đảng Cộng Sản Pháp, đang ráo riết vận động đóng góp cho chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam), một chiến dịch làm chấn động lương tâm nước Pháp, để vớt những người Việt Nam lênh đênh khốn cùng trên biển, thì ông Đặng Tiến như một kẻ điếc, ung dung mua vé tàu bay về Việt Nam để nghỉ hè 2 tháng, lương tâm yên ổn. Rồi khi trở về Paris, ông Đặng Tiến lại ra sức dùng những mỹ từ để bao biện, che đậy cho cái thực trạng tàn ác và đau khổ cùng cực của chế độ bao cấp ở Việt Nam, cái chế độ đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết, bỏ nước ra đi... (...)

Cắt bớt, cắt bỏ cái... chi chi của nữ nhà thơ, nam thi sĩ?  -  Phạm Vui
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cô giáo, nhà văn, nhà thơ Hoàng Bắc sáng chế tân ngữ “cắt bớt” để thay thế cho cựu ngữ “cắt bỏ”. Ối a, bớt hay bỏ, dù không có hân hạnh được tham gia phỏng vấn và trả lời như 25 nhà thơ “tiêu biểu” trong ngoài, kẻ hèn này cũng đã điếng cả hồn vía, sởn hết tóc gáy... (...)

Ông Chánh Tổng sợ bị “đào thải”  -  Vân Nam
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ông Chánh Tổng Đặng chỉ làm “Chánh Tổng” ở đẩu ở đâu, chứ về Hà Nội thì ông đổi nghề. Mà nghề nào có sang trọng danh giá gì cho cam! Xách cái mõ đi đầu làng, cuối xóm... cốc... cốc... Thế mà cũng sợ bị... “ đào thải”!!! (...)

12.01.2010
Thơ đến từ đâu? Góp gió cho lũ?  -  Lưu Thuỷ Hương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Còn điều gì lãng mạn cho thơ, ngoài sự thật bị chối bỏ, ngoài những lời ca tụng? Về chia lũ cùng bạn bè? Hay mong đem tấm giẻ rách che lên con lũ dữ? Đau đớn thưa cùng chị, lũ là kẻ cướp, lũ là kẻ huỷ diệt, lũ là kẻ thù của lương dân. Tìm cách chống lại lũ hay ở chung với lũ cho vui hết biết? Hay nhởn nhơ thổi thêm cho lũ chút gió trên quê hương, để nó tiếp tục nhấn chìm khát vọng tự do của thế hệ đàn em?... (...)

Khi nữ sĩ diễn tuồng đội mũ ngược  -  Vũ Quang Khải
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?... (...)

Cháy nhà lòi mặt...  -  Phạm Vui
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)

11.01.2010
Đặng Tiến và nỗi băn khoăn: làm sao cho khỏi bị đào thải  -  Vương Thế Lan
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Năm nay, 30 năm sau cái ngày Đặng Tiến băn khoăn “làm sao cho khỏi bị đào thải đây?”, cuốn sách Thơ - Thi pháp và chân dung của ông đã được chính thức in 1000 bản ở Hà Nội, mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì trong hệ thống kiểm duyệt. Bây giờ thì ông đang hồ hởi chuẩn bị cho in cuốn sách tiếp theo. Vậy là ông đã không bị đào thải bởi chế độ. Ông đã được chế độ đón nhận. Ông giỏi thật. Xin chúc mừng ông... (...)

Gió thoảng trên quê hương tôi  -  Nguyễn Thị Hoàng Bắc
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)

10.01.2010
Đôi lời với ông Nguyễn Quốc Trụ  -  Trần Tiến Dũng
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Một bài thơ đến với độc giả thông qua văn bản bao giờ cũng rất rõ ràng, nhưng không gian của tác giả trước khi giọng thơ nổ ra thì khác. Về hai bài thơ của tôi và Nguyễn Tôn Hiệt, thì ông chỉ là một độc giả, ông có quyền thẩm định nghệ thuật. Thế nhưng, thay vì ông nhận đủ ánh sáng từ hai bài thơ hoàn chỉnh, ông lại phán xét, nhăn nhíu mày, cho bên này sáng là nhờ bên kia, và như vậy ông tự dành sự thiệt thòi cho ông... (...)

Bất cần nhân cách, thì không còn gì để nói  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Sau khi tôi công bố bài viết “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tôi phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện), ông Nguyễn Quốc Trụ vội vàng “thành thực xin lỗi”, và công nhận rằng bài viết của tôi là "rất mực đàng hoàng", nhưng ngay sau đó ông lại loay hoay tìm cách xuyên tạc, tráo trở, để tiếp tục thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện... (...)

Hơi thở đồng quê... đang hấp hối  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HOÁ & ĐỜI SỐNG] Nhạc sĩ Chung Quân nếu sống lại ngày nay chắc ông phải viết (?): Làng tôi có trai tơ khăn đóng màu xanh / Lái xe hoa thơ thẩn vờn quanh / Đồng quê mơ màng... / Nhưng than ôi / Có một chiều thu / Lá thu rơi... Nhưng than ôi, có một chiều đông lá đ... rơi ở “phố hoa” Hà Nội (31.12.2009), thế nhưng trai làng, gái quê của cả ba miền phải bỏ thôn xóm đang hấp hối hoặc đã chết tiệt rồi mà về thủ đô mặc áo dài gấm xanh đỏ đồng phục để “thở” sương khói Rolls Royce... (...)

09.01.2010
Ai mà thèm mượn đỡ cái tên của một kẻ làm thơ!  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Xưa nay, trong cõi văn Việt, những vụ đạo văn vẫn xảy ra nhan nhản, nhiều đến mức hết còn gây sốc. Nhưng “đạo danh” (mạo danh, tiếm danh) có lẽ là chuyện hiếm. Liệu có ai muốn mượn đỡ cái tên của một người khác? Mượn đỡ cái tên của một ông đại gia, thì cũng thật khó mà thuổng được cái két sắt của ông ta. Mượn đỡ cái tên của một chàng công tử, thì cũng chẳng dễ mà bò vào giường loan của chàng để hưởng cuộc mây mưa với mỹ nhân. Mượn đỡ cái tên của một thi sĩ thì lại chẳng có cái két sắt nào để thuổng, mà cũng chẳng có mây mưa gì để hưởng. Nói chung là vậy, nhưng ở đời cũng có lắm chuyện buồn cười... (...)

THƠ ĐẾN TỪ... những câu chuyện truyền miệng và phù du  -  Hà Thanh Thuỷ
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)

07.01.2010
Khi một con người không còn biết tự trọng  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Ông Nguyễn Quốc Trụ, trong tay không có nguyên tác của Nadine Gordimer, chỉ đọc lóm 200 chữ của công ty AcaDemon, rồi đoán mò, mà đã dám ngang nhiên thoá mạ tôi là “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại”, “bịp thiên hạ”! ... Một con người còn một chút lòng tự trọng thì không thể thoá mạ một người khác một cách vô căn cứ, vô lý và thiếu lương thiện như vậy được... (...)

Gửi bác/chú Huỳnh Văn Nhơn  -  Ðặng Thân
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)

Kiến trúc huỷ hoại?  -  Nguyễn Đăng Thường
[THẨM MỸ] ... Đầu năm 2010 tôi bị sốc khi tình cờ được xem hai tấm ảnh Sài Gòn xưa và nay... Hòn ngọc đã trớ thành hòn sạn? ... (...)

“Thơ đến từ đâu” hay “mượn màu son phấn đánh lừa con đen”  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)

06.01.2010
“Không ai có thể xoá”  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã hơn hai năm trôi qua, ấn tượng của các cuộc biểu tình ấy vẫn còn đọng lại sâu đậm trong lòng nhiều người. Mà làm sao có thể quên được chứ? Nỗi nhục bị lấn chiếm còn đó, làm sao quên được? Nỗi nhục nhìn thấy chính quyền khiếp sợ trước ngoại bang, làm sao quên được? Nỗi cay đắng khi nhìn thấy những người yêu nước, muốn bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ lại bị chính chính phủ của mình ra tay áp bức, làm sao quên được?... (...)

“Quite connects”  -  Ðặng Thân
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)

05.01.2010
Nadine Gordimer nói về sự tự do của một nhà văn [2]  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)

04.01.2010
Cám ơn thi sĩ và nhà phê bình  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Năm mới đọc bài thơ hoạ Tuyết/Nắng, rồi đọc lại bài thơ tri ân “Tôi biết ơn những người vấp ngã” của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt, bài thơ sau do nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc bình chọn, Sương rất vui mà cũng rất bùi ngùi... (...)

02.01.2010
Một bài thơ cho Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã... (...)

Đầu năm, hoạ thơ Nguyễn Đăng Thường  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÚC MỪNG NĂM MỚI] luân đôn đang tê cóng sài gòn hầm hập nóng / như trong một cái freezer như trong một cái steamer / dù không có nước đá hay tuyết dù chẳng có vi cá hay huyết... (...)

30.12.2009
Một góc nhìn về huyền thoại tác phẩm có vấn đề  -  Lâm Quang Thăn
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)

Thông báo về tình hình hoạt động của talawas sau khi bị tin tặc tấn công  -  Tiền Vệ
[BÁO CHÍ & “TIN TẶC”] Tiền Vệ vừa nhận được một thông báo của Ban chủ nhiệm talawas về tình hình hoạt động của talawas sau khi bị tin tặc tấn công. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn ở đây và trong phần Tin & Thư để quý bạn đọc tiện theo dõi. Tiền Vệ xin chúc talawas phục hồi nhanh chóng và trở lại hoạt động... (...)

28.12.2009
Nỗi niềm hậu hiện đại 2  -  Inrasara
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)

26.12.2009
Sợ in ấn  -  Nhã Thuyên
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)

Quyền lực, quyền lợi & quyền con người  -  Nguyễn Quốc Chánh
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)

Tuyết Luân Đôn - Tuyết Sài Gòn  -  Nguyễn Thị Sương
[XÃ HỘI] ... Trong thời đại cơ khí — khi con người di chuyển bằng xe hơi, xe lửa, máy bay — tuyết và bão tuyết tất nhiên không còn thơ mộng (chí ít là ở các thành phố lớn) mà chỉ là thiên tai gây nguy hiểm và thiệt hại... Thế nhưng, dân “sang” ở Sài Gòn năm nay lại được hưởng thêm “hạnh phúc tột cùng” khi ngắm cảnh tuyết rơi lả tả và khi lội tuyết, tốn kém chắc là không ít... (...)

24.12.2009
Nhà thơ nữ Phan Ngọc Thường Đoan tố cáo: Có những nhà thơ nữ dùng “vốn tự có” để vào Hội Nhà văn Việt Nam và ăn giải thưởng?  -  Phan Hành Thiện
[VĂN HỌC] ... Tóm lại, cả Hội Nhà văn Việt Nam vốn được coi là chốn văn nhân sang trọng, thi nhân lịch lãm như là đỉnh cao văn hóa của đất nước, hóa ra lại là nơi trao đổi, mua bán vốn tự có của một số nữ sĩ để đổi lấy thẻ hội viên, để đổi lấy giải thưởng... Thật là tin động trời!... (...)

22.12.2009
Nhà báo Việt Nam ở năm 2009  -  Nguyễn Quang Duy
[BÁO CHÍ & TỰ DO NGÔN LUẬN] Bài viết này tường thuật và phân tích sự vi phạm trầm trọng quyền tự do ngôn luận của báo chí ở Việt Nam trong năm 2009... (...)

20.12.2009
Câu chuyện một biên tập viên bỏ đảng  -  Bắc Phong
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)

16.12.2009
Nadine Gordimer nói về sự tự do của một nhà văn  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)

09.12.2009
“Biên tập” và “kiểm duyệt”  -  Tôn Thất Thái Dương
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)

08.12.2009
“Thơ đến từ đâu?”  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

04.12.2009
Diễn viên  -  Ðặng Hiền
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những diễn viên sến trong vở kịch tệ hại / Diễn tuồng ở Sân Khấu trầm cảm / Yêu quê hương và yêu danh vọng / Yêu quê hương bằng tiểu xảo giả điên... (...)

02.12.2009
Vài ý tưởng về bài “Tôi cũng chỉ mong thế này” của Nguyễn Viện  -  Zoe Lương
[VĂN HỌC] ... Dòng cuối giải toả nhà thơ khỏi mọi ràng buộc “của cuộc nhân sinh này” và giải toả người đọc khỏi mọi thắc mắc về những câu thơ khiến khó cưỡng ý muốn viết ra vài dòng suy luận, nhân danh quyền được hiểu và cảm thi ca... (...)

26.11.2009
“Khách sạn California”, một bản dịch rất hay  -  Chu Trọng Nghĩa
[DỊCH THUẬT] ... Bản dịch của bạn Lê Cao Phong giúp tôi hiểu đúng bài hát, và ý nghĩa của bài hát trở nên rõ ràng, chứ trước kia tôi cứ hiểu láng máng mơ hồ những chỗ đó nên cứ ấm ức. Hiểu đúng rồi thì lại càng thích hát bài này hơn... (...)

23.11.2009
Vài lời thưa lại với hai “thày” Trịnh Cung và Nguyễn Tôn Hiệt  -  Trường Thụ
[MỸ THUẬT] ... Trước hết xin trân trọng cảm ơn lời cảm ơn (rất nhanh chóng) của họa sĩ Trịnh Cung vì phản hồi của tôi (Trường Thụ) đối với loạt bài của ông đăng trên Tiền Vệ. Cảm ơn ông là điều dĩ nhiên nhưng cũng kèm theo sự chờ đợi sự trả lời cho những câu hỏi tôi có nêu ra với ông. Do chờ mãi (hơn một tuần lễ) không được hồi âm nên tôi xin được thưa lại vài lời để tiếp tục câu chuyện với họa sĩ Trịnh Cung và ông Nguyễn Tôn Hiệt... (...)

17.11.2009
Chừng nào còn sợ cái mới thì đừng có... mơ  -  Tôn Thất Thái Dương
[VĂN HỌC] ... Một ngày nào đó trong tương lai, có thể một nhà văn gốc Việt nào đó sẽ đoạt giải Nobel. Lúc ấy, người Việt khắp nơi trên thế giới sẽ hãnh diện lây, sẽ sung sướng lây. Lúc ấy, họ sẽ nói: “Đấy, nhà văn Việt Nam cũng tài ba tột đỉnh chứ có thua ai đâu!” Thì đúng là tài ba tột đỉnh chứ có thua ai, nhưng... chắc chắn rằng nhà văn gốc Việt đoạt giải Nobel ấy không viết bằng tiếng Việt, mà viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một ngoại ngữ nào khác. Vì nếu anh viết bằng tiếng Việt, mà anh không đủ bướng bỉnh, gan lì, bất chấp quần chúng, thì anh nhất định bị cả cái xã hội người Việt bảo thủ trong nước cũng như hải ngoại bóp gãy ngòi bút sáng tạo của anh từ trong trứng nước... (...)

15.11.2009
Gửi bạn Trường Thụ  -  Trịnh Cung
[MỸ THUẬT] ... Tôi rất vui nhận được phản hồi về một số điểm trong bài trả lời phỏng vấn về “17 câu hỏi...” vừa được Tiền Vệ phổ biến. Rất cám ơn bạn đã đọc kỹ bài và đóng góp ý kiến rất thẳng thắn... (...)

Chung & riêng / Ký ức & sự quên lãng lịch sử  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[MỸ THUẬT] ... Để “xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, trân trọng các giá trị tự do, dân chủ, văn minh của loài người”, chúng ta không thể “gạt bỏ quá khứ”, vì cái thảm trạng của chúng ta trong hiện tại chính là hậu quả của một “quá khứ” ghê tởm. Chúng ta phải nhớ rõ cái “quá khứ” ấy và, hơn nữa, phải thấy rằng cái “quá khứ” ấy vẫn đang ngự trị trong hiện tại, vẫn đang đè lên cuộc sống của chúng ta bằng sức nặng cụ thể của quyền lực của nó, và có thể sẽ còn kéo dài cho đến tương lai. Ngày nào chúng ta không nhớ đến nó, không cảnh giác để chống lại nó, ngày đó nó vẫn còn ngự trị, vẫn còn nắm giữ quyền lực, vẫn còn đè lên chính cuộc sống của chúng ta... (...)

14.11.2009
Vài điều xin hỏi hoạ sĩ Trịnh Cung  -  Trường Thụ
[MỸ THUẬT] ... Họa sĩ Trịnh Cung có lẽ cũng có những tâm sự riêng về chiến tranh quá khứ. Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ và thông cảm những nỗi niềm của các bậc tiền bối. Nhưng mặc cảm “Quốc Cộng”, “Thắng-Thua” là mặc cảm của những “người già”, và nghệ sĩ cũng như nghệ thuật dù ở trong nước cũng như nước ngoài có lẽ ít người có tâm trạng này bởi nghệ thuật là để hàn gắn, liên kết mọi người (“Cái đẹp cứu chuộc thế giới” - Dostoievski) chứ không phải để chia rẽ... (...)

11.11.2009
Mối tình đầu  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... “Lẽ ra tôi có thể có nhiều mối tình khác nữa, có lẽ. Thế nhưng tình yêu, không phải cứ muốn là có được.” (HNB) ... (...)

08.11.2009
Ngày không nhập mộ  -  Phùng Thành Chủng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đàn ông bảy vía / Đàn bà chín vía / Phương bùa trừ tà / Vỏ ốc bò xuôi. // ... Không trùng tang / Vẫn chưa nhập mộ! / Đất nước hơn ba mươi năm sau ngày thống nhất / Máu chảy ruột mềm/ nhức nhối thiên di... (...)

05.11.2009
Khuôn mặt Tháp Bayon: Tấm kính chiếu yêu  -  Trịnh Thanh Thủy
[VĂN HỌC] ... Tập Di Cảo như một trối trăn, ray rức, ăn năn muộn. Vấn đề là sự hối hận muộn màng ấy có cứu vãn hay sửa đổi được gì khi hành vi sai trái của con người đã xảy ra. Sự phán quyết cuối cùng sẽ thuộc về ai khi lương tâm con người đã bị đông cứng đến chai đá không còn cảm giác? Đó cũng là câu hỏi cuối cùng của tôi về Chế Lan Viên... (...)

04.11.2009
Dương vật... sen  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT] ... Nếu trí tưởng tượng của ta không quá nghèo nàn thì đằng sau cái búp “sen hồng, sen xanh” kia, ta có thể dễ dàng hình dung và thấy ngay... “cái đó”. Nói tóm lại, các hoạ phẩm “thiếu nữ bên hoa sen” (mơ đàn ông), “thiếu nữ với cành sen” (vuốt ve, sờ nắn dương vật) tôi xin xếp vào loại “tranh kích dục” (peinture érotique) của ta. Tất nhiên chúng “kín đáo” hơn tranh kích dục “lộ thiên” của Ån Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Âu Châu, chỉ vì chúng xuất phát từ... tiềm thức của người vẽ... (...)

02.11.2009
Những người rơm  -  Bắc Phong
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... đều mang gốc gác Việt / liều lĩnh bỏ quê nhà / bằng đường dây người lậu / đi cầu thực phương xa // những con người khốn khó / tâm hồn rách tả tơi / xuất xứ từ nghèo đói / mang giấc mơ đổi đời... (...)

31.10.2009
Quê hương là mùi thịt nướng (từ dĩa cơm tấm)  -  Trần Tịnh Danh
[VĂN HOÁ] ... Khó mà có cái gì so sánh được với cái sự quyến rũ của mùi thịt nướng bay ra từ trong những quán cơm tấm ven đường. Có thể nói đó là một loại nước hoa của đô thị Sài Gòn mà ai cũng muốn chạy ngang qua để xức cho khứu giác... Đối với tôi, cái mùi thơm đường phố từ miếng thịt nướng có dính miếng mỡ nằm ngổn ngang trên cái vỉ khét đó là mùi của quê hương... (...)

Miếng ăn trong văn hoá Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HOÁ] ... Có những dân tộc bị ám ảnh triền miên bởi những vấn đề siêu hình, nhờ đó tôn giáo và triết học, đặc biệt siêu hình học, phát triển rực rỡ. Có những dân tộc khác bị ám ảnh bởi kỹ thuật, hết cày cục sáng chế cái này thì lại cày cục sáng chế cái khác, máy móc mới ra đời dồn dập, nhờ thế, họ tiến bộ không ngừng. Còn dân tộc Việt Nam? Hình như chỉ có một ám ảnh lớn: Ăn... (...)

Nước Mít lần đầu tiên có Chủ tịch nước gốc Cây...  -  Nguyễn Thị Sương
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghe tin: “Nước Đức lần đầu tiên có Bộ trưởng gốc Việt” Thị Sương tui rất vui và rất hãnh diện vì được thơm lây. Tuy vậy, thiển nghĩ của Thị Sương tui là tất nhiên Hà Nội sẽ không chào thua Bá Linh, và sớm muộn gì rồi thì “nước ta” cũng sẽ có “vài trăm nghìn ngài bộ trưởng/cán bộ gốc Tàu” - nếu hiện nay chưa có... (...)

22.10.2009
Chế Lan Viên bốn mặt... như nhau!  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... Do vậy, cách dùng ẩn dụ và diễn dịch “giấu đi ba” của Chế Lan Viên để biện minh cho cái mặt lộ diện (mặt thật?) với “nghìn trò cười khóc / làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”, có thể coi như không thuyết phục, không thành thực, có thể khiến độc giả càng thêm mất “cảm tình” với tác giả Điêu tàn... (...)

Herta Müller: nhà văn của ý thức chính trị phản kháng  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Dưới một chế độ độc tài phi nhân, một nhà văn thực sự có ý thức chính trị phản kháng không thể “ngứa cổ hát chơi.” Nếu có ngứa, thì có lẽ chỉ... ngứa gan. Và khi ngứa gan, thì người ta không còn “hát chơi” nữa. Người ta chỉ muốn đập cho cái chế độ ấy nát ra và sụp đổ... (...)

19.10.2009
Người Schwabe  -  Ðoan Hùng
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Nhà văn có khi chỉ là “con chim ngứa cổ hót chơi”. Thế thôi! Nhưng khi một tác phẩm ra đời, nó vuột ra khỏi tầm tay, ngòi bút của họ. Và có khi “tiếng hót” được cảm nhận nhiều chiều mà chính “con chim” cũng phải ngạc nhiên. Kẻ thì cho là nó gợi nên mùa xuân, kẻ thì nghe thấy tiếng suối, mà có kẻ bảo là... nghe nhức đầu và phê rằng nhân gian còn nhiều đau khổ cớ chi mà chim lại hót véo von!... (...)

“Das Schwäbische Bad” thực sự mang ý nghĩa chính trị  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Văn chương thì quả là “đa nghĩa”, nhưng trong truyện ngắn “Das Schwäbische Bad” thì ý nghĩa “chính trị” là điều không thể chối cãi. Ý nghĩa đó chính là cái thông điệp của truyện. Vì thế, điều này đã khiến Công An Mật của Romania phải “lưu tâm”!... (...)

18.10.2009
“Das Schwäbische Bad” có mang “ý nghĩa chính trị”?  -  Ðoan Hùng
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Văn chương quả là “đa nghĩa”. Mỗi người đọc có thể cảm nhận một ý nghĩa trong đó. Đối với Hoàng Ngọc-Tuấn, ông cảm nhận “Das Schwäbische Bad” mang một “ý nghĩa chính trị” là phê phán cộng sản... Theo cảm nhận của tôi thì đây chỉ là một tác phẩm tự trào của Herta Müller về chính dân tộc mình, chính cộng đồng người Schwabe mà chính bà là thành viên... (...)

Đi và viết  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC] ... Đi nhiều. Thấy nhiều. Biết nhiều. Nhưng liệu chúng ta có hiểu sâu và viết hay hơn những người thời trước? Đó mới là vấn đề. Lại là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà mỗi người cầm bút phải tự trả lời. Không ai trả lời thế cho ai được cả... (...)

11.10.2009
Ngọn lửa chống cộng Nam Cali  -  Phạm Vui
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thiển nghĩ của tôi là đa số ở đó chống cộng vì thiện ý. Họ thành thực muốn có tự do, dân chủ, no cơm ấm áo cho đại đa số trên quê hương Việt Nam. Nếu không tham gia trực tiếp, thì ta cũng nên cho họ một cơ hội (a chance). Góp gió [chống đối] làm bão [dân chủ]. Rêu [tự do bác ái công bằng] sẽ bám vào tảng đá [phản đối] tiếp tục lăn. Biểu tình là chuyện cực chẳng đã... (...)

10.10.2009
Một cành lan cho Herta Müller  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... Thoạt nhìn bà giống như siêu sao phim câm Gloria Swanson trong phim Sunset Boulevard, nhưng trẻ hơn. Hay như minh tinh Greta Garbo, với mái tóc cắt ngắn nhưng không phủ vai. Một khuôn mặt rất “ăn ảnh” và đẹp “não nùng”. Do vậy mà tôi đã có cảm tình ngay với nhà văn này... (...)

09.10.2009
Độc tài ở ngoài nước? Xin lỗi!  -  Ðỗ Kh.
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Từ 1981-94 có 5 nhà báo Việt ở Mỹ bị sát hại bởi lý do cho là chính trị và các vụ án này chưa có cái nào được sáng tỏ. Nhưng không khí nặng nề là có thật và may thay đã chuyển qua biểu tình chống đối hợp pháp chứ không còn dùng súng dùng xăng. Các nghệ sĩ “ngoài luồng” và “lề trái” của cộng đồng lên TV đối thoại được với các nhân sĩ đại diện của quần chúng chính thống là chuyện tốt, ở ngay tại Việt Nam chưa làm được. Ở nước ngoài, công an cảnh sát, pháp lý, toà án, trại giam không nằm trong tay của “lãnh đạo cộng đồng người Việt”... (...)

08.10.2009
Nhân danh Nghệ Thuật và Nghệ Thuật nhân danh  -  Phạm Vui
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vâng. Các cha chú phải “sùi bọt mép” vì họ chỉ có “bàn tròn”, “xuống đường”, “lên ti vi”, để bày tỏ tâm tình hay phản ứng. Họ không có công an, côn đồ, đầu gấu, nhà lao, trại cải tạo để biểu dương lực lượng, quyền bính... (...)

04.10.2009
Bàn thêm về tác quyền văn chương mạng  -  Phan Nhiên Hạo
[VĂN HỌC] ... Đinh Bá Anh đã đưa ra những luận đề hợp lý, và tôi phải nói ngay rằng sẽ không có câu trả lời thoả mãn ngay lập tức cho những luận đề này. Là một người làm trong ngành thư viện ở Mỹ, tôi biết khá rõ chuyện đau đầu của việc bảo quản các sản phẩm văn hóa trên mạng... (...)

03.10.2009
Cái giá của cuộc chơi  -  Ðinh Bá Anh
[VĂN HỌC] ... Một tác phẩm in trên giấy rồi vẫn có thể tái bản, không ảnh hưởng tới lợi ích của tác giả và của nhà xuất bản. Còn nếu đã công bố trên mạng thì có thể ảnh hưởng tới việc bán sách. Vậy phải làm thế nào? Ở đây, tôi cũng chỉ có thể đưa ra câu trả lời triệt để là: nếu không muốn ảnh hưởng tới doanh số bán sách, đừng in trên mạng. Nếu đã in trên mạng, hãy chấp nhận. Nếu nhà xuất bản A không đồng ý thì tìm nhà xuất bản B. Không nhà xuất bản nào in thì thôi. Đó là cái giá của cuộc chơi... (...)

02.10.2009
Của các loại nhảm  -  Phan Nhiên Hạo
[VĂN HỌC] ... Yêu cầu lấy bài xuống khỏi Da Màu của tôi, như đã nói, xuất phát từ lo ngại về việc mất hoàn toàn quyền kiểm soát tác phẩm của mình. Nó không phải một hành động “hờn dỗi” như ông Phùng Nguyễn trịch thượng nói. Nó cũng không phải chuyện “trao khăn” rồi đòi lại kiểu cải lương như Đinh Bá Anh ví von. Và dĩ nhiên nó khác rất xa hành động thu hồi sách nhằm đàn áp chính trị của Ban Tuyên Giáo... (...)

Nảy nòi một tý tỵ ca dao  -  Nhã Thuyên
[VĂN HỌC] ... Đọc bài “Của các loại đỏng đảnh” của Đinh Bá Anh, tôi tự nhiên nghĩ ra cách tôi nên hiểu lại bài ca dao Việt Nam mà tôi vốn vẫn băn khoăn: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím / Em có chồng rồi trả yếm cho anh / Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh / Yếm em, em mặc, yếm gì anh, anh đòi!... (...)

01.10.2009
MAO Mao mao  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... MAO CHỦ TỊCH // MAO Trạch Đông / Mao Tsé-Tung / mao zedong // Và còn biết bao nhiêu là / MAO Mao mao khác nữa / Nào ai biết // China 60 năm cuộc đời / Trung Quốc 65 triệu / nạn nhân... (...)

30.09.2009
Của các loại đỏng đảnh  -  Ðinh Bá Anh
[VĂN HỌC] ... Khi phải lòng, nàng tặng anh khăn mùi xoa làm vật giao duyên. Tình nồng thắm, chẳng vấn đề gì. Giờ nàng đột nhiên không yêu anh nữa, giận, đòi lại khăn mùi xoa. Giá như anh điềm tĩnh mà nói rằng, khăn em tặng anh rồi, nó đã là của em, của anh, của đôi ta. Giờ tình mình đôi ngả, nhưng xin em hãy cho anh giữ khăn làm kỉ niệm. Có khi nàng cũng mủi lòng mà thôi. Nhưng có thể vừa “chia tay mùa hè”, khó ở trong người, anh đâm cục, nói: khăn cô tặng tôi rồi thì là của tôi, về lý thì cô không có quyền gì nữa. Nhưng cô đã thích thì đây, trả lại cô, tôi càng nhẹ người! Á à, anh nói lý à. Tôi sẽ ra tòa ly dị, tôi sẽ phân minh tài sản... (...)

28.09.2009
Quyền tác giả và cách hành xử trên các website miễn phí  -  Nguyễn Thị Thanh Phượng
[VĂN HỌC] Tôi không hề biết ông Phan Nhiên Hạo, ông Phùng Nguyễn và ông Trần Tân Định ngoài đời thực, mà hoàn toàn chỉ tiếp xúc với con người – tư tưởng của các ông trên mạng. Nhưng qua cuộc trao đổi giữa các ông, tôi cũng có một vài suy nghĩ muốn trao đổi lại: đầu tiên là về vấn đề quyền tác giả trên các website tiếng Việt về văn chương, nghệ thuật, chính trị, xã hội... miễn phí và sau đó là cách hành xử giữa những người góp phần tạo nên đời sống văn hóa trên mạng... (...)

Góp ý về “Chia tay mùa hè”  -  Vân Nam
[VĂN HỌC] Đúng ra, góp ý này phải được gởi đến Tiền Vệ từ tuần trước, nhưng rồi tôi đổi ý chỉ vì không muốn làm sự việc rắc rối thêm. Nhưng nay, nhân đọc bài của ông Phùng Nguyễn trả lời Phan Nhiên Hạo và một độc giả, tôi quyết định gửi đến Tiền Vệ ý kiến của tôi... (...)

Tạp ghi Da Lợn  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] chia tay mùa hè / chia tay phan nhiên hạo / chia tay ễnh ương / “có cuộc chia tay nào mà không đầy / nước mắt?” / (nguyên sa) / nhưng may thay... (...)

Đừng vượt qua lằn ranh!  -  Phùng Nguyễn
[VĂN HỌC] Trong cách nhìn của tôi, bài viết “Trả lời ông Phùng Nguyễn” của Phan Nhiên Hạo (PNH) gần đây là một cử chỉ gỡ gạc tuyệt vọng của kẻ hụt chân và chỉ giúp bạn đọc nhìn rõ hơn tính khí không được rộng rãi của người viết... (...)

26.09.2009
Truyện ngắn làm thế nào để đạt được tham vọng của mình?  -  Nguyễn Đức Tùng
[VĂN HỌC] ... Trong các thể loại văn học ngoài thơ, tôi thích đọc truyện ngắn hơn cả, trước hết vì nó... ngắn, hay nói như Millhauser, vì sự “khiêm tốn” của nó. Thử tưởng tượng: bạn đi vào một căn nhà, một bữa tiệc, mọi người ăn mặc sang trọng, cười nói ồn ào, bỗng thấy một anh chàng nhà quê, điệu bộ lễ phép ngồi ở gần cửa, riêng một góc... (...)

Thổi kèn cho Hòa Hợp  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thổi kèn cho Hòa Hợp (tranh lắp ghép bởi Nguyễn Đăng Thường) ... (...)

24.09.2009
Chia tay với văn minh?  -  Trần Tân Định
[VĂN HỌC] ... Trước nay thỉnh thoảng ta lại thấy có những kẻ sau khi cơm không lành canh không ngọt, nghỉ chơi với nhau, thì lôi thư từ của nhau ra mà đem lên báo, lên mạng để bôi bác. Trong quan hệ cá nhân, những trò đó đã không ngửi được thì trong quan hệ chữ nghĩa lại càng không ngửi nổi. Chia tay kiểu đó là chia tay luôn với văn minh chứ còn gì nữa?.. (...)

23.09.2009
Trả lời ông Phùng Nguyễn  -  Phan Nhiên Hạo
[VĂN HỌC] ... Trong bài “Chia tay mùa hè” đăng trên Da Màu mới đây, ông Phùng Nguyễn đã viết một đoạn dài có tựa đề “Chia tay Phan Nhiên Hạo”, trong đó đề cập đến chuyện lấy bài của tôi xuống khỏi Da Màu. Cách viết của ông Phùng Nguyễn có thể gây ngộ nhận và không được đàng hoàng. Tôi thấy cần phải lên tiếng. Tôi hy vọng chuyện này cũng đem lại một kinh nghiệm bổ ích cho những người làm văn chương mạng Việt Nam hôm nay... (...)

Nhà phê bình là ông? – F2  -  Lý Đợi
[VĂN HỌC] ... Tôi nghĩ những câu như: “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”; “Muốn sang thì bắt cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”... nên dần dần được thay thế. Hay ít ra, chỉ dùng khi viết về những giáo viên “giống đực”, còn khi viết về “giống cái”, hay những người “đồng tính”, chúng ta phải nghĩ và quy ước ra những từ, những cụm từ khác. Đó là bắt buộc để cho ngôn ngữ phát triển... (...)

22.09.2009
Về đại từ nhân xưng “ông/bà” và việc dùng thể thơ để viết phê bình văn học  -  Hà Thanh Thuỷ
[VĂN HỌC] ... Trong ngôn ngữ trao đổi văn học mang tính nghiêm túc, tương kính và chuyên nghiệp, ta gọi các nhà phê bình là “ông” hay “bà”, hay “ông/bà”. Gọi các nhà phê bình là “anh/chị” (anh Hoài Thanh, chị... Hoài Cảm...) thì không phải là lối gọi trong môi trường giao lưu chuyên nghiệp và nghiêm túc...Đối với các nhà phê bình thuộc giới đồng tính, thậm chí lưỡng tính, ta vẫn có thể gọi họ là “ông/bà”. Họ có thể tự xem họ là “ông” hay “bà” hay cả “ông” lẫn “bà”... (...)

18.09.2009
Trao đổi cùng Hà Thanh Thuỷ xung quanh bài viết của Lữ  -  Trà Đoá
[VĂN HỌC] ... Một nhà phê bình giỏi có thể khiến cho người khác quan tâm đến một tác phẩm nào đó. Nhưng khi người đó đọc tác phẩm được nhà phê bình giới thiệu, người đó nên dùng sự trải nghiệm của mình để thưởng lãm nó (trải nghiệm trong cuộc sống bao gồm nhiều thứ như: sự giáo dục, nền văn hoá, môi trường tự nhiên, xã hội... và cả việc đọc những bài viết của nhà phê bình)... (...)

16.09.2009
I-mêu của William Shakespeare gửi nhà nhận định Huỳnh Hoàng Anh  -  Nguyễn Thái
[VĂN HỌC] ... Dear ông Huỳnh Hoàng Anh: Hôm qua ông Nguyễn Du lại viếng chơi với tôi và an ủi tôi đừng buồn vì cô đơn, ít có người Anh nào đọc. Rằng bây giờ người Anh không thể ngồi yên dưới cầu Luân Đôn nhỏ bé mà ngâm nga mãi thơ kịch của tôi nữa. Rằng thơ kịch của tôi nhảm lắm vì ngày xưa thì chắc chắn là không ai thích đọc... (...)

Trao đổi với Trà Đoá về chuyện “phê bình” và chuyện “ông”  -  Hà Thanh Thuỷ
[VĂN HỌC] ... Nói đúng ra, người ta có thể dùng bất cứ thể loại văn chương nào để viết ra những ý tưởng phê bình. Ví dụ như bài thơ lừng danh “An essay on Criticism” của Alexander Pope (1688-1744). Đó là một bài thơ, hiển nhiên như vậy, nhưng nó vẫn được xem như một bài nhận định mang tính phê bình văn học... (...)

14.09.2009
Bài viết của Lữ  -  Trà Đoá
[VĂN HỌC] ... Về bài viết “Nhà phê bình: Cần phải khiêm tốn” của Lữ, tôi có vài ý kiến chung quanh các nhận định của Phan Quỳnh Trâm và Lý Đợi... (...)

Nhà phê bình là “ông”?  -  Lý Đợi
[VĂN HỌC] ... Phải chăng nhà phê bình là / và chỉ là “ông”? Tôi e là không phải. Bởi lịch sử phê bình cho thấy, có ông, có bà, và có cả giới đồng tính nữa... (...)

12.09.2009
Lao động là vinh quang  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lao động là vinh quang (poster lắp ghép bởi Nguyễn Đăng Thường) ... (...)

11.09.2009
Đầu ra  -  Nam Đan
[VĂN HOÁ] ... Chúng ta đã xây dựng thành công những tượng đài hoành tráng, kỳ vĩ, chúng ta đã tự hào về nền văn hiến hàng ngàn năm, chúng ta cứ mãi băn khoăn về vấn đề vĩ mô như làm sao để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc... thì chúng ta cũng cần xây những cầu tiêu công cộng sạch sẽ tươm tất cho nhân dân ỉa đái... (...)

08.09.2009
Phạm Công Thiện...  -  Vũ Thành Sơn
[VĂN HỌC] ... Phạm Công Thiện, có lẽ đó là một tâm hồn điên loạn nhưng thơ mộng nhất còn sót lại trong một thế giới tỉnh táo bệnh hoạn... (...)

06.09.2009
Kết thúc và bắt đầu  -  Trà Đoá
[VĂN HỌC] ... Cảm giác của tôi khi đọc loạt bài của nhà thơ Phạm Công Thiện trên Tiền Vệ (đặc biệt là bài về Joseph Brodsky) là niềm tin rằng người Việt vẫn còn đó những tài năng và trí thức đích thực. Và từ đó có thể hy vọng vào một sự bắt đầu mới, vào sự khai phá khả tính ẩn giấu của hồn Việt... (...)

05.09.2009
Bài thơ [cứt] bỏ quên  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... cứt đống quý hơn vàng ròng / cứt khô thơm hơn mực khô / mực khô không phải là khô mực / mực khô là mực chết trên ngòi bút trí thức văn nghệ sĩ / đi lề phải... (...)

03.09.2009
Thời đại... cứt  -  Lê Quảng Hà
[MỸ THUẬT] ... Nhân có cuộc đối thoại về “cứt” khá thú vị, tôi xin gửi vài bức tranh để minh hoạ... (...)

01.09.2009
Giữa... cứt và người  -  Nguyễn Hoàng Văn
[VĂN HỌC] ... Ðọc Chiều chiều, hồi ký của Tô Hoài, cứ thấy thương cho Phùng Quán với cái lần phải đi ăn trộm... cứt. Trên bảo: văn nghệ sĩ phải về cơ sở học hỏi, họ phải học để giác ngộ từ giữa lòng quần chúng và từ giữa lao động vinh quang, loại vinh quang có thể đo lường qua... chỉ tiêu cứt, thứ cứt dùng làm phân bắc cho rau vườn ta thêm xanh, cho lúa đồng ta thêm hạt. Và để đạt chỉ tiêu... cứt vinh quang ấy nhà thơ chúng ta chỉ còn cách đi ăn trộm... (...)

Nổi đình đám vì chim? Khét tiếng nhờ cứt?  -  Ðặng Thân
[VĂN HỌC] ... Hai quái nhân ấy người thỉ nổi đình đám vì chim, người thì khét tiếng nhờ cứt. Chẳng nhẽ ở xứ sở này có phải muốn oanh liệt là cứ phải dùng tới “cặc” với “cứt” không? Tôi nghĩ nền văn hoá ở đây không đơn giản như vậy. Hình như nó đã trì trệ ghê gớm lắm cho nên các nghệ sỹ tiên phong mới nổi đoá lên như vậy. Sự văng tục của họ là những tiếng nói phản kháng mãnh liệt với nghèo nàn, lạc hậu, trì độn và ác độc trong văn hoá... (...)

30.08.2009
Cứt trong nghệ thuật  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC] ... Cứt không làm một tác phẩm nghệ thuật trở thành “hay” hay “dở”, cũng không thể làm nó sạch sẽ hơn hay dơ dáy hơn. Giá trị của tác phẩm là do tài năng của tác giả trong việc sử dụng bút pháp của mình để diễn đạt những gì ở đằng sau và bên trên những cục cứt... (...)

26.08.2009
Phân quý hơn vàng  -  Nguyễn Hưng Quốc
[MỸ THUẬT] ... Theo Manzoni, bất cứ thứ gì, kể cả những vật dụng thông thường trong đời sống hàng ngày, cũng có thể trở thành nghệ thuật khi bàn tay người nghệ sĩ chạm vào. “Cứt của người nghệ sĩ” là một trong những ví dụ cực đoan nhất: người nghệ sĩ biến chính chất thải trong cơ thể của mình để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật... (...)

20.08.2009
Trả lời Phạm Chí Diệp về “lý tưởng của nhà văn”  -  Khánh Phương
[VĂN HỌC] ... Những nhà văn tài năng và kể cả những nhà khoa học tài năng, chắc chắn không chỉ là những người có lý tưởng, mà còn là những người biết hy sinh cho lý tưởng đó. Nếu không, họ sẽ không bao giờ trau dồi được tài năng của mình đến mức phải làm cho chúng ta nhận thấy hoặc kinh ngạc... (...)

Làm nhà văn thì nhất thiết phải có “lý tưởng”? Nhưng “lý tưởng” gì?  -  Phạm Chí Diệp
[VĂN HỌC] ... Theo tôi, nếu hiểu lý tưởng là một mục đích tốt đẹp nào đó mà mỗi cá nhân muốn vươn tới, thì dù là nhà văn hay không là nhà văn, hậu-hiện đại hay không hậu-hiện đại, dường như không ai sống trên đời mà không có một lý tưởng của riêng mình, ngoại trừ những kẻ không còn thiết sống nữa. Do đó khi Khánh Phương nói làm nhà văn thì “nhất thiết phải có lý tưởng”, thì tôi e là câu này hoặc là thừa, hoặc là chị muốn nói đến một loại “lý tưởng lớn” nào đó, hơn hẳn những lý tưởng vốn có của mỗi cá nhân sống trên đời này... (...)

12.08.2009
Hãy làm thơ nổi bật  -  Trà Đoá
[VĂN HỌC] ... Mà muốn có thơ “gây xôn xao dư luận” thì, theo thiển ý của tôi, không nên cố làm thơ hay nữa mà nên làm thơ “nổi bật”. Giải thưởng nào chẳng phải là giải thưởng. Nếu không được giải Nobel thì ráng kiếm cái Ig Nobel vậy!... (...)

Phải khóc  -  Jalau Anưk
[VĂN HỌC] ... Tây Tạng / tang tậy / kệ thây ai nói / hễ thở là còn / thoi thóp cũng là còn / trăng trối cũng là còn / còn biết khóc thì hãy khóc / biết thương thì hãy thương / biết lẫy thì hãy lẫy / biết ỏng ẻo thì vẫn nên… (...)

11.08.2009
Khổng Tử khóc!  -  Bắc Phong
[VĂN HOÁ] ... Tử khóc có lẽ vì Tử nhớ / chuyện Tần đốt sách bắt nho chôn / chuyện Mao đấu tố giết tư sản / rồi chuyện thảm sát Thiên An Môn // thôi thì Tử khóc ừ Tử khóc / cho một nền triết học thâm sâu / bị lợi dụng bán buôn nhân nghĩa / lòng Tử đau ai biết Tử đau... (...)

Không khóc  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... không khóc cho tây tạng / không khóc cho việt nam / không khóc / cho cả chính bản thân ta đang ở chỗ an toàn / sức mấy / (vì hồ lệ đã cạn rồi) / vậy xin mượn lời / alan paton / nhà văn nam phi... (...)

10.08.2009
“Khóc Tây Tạng”: xuất xứ, đại ý, cảm tưởng... và cảm tạ  -  Inrasara
[VĂN HỌC] ... “Khóc Tây Tạng” viết giữa hai thủ pháp “Một hôm gầu guộc...” và “Khóc Văn Cao”. Nó không [những, chỉ] khóc Tây Tạng mà [nhất, còn] là khóc cho người [không] khóc Tây Tạng. Tôi thấy bài thơ hỏng hóc đâu đó và có vẻ thất bại!... (...)

“Khóc Tây Tạng”: Hời chính là người Chăm  -  Phạm Quang Tuấn
[VĂN HỌC] ... Xin cảm ơn độc giả Đinh Nhã Lan đã chỉ ra một điều rất hiển nhiên nhưng khó thấy đối với người Việt. Inrasara viết: “...lạt ma / ma hời / hời ơi / có ai khóc tây tạng không / còn ai khóc tây tạng không...” Hời chính là người Chăm... (...)

Lời cuối cho... Lài  -  Võ Vi
[VĂN HỌC] ... Tây Tạng đang đổ máu, người ta đang than khóc, bài thơ 1 cũng kêu gọi hãy khóc cho Tây Tạng (cho dù Inrasara có than khóc theo kiểu “sến” khiến Lài dị ứng). Còn Lài thì trộn nước mắt, nước mũi, nước dãi, “nước đé” vào thành một hỗn hợp kinh khủng để... “giễu nhại” chơi... (...)

09.08.2009
Hình như vú Thị Lài rất to!  -  Ngọc Hương
[VĂN HỌC] ... Sau hai bài Lài trả lời Võ Vi và Hương thì Hương mới hiểu ra rằng Lài quả là có tài “Cả vú lấp miệng em” vì cái gì Lài cũng bẻ quặt quẹo theo suy nghĩ cá nhân của Lài được hết. Với tài năng của Lài như vậy, Hương nghĩ vú của Lài phải to cỡ Pamela Anderson.. (...)

08.08.2009
Đọc “Khóc Tây Tạng” bằng cặp mắt của một người Việt?  -  Ðinh Nhã Lan
[VĂN HỌC] ... Ít ra phải đọc từ vị trí của một tâm hồn Chăm. Khi đọc như vậy, người đọc có thể thấy trong bài “Khóc Tây Tạng”, tác giả có ý so sánh dân tộc mình với dân tộc Tây Tạng. Trớ trêu thay, tác giả ngồi cùng (bàn nhậu) với những người “khóc” nhưng trong lòng thì coi mình như người “bị khóc”... (...)

Viết cho Tây Tạng - Viết về Tây Tạng  -  Tiền Vệ
[VĂN HỌC] Nhân có cuộc đối thoại quanh hai bài thơ “Khóc Tây Tạng” của Inrasara và “Khóc lóc Tây Tạng” của Bùi Thị Lài, chúng tôi kính mời bạn đọc Tiền Vệ thưởng thức những tác phẩm khác do các tác giả người Việt Nam và ngoại quốc (trong đó có Tây Tạng) viết về Tây Tạng hay về những đề tài có liên quan đến Tây Tạng, với những phong cách và lối tiếp cận khác nhau... (...)

Đôi lời với Võ Vi  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HỌC] ... Lài e rằng Võ Vi nên xét lại khả năng đọc và hiểu của mình, ít ra trong trường hợp này. Võ Vi đã không phân định được mục tiêu nhắm tới của bài thơ “Khóc lóc Tây Tạng” là Tây Tạng hay là bài thơ “Khóc Tây Tạng”, nên Võ Vi đi đến sự nhận định sai lầm. Tiếc thay, đây là sai lầm từ căn bản!... (...)

07.08.2009
Khóc và Khóc lóc Tây Tạng  -  Võ Vi
[VĂN HỌC] ... Chuyện về xứ Tây Tạng đang được coi là một điểm nóng và nghiêm trọng. Nếu không khoái vấn đề sắc tộc chính trị thì thôi, chẳng nên đem chuyện máu và nước mắt của người ta ra để mà làm thơ ngang rồi “giễu nhại”... (...)

06.08.2009
Đáp lời nhắn nhủ của Ngọc Hương  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HỌC] ... Lài cho rằng hai bài thơ không thể chê bai hay đập nhau, nhất là trong trường hợp này. Mà thật ra, bài trước đã gợi hứng cho bài sau. Nói cho chính xác, bài “Khóc lóc Tây Tạng” đã sử dụng thủ pháp (hay kỹ thuật) giễu nhại trên chính văn bản của bài “Khóc Tây Tạng” để họa lại nó... (...)

05.08.2009
Gửi Bùi Thị Lài  -  Ngọc Hương
[VĂN HỌC] ... Thái độ của cá nhân đối với nghệ thuật là quan trọng, những tị hiềm, chê bai chỉ giết chết nó mà thôi. Đó cũng là thái độ chung của nhiều văn sĩ trong nước hiện nay và có lẽ đó cũng là lý do khiến nhiều người mất đi cơ hội được viết và trình bày tác phẩm của mình... (...)

04.08.2009
Cảo thơm  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Theo dõi chuyện “anh hèn” phút chốc bỗng trở thành “anh hùng” nhờ một cuốn best-seller, Thị Sương tui sướng mê tơi như được xơi... chuối cau, chuối già. Vì vậy Sương muốn sưu tầm đọc thêm các tác phẩm giá trị đã xuất hiện hay sắp ra mắt, sau đây:... (...)

01.08.2009
Tôi có một giấc mơ  -  Viễn Khách
[VĂN HỌC] ... tôi có một giấc mơ / lai rai / chưa vĩ đại // tại sài gòn bùng binh chợ / giới trẻ sẽ đốt thơ // họ hoả thiêu / truyện kiều // đuổi con xẩm thậy về bắc kinh / đòi quyền sống cho gái quê lục tỉnh... (...)

Bye bye blackbird...  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... đĩ jà... tướng cướp jà... nhạc sĩ jà... ôi zui quá... sinh viên không ham sống cao thượng... ôi tuyệt quá... những anh hèn của ngày hôm nay... những best-sellers của một ngày mai... (...)

26.07.2009
Không xa nữa đâu — nếu họ cứ hèn như thế này!  -  Lan Nhi
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ngoại bang bắt dân mình trong lãnh thổ của mình mà không dám đấu tranh, mà lại chỉ “đề nghị” để thả họ?! Cái quyền bình đẳng giữa 2 quốc gia đâu rồi? Lòng nhân bản ở đâu? Mà cúi đầu trước cái sai lè lè truớc mắt? Đó là chính phủ “của dân, do dân, vì dân” ư?!... (...)

Tàu lạ...?  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... một tàu... lạ? / hay chính là... / ba tàu... bành trướng? Thơ rằng: Thương lan thương huệ thương hồng / Thương mao thương hổng thương mông thương mười... (...)

25.07.2009
Cái hèn tập thể  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các quan chức chóp bu của Đảng luôn tận dụng triệt để điều này: quyền lợi thì cá nhân nhưng trách nhiệm lại là tập thể. Trách nhiệm tập thể là thứ dễ chịu nhất, vì gần như chẳng phải chịu gì. Lấy ví dụ, mấy vị ở trung ương, vị nào cũng quyền hành và tiền tài to bằng trời nhưng khi phát ngôn về trách nhiệm thì họ luôn dùng đại từ “chúng ta”. Đây là cái từ “đểu” nhất hiện nay trong tiếng Việt. Tôi chỉ ước ao trục xuất được nó ra khỏi tiếng Việt, để nó biến mất vĩnh viễn... (...)

Sinh tử phù  -  Phạm Phương Sài
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính làm cho giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay hèn nhược, không dám có những động thái tích cực để phản đối lại chính sách càng ngày càng o ép của nhà cầm quyền Bắc Kinh — thậm chí khi Bắc Kinh có cả những động thái cố ý làm nhục đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam với chính nhân dân Việt Nam và với cộng đồng quốc tế — là vì nhiều phần trong họ đã bị cấy một thứ ‘sinh tử phù’... (...)

24.07.2009
Xin lỗi đi. Nhá!  -  Vương Văn Quang
[VĂN HỌC] ... Tình trạng nghiệp dư (viết dựa hoàn toàn vào cảm xúc) trong văn chương, tính lâm li mùi mẫn, cái ướt át láng lai, sự xúc cảm tràn trề vẫn sẽ còn ngự trị và được đề cao còn kéo dài lâu chưa biết đến bao giờ. Có thể kết luận chắc nịch rằng cái ý rất hay trong bài diễn văn của Charlie Chaplin chỉ áp dụng/nói được với xã hội/con người Việt Nam nếu ta xoay ngược nó đi 180 độ: Chúng ta cảm nhận quá nhiều và suy nghĩ quá ít... (...)

Sao bỗng dưng họ lại hèn vậy?  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Hình như chưa bao giờ trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại đồng ý với nhau như thế! Hình như mọi người đều đồng thanh: Giới lãnh đạo Việt Nam hèn! Riêng tôi, tôi không ngớt ngạc nhiên: Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy?... (...)

23.07.2009
Về cái sự “rất dầm dề” của văn chương Việt hôm nay  -  Lê Công Thân
[VĂN HỌC] ... Mặc dù nguy cơ Trung Quốc xâm lăng ngày càng khẩn thiết, thơ văn bây giờ không cần “có thép”, vì giới lãnh đạo sẵn sàng cấu kết với Trung Quốc, tình nguyện cúi đầu để hưởng lợi cho cá nhân. Nói cho đúng, lúc này mà ai dám viết thơ văn “có thép” để lên án mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc thì nhất định sẽ bị ăn đòn... (...)

Một nền văn chương giàu cảm xúc  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC] ... 1. Từ trước đến nay, đa số nhà thơ/văn Việt Nam cho rằng họ sáng tác bằng cảm xúc. / 2. Từ trước đến nay, đa số độc giả Việt Nam nói rằng họ đọc văn chương bằng cảm xúc. / 3. Từ trước đến nay, đa số nhà phê bình và độc giả Việt Nam cho rằng tác phẩm văn chương hay thì phải giàu cảm xúc và phải gây nhiều cảm xúc nơi người đọc... (...)

21.07.2009
Nghị quyết vô đề  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... Được ngài nọ vinh danh chống độc tài / tranh đấu cho rân chủ tự ro / (rần rần rần rần rần rần) / nhưng / cớ chi lại ca tụng lãnh tụ đỉnh cao đấu tố / (khổ chưa bớ mấy ông đạo dừa) / tuy thế / tui cũng thiệt tình xin chúc lành / (cho tâm linh mình được phơi phới)... (...)

Viết blog  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC] ... Vừa là nhật ký vừa là tờ báo lại vừa là diễn đàn, bản chất của blog là một thể loại hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Nó là một sự tổng hợp. Mà tổng hợp cũng có nghĩa là xoá nhoà ranh giới... (...)

Viết blog cho hay thì bất cần sự chính xác?  -  Lê T. Hà
[VĂN HỌC] ... Tôi cho rằng một bài văn hay, dù viết trên blog, trước hết phải dựa trên những sự kiện chính xác. Tất nhiên không cần phải chính xác một cách tinh vi như trong một bài nghiên cứu, nhưng ít nhất phải chính xác một cách căn bản. Sau đó mới nói đến cái hay, cái đẹp. Nếu anh viết một bài blog để ca tụng rượu vang của Pháp mà anh lại mô tả nhầm thành rượu whisky của Scotland, thì anh đừng trách tại sao người đọc cảm thấy mất sướng... (...)

19.07.2009
Iu thì cứ iu, toáng thì cứ toáng, nhưng chớ có toáng trậk lấk!  -  Tư Cầu Mống
[VĂN HỌC] ... Ông Minh ơi, tình cảnh đoã ê chề rồi, moà ông coòng xúi “Đừng iu cô Qoảng”! Ông Vũ ơi, lồm eng chi moà loạ rứa? Iu thì cứ iu, toáng thì cứ toáng, nhưng chớ có toáng trậk lấk! Em nó hổng phê đao!... (...)

Đừng đùa với Quảng!  -  Bùi Quảng Nôm
[VĂN HỌC] ... Không ai cấm anh yêu, tuy nhiên đừng đem cái tình yêu mông lung và ngang phè của anh ra giáo huấn thiên hạ. Võ Phiến rất hiểu về các vùng đất miền Trung thế nhưng có ai dám nói là nhà văn này không yêu miền Trung, không yêu Bình Định, Quảng Nam?... (...)

18.07.2009
Nhắc đến rượu, nhớ bạn  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC] ... Tôi thấy rõ ràng là, dưới ánh trăng vằng vặc, mình bước qua khỏi khung cửa, đi qua hiên, bước xuống bậc tam cấp, xuống sân, đi hết khoảng sân rộng, đến lùm cây rậm; và đứng dưới lùm cây, tôi kéo quần xuống... Đang tè, một tên sinh viên chạy ra, kề tai tôi, giọng hốt hoảng: “Thầy! Đi ra xa xa chút chứ sao lại đứng trước hiên nhà người ta đái vậy!” Vừa nói nó vừa đẩy tôi ra xa... Sau lần đó, tôi tởn... (...)

Đừng yêu xứ Quảng!  -  Nguyễn Hữu Hồng Minh
[VĂN HỌC] .... Ai cấm được anh có một tình yêu xứ Quảng của riêng anh? Một người đang ở xa, nhìn về. Phải chăng đã yêu mà cần phải yêu đúng “thuần phong mỹ tục” mới được phép? Tình yêu đâu có lỗi. Hay phải đừng yêu xứ Quảng?... (...)

Về miền Trung  -  Trần Vũ
[VĂN HỌC] ... Tôi chưa có khả năng phân biệt Quảng Tín, Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Quảng Trị. Quảng nào đối với tôi cũng là Quảng. Nên tôi gộp tất cả các Quảng vào hai chữ “miền Trung”, như tôi gộp hết Quy Nhơn, Bình Định, Tam Kỳ, Bồng Sơn, Sa Huỳnh cũng vào “miền Trung”. Vào một chữ “Trung” mà mình ưa. Vào một giọng Trung mà mình thấy lạ. Ưa vì cảnh vật đẹp. Ưa vì thức ăn ngon. Ưa vì chiếc lưng cong của đất nước hữu tình. Miền Trung là đất của tình cảm... (...)

Một lối viết “nhất dĩ quán chi”  -  Lưu Thế Hiệp
[VĂN HỌC] ... Cảm xúc về xứ Quảng, về miền Trung, mà chỉ cần thay đổi địa danh thì có thể áp dụng cho bất cứ xứ nào, miền nào. Lối viết này ta thấy nhan nhản trên báo chí Việt Nam bây giờ. Đại loại như một bài báo nào đó tán tụng một nhà thơ X, nhưng nếu ta thử đổi tên nhà thơ X thành ra tên nhà thơ Y, thì đọc cũng lọt lỗ tai như thường. Đúng là “nhất dĩ quán chi”... (...)

Không cần biết đúng hay sai, mà vẫn thật hay, vẫn thành công?  -  Lê Công Thân
[VĂN HỌC] ... Đọc bài của độc giả Trần Nguyễn, tôi thấy có nhiều chỗ rất là lúng túng. Khen bài “Về yêu xứ Quảng” của nhà văn Trần Vũ là một bài “thật hay” và “thành công”, độc giả Trần Nguyễn lại đưa ra những luận điểm không có sức thuyết phục chút nào cả... (...)

17.07.2009
“Về yêu xứ Quảng”: một bài viết thật hay  -  Trần Nguyễn
[VĂN HỌC] ... Bài viết thể hiện tính chủ quan đầy cảm xúc của tác giả, chính đây là nét riêng của mỗi nhà văn, cách cảm của mỗi người về một vùng đất, từ giọng nói, đến tính cách, đến phong vị ẩm thực. Người đọc không cần biết đúng hay sai, chỉ thấy bài viết lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từ ngôn ngữ đến hình ảnh là thành công... (...)

16.07.2009
Về yêu xứ Quảng! Nhưng “Quảng” nào? Và...  -  Võ Văn Nam
[VĂN HỌC] ... Trần Vũ, sau khi tán sai về giọng Quảng, tán nhảm về bia Sông Hàn, tán trật về rượu Bầu Đá, thì kết thúc bằng câu nhắn nhủ: “Viết blog, cũng giống chế rượu Bầu Đá, cái cay phải lan tỏa. Phải làm ghiền.” Nhắn nhủ như vậy thì cũng thiệt là... rởm... (...)

15.07.2009
Về yêu xứ Quảng  -  Trần Vũ
[VĂN HỌC] ... Mỗi lần ra miền Trung, tôi đều say mê giọng nói của người Trung, đặc biệt từ Quy Nhơn đến Đông Hà. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa. Nếu giọng Huế thanh, trong như bát chè mạn và ngọt như bát chè sen, thì giọng Quảng nghe mới thật đã. Những Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi... (...)

14.07.2009
Từ nhà phê bình đến một blogger  -  Nguyễn Hưng Quốc
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog... (...)

Một chút ưu tư  -  Lê Nguyên Vỹ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giống như Trung Quốc, Việt Nam lấp đầy cái chủ nghĩa Cộng Sản đã bị rỗng ruột bằng tinh thần dân tộc. Và truyền thống cảnh giác thế lực phương Bắc hợp lưu với chủ nghĩa dân tộc vừa hồi sinh đã đẩy nhà cầm quyền Việt Nam vào thế kẹt: Cộng Sản Việt Nam muốn tồn tại trước nhân dân thì không được biểu lộ khiếp nhược trước Trung Quốc chứ đừng nói đến chuyện trở thành đàn em của Trung Quốc... (...)

11.07.2009
Tân Cương  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lau máu đi em / Quân Hán tham tàn / Ngàn năm chớ quên... (...)

01.07.2009
Có những động chuyển mang tên SÓNG  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] ... Hãy đằm mình vào không gian trầm đục, quánh đặc bao quanh các tác phẩm điêu khắc xám nặng, thô ráp, xù xì, gai góc, mà lấp lánh tính nghề thực biểu cảm tại phòng trưng bày có tên “SÓNG NGẦM” của năm nhà điêu khắc, mà nghe đâu đây tiếng ỳ ầm gầm gừ cồn cào đến khẩn thiết của một cơn giông tố đang rất gấp gần... (...)

27.06.2009
Thông điệp trong tranh của Phạm Huy Thông liệu có nhàm không?  -  Nguyễn Thị Thanh Phượng
[MỸ THUẬT] ... Với một bộ phận người Việt Nam, có lẽ sự “nhạy cảm” chính trị trong những bức vẽ của Thông khiến họ lảng tránh. Dù là thế nào đi nữa, nếu đặt trong bối cảnh xã hội cụ thể, tranh của Thông thực sự không hề “nhàm” hay “nhạt”... (...)

22.06.2009
Báo chí Việt Nam  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Vinh Danh Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam! (...)

19.06.2009
Đại... đại... thắng... thắng... lợi... lợi...  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chân dung Mahmoud Ahmadinejad qua nét bút của Steve Bell... (...)

14.06.2009
Vài suy nghĩ về nền âm nhạc, hay nền ca khúc quần chúng không nhạc đệm ở Việt Nam  -  Ðặng Hữu Phúc
[ÂM NHẠC] ... Ở những nước có nền âm nhạc chuyên nghiệp phát triển, mỗi một ca khúc, kể cả ca khúc quần chúng, luôn luôn có một phần đệm cố định, thường thì do chính tác giả của phần giai điệu viết ra cho đàn piano. Đó là tính chuyên nghiệp của người nhạc sĩ. Riêng ở Việt Nam, hầu hết các nhạc sĩ (viết ca khúc) không viết được phần đệm cho các bài hát của chính mình sáng tác ra. Điều đó nói lên tính không chuyên nghiệp của nền âm nhạc Việt Nam... (...)

06.06.2009
Đọc Talawas & Tiền Vệ là một trọng tội  -  Người Sưu Tầm
[CHÍNH TRỊ và TRUYỀN THÔNG] ... Rủi thay cho cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, đọc các trang web đó là “mong muốn và nguyện vọng chính đáng của các em”, nhưng lại không phải là mong muốn và nguyện vọng của Đảng và Nhà nước!... (...)

05.06.2009
Từ Yahoo!360 đến Yahoo!360plus: con đường chui vào rọ  -  Người Sưu Tầm
[CHÍNH TRỊ và TRUYỀN THÔNG] ... Nói tóm lại, từ vùng trời tự do Yahoo!360, khi chuyển về Yahoo! 360plus, các bloggers sẽ... lọt vào trong rọ... (...)

Xe jeep ở Việt Nam  -  Nguyễn Đình Đăng
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Sự thật xe jeep đã được quân đội Pháp dùng tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương. Bằng chứng là các bức hình nhiếp ảnh gia người Mỹ Howard Sochurek (1925 - 1994) chụp xe jeep của quân đội Pháp ở Việt Nam tại trang ảnh của báo LIFE... (...)

01.06.2009
Dương-T-Dương “TRONG MẮT NGƯỜI KHÁC”  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] ... Cuộc chơi này tuy khó xem, khó chịu (nhất là với chúng ta - những kẻ luôn tự huyễn hoặc) nhưng là một dịp hiếm để nghe/xem một giọng điệu Kẻ Chợ sơ nhiễm triết lý Kant. Nếu gặp may thì thành phần bần-cố-ngoan như ta cũng thanh lọc được tý ti cái ngã tham-sân-si?... (...)

30.05.2009
Nhầm lẫn, hay là cuộc chơi của chữ? [góp ý với Võ Tấn Cường]  -  Trần Tân Định
[VĂN HỌC] ... Phải nói thẳng là nhà thơ Võ Tấn Cường có lối lý sự rất kỳ cục. Nếu ông đã “không hiểu lời đề dẫn này do Nguyễn Quang Thiều viết hay Lê Thiếu Nhơn viết”, thì sao ông lại gán hẳn nó cho Nguyễn Quang Thiều, rồi... chì chiết?... (...)

29.05.2009
Trả lời nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Trần Tân Định  -  Võ Tấn Cường
[VĂN HỌC] ... Tôi đọc lời đề dẫn bài viết của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trên website: lethieunhon.com. Không hiểu lời đề dẫn này do Nguyễn Quang Thiều viết hay Lê Thiếu Nhơn viết? Sự nhập nhằng của tên bài viết và lời đề dẫn đã khiến tôi đặt câu hỏi và có cách diễn giải như trong bài viết của tôi... (...)

28.05.2009
Trả lời Nhã Thuyên  -  Phan Nhiên Hạo
[VĂN HỌC] ... Việc đòi hỏi văn học miền Nam trước 1975 được công nhận không phải là một tranh chấp “quyền lực” văn chương. Nó chỉ xuất phát từ nhu cầu công bằng và tôn trọng lịch sử. Đối với một nhà văn, và với những người tự trọng nói chung, cảm giác được đối xử công bằng và không dối trá là rất quan trọng. Chỉ với công bằng và sự thật thì những xung đột chính trị có nguồn gốc từ quá khứ mới có thể chấm dứt... (...)

27.05.2009
Văn chương Việt Nam: xác lập (lại) quyền lực hay cần năng lượng mới  -  Nhã Thuyên
[VĂN HỌC] ... Liệu sẽ có một thời kì mới của thơ chăng? Liệu có thể ứng xử với quá khứ theo cách: những gì đã không tạo được thành một giai đoạn của quá khứ nghệ thuật hay chỉ là quá khứ của cái không-quá-khứ thì, với nghệ thuật, hãy để nó tự/bị huỷ hoại, mòn rữa?... (...)

Cổ phần dân tộc & thị trường quyền lực  -  Nguyễn Quốc Chánh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giữa Đảng CSVN và dân tộc hiện là tình trạng đồng sàng dị mộng. Cả hai cùng sàng thủ lợi từ thị trường hàng hóa, nhưng mộng thì mỗi đàng một ngả, chủng loài đảng viên muốn độc quyền chính trị, chủng loài quần chúng chắc muốn tùm lum. Cho nên quyền lực của Đảng CSVN vẫn cứ là thứ quyền lực rút ruột quyền lợi dân tộc... (...)

26.05.2009
Chưa nói rốt ráo vì chưa có tự do  -  Phạm Chí
[VĂN HỌC] ... Nguyễn Quang Thiều chưa nói rốt ráo về những chỗ đó chính vì bản thân ông chưa có tự do để nói. Trong bài tham luận của ông có hai lần ông chạm đến khái niệm “tự do”... Cả hai lần, ông chỉ nói đến “khát vọng tự do” “những giấc mơ về tự do”, nghĩa là chưa có tự do... (...)

Góp ý về lối đọc và diễn giải của nhà thơ Võ Tấn Cường  -  Trần Tân Định
[VĂN HỌC] ... Lối đọc và diễn giải của nhà thơ Võ Tấn Cường khá là lạ lùng. Từ một ảo giác nào đó, anh cho rằng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã đặt ra câu hỏi: “Thơ Việt đang ở vị trí nào của nền thơ Đông Á?” ... Sau khi tưởng tượng Nguyễn Quang Thiều đã đặt ra câu hỏi ấy, Võ Tấn Cường khẳng định ngay rằng Nguyễn Quang Thiều “không thể tìm được câu trả lời”!... (...)

Trả lời Võ Tấn Cường  -  Nguyễn Quang Thiều
[VĂN HỌC] ... Thưa anh Võ Tấn Cường, Tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi: “Thơ Việt nam ở vị trí nào trong nền thơ Đông Á?” Tôi không biết anh đọc điều này ở đâu? Sứ mệnh của thơ ca mà tôi nói đến trong bài viết là sứ mệnh của Cái đẹp và Lương tâm anh ạ. Nó không hẳn là những bài thơ cụ thể in trên báo hoặc sách... (...)

Lại lẩm cẩm cục gạch của Bác  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Kỹ sư, bác sĩ rất sợ bị kiện vì tội malpractice và tư vấn bậy gây thiệt hại cho khách. Viết xong bài về cục gạch của Bác tôi chợt toát mồ hôi: lỡ có độc giả nào đọc xong rồi xài cách đó và bị tai nạn thì mình có thể bị kiện không? Úc sắp tới mùa đông, kinh tế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, cúm heo hăm dọa, cục gạch trở nên hấp dẫn... (...)

25.05.2009
Ảo tưởng của nhà thơ và của thơ ca Việt Nam [thư gửi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều]  -  Võ Tấn Cường
[VĂN HỌC] ... Lịch sử thơ ca Việt Nam đã cho thấy bao nhiêu nhà thơ chịu cảnh khốn khổ chỉ vì một câu thơ, bài thơ bị hiểu lầm là ám chỉ về chính trị. Thơ ca Việt Nam đã thức tỉnh khát vọng sống của con người hay ru ngủ con người trong cơn mê vô tận của sự đớn hèn? Thơ ca Việt Nam chưa bao giờ là thứ thơ tâm linh và khó có thể đạt được điều này trong khi con người đang từng ngày bị “chính trị hoá”... (...)

Chưa hết “huyền thoại”  -  Mai Anh Vũ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Chỉ riêng hai chữ này thôi cũng gây thật nhiều phiền phức. Thấy đây là một đề tài khá thú vị nên tôi cũng xin mạo muội góp vài ý nhỏ. Trong tiếng Việt, hiện tượng ngữ nghĩa của từ thay đổi theo thời gian và địa phương là chuyện không phải hiếm. Nếu chỉ giải thích từ theo nghĩa đen nguyên gốc hoặc phân tích theo kiểu chiết tự từng âm lẻ thì khó lòng phản ánh đúng ý nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh cụ thể... (...)

23.05.2009
Huyền thoại và những kẻ tạo huyền thoại  -  Võ Văn Nam
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Phải nói thẳng là Nguyễn Austin rất yếu về kiến thức ngôn ngữ nên chỉ đoán mò ý nghĩa của các chữ “huyền thoại” và “huyền hoặc”. Nguyễn Austin viết: “Tôi không biết hai chữ ‘huyền thoại’ có gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp hay không?” Viết như vậy chứng tỏ anh ta không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ Việt Nam. Chữ “huyền thoại” làm sao “có gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp” mà anh ta thắc mắc nhỉ!... (...)

22.05.2009
Huyền thoại sến  -  Mai Anh Vũ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Để trở thành huyền thoại của một dân tộc ưa sến, Hồ Chí Minh đã biết tận dụng tối đa những yếu tố sến như mang dép cao su mòn vẹt, “áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”, để râu dài cho giống tiên ông, dựng nhà sàn đơn sơ ở giữa Phủ chủ tịch, nhớ tên tuổi và gia cảnh những người chỉ gặp một đôi lần, hơi tí là rút khăn mùi xoa ra lau nước mắt v.v... Và những tuồng sến đó đã phát huy tác dụng không nhỏ... (...)

Lại nói về Trịnh Công Sơn  -  Võ Vi
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Một điều rất lạ là trong số các vị bàn tán nhiều về Trịnh Công Sơn có nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ, trí thức mà hầu như không thấy ai nói gì về tài nhạc của Trịnh Công Sơn. Kỳ lạ hơn nữa là nếu có vị nào nói đến nhạc Trịnh Công Sơn thì chỉ dẫn phần lời ca ra để phán xét. Chả lẽ những vị đó cho rằng âm nhạc chỉ là lời ca chăng?... (...)

Nguyễn Austin trả lời  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tôi muốn hỏi Bảo Hội rằng trong mạch văn và câu viết như thế chúng ta phải hiểu hai chữ lịch sử như thế nào cho đúng nghĩa: lịch sử của dân tộc, đất nước, cuộc chiến hai miền? Hay lịch sử của âm nhạc, hội hoạ,...? Trịnh Công Sơn có đặt ra những vấn đề gì cho lịch sử về âm nhạc Việt Nam để mà Nguyễn Hoàng Văn phải nhắc tới và đặt vấn đề như thế?... (...)

20.05.2009
Có tiền và có quyền là sở hữu được ả điếm  -  Ðặng Thanh Tứ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nghệ sĩ lớn là người có phong cách sang cả. Thanh Tâm Tuyền là người kiêu ngạo, sang cả trong nghệ thuật. Bùi Giáng điên khùng, áo quần nhơ nhớp, nhưng trên góc nhìn nghệ sĩ lại là người kiêu ngạo và sang cả vì không kẻ có quyền và có tiền nào mua rẻ được thơ của ông!... (...)

Từ cục gạch đến huyền thoại  -  Võ Văn Nam
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nhìn lại thì thấy chuyện “cục gạch nướng” của Hồ Chí Minh mang ý nghĩa của cả “myth” và “legend”. Khi Bác Trần Dân Tiên đem “cục gạch nướng” vào trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, thì câu chuyện ấy là “myth”. Khi Chú Chế Lan Viên làm thơ ca tụng câu chuyện ấy, thì nó trở thành “legend”... (...)

Gạch với ngói... cháu ngợm với cháu ngoan...  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Mác Mao Hồ ạ, nghĩ mà tội nghiệp, mà “thương cho kiếp sống tha hương / thân gầy gò gởi cho gió sương...” của những kẻ chung chăn chung gối chung nệm chung giường với... gạch nướng... (...)

Về cục gạch của Bác  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tình cờ (!) đọc bài về cái hottie (hot water bottle) của Nguyễn Ðăng Thường, tôi nhớ lại một kỷ niệm nho nhỏ à la Trần Dân Tiên, thời mới du học New Zealand (1960s). Trời lạnh, hà tiện không mua hottie... (...)

19.05.2009
Chai nước nóng (Bouillotte / Hot water bottle)  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Thay vì sử dụng phương tiện sẵn có, hoặc rẻ và dễ nhất là lấy một hay vài cái chai nhựa hay bình cao-su, đổ nước sôi vào đến lưng chừng, đóng nút thật chặt và dùng khăn quấn lại để sưởi, Hồ Chí Minh — vì là đỉnh cao trí tuệ cải lương... sến — nên đã dùng cục “gạch nướng bọc giấy báo cũ” cho nó thêm bi đát cái “kiếp nghèo” mà cũng để cho thấy cái “sáng kiến tuyệt đỉnh” của mình... (...)

Góp “gió” cho Austin  -  Vân Nam
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Ai dại gì ghép duyên Sơn- Sến, bộ Austin muốn chiến tranh thế giới thứ ba trên mạng à? Còn “ép duyên” “Sơn - (ả Điếm) lịch sử” thì cũng tạm... được... (...)

17.05.2009
Thế nào là “nhân vật lịch sử” (bàn với Nguyễn Austin)  -  Bảo Hội
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... “Lịch sử” không phải chỉ có chuyện chiến tranh và thay đổi chế độ. “Nhân vật lịch sử” không phải chỉ là những ai góp phần đưa nhiều người vào chỗ chết hay tán gia bại sản. Không nhất thiết phải là những chính trị gia, tướng lĩnh tạo ra những bước ngoặc lịch sử thì mới được xem là “nhân vật lịch sử”... (...)

Huyền thoại là gì?  -  Phan Phùng Tại
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tôi nghĩ, khi Hồ Chí Minh dùng bút hiệu Trần Dân Tiên viết cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, ông ta chỉ nhằm mục đích tạo ra những huyền thoại về mình. Việc Hồ Chí Minh dùng viên gạch nướng đã thực sự trở thành một huyền thoại, được Chế Lan Viên ca tụng trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”... (...)

Đằng nào cũng vô lý  -  Lê Công Thân
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nhìn theo cách nào thì câu chuyện viên gạch nướng của “bác” cũng đều vô lý cả, ông Nguyễn Austin cố bảo vệ cách nào cũng không thể làm nó trở thành “có lý”... (...)

Đồng chí lịch sử  -  Trần Nhâm
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... “Bốn mươi thế kỷ” tức là lịch sử. Lôi lịch sử ra trận và đặt lịch sử bằng vai bằng lứa với Đảng, với Bác, thì quả thật Tố Hữu đã biến lịch sử thành một thứ “đồng chí”... (...)

16.05.2009
Góp ý với Nguyễn Hoàng Văn  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tôi cố gắng tìm cho được mối “tương liên” của chuỗi âm S này mà, thú thật, không tìm được trọn vẹn. Cặp ”Sơn- Sawyer” được trình bày khá rõ nét. Cặp “Sến- Sử (đúng hơn là ả điếm lịch sử)” cũng được NHV bỏ công sức khai thác nhiều mặc dù có phần gượng ép khi cho rằng những chuyện “cái thúng” và “đôi dép rách” có thể trở thành “huyền thoại lịch sử”... (...)

13.05.2009
Ngày đại lễ của đất nước  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Italo Calvino có viết một truyện ngắn rất lạ lùng, nhưng hết sức thâm thuý. Truyện có nhan đề “La decapitazione dei capi” (Chém đầu lãnh đạo). Trong đó, ông kể chuyện về một quốc gia dân chủ tuyệt đối. Quốc gia ấy không có loại lãnh đạo vĩ cuồng tham quyền cố vị, vì hiến pháp quy định rằng khi mỗi nhiệm kỳ chấm dứt, thì toàn thể thành viên trong nội các của chính phủ phải bước lên máy chém. Và sau khi chém đầu họ xong, nhân dân sẽ chào đón một chính phủ hoàn toàn mới. Ngày lễ chém đầu lãnh đạo là ngày đại lễ của đất nước!... (...)

08.05.2009
Trịnh Công Sơn xém làm Bộ trưởng Văn hóa  -  Người Sưu Tầm
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trịnh Công Sơn nằm trong nhóm người tổ chức đảo chính Nguyễn Văn Thiệu. Nhóm này hành động theo kế hoạch của Nguyễn Hữu Đống. Nếu đảo chính thành công thì “sẽ đặt Trịnh Công Sơn làm Bộ trưởng Văn hóa” ... (...)

Góp ý với Nguyễn Austin về chữ “chiêu hồi” [2]  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bách khoa Toàn thư của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam ở Hà Nội đã giải thích chữ CHIÊU HỒI như sau... (...)

07.05.2009
Đối thoại quanh vụ triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG! [cập nhật II]  -  Tiền Vệ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nguyễn Quang Duy: “Hiện tượng ‘đào sâu cái riêng’ và bài học qua cuộc triển lãm ‘Nambang’” (06/05/2009) / Nguyễn Mạnh Tiến: “Cuộc triển lãm ‘Nam Bang!’ và Cộng đồng Người Việt Tự do Úc châu” (06/05/2009) / Hoàng Ngọc-Tuấn: “Chính trị và Nghệ thuật — Vài suy nghĩ quanh bài viết của Charlie Lynn” (07/05/2009) ... (...)

06.05.2009
Về chiếc xe Jeep trong bài phỏng vấn Trịnh Công Sơn  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xin được đóng góp một tài liệu liên hệ đến thời gian chiếc xe Jeep bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam... (...)

Trả lời Nguyễn Anh Thăng về chữ “chiêu hồi”  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lẽ Nguyễn Anh Thăng đã có sự lầm lẫn giữa hai chữ “chiêu hồi” và “Chương trình Chiêu hồi” nên mới cho rằng hai chữ này chỉ có sau 54. Tôi không chứng minh được hai chữ này chỉ có sau 54 nhưng Nguyễn Anh Thăng có thể chứng minh cho tôi thấy hai chữ này không có mặt trước cuộc chiến hai miền?... (...)

05.05.2009
Mộng không là thực  -  Nguyễn Thị Sương
[ÂM NHẠC] ... Dù sao mộng không thể là thực. Và người chết vẫn có thể nói dối như/hay nói láo thay... cho người sống... (...)

04.05.2009
Khi người nghệ sĩ chân chính “nói ghét thành yêu và nói yêu thành ghét”  -  Vân Nam
[ÂM NHẠC] ... Lại tiếp tục chuyện dài TCS, “người đưa tin” xin được cống hiến hải nội chư quân tử vài dòng tư liệu. Phần bình phẩm thì mong được độc giả “chiếu cố”. Xin những vị có bài viết mà tôi dẫn ra ở đây làm sáng tỏ... (...)

Một giấc mơ  -  Mai Anh Vũ
[ÂM NHẠC] ... Hưởng ứng tác phẩm truyện cực ngắn của Nguyễn Tôn Hiệt, tôi xin kể lại giấc mơ của mình đêm qua: Tôi nằm mơ thấy một người đàn ông gầy gò, nhỏ bé đến trước mặt mình, hổn hển nói với tôi bằng một giọng miền Trung trọ trẹ những điều mà tôi không hiểu lắm... (...)

02.05.2009
Đối thoại quanh vụ triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG! [cập nhật I]  -  Tiền Vệ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Bài mới nhất của Nguyễn Quang Duy: “Đã đến lúc chúng ta phải ngồi lại với nhau hay chưa?” (01/05/2009) [Talawas] ... (...)

“Tình người” và một kết thúc rất có hậu  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Nhạc sĩ X chứng kiến cảnh một bọn người có vũ trang ra sức đánh đập, bóc lột những người yếu đuối, vô tội. Ông ta đứng đó mà xem, rồi đem cây đàn ra, hát một bài “ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người”... Khi bọn vũ trang nghỉ tay, nhạc sĩ X cùng đi uống bia với họ... (...)

Thưa chuyện với ông Mai Anh Vũ; và thư cho ông Nguyễn Tôn Hiệt (Lại chuyện TCS)  -  Vân Nam
[ÂM NHẠC] ... Phải cám ơn Thời Gian! Thử tưởng tượng, những đòi hỏi của ông Hiệt xảy ra mấy chục năm về trước, và Nhạc Sĩ của chúng tôi trót dại nghe ông, hoá ra Việt Nam mất đứt đi một thiên tài! Ngẫm mà xem... (...)

01.05.2009
Góp ý với Nguyễn Austin về chữ “chiêu hồi”  -  Nguyễn Anh Thăng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... trang mạng: http://en.wikipedia.org/wiki/Chieu_Hoi xác định chữ Chiêu Hồi như sau: “The Chiêu Hồi Program [...] was an initiative by the South Vietnamese to encourage defection by the Viet Cong and their supporters to the side of the Government during the Vietnam War”. Như thế danh từ Chiêu Hồi chỉ được dùng sau năm 1954... (...)

Vài suy nghĩ qua vụ không được nhập cảnh  -  Phạm Phú Đức
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu chế độ CSVN có thể đối xử quá tệ đối với một trí thức có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học và văn hoá nước nhà như ông Quốc thì tôi không nghĩ họ có khả năng hay mục đích đối xử tốt đẹp gì đối với những trí thức văn nghệ sĩ có tư duy độc lập hay quan điểm chính trị khác với chế độ... (...)

Đối thoại quanh vụ triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG!  -  Tiền Vệ
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Ông Nguyễn Quang Duy vừa yêu cầu Tiền Vệ cho đăng lại toàn thể các bài đối thoại quanh vụ triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG! để thêm rộng đường dư luận. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với yêu cầu đó. Theo các đường nối này, độc giả có thể đọc lại tất cả các bài ấy cùng với tất cả những phản hồi liên hệ... (...)

Lạm bàn về “tình người”  -  Mai Anh Vũ
[ÂM NHẠC] ... Đối với người nghệ sĩ, với thiên chức nghệ thuật của mình, họ có thể bộc lộ tình người bằng cách dùng tác phẩm của mình để: 1. Phản đối cái ác, bênh vực những người bất hạnh, phản ánh hiện thực để giúp mọi người nâng cao nhận thức, từ đó cải tạo xã hội tốt đẹp hơn. 2. Ca ngợi cái đẹp, gợi lên những tình cảm cao quí của con người, khiến mọi người cư xử với nhau nhân ái hơn, gần gũi hơn... (...)

Trả lời Tôn Thất Tuệ  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi đồ rằng vì các cụ là những người làm việc ở miền Nam ngày trước nên rất “kỵ” với những chữ mà tôi đã dùng (?) hay là vì các cụ nghĩ rằng không ai có quyền “xúc phạm” đến mình cho dù đó là một cuộc thảo luận... (...)

29.04.2009
Nhạc sĩ “tôi tệ hại chi mô”  -  Trâm Trinh Nhị Thị
[ÂM NHẠC] ... Nhân nghe Nguyễn Tôn Hiệt so sánh Thanh Tâm Tuyền và Trịnh Công Sơn, tôi nhớ lại câu chuyện nhà văn Nguyễn Đạt đã kể trong bài “Vĩnh Biệt Thanh Tâm Tuyền” trên Tiền Vệ... (...)

Vẫn Trịnh Công Sơn (góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt) [II]  -  Mai Anh Vũ
[ÂM NHẠC] ... Thần tượng ai, đánh giá thế nào là quyền riêng của mỗi người. Con người và tác phẩm của Trịnh Công Sơn đâu có xa lạ gì. Mỗi người không tự cảm nhận và đánh giá được hay sao mà phải nghe người khác xúi giục. Tôi biết rất nhiều người không thể nghe nổi một nửa nốt nhạc của Trịnh Công Sơn. Điều đó là chuyện hết sức thường tình... (...)

Chia sẻ với Nguyễn Austin  -  Tôn Thất Tuệ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trịnh Công Sơn ở đâu trong đêm 30 Mậu Thân và những ngày kế tiếp trong buổi giao tranh? Tôi có thể góp ý ở trong giới hạn, kiểu “thấy sừng có nghĩa thấy trâu; thấy khói có nghĩa thấy lửa.” ... (...)

Trả lời Vân Nam  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chuyện về Nhân Văn Giai Phẩm, khi còn ngồi ghế nhà trường tôi đã từng được nghe nói đến. Nhưng thú thật câu chuyện về đời tư Trần Dần: “yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự tử” như Bằng Phong đã viết thì cho đến giờ, qua internet, tôi mới được biết... (...)

Góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt [lần 2]  -  Nguyễn Austin
[ÂM NHẠC] ... Sau bài góp ý của tôi với Nguyễn Tôn Hiệt, thay vì làm minh bạch những câu hỏi tôi đặt ra thì Nguyễn Tôn Hiệt lại phản hồi bằng những thông tin liên quan đến lý do tại sao Trịnh Công Sơn lại viết bài “Em còn nhớ hay em đã quên”... (...)

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người [bổ sung II]  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Hãy thẳng thắn xác định: Trong nghệ thuật, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tài. Trong đời sống, Trịnh Công Sơn là một kẻ cũng hèn yếu, xu nịnh, ích kỷ và tầm thường như rất nhiều kẻ khác... (...)

27.04.2009
Sự thiếu tình người của Trịnh Công Sơn (góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt)  -  Mai Anh Vũ
[ÂM NHẠC] ... Trong bối cảnh như vậy, anh đòi hỏi Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ nổi tiếng trong “chế độ cũ”, phải có thái độ phản kháng lại chính quyền ư? Anh muốn ông phải công khai xót thương những người phải bỏ xứ, bị lùa đi kinh tế mới, bị đói khổ, bất công ư?... (...)

Góp ý với Nguyễn Austin  -  Vân Nam
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tội nghiệp Nguyễn Austin, cả tháng nay, tả xung hữu đột, hết Da Màu tới Tiền Vệ chỉ để bảo vệ “tượng đài”. Tượng đài có khi ngàn năm, cũng có lúc gặp “sự cố” như ở Điện Biên mới đây... (...)

26.04.2009
“Thiên tài” hay/và “thiên tai”  -  Nguyễn Thị Sương
[ÂM NHẠC] ... Sau khi “chân dép lốp bay vào vũ trụ” với phi thuyền Apollo [!], nhạc Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm “thiên tài nhạc” Trịnh Công Sơn và... chấm hết... (...)

Góp ý với Võ Văn Nam [2]  -  Nguyễn Austin
[ÂM NHẠC] ... Những tín đồ Ky tô giáo thường đưa ra luận cứ: nếu anh không chứng minh được Chúa của tôi không hiện hữu thì điều đó không có nghĩa là không có Chúa. Tôi bắt chước luận cứ này để góp ý với VVN: nếu anh không chứng minh được những sự kiện liên quan đến cái gọi là “huyền thoại Diễm Xưa” không có thật, thì điều này không có nghĩa là những điều đó là bịa đặt... (...)

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người [phần bổ sung]  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Cái chết bi thảm của hai mươi cô gái Thanh niên Xung phong biến thành “những dòng chữ óng mượt”. Rồi “những dòng chữ óng mượt” ấy đã được Trịnh Công Sơn đem vào bài hát bằng “những sắp xếp tinh khôn”, với “những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái”... (...)

25.04.2009
Góp ý với Nguyễn Tôn Hiệt  -  Nguyễn Austin
[ÂM NHẠC] ... Tôi đọc đi đọc lại bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” của TCS nhiều lần để cố gắng hiểu được những điều mà Nguyễn Tôn Hiệt cũng như nhiều người khác đã phê phán; nào là: “Bài hát của ông đưa ra những hình ảnh hoàn toàn dối trá. Những hình ảnh lãng mạn thơ mộng đó là những hình ảnh của Sài Gòn trước 1975, chứ hoàn toàn không phải là của thành phố Hồ Chí Minh sau 1975”... (...)

Về một tấm ảnh bị bóp nặn “lịch sử”  -  Thận Nhiên
[VĂN HOÁ] ... Không, Nguyễn Đắc Xuân không ngây ngô chút nào khi lập luận một cách khiên cưỡng như vậy. Đúng ra, ông ta rất ác. Không chỉ ác mà còn thiếu lương thiện. Thiếu lương thiện vì xuyên tạc nội dung tấm ảnh một cách gán ghép và không trung thực... (...)

20.04.2009
Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời. Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy ắp tình người... (...)

Vẫn còn tiếp tục “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”  -  Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Tôi viết bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”... (...)

18.04.2009
Góp ý với Bằng Phong Đặng Văn Âu  -  Nguyễn Austin
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thông tin về bức thư của TCS gửi Joan Baez là thực. Theo tôi, những điều viết trong thư này cho thấy bản chất nông nổi, nhẹ dạ của một người nghệ sĩ. Kết tội TCS là đồng lõa với tội ác e rằng đó là một ngoa ngữ... (...)

Góp ý với Bằng Phong Đặng Văn Âu  -  Thu Phạm
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhân đọc bài viết “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn — một thiên tài đồng loã với tội ác” của ông Đặng Văn Âu, xưng là một người bạn của Trịnh Công Sơn, tôi có chút thắc mắc. Xin ông Âu vui lòng giải đáp... (...)

Chú giải về lời Nhật của bài Diễm Xưa và nhạc enka  -  Nguyễn Đình Đăng
[ÂM NHẠC] ... Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969... (...)

17.04.2009
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn — một thiên tài đồng loã với tội ác  -  Bằng Phong Đặng Văn Âu
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn Văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Màu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn... (...)

16.04.2009
Thuyền Cứu Rỗi  -  Phạm Chí
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mỗi đêm, khi vợ con tôi đã yên giấc, tôi thường ngồi lặng lẽ nhìn chiếc thuyền, ánh đèn từ trên chụp xuống in đậm lên bệ cái bóng đen một xác thuyền khác, như một cái xương cá nằm đâu đó dưới lòng đại dương, Vịnh Thái Lan, biển Nam Hải... và những cánh tay Bồ Tát vẫn dập dìu muôn đời như làn sóng gợn phía bên trên... (...)

Trả lời phỏng vấn của báo Việt Luận về cuộc biểu tình chống Casula Powerhouse Arts Centre  -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong tương lai, nếu Casula Powerhouse tổ chức những cuộc triển lãm liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tôi đề nghị người Việt chúng ta ở Úc hãy tích cực tham gia vào phần nội dung, bằng tác phẩm và bằng diễn văn. Đó là một cách phát biểu văn minh và hiệu quả nhất trong môi trường nghệ thuật của một đất nước dân chủ. Phần tôi, tôi sẽ tiếp tục sử dụng khả năng và sự hiểu biết của tôi, để nói lên tiếng nói của một người Việt tỵ nạn, chống độc tài, yêu tự do, yêu công bình và tôn trọng sự thật... (...)

15.04.2009
Góp ý với Võ Văn Nam  -  Nguyễn Austin
[ÂM NHẠC] ... Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc... (...)

14.04.2009
Câu hỏi về nhạc enka  -  Phạm Quang Tuấn
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”... (...)

“Giải hoặc” một huyền thoại về Văn Cao  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!... (...)

13.04.2009
Vẫn còn là “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”  -  Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”... (...)

Về việc Nguyễn Hưng Quốc lại bị cấm vào Việt Nam  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng họ đã lầm to! Câu chuyện về Nguyễn Hưng Quốc bị cấm nhập cảnh một lần nữa bùng nổ trên khắp các trang hải ngoại, lớn nhỏ, người Việt hải ngoại không ai mà không biết. Trên BBC và các trang khác có thống kê, chuyện Nguyễn Hưng Quốc được truy cập nhiều nhất nhì. Tin đó lan tràn khắp các báo chí in ấn, không người Việt hải ngoại nào không biết, không bàn tán... (...)

Góp ý với Võ Văn Nam  -  Nguyễn Đình Đăng
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội trợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK... (...)

11.04.2009
Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]  -  Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật... (...)

10.04.2009
Nhà văn Nguyễn Đình Chính cứ yên chí lớn đi  -  Thanh Xuân [độc giả]
[MỸ THUẬT] Tôi thấy nhà văn Nguyễn Đình Chính vì quá yêu mỹ thuật nên quá lo xa đấy thôi chứ triển lãm của Hoạ sĩ Đinh Quân với cái tên gọi HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH quá mỹ miều và nên thơ thì chẳng có nhà phê bình đao búa nào, Ban... nào dám đụng đến để mà “đấu tranh” nó đâu... (...)

quấu... quấu... quấu...  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HOÁ] ... Về ba bài viết đang gây “sốc” là Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung), Sao bác ghét talawas...? (Nguyễn Quốc Trụ) và Nồi da xào [xáo, xạo] thịt (Lý Đợi), tôi/ta không cần đọc (ý kiến) mà chỉ cần đếm (các tiếng “quấu, quấu, quấu”) trên các web/blog nọ cũng có thể đoán biết ai “đúng” (các tác giả) ai “sai” (người góp ý) trong các trường hợp này, mặc dù... (...)

09.04.2009
Lại không được nhập cảnh Việt Nam  -  Nguyễn Hưng Quốc
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi ngạc nhiên: “Nhưng tôi có visa vào Việt Nam mà?” Lúc ấy, một trong bốn, năm tên công an đứng chung quanh mới lên tiếng: “Nhưng nhà nước Việt Nam không hoan nghênh anh vào Việt Nam.” Tôi lặp lại câu nói vừa rồi: “Nhưng tôi đã được Toà Đại Sứ Việt Nam tại Úc cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam rồi mà!” Viên công an ấy lại lặp lại câu nói vừa rồi: “Nhưng nhà nước không hoan nghênh việc nhập cảnh của anh.” Tôi ngạc nhiên thực sự: “Nếu vậy, tại sao Toà Đại Sứ Việt Nam ở Úc lại cấp giấy nhập cảnh cho tôi?” Viên công an ấy đáp: “Chuyện ấy thì anh về hỏi lại Toà Đại Sứ ở Úc.” ... (...)

Ca hát hay gào thét?  -  Nguyễn Đình Chính
[MỸ THUẬT] ... Không biết trong một vài ngày tới cái triển lãm sắp đặt HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH này có bị xếp vào loại “Quan điểm văn học nghệ thuật sai trái” và bị đặt lên bàn để mấy nhà phê bình vẫn tự xưng là đao búa hăng hái mổ xẻ, đấu tranh, chấn chỉnh lại?... (...)

07.04.2009
Tây la, Tàu la, Ta la...  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT] ... Đây là thời của nghệ thuật... la hét bắt chước. Tây la... trước. Tàu la... tiếp. Ta la... theo. Ờ thì... la. Ờ thì... hét. Nhưng la cái chi? Hét cái gì?... (...)

Không phải cái gì lấp lánh cũng là Vàng  -  Hồng Hà
[MỸ THUẬT] ... Hình như có câu của người Anh “Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng”, thì tôi cũng xin nói lại là “Không phải cứ ngoác mồm ra thì là HÉT hoặc HÁT”. Tôi thấy Thanh Xuân nói đúng: những nhân vật (của Đinh Quân) méo mó, ngoác mồm dị mọ (mà không ra gào thét)... (...)

06.04.2009
Mỹ thuật Việt Nam thời WTO: “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”  -  Lê Bá Thanh
[MỸ THUẬT] ... Mấy ông đi Pháp về thì bảo Pháp là nhất, đi Mỹ về thì vỗ đùi đen đét bảo Mỹ hay, đi Nhật về lại bảo Nhật giỏi, đi Trung Quốc về lại khen Trung Quốc vĩ đại... đúng là “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”, như vậy thì Việt Nam ở đâu? Bản sắc dân tộc ở đâu? Điều này thực sự khó hiểu và hình như tính tự ti rồi tự đại mới chính là căn cước của người Việt vậy... (...)

05.04.2009
Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng nghĩ giống tôi  -  Thanh Xuân [độc giả]
[MỸ THUẬT] ... Thế thì cũng giống như tôi cảm nhận: Làm gì có Hát ở đây, vậy tại sao triển lãm của Đinh Quân lại có tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH? Và nhà phê bình Phan Cẩm Thượng chỉ ra là những ý tưởng của E. Munch với ngôn ngữ biểu hiện đã gợi ý cho hoạ sĩ vài điều..., không nói có chút dính dấp bóng dáng gì “giống Tàu” ở đây. Thế mà tôi và nhiều người khác lại cảm thấy rằng “giống Tàu” hơn... (...)

02.04.2009
Nghệ thuật là đổi thay  -  Phan Cẩm Thượng
[MỸ THUẬT] ... Đinh Quân đã dấn thân vào một nghiệp chướng, mà có thể từ nay, nó làm cuộc sống của anh không còn cân bằng nữa. Nó đòi hỏi họa sỹ cần đi tiếp, đi rất xa, không có điểm dừng, ngôn ngữ cũng cần phát triển cùng với ý tưởng... (...)

01.04.2009
Phải chăng “hồn quê Việt Nam” là thứ văn hóa “thời nào, thức ấy”?  -  Lê T. Hà
[VĂN HOÁ] ... Bây giờ, khi về “hát giữa lòng thủ đô”, thì ông đã xóa sạch mọi vết tích của tập Ngục ca mà ông phổ thơ Nguyễn Chí Thiện, xoá sạch những bài hát như “Bài ca tử sĩ cho người quê tôi” (tưởng niệm Trần Văn Bá), “Cung khúc Võ Đại Tôn”, v.v. Thời nào, thức ấy. Quả là tài ba! Nhưng cái kiểu “tài ba” ấy có phải là “hồn quê Việt Nam” như ông Nguyễn Huệ Chi nói hay không?... (...)

31.03.2009
Phải chăng “hồn quê Việt Nam” là thứ văn hóa khom lưng uốn lưỡi?  -  Lê T. Hà
[VĂN HOÁ] ... Nếu cái thứ văn hóa khom lưng uốn lưỡi cong lưng nói nịnh nhà cầm quyền ấy lại đúng là “hồn quê Việt Nam”, là “cội rễ con người Việt Nam nhiều đời”, thì không biết đến thế kỉ nào con người và đất nước Việt Nam mới ngóc đầu lên nổi... (...)

27.03.2009
Khi nghệ sĩ Việt Nam phải làm nghệ thuật “nước đôi”  -  Thanh Xuân [độc giả]
[MỸ THUẬT] ... Phải chăng đây là việc “lực bất tòng tâm”, hoạ sĩ Đinh Quân muốn vẽ các nhân vật đang hát, ca thanh bình đợi mưa... nhưng không thể hiện được nên mới ra nông nỗi mọi người lại hình dung thành việc khác? Còn nếu hoạ sĩ thực muốn vẽ đám đông kia có tâm trạng bầy đàn, kêu đòi... mà lại vẫn đặt tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH (quá lãng mạn) thì rõ ràng Đinh Quân đã làm nghệ thuật nước đôi. Chiều lòng được nhà chức trách về cái tên và hình thức thì chiều được một dạng thị hiếu nào đó. Quá giỏi cả đôi đường... (...)

25.03.2009
Xứ... Cù Lần Lửa  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Có nơi nào như đất nước tôi? Người ta đã giả bộ ngây thơ hỏi thì người tui xin thẳng tuột giả nhời, dù không dám chắc đúng trăm phần trăm: “Dạ thưa có. Đó là nước Cù Lần Lửa trên Sao Hoả ạ.” ... (...)

24.03.2009
Tại sao “nhạc không lời” vẫn còn xa lạ với đa số người Việt?  -  Trịnh Đức Hảo
[ÂM NHẠC] ... Nếu “nhạc không lời” của người thổ dân Jarai có thể truyền cảm đến thế, thì tại sao nền âm nhạc của người Kinh vẫn chỉ tập trung vào “nhạc có lời”, còn “nhạc không lời” thì có vẻ như không mấy ai “ưa”, không mấy ai “hiểu”? Kỹ nghệ thu băng và trình diễn âm nhạc Việt Nam ở trong và ngoài nước gần như 100% nhắm vào các ca khúc... (...)

22.03.2009
Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HỌC] ... Một người đã sống như vậy, đã trải qua những kinh nghiệm như vậy, đã suy nghĩ và phát biểu như vậy, thì không thể có cái hành động “tập kết” rẻ tiền như những kẻ lông bông háo danh nhẹ dạ. Tôi thiệt tình tin như vậy. Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng minh bạch về sự kiện này... (...)

20.03.2009
Quà Tết văn chương của “Tây ba nô”, hay nà đồ “chôm chỉa”?  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Các anh “Tây ba nô” với các chị “Tây bô na” đã moi lại các truyện cũ để “nàm quà” Tết cho Hội Nhà Văng Việt Lam ở Hà Lội? Hay là Hội ta chạy lên web “chôm” một mớ truyện cũ của “Tây ba nô” với “Tây bô na” về... tự “nàm quà” Tết cho mình? Để khoe zằng lăm lay hoa đào lở, chín khúc zuộc ngàn rặm xúm nhau bò về đây mà... mừng tuổi Bác?... (...)

18.03.2009
Thái độ đáng thất vọng của Bs Trần Xuân Ninh  -  Hồ Hồng Phong
[VĂN HOÁ] ... Với bề dày học thức và kinh nghiệm hoạt động đó, những tưởng rằng ông Ninh sẽ là một người bản lĩnh, hành xử có văn hoá. Tuy nhiên bài viết trên cho thấy ông thiếu hẳn những tố chất này. Từ gần 100 năm trước, các thế hệ sĩ phu đã tìm cách cải hoá những thói xấu của người Việt trong các bài viết “Xét tật mình”, mình phải thay đổi để dân tộc Việt có thể sánh vai cùng năm châu. Nay đọc bài của ông Ninh thấy vẫn y như vậy... (...)

Một dân tộc bị đập  -  Chiêu Trần
[VĂN HỌC] ... Vũ Trà My, bạn có góc nhìn lạc quan đến quên nguồn gốc khi bênh vực, cổ vũ một nhóm người Việt Nam nắm trong tay chút ít quyền lực, tự nhận mình là trí thức, nhưng sẵn sàng hãm hiếp lòng tự trọng của dân tộc mình... (...)

17.03.2009
Gậy ông đập lưng ông!!  -  Vũ Trà My
[VĂN HỌC] ... Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ... (...)

15.03.2009
Trong vườn xanh của đớn đau và thống khoái  -  Nguyễn Hữu Liêm
[VĂN HOÁ] ... Bây giờ tôi hỏi các bạn nam, nữ gốc Việt ở hải ngoại, những người rời tổ quốc khi đã trưởng thành, và suốt ngày đang bị “nhốt” trong các chung cư ở đô thị, sa đà với màn ảnh vi tính, đi tìm thế gian qua màn ảnh thế giới ảo, rằng có phải nhiều khi bạn rất muốn về Việt Nam để sống? Có phải vì bạn nhớ nhà, nhớ quê hương? Có thể - nhưng tôi chắc là không phải như thế... (...)

Phê bình và phê... nịnh  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] ... Hai bài đối thoại ngắn về “vái cây đa” và “thờ cây... mít” rất thú vị. Hoan hô và cảm tạ Lưu Thế Hiệp và Hà Thanh Thuỷ đã lên tiếng thay độc giả... (...)

14.03.2009
Phê bình theo kiểu “vẽ bùa”  -  Hà Thanh Thuỷ
[VĂN HỌC] ... Những thí dụ về lối phê bình “vẽ bùa” thì nhan nhản trên sách báo, và thỉnh thoảng độc giả có thể bắt gặp những thí dụ “đặc sắc”. Tôi xin đóng góp một vài thí dụ mà tôi tình cờ lượm được. Trong bài “Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực”, Thụy Khuê bình bài “Thiền Ca số 1” của Phạm Duy như sau... (...)

12.03.2009
Bình thơ, vẽ bùa và vái cây đa  -  Lưu Thế Hiệp
[VĂN HỌC] ... Còn nếu quả thật ông Đỗ Quyên không có í chê thơ Mai Văn Phấn, thì việc đem thơ Nguyễn Đình Thi ra để tán dương ngay trong câu kết của lời bình về thơ Mai Văn Phấn lại là việc nhảm nhí, lãng xẹt, giống như mượn cớ bình thơ Mai Văn Phấn để “vái cây đa” vậy... (...)

11.03.2009
Tình yêu và tình dục  -  Nguyễn Đình Tâm
[VĂN HỌC] ... Tình yêu và tình dục như hoà quyện lại với nhau, thành một. Người ta không yêu nhau như thần linh yêu nhau, ở đó, chỉ có tình cảm tinh ròng, thuần tuý, trừu tượng và mơ hồ. Ngược lại, người ta yêu nhau bằng tất cả thân thể của mình. Yêu với trái tim, với đầu óc, với môi, lưỡi, răng, với bộ phận sinh dục, với da, thịt, với toàn bộ con người của mình... (...)

Đối thoại  -  Trần Tất Đạt
[VĂN HOÁ] Trong một hội trường rộng lớn có một cuộc đối thoại đang diễn ra. Một du khách đi ngang qua đó, nghe tiếng người lao xao bên trong, bèn hỏi anh gác cửa: “Thưa anh, có cái gì đang diễn ra trong đó vậy?” “Một cuộc đối thoại giữa rất nhiều người.” “Tôi có vào được không?” “Được chứ!” ... (...)

10.03.2009
Hãy đối thoại. Hãy tiếp tục đối thoại!  -  Ngô Thanh Nhàn
[VĂN HOÁ] ... Để tránh phải giết nhau bằng súng, con người nên đối thoại bằng lời. Đối thoại là còn tin vào khả năng suy nghĩ và hiểu biết của mình và của người khác. Đối thoại là còn hy vọng... (...)

08.03.2009
Buôn dưa lê, Tám chuyện và Đối thoại  -  Lê Long Khánh
[VĂN HOÁ] ... Đối thoại nảy sinh từ tinh thần dân chủ và duy lý. Nó nhắm đến việc củng cố tinh thần dân chủ và duy lý. Tinh thần dân chủ và duy lý không chỉ là động cơ và là mục tiêu mà còn là điều kiện để đối thoại tồn tại: thiếu chúng, người ta không còn đối thoại nữa. Nói cách khác, không phải chỉ có các nhà nước chuyên chế hay ngu dân mới giết chết tinh thần đối thoại. Ngay cả các thứ văn hoá buôn dưa lê và tám chuyện cũng góp phần tàn sát đối thoại... (...)

“Hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng: một nỗ lực vô nghĩa  -  Lưu Thế Hiệp
[VĂN HỌC] ... Cái nỗ lực “hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng (như cái nỗ lực của ông Hoàng Ngọc Hiến), níu nó về thế kỉ 21 (để chê trách thơ của các thi sĩ trẻ hôm nay là “mơ hồ nhưng chưa chính xác” và “chính xác nhưng lại chẳng mơ hồ” [sic], và để dạy cho họ làm thứ thơ “phải có tính nhạc hiện đại” “kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác” [sic]) là một nỗ lực vô hiệu. Thậm chí vô nghĩa... (...)

07.03.2009
Khi ông Hoàng Ngọc Hiến dạy các thi sĩ trẻ làm thơ  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận... (...)

03.03.2009
Sự “đái gốc cây” và chữ nghĩa  -  Võ Văn Nam
[VĂN HOÁ] ... Cái thú của sự đọc cũng giống như cái thú uống rượu hay cái thú “đái gốc cây” vậy. Đang nhậu ngon trớn, mà mắc cổ xương gà thì mất sướng. Đang “đái gốc cây” mà bị kiến đốt hai bàn chân vì đứng nhằm ổ kiến thì cũng mất cả sướng... (...)

02.03.2009
Công thức “hậu hiện đại”  -  Nguyên Khôi
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)

Càng... ớn tới tận óc!  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)

Từ quan công đến tiểu đồng  -  Nguyễn Hữu Liêm
[VĂN HOÁ] ... Nhân loại hôm nay chỉ biết văn minh về kiểu cách, hình thức, trong khi bản chất xử lý phế thải và liên hệ đến môi trường thì tất cả hầu hết là những khối dân ngu dốt và vô trách nhiệm... (...)

Hà Nội Jane & Bà Nội Fonda  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đọc báo thấy tin Hà Nội Jane đã trở thành Bà Nội Fonda và có biểu tình phản đối cũng như chào đón - của cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và giới hâm mộ - bên ngoài nhà hát nơi siêu sao đứng đầu đoàn diễn trong vở kịch “33 Variations” của kịch tác gia và đạo diễn Moisés Kaufman... (...)

Nhà văn Nguyễn Đình Chính: “Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật”  -  Khôi Nguyên
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)

01.03.2009
Ớn tới tận óc!  -  Huỳnh Văn Nhơn
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)

28.02.2009
Dạ, em không dám!  -  Phạm Thị Điệp Giang
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)

Một giọt, nửa lọ, và xác cà cuống  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)

26.02.2009
Ông Hoàng Ngọc Hiến giảng “hậu hiện đại”, ông Nguyễn Đình Chính viết “hậu hiện đại”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)

Văn minh và biểu tình  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Biểu tình là biểu tình nên không thể có chuyện xuống đường “văn minh” hay “cực đoan”. Biểu tình là phát biểu một nguyện vọng, một yêu cầu, để được thấy và được nghe, nên càng đông càng ồn ào càng tốt... (...)

24.02.2009
Không có gì phải ầm ĩ!  -  Phạm Thị Điệp Giang
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)

23.02.2009
Dân chủ, văn minh và tolerance  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tolerance là một điều kiện tối cần của dân chủ, vì không có nó thì dân chủ chỉ là một thứ dân chủ giả hiệu, bầy đàn, số đông đàn áp thiểu số, kiểu “dân chủ” của những tòa án đấu tố thời cải cách ruộng đất, những pogroms, hay của một số cộng hòa Hồi giáo như Iran... (...)

21.02.2009
Xin minh định: Tôi chưa bao giờ phản đối việc biểu tình  -  Trần Kinh Hà
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi xin minh định: tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc biểu tình của đồng bào người Việt tỵ nạn đối với một số tác phẩm trong cuộc triển lãm FOB II: Nghệ Thuật Lên Tiếng... (...)

20.02.2009
Xin kiếu ưu việt lẫn văn(g) minh  -  Phan Nhiên Hạo
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi cho rằng lấy những tiêu chuẩn “trí thức” để phán xét người khác có văn minh hay không là thái độ trịch thượng. Đây không phải là thời để khai hoá. Sống trong xã hội dân chủ, cái gì không phạm pháp là được, còn khó có thể nói ai văn minh hơn ai... (...)

19.02.2009
Đừng dung dưỡng những kẻ làm nhục chúng ta!  -  Trần Kinh Hà
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi ủng hộ ý tưởng của ông Phạm Quang Tuấn rằng chống một chế độ độc tài thì hoàn toàn không đồng nghĩa với việc dung dưỡng, tạo điều kiện cho một chế độ độc tài khác thay vào đó. Tất nhiên cái ngày mà loại người này có cơ may trở thành những nhà cầm quyền độc tài thì còn xa tít tắp, có lẽ không bao giờ đến, nhưng ngay hôm nay họ đã có khả năng làm nhục chúng ta... (...)

18.02.2009
“Tư tưởng” và “cực đoan”  -  Võ Văn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Để chê bai Hồ Chí Minh, có người nói: “Kể ra thì ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ cũng không có gì mới lắm, sâu sắc lắm”. Tư tưởng gì mà không mới, không sâu sắc? Hồ Chí Minh chỉ là người hành động, làm gì có tư tưởng... (...)

Ưu việt răng giả  -  Phan Nhiên Hạo
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thích hay không thì tùy, nhưng không thể căn cứ vào “lối suy nghĩ” để cho rằng ai đó là độc tài. Nếu nhà nước Việt Nam chỉ “suy nghĩ” mà không đàn áp bằng bạo lực, sẽ không ai gọi họ là nhà nước độc tài... (...)

Dân chủ răng... rụng  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Sự thực ở đây chẳng phải là “độc tài” hay “dân chủ”, mà là giới trẻ (sồn sồn) hải ngoại (loe hoe) hai ba mạng tự vỗ ngực xưng mình là “nghệ thuật... lên tiếng”, ... chủ quan, kiêu căng và vô tâm đến mức không thể / không hề nghĩ rằng “cái thế giới và cái kỳ vọng” đó nó có đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số đồng bào tỵ nạn Cộng Sản hay không... (...)

17.02.2009
Độc tài... móm răng  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không ai ngớ ngẩn mà so sánh khả năng áp bức của những người Việt hải ngoại cực đoan với khả năng áp bức của chính quyền trong nước. Cái đáng so sánh là lối suy nghĩ, hành xử của hai bên. Nhìn vào lối suy nghĩ và hành xử này, tất phải nghĩ rằng nếu có được những phương tiện của nhà cầm quyền trong nước, họ sẽ không ngần ngại sử dụng chúng y như vậy... (...)

Lại thêm một cuốn sách bị cấm tái bản  -  Nguyễn Minh Hoàng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dư luận trong nước đang bàn tán nhiều về bài viết “Một nền văn học thực dụng tủn mủn” của nhà văn Nguyễn Đình Chính, thì có tin tiểu thuyết Online balô của ông vừa tung ra thị trường phát hành trước tết vài ngày (do nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép) đã bị cấm tái bản... (...)

16.02.2009
Ăn cơm dân chủ thờ ma độc tài?  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu mang khẩu súng đã bắn tổng thống John F. Kennedy ra bán đấu giá thì cũng sẽ có người mua, với giá cao hơn, nhưng súng vẫn là súng và Lee Harvey Oswald vẫn là kẻ giết người... (...)

15.02.2009
Lập lờ về độc tài  -  Phan Nhiên Hạo
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý lẽ kiểu ông Phạm Quang Tuấn, cho rằng phản ứng quyết liệt của người Việt hải ngoại (tất nhiên không phải tất cả) trước các biểu tượng cộng sản cũng tương tự như sự đàn áp của chế độ độc tài trong nước, là không thuyết phục... (...)

Họa phẩm Lý Tống  -  Phạm Quang Tuấn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý Tống không phải là một “anh hùng đơn độc” mà là một khuôn mặt của một lực lượng độc tài tư tưởng. Lực lượng này dùng đủ mọi thủ đoạn hèn kém hay thô bạo để tiêu diệt tự do phát biểu của những người bất đồng ý kiến, nhất là người cầm bút và các nghệ sĩ khác, và chăm chú vào việc kềm chế và tiêu diệt những lối suy nghĩ mới của giới trẻ... (...)

Ðính chính Nguyễn Viện  -  Nguyễn Quốc Chánh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong bài thơ “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”, tôi viết: Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản, / Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, & / Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh... (...)

14.02.2009
“How stupid!”  -  Nguyên Khôi
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cái quỷ gì vậy? Tại sao lại có một lối dạy ngớ ngẩn như thế? Ai cho họ cái quyền cưỡng bách trẻ con kính yêu một người nào đó? Và tôn thờ? Chuyện này điên rồ quá đi thôi, bố ơi... (...)

Trẻ em Việt Nam sẽ thành loại người gì?  -  Hà Thanh Thuỷ
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một nền giáo dục văn minh và biết tôn trọng sự phát triển tư duy độc lập của con người thì không bao giờ có thể chấp nhận một trò nhồi sọ ngu xuẩn rẻ tiền như vậy... (...)

Ruyên ráng Việt Nam  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (Ý kiến bằng hình) ... Viếng phố khổ, coi mồ chồn... (...)

12.02.2009
“Chống cộng” và “bông phèng”  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xin thưa: Vấn đề ở đây không phải là “chống cộng”, mà là “chống độc tài”. Độc tài dưới mọi hình thức, mọi chế độ — cộng sản, cộng hoà, dân chủ giả. Phản kháng, chống đối một chế độ độc tài vô cùng nham hiểm nhưng bất tài... (...)

11.02.2009
Bức ảnh kỷ niệm  -  Hà Minh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (Ý kiến bằng hình) Bức ảnh kỷ niệm Đỗ Kh. chụp chung với Lý Tống... (...)

09.02.2009
Cảm hứng từ “cắt dán” Nguyễn Đăng Thường và trích thơ phụ âm Đặng Thân...  -  Hà Minh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cự nự gì các chàng hang cau có cay cú du côn / Hung hăng bọ xít hôn hít hụt hịt // Dằng dặc gót giầy dẫm giẫy / Kêu như cha chết kền kệt kèn kẹt... (...)

08.02.2009
Đất nước là gì? Dân tộc là gì? Nhân dân là ai?  -  Trần Kinh Hà
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Đất nước” không phải là mảnh đất xinh đẹp này, mà là một quyền lực rất trừu tượng, mơ hồ, nguy hiểm. “Dân tộc” không phải là mọi đồng bào cùng một màu da, một dòng máu, mà chỉ là một nhóm người đầy quyền lực, tiền tài, ngất ngưởng trên cao. “Nhân dân” không phải là hơn tám chục triệu con người khốn khổ này, mà là một bàn tay vô hình có thể siết họ cho đến chết!... (...)

Tuổi mộng mơ... giấc mơ Mỹ  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Cô ấy sống trong một quốc gia cộng sản, nhưng hãy nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn về chốn khác, mơ mộng xa xăm...” (...)

07.02.2009
From the horse’s mouth  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] ... Trong một bản thảo cũ của cuốn tiểu thuyết, có câu sau đây: ‘Jay Gatsby!’ anh kêu lên bằng một giọng sang sảng, ‘Coi kìa great Jay Gatsby! Thiên hạ sẽ nói vậy, đợi mà coi. Ta chỉ mới ba mươi hai tuổi thôi mà.’ Câu này bị xóa đi khỏi bản cuối nhưng hẳn tác giả đã nghĩ đến nó khi đặt tên cho cuốn truyện. Không hiểu Gatsby có ý gì?... (...)

06.02.2009
Kết luận: The Great Gatsby = Gatsby Tuyệt Vời!  -  Phạm Chí Diệp
[DỊCH THUẬT] ... Trong cuộc đối thoại này, tất cả những lối lý luận loanh quanh để bênh vực cho cái nhan đề “Đại gia Gatsby” đều không chịu hiểu một điều đơn giản nhất, căn bản nhất, và cần lưu ý nhất, là sự nhất quán giữa nội dung và nhan đề tác phẩm... (...)

04.02.2009
Từ “Đại gia Gatsby” thành “Gatsby Đáng Thương”!  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] ... Nhan đề The Great Gatsby được Fitzgerald đặt ra để phản ảnh cái nhìn ngưỡng mộ của Nick Carraway đối với Jay Gatsby. Khi dịch sang tiếng Việt, thì phải dịch sao cho trung thành với ý định của tác giả. Chứ không phải dịch để thoả mãn một ý đồ nào đó của riêng mình, một thứ cảm tính của riêng mình, bất chấp tác giả, phản bội tác giả... (...)

A great anti-communist  -  Hà Minh
[DỊCH THUẬT] ... Tôi luôn luôn cho rằng dịch thuật là việc làm hết sức chủ quan, hết sức tương đối, đối với một số độc giả, cách dịch này là hay, với người khác các dịch ấy lại là dở, do cách cảm nhận của từng cá nhân là rất... cá nhân. Tuy vậy nói thế không có nghĩa cào bằng tất cả... (...)

Viết là ...vệ sinh?  -  Phạm Long
[VĂN HỌC] ... “Viết là để vệ sinh cái đầu”! / Thôi zồi, / cụ zế khụ / Chúng cháu / từ zày / đọc = hưởng thụ những của / vệ sinh xong (từ cái đầu Kụ...)... (...)

03.02.2009
Hiểu sao cũng được  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] ... Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz... (...)

Beethoven, Gatsby, và tôi  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] ... So sánh Gatsby với “đại-gia-đô-la-đỏ-nhà-giàu-mới” bóc lột làm giàu trên xương máu dân nghèo trong nước hiện nay là một sự thoá mạ tôi không thể chấp nhận, vì thế mà tôi đã lên tiếng. Với tôi, nếu cần “ngưỡng phục thần thánh hóa” ai thì phải là “những người khốn khổ” trong nước bây giờ... (...)

Great & Magnifique là tuyệt vời, nhưng “chiến” thuật đối thoại thì “ngoạn mục”!  -  Phạm Chí Diệp
[DỊCH THUẬT] ... Tôi đoán là ông Phạm Quang Tuấn đã ứng dụng những “chiến” thuật cực kỳ “ngoạn mục” này để tranh cãi chơi vui, chứ không có chủ ý gì nghiêm trọng. Vì cãi để tiêu khiển, thì mới vui như vậy, mới “ngoạn mục” như vậy. Chứ tranh luận nghiêm túc mà ứng dụng những “chiến” thuật như vậy thì chẳng có chút xíu nào... tuyệt vời... (...)

Vĩ đại hay “đại gia”? Thông minh hay không thông minh?  -  Võ Văn
[DỊCH THUẬT] ... Nếu Trịnh Lữ có đủ thông minh để, qua bản dịch Việt ngữ, diễn tả chính xác diện mạo của nhân vật Gatsby trong nguyên tác, độc giả Việt Nam sẽ nhận ra tính chất mỉa mai (nếu có một sự mỉa mai như thế) trong chữ “great/vĩ đại”... (...)

02.02.2009
ba mươi mốt tháng một một chín sáu tám  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... hôm nay là ngày 31 tháng 1 / bốn mươi mốt năm xưa / năm một chín sáu tám / một đêm không gió lại không mưa / miền bắc đã ồ ạt xua quân định cưỡng chiếm / miền nam // vi phạm trắng trợn thỏa hiệp ngưng bắn / trong dịp dân chúng chuẩn bị đón xuân về / thảm sát dã man bắn giết đồng bào vô tội / biến huế thành nấm mồ / tập thể... (...)

01.02.2009
Magnifique là tuyệt vời?  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] ... Còn nhiều nghĩa khác (kể cả đẹp, hay, tuyệt vời) nhưng hẳn ai cũng thấy nghĩa này (nghĩa nguyên thủy) tả lối sống xa hoa hào phóng của Gatsby và Trimalchio rất sát. Đúng nghĩa “đại gia”!... (...)

Tết (theo điệu hip hop)  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nè “Sống chiến đấu lao động và học tập noi gương Bác Hồ vĩ đại” Yeah! Nè “Toàn Đảng toàn dân quyết tâm xây dựng đời sống mới thắng lợi mới” Yeah! Nè “Đảng là niềm tin của nhân dân” Yeah! Nè “Dân không có Đảng như cá không có nước” Yeah! Nè “Mừng Đảng đón xuân” Yeah! Nè… Nè… Nè… nè nè nè … Nè… Nè… Nè… Yeah Yeah Yeah!... (...)

Xin đừng giận cá chém thớt  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] ... Dù muốn hay không, Gatsby là một con người/nhân vật tuyệt vời/vĩ đại, The Great Gatsby là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại, Scott Fitzgerald là một nhà văn vĩ đại, của Hoa kỳ và... thế giới... (...)

31.01.2009
Great và Vĩ đại là hai từ phản nghĩa!  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] ... Có thể nói là trong cuộc đối thoại về The Great Gatsby có hai quan điểm đối nghịch, tạm gọi là A và B... Ý nghĩ của tôi là: dù là quan điểm A đúng hay quan điểm B đúng, thì dịch The Great Gatsby thành Gatsby vĩ đại cũng không ổn! Nếu A đúng, thì dịch vậy sẽ làm sự châm biếm trở thành sự sùng bái. Còn nếu B đúng thì ngược lại, khi đọc Gatsby vĩ đại người Việt Nam sẽ liên tưởng ngay đến “Bác Hồ vĩ đại” và sẽ “hiểu lầm” là tác giả mỉa mai Gatsby!... (...)

Thư toà soạn TIỀN VỆ  -  Tiền Vệ
[DỊCH THUẬT] ... Chúng tôi xin khẳng định rằng Tiền Vệ luôn luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến phản hồi nào từ dịch giả Trịnh Lữ. Ngoài ra, mọi ý kiến đối thoại trong tinh thần học thuật từ bất kỳ khuynh hướng và quan điểm nào cũng đều được Tiền Vệ đăng tải công khai và kịp thời... (...)

Chuyện văn hoá và ngữ nghĩa về “Vĩ đại” và VĨ ĐẠI  -  Phạm Chí Diệp
[DỊCH THUẬT] ... Ngày hôm nay, thỉnh thoảng khi ta nghe người Việt nói “chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thì không chắc gì họ “nói với một thái độ kính cẩn, thậm chí thần thánh hóa”, mà ngược lại, họ có thể nói với ý mỉa mai. Trừ khi được đọc lên trong những bài diễn văn ở các dịp lễ, câu “Bác Hồ vĩ đại” khi được dùng trong những câu chuyện thường đàm của người Việt ở quốc nội cũng như quốc ngoại thì hầu như phần lớn là hàm ý mỉa mai, giễu cợt... (...)

Dịch sách bằng... từ điển  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] Từ điển dịch great là vĩ đại là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn hiểu đúng không phải là chỉ cần tra từ điển mà còn phải hiểu rõ tư duy, văn hóa của người viết. Một chữ có thể có những hàm ý khác nhau tùy theo cách dùng, mà người mới bập bẹ học tiếng nước ngoài không nắm bắt được... (...)

30.01.2009
Great là vĩ đại... châm biếm?  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] Dù không rành tiếng Anh, thiển nghĩ của tôi là từ great đứng trước hay sau đều có chung một nghĩa, là vĩ đại, lớn lao, to tát, tuyệt vời... trừ một, hai trường hợp rất hiếm hoi nhưng phải dựa vào ngữ cảnh, cách phát âm, để trong dấu nháy («...») hay nội dung... (...)

29.01.2009
Great là vĩ đại?  -  Phạm Quang Tuấn
[DỊCH THUẬT] Những từ thông dụng lại thường là những từ khó dịch và dễ lầm nhất. Chữ great mà ta hay dịch là vĩ đại thì cũng đúng, nhưng cách dùng chữ great/vĩ đại của người Việt và người Mỹ khác hẳn nhau, vì tư duy của hai dân tộc khác nhau... (...)

27.01.2009
Góp ý với Phong Vệ về các từ “chính trị” và “politics”  -  Phạm Chí Diệp
[DỊCH THUẬT] Trong bài “Về [đại] dịch [ma] thuật” của Phong Vệ, có vài chi tiết hơi thiếu sót hay lệch một chút. Vì thế tôi xin góp ý để bổ khuyết... Đúng ra, chữ “chính” 政 trong “chính trị” 政治 thì viết khác với chữ “chính” 正 trong “chính tà” 正邪... (...)

26.01.2009
Về [đại] dịch [ma] thuật  -  Phong Vệ
[DỊCH THUẬT] Thực tế dịch thuật ở Việt Nam có nhiều tai nạn và thảm họa... Việt Nam vốn là một nước bán thuộc địa, phần lớn mọi người xuất thân nông dân. Vì vậy tinh thần “phân gio” và những tiểu xảo kiểu “tam/tứ/... nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân và nông... cạn) đã được phát huy cao độ trong học thuật và dịch thuật, đặc biệt là trong mấy chục năm qua... (...)

25.01.2009
Từ GREAT biến thành “đại gia”  -  Phạm Chí Diệp
[DỊCH THUẬT] ... Cũng như chữ GREAT, những chữ “Magnifique”, “Große”, “Gran”, “Grande”, và “Μέγας” đều có nghĩa là “tuyệt vời”, “vĩ đại”, “to tát”, “cao quý”... Từ những nghĩa đó biến thành “đại gia” theo nghĩa của Trịnh Lữ thì quả là... ngoài sức tưởng tượng... (...)

Gatsby vĩ đại hay không vĩ đại?  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] ... “Gatsby vĩ đại” ít nhứt là vì tim anh còn chứa đựng một tình yêu chân thật. Tiền bạc không quan trọng đối với anh. Tiền bạc chỉ là phương tiện vật chất có thể đưa anh vào xã hội thượng lưu của Daisy người tình cũ. “Gatsby vĩ đại” nên Nick Carraway, một láng giềng xa lạ, mới muốn xích gần để tìm hiểu con người và quá khứ của anh... (...)

24.01.2009
Khi nhà văn Fitzgerald bị biến thành... “đại gia”  -  Võ Văn Nam
[DỊCH THUẬT] ... Quái đản thật! Lại thêm cái ý tưởng là “người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby” như những “đại gia”! Đã thế, dịch giả Trịnh Lữ và nhà xuất bản Nhã Nam còn dùng cái trò xuyên tạc ý nghĩa này như một phương tiện để “cảnh tỉnh” nhân dân Việt Nam... (...)

“Đại gia Gatsby” hay Gatsby vĩ đại?  -  Nguyễn Đăng Thường
[DỊCH THUẬT] ... Điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”... Dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp... (...)

23.01.2009
Tết năm Sửu, xem tranh Hà Trí Hiếu  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] ... “Gái thôn dồn bê nghé” là chủ đề đáu đau của tiên sinh buổi văn hoá làng tươi bười dưới gót thị dân và quan lại mới... (...)

22.01.2009
Trông người mà ngẫm đến ta  -  Trần Tân Định
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cả thủ đô Washington trở thành một lễ hội vĩ đại. Cả đất nước Hoa Kỳ dâng trào niềm vui, và biết bao người đã nhỏ lệ vì xúc động... Thế nhưng, trông người mà ngẫm đến ta. Cũng là President, nhưng các ông President (Chủ tịch nước) của ta đã thay nhau nhậm chức, mà không một người dân nào thèm lưu ý đến... (...)

17.01.2009
Sinh hoạt trên vỉa phố  -  Nguyễn Đình Chiến
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mọi giới khắp nơi. Để kiếm sống, và nhất là ở nước ta, nghề nào cũng quí báu kể cả nghề tham nhũng của cấp lãnh đạo... (...)

16.01.2009
“Hoa tặc”, “cây tặc”, và sự xuống cấp chất lượng sống cộng đồng  -  Trần Tiến Dũng
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh... (...)

13.01.2009
Bài thơ [tổng kết năm con chuột] làm sớ Táo quân bằng hình ảnh Việt Nam – Đất nước – Con người  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có đôi khi tôi thấy không có đất nước nào quái dị hơn Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, trong đó có ít nhất cũng 81% xóa mù chữ, và đội ngũ trí thức chiếm 21% - một con số không quá nhỏ! Vậy mà tất cả bị thao túng, bị điều khiển một cách mù mờ, lọ mọ bởi khoảng 4%... (...)

Chia buồn và cảm tạ  -  Nguyễn Thị Sương
[VĂN HỌC] Theo thiển nghĩ của tôi “nhỏ” Bùi Thị Lài ưa “xí xọn” nhưng rất... tuyệt vời. [...] Khen cho con mắt tinh đời...! (...)

11.01.2009
Màu mè như chè ba màu  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HỌC] ... Lài và một anh bạn lên Tiền Vệ đọc lai rai, thì thấy bài viết “Lý Đợi không làm thơ” của tác giả Inrasara đăng trong mục tiểu luận / nhận định. Vừa đọc xong cái nhan đề, Lài tưởng mình nhầm. Kỳ vậy ta, Lý Đợi mà hổng làm thơ thì ảnh làm cái mẹ rượt gì đây nhỉ?... (...)

10.01.2009
“Mười tám điều tự răn trong khi viết văn”  -  Nguyễn Việt Quý
[VĂN HỌC] ... Đọc “Mười tám điều tự răn trong khi viết văn” của Trường Chinh, tự nhiên tôi nhớ đến bản “Quy định về đi ỉa” ở miền Bắc vào những năm giữa thập niên 1950. Nhà thơ Trần Dần kể trong nhật ký của ông... (...)

09.01.2009
“Bài hay xen lẫn với bài vừa”  -  Nguyễn Tôn Hiệt
[VĂN HỌC] ... Khi nhà thơ/nịnh thần Chú sung sướng đem in những câu đó lên bìa sách, thì nhà thơ/nịnh thần Chú muốn nhắn nhủ với một bầy Chú chung quanh rằng: “Bác ‘cưng’ tao như thế đấy, thì đố chúng mày dám đụng vào tao nhé!”... (...)

07.01.2009
Thiệt là kẹt!  -  Bùi Thị Lài
[VĂN HỌC] ... Quả là lãnh tụ Bác thật trân trọng Chú nhà thơ Huy Cận. Dù trăm công nghìn việc mà lãnh tụ Bác cũng bỏ công đọc quyển thơ của nhà thơ Chú tặng trong suốt mấy giờ, rồi lại lao tâm khổ trí làm thơ tặng lại nhà thơ Chú. Và “bài thơ” này tiết lộ đôi điều rất ngộ... (...)

02.01.2009
Tính phù du của những công cụ  -  Trà Đoá
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi được chọn làm Tổng biên tập, một người phải đứng giữa hai chọn lựa mâu thuẫn (nghe có vẻ rất hiện sinh): Một, là làm một công cụ trung thành tuyệt đối. Hai, làm một con người bình thường với những luân thường đạo lý của nó. Không ai có thể cùng lúc làm tốt hai việc này. Bởi vậy, những kẻ còn chút lương tri phải “dung hoà” được để tồn tại... (...)

Quyền thông tin bị đe doạ  -  Trần Tân Định
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi tin là không có người nào có chút lương tri mà không thấy ngậm ngùi. Trong khi thế giới càng ngày càng tự do, riêng Việt Nam, quyền tự do — vốn đã ít ỏi — càng ngày lại càng bị bóp nghẹt... (...)

01.01.2009
Mừng năm mới  -  Nguyễn Đăng Thường
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Lên xe đuổi mi đi / chưa bao giờ mừng thế / Trời mùa xuân dương gian / sáng ngời niềm vui chung... (...)

30.12.2008
Người Việt Nam hôm nay dưới mắt người Nhật  -  Nguyễn Thành Minh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”... (...)

Dư luận về kịch tác gia Harold Pinter  -  Nguyễn Đăng Thường
[VĂN HỌC] ... “Đây là đời thật, bạn ơi, với đầy đủ chi tiết khủng khiếp”, Pinter như muốn thét vào tai khán giả. Hừ. Thế nhưng, chính xác hơn, Pinter đã biết gì về “Đời Thật”?... (...)

29.12.2008
Vài điều ngẫm ngợi cuối năm con Chuột trước khi đổi thành Trâu  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi... (...)

28.12.2008
Nhà Nước vì dân và do dân  -  Nguyễn Thành Minh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Mời bạn đọc xem một bản tin của VIETNAMNET ngày 26/12/2008 để biết cách hành xử của chính quyền vì dân và do dân... (...)

26.12.2008
Kỷ lục về ở bẩn  -  Chi Trần
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lẽ do dơ bẩn nên cả đời Marx bị bệnh ngoài da hành hạ. Da dẻ của ông, từ mặt xuống lưng, và nhất là vùng hạ bộ, lúc nào cũng lở loét. Có lúc cả lưng ông đầy nhọt, có cái lớn bằng cả nắm tay của vợ ông. Nhưng nổi tiếng nhất là... “chim” của ông... (...)

22.12.2008
Nghịch lý của hiển nhiên và hiển nhiên của nghịch lý — chuyện buồn [cười] trên quê hương...  -  Liêu Thái
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?... (...)

20.12.2008
Marx (chuyên ăn bám) + Engels (tư sản thứ thiệt)  -  Võ Văn Nam
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chủ nghĩa cộng sản, trớ trêu thay, đã được sáng tạo bởi một người chuyên ăn bám và một người tư sản thứ thiệt. Karl Marx chính là một người chuyên ăn bám, và Friedrich Engels chính là một người tư sản thứ thiệt... (...)

19.12.2008
Gởi Phạm Long & Lê Quảng Hà  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT] Lần này, tranh và thơ — Welcome To Vietnam & “Gửi Marilyn Monroe” — đều xuất sắc, nhờ cảm xúc thật và cách sử dụng hình ảnh Marilyn Monroe (Việt hoá/Marilyn hoá/thi hoá) thích hợp với bối cảnh Việt Nam đương thời, đang tha hoá du lịch (trơ trẽn ngụy tạo, “duyên dáng” hoá văn hoá “cổ truyền”) để câu khách trong ngoài... (...)

Gửi Marilyn Monroe  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] Nhân đọc bản dịch “Ca thi cho Marilyn Monroe” của Yòrgos Chronas do dịch giả Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ rất tuyệt đăng trên Tiền Vệ, lại mới được xem loạt tranh của hoạ sĩ Lê Quảng Hà với hình ảnh Marilyn Monroe quen thuộc, nhận thấy giữa thi nhân, họa sĩ, dịch giả (và có thể, cả người đẹp) dường như có rất nhiều đồng cảm, tôi mới cảm tác viết nên bài “Gửi Marilyn Monroe”... (...)

18.12.2008
Tấm lòng của Eleanor Marx đối với Freddy, người con vô thừa nhận của Karl Marx  -  Võ Văn Nam
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lẽ em quá "cảm tính" — nhưng em không thể ngăn được cảm nghĩ rằng Freddy đã chịu đựng sự bất công to lớn suốt cả đời ông ấy. Không phải là điều tuyệt diệu hay sao khi mình quay lại để nhìn mọi sự một cách thẳng thắn, bởi dường như chúng mình quá hiếm khi thực hành những điều tốt lành mà chúng mình rao giảng — cho những kẻ khác?... (...)

17.12.2008
Tính cách của Karl Marx  -  Võ Văn Nam
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Marx luôn mồm hô hào tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, nhưng chính ông lại là một kẻ bóc lột ghê tởm. Ông đã không hề trả một xu cho Helen Demuth — người đã làm đầy tớ suốt đời cho gia đình ông —, hơn nữa, ông còn lạm dụng tình dục Helen, làm cô ta có chửa, đẻ ra một đứa con trai nhưng không được lấy họ Marx... (...)

14.12.2008
Tội nghiệp Mona Lisa & Marilyn Monroe quá!  -  Nguyễn Đăng Thường
[MỸ THUẬT] Việc sử dụng lại hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe nhưng bị xấu xí hoá trong hội hoạ “dấn thân/tố cáo” của Lê Quang Hà, theo thiển nghĩ của tôi, là không thích hợp và không thú vị tí nào cả. Tại sao Mona và Marilyn? Họ đã làm gì nên tội để bị hoạ sĩ Lê Quang Hà lôi ra bêu rếu, làm biểu trưng cho Tội Ác?... (...)

Khi người giàu cãi cọ  -  Chi Trần
[MỸ THUẬT] Ở Việt Nam, trong giới văn nghệ sĩ, những người may mắn nhất có lẽ là hoạ sĩ. May mắn vì, trước hết, họ ít bị chính quyền chú ý... May mắn hơn nữa là, trong khi chính quyền làm lơ thì giới thương mại lại chú ý... (...)

12.12.2008
... và Mona Lisa đầu thế kỷ 21  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] ... Cũng tái sử dụng hình ảnh nàng Mona Lisa một thời được coi là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thời Phục Hưng với những “tiêu chuẩn vàng” về mỹ (thuật/học), với một cái nhìn đầy hóm hỉnh và thủ pháp biếm hoá tinh tế, hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã khoác lên mình nàng Lisa mới bộ y phục có tên gọi “đại cán” của thời quân sự hoá... (...)

11.12.2008
Những câu hỏi nan giải  -  Trần Kinh Hà
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ông Trịnh Cung có vẻ muốn chứng kiến một thứ biện pháp mạnh nào đó được đem ra sử dụng để đối phó với các hung thần. Có lẽ ai cũng muốn điều đó, nhưng biện pháp mạnh thì phải gây đổ máu. Câu hỏi tối hậu là máu ai sẽ đổ nhiều hơn? Máu bên thiện hay máu bên ác? Và máu phải đổ đến chừng nào thì mới có kết quả tốt đẹp?... (...)

10.12.2008
Tham nhũng và cách ứng xử với tham nhũng tại Việt Nam  -  Ðặng Thị Thanh Nhàn
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi mới đọc bài báo “Cam kết với dân (ODA)” dưới đây của nhà báo Huy Đức, một nhà báo nhạy bén và rất can đảm ở Việt Nam hiện nay. Huy Đức viết về một số sự kiện chung quanh việc nhà tài trợ ODA của Nhật đình chỉ việc cho Việt Nam vay nhẹ lãi trong các công trình phát triển và xây dựng đất nước... (...)

09.12.2008
Mona Lisa ở thế kỷ 20  -  Phạm Chí Diệp
[MỸ THUẬT] ... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!... (...)

Thương lượng với bạo lực, hay “Chuyện con gián và cây kiếm nhựa”  -  Trịnh Cung
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thằng bé đang chơi với cây kiếm nhựa bỗng hét lên:”Bố ơi, có con gián, ghê quá, bố ơi bố!” Ông bố nhìn con và ôn tồn nói: “Con có cây kiếm mà sợ gì?” Thằng bé đáp ngay: “Nhưng con gián là thật, còn cây kiếm của con là đồ giả mà bố!”... (...)

05.12.2008
Quốc nhục  -  Chi Trần
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay có thể tóm tắt vào một chữ: Nhục. [...] Nhục quá đi chứ? Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới không thấy nhục... (...)

Chỉ một điều ước  -  Vi Ký
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh) ... Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước, tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng Cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả!... (...)

Hình ảnh Người/Máy: Những thông điệp gì phát ra từ đó?  -  Phạm Chí Diệp
[MỸ THUẬT] ... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác... (...)

Hoạ sĩ và kiến thức  -  Nguyên Khánh
[MỸ THUẬT] ... Vẽ là nhu cầu bộc lộ tâm trạng của hoạ sĩ và đó là sáng tạo tự do, không thể đóng khung mọi hành động sáng tạo vào một “khuôn khổ” chung nào đó. (Dù rằng hành động đó chỉ có thiện ý vì cái đẹp đi chăng nữa). Bởi nếu thế thì chỉ cần các “Chính ủy” chỉ đạo là đủ, cần gì đến suy nghĩ của các nghệ sĩ nữa... (...)

03.12.2008
Hoàng Sa & Trường Sa 2007-2008: Lời ai điếu cho một dân tộc  -  Nguyễn Viện
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một dân tộc vốn tự hào là ra ngõ gặp anh hùng, thế nhưng 80 triệu người Việt Nam đã câm lặng chịu nhục hoặc thờ ơ vô cảm. Chính quyền hiện hữu đã thành công trong việc triệt tiêu sức đề kháng của dân tộc... (...)

THƯ NGỎ - Kính gửi Đảng Cộng sản Việt Nam  -  Nguyễn Thành Minh
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giai cấp hiện nay chúng ta cần thể hiện tình thương yêu là giai cấp nào? Tại sao giai cấp ấy lại cần thương yêu mà không phải là toàn thể nhân dân?... (...)

02.12.2008
Cái đẹp có tiêu chuẩn không?  -  Trịnh Cung
[MỸ THUẬT] ... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật... (...)

Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà  -  Phạm Long
[MỸ THUẬT] Để góp tư liệu cho cuộc đối thoại về Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà, anh Phạm Long từ Hà Nội đã gửi đến Tiền Vệ một số ảnh do anh chụp được ngay tại Viện Geothe trong ngày khai mạc cuộc triển lãm (24.10.2008)... (...)

Xem tranh Lê Quảng Hà  -  Nguyên Hưng
[MỸ THUẬT] ... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch... (...)

01.12.2008
Con đường của cái đẹp  -  Chi Trần
[MỸ THUẬT] ... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)

30.11.2008
Thế nào là đẹp?  -  Chi Trần
[MỸ THUẬT] ... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)

28.11.2008
Thư ngỏ gửi hoạ sĩ Lê Thiết Cương  -  Lê Quảng Hà
[MỸ THUẬT] ... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)

Mèo trông nhà  -  Lê Thiết Cương
[MỸ THUẬT] ... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021