tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 2.1)  [đối thoại]

 

Đã đăng: (phần 1) - (phần 2)

 

Trong bài viết dưới đây để tiếp tục phần 2, tôi xin phép liệt kê thêm một số ví dụ thuộc về nhóm lỗi thứ 2 (dịch mà như chưa dịch) trong bản dịch Lolita của ông Dương Tường. Để tiện cho quý vị theo dõi, lần này tôi chỉ tập chung vào đánh giá vài trang trong phần Lời nói đầu (foreword) của cuốn sách. Thật đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài trang giấy mỏng, với vỏn vẹn hơn ngàn chữ, mà bản dịch của ông Dương Tường cũng có đến hơn chục lỗi dịch và khá nhiều điểm cần tranh luận.

 

Ví dụ 7:

Nguyên bản tiếng Anh, dòng đầu tiên phần lời nói đầu:

“Lolita, or the Confession of a White Widowed Male,” such were the two titles under which the writer of the present note received the strange pages it preambulates. “Humbert Humbert,” their author, had died in legal captivity, of coronary thrombosis, on November 16, 1952, a few days before his trial was scheduled to start.

Bản dịch Dương Tường:

“Lolita” hay “Lời thú tội của một gã đàn ông da trắng góa vợ”, ấy là hai cái đẩu đề của tập bản thảo kì lạ được gửi đến người viết những dòng này làm mào đầu cho nó. “Humbert Humbert”(1), tác giả của , đã chết trong tù vì chứng nghẽn động mạch vành vào ngày 16 tháng Mười một năm 1952, ít hôm trước khi bắt đầu phiên tòa xử ông ta.

Lời bình:

Bản dịch tiếng Việt dịch sai chữ received (đã nhận được) thành được gửi đến, tuy nhiên không phải cái gì “được gửi đến” thì cũng là “đã nhận được”. Ông Dương Tường còn bỏ qua chữ scheduled trong a few days before his trial was scheduled to start. Đọc đoạn văn về tổng thể rất lủng củng, không hiểu cái gì là mào đầu cho cái gì? Và cái mào đầu ấy là mào đầu cho cái gì? Cho lời nói đầu, hay cho tập bản thảo? Trong khi có thể dịch đơn giản như sau:

“Lolita hay Lời thú tội của một gã đàn ông da trắng góa vợ”, là hai tựa đề của tập bản thảo kì lạ mà người đang viết những dòng lời nói đầu này nhận được. “Humbert Humbert”, tác giả của tập bản thảo, đã chết vì chứng nghẽn động mạch vành trong trại giam vào ngày 16 tháng Mười một năm 1952, ít hôm trước khi phiên tòa xét xử dự định diễn ra.

 

Ví dụ 8:

Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

His lawyer, my good friend and relation, Clarence Choate Clark, Esq., now of the District of Columbia bar, in asking me to edit the manuscript, based his request on a clause in his client's will which empowered my eminent cousin to use the discretion in all matters pertaining to the preparation of “Lolita” for print. Mr. Clark's decision may have been influenced by the fact that the editor of his choice had just been awarded the Poling Prize for a modest work (“Do the Senses make Sense?”) wherein certain morbid states and perversions had been discussed.

Bản dịch của Dương Tường:

Khi yêu cầu tôi biên tập những trang này, luật sư của ông ta, Ngài Clarence Choate Clark, nay là thành viên của luật sư đoàn miền Columbia , cũng là bạn và bà con của tôi, dựa trên một điều khoản trong di chúc của thân chủ của ông trao toàn quyền cho người anh họ lỗi lạc của tôi tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết cho việc in ấn cuốn “Lolita”. Quyết định của ông Clark có thể là do người biên tập mà ông chọn vừa được tặng giải thưởng Poling về một tác phẩm khiêm tốn (“Do the Senses Make Sense?”) trong đó có bàn đến một số trạng thái bệnh hoạn và loạn dâm.

Lời bình:

Đoạn văn không dài, và khá đơn giản, nhưng ông Dương Tường dịch rất lộn xộn và sai nhiều chỗ. Xem đoạn văn ông dịch, độc giả rất băn khoăn là người anh họ lỗi lạc của người biên tập (John Ray) là ai, mà Humbert lại trao toàn quyền để chuẩn bị in ấn Lolita? Đọc đoạn này độc giả hình dung ra 4 nhân vật:

- Ông John Ray viết lời nói đầu,

- Ông Humbert là phạm nhân, và cũng là tác giả bản thảo,

- Ông Clark là luật sư của ông Humbert, cũng là bạn và bà con của ông John Ray,

- Ông anh họ (của John Ray)được Humbert trao toàn quyền để chuẩn bị in ấn Lolita.

Dịch như ông Dương Tường làm độc giả thấy thừa mất một người so với nguyên bản tiếng Anh. Thực ra chẳng có ông anh họ nào ở đây hết, người mà ông Dương Tường dịch sai thành “người anh họ lỗi lạc”, chính là ông Clark. Chữ cousin trong tiếng Anh có nhiều nghĩa, nói đến các mối quan hệ bà con, anh em, họ hàng, dịch thành người anh họ là không chính xác, và cách diễn đạt lủng củng góp phần thêm vào việc độc giả không hiểu được câu văn dịch qua tiếng Việt định nói lên cái gì.

Ngoài ra, dịch asking thành yêu cầu (Khi yêu cầu tôi biên tập những trang này) không đúng văn cảnh, nên dịch thành đề nghị sẽ chính xác hơn. Ông Clark là bạn, chứ có phải là sếp của ông John Ray đâu mà yêu cầu. Chỗ: The District of Columbia ông Dương Tường dịch thành miền Columbia, thì mọi người đã phân tích cái sai rồi,không cần nhắc lại thêm làm gì.

Cũng khó lý giải tại sao ông Dương Tường để nguyên không dịch cái tên (“Do the Senses Make Sense?”) qua tiếng Việt, mà lại để nguyên tiếng Anh như vậy? Đành rằng dịch câu này khá là khó, nhưng không nên lờ tịt nó đi như vậy!

 

Ví dụ 9:

Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

References to “H.H.”'s crime may be looked up by the inquisitive in the daily papers for September-October 1952 ; its cause and purpose would have continued to come under my reading lamp.

Bản dịch Dương Tường:

Những ai tò mò muốn tìm hiểu kĩ có thể truy cứu các tư liệu liên quan đến tội hình sự của “H. H.” trên các báo hàng ngày trong tháng Chín nâm 1952; nguyên nhân và mục đích của tội đó ắt sẽ tiếp tục là một bí mật hoàn toàn nếu số phận không mang tập hồi ức này đến đặt dưới ngọn đèn biên tập của tôi .

Lời bình:

Nguyên bản viết rõ là September-October 1952 (từ tháng Chín đến tháng Mười), không hiểu sao ông Dương Tường phải bỏ đi một tháng? Chưa kể reading lamp (ngọn đèn đọc sách) mà dịch thành ngọn đèn biên tập cũng không đúng. Ngọn đèn biên tập tạo cảm giác John Ray tác động nhiều đến bản thảo, thực tế thì như ông nói ở trên, công việc biên tập là rất ít, ông ấy giữ nguyên tác phẩm, chỉ chỉnh sửa đôi chút thôi. Nabokov có lý do để dùng chữ reading lamp ở đây. Nếu không có quan điểm gì thật đặc biệt, thì dịch giả nên dùng đúng chữ của tác giả ở đoạn văn này.

 

Ví dụ 10:

Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

While “Haze” only rhymes with the heroine's real surname, her first name is too closely interwound with the inmost fiber of the book to allow one to alter it

Bản dịch Dương Tường:

Trong khi “Haze” chỉ vần với họ thật của nữ nhân vật chính thôi, thì tên cô(1) lại quyện chặt vào thớ cảm xúc sâu kín của cuốn sách đến độ không cho phép ai thay đổi nó

Lời bình:

Fiber ở đây là sợi xơ làm nên tờ giấy của sách, nào phải thớ cảm xúc nào đâu. Có lẽ ông Dương Tường tra từ điển thấy chữ fiber có nghĩa là thớ, sợi, nên cho thêm chữ cảm xúc vào cho nó... dễ dịch! Trong khi cái ý của Nabokov ở đây rất hay: Sách làm từ giấy, mà giấy là một loại vật liệu được làm từ chất xơ dày từ vài mm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật. Cái inmost fiber mà Nabokov viết ở đây chính là những sợi xơ đó. Và tên của nữ nhân vật chính interwound (cuộn vào, quấn vào) từng sợi xơ sâu kín nhất trong những tờ giấy của cuốn sách. Như vậy nếu ai bóc cái tên của nữ nhân vật chính ra khỏi tác phẩm, thì dường như về mặt vật lý cũng làm hỏng luôn cả cuốn sách. Dịch như ông Dương Tường là không tín, nên kết quả dẫn đến không đạt.

 

Ví dụ 11:

Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

Indeed, the robust philistine who is conditioned by modern conventions into accepting without qualms a lavish array of four-letter words in a banal novel , will be quite shocked by their absence here.

Bản dịch Dương Tường:

Quả thật, kẻ phàm tục kiên cường được những ước lệ hiện đại luyện cho quen thói chấp nhận không chút đắn đo hàng loạt chữ tục trắng trợn tràn ngập trong những cuốn tiểu thuyết tầm thường , ắt sẽ phẫn nộ khi không thấy chúng ở đây.

Lời bình:

Robust dịch thành kiên cường: từ kiên cường này đi với kẻ phàm tục không ổn một chút nào, cũng không ăn nhập gì với văn cảnh. Nghĩa hay dùng trong tiếng Anh của chữ robust là khỏe mạnh, lực lưỡng, không biết tại sao ông Dương Tường không dùng, mà lại lựa cái chữ rất khó hiểu như thế! Bản tiếng Nga dùng chữ здоровяк (khoẻ mạnh, lực lưỡng) thay cho chữ robust. Văn cảnh ở đây thì chữ robust philistine mang đến cho độc giả hình ảnh những chiến binh kẻ thù, lực lưỡng khoẻ mạnh, hung hăng, ít học. Đó cũng là cái cách mà Nabokov mỉa mai một số đối tượng độc giả sẽ không chấp nhận Lolita. Tham khảo bản tiếng Nga:

скажу больше: здоровяк-филистер , приученный современной условностью принимать безо всякой брезгливости целую россыпь заборных словечек в самом банальном американском или английском романе, будет весьма шокирован отсутствием оных в /”Лолите”/.

Như vậy, the robust philistine nên dịch thành: kẻ phàm phu vai u thịt bắp, kẻ mọi rợ vai u thịt bắp.

 

Ví dụ 12:

Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

If, however, for this paradoxical prude's comfort, an editor attempted to dilute or omit scenes that a certain type of mind might call “aphrodisiac” (see in this respect the monumental decision rendered December 6, 1933, by Hon. John M. Woolsey in regard to another, considerably more outspoken, book), one would have to forego the publication of “Lolita” altogether, since those very scenes that one might ineptly accuse of sensuous existence of their own, are the most strictly functional ones in the development of a tragic tale tending unswervingly to nothing less than a moral apotheosis.

Bản dịch Dương Tường:

Nhưng nếu để chiều theo cái kẻ làm ra vẻ tiết hạnh một cách ngược đời ấy, một biên tập viên tìm cách pha loãng hoặc tước bỏ những cảnh mà một loại đầu óc nào đó có thể gọi là “kích dục” (về phương diện này, xin xem phán quyết trọng đợi do Ngài John Woolsey tuyên đọc ngày 6 tháng Chạp năm 1933 đối với một cuốn sách khác còn thẳng thừng hơn nhiều(2)), thì tất phải từ bỏ hoàn toàn việc xuất bản “Lolita” vì chính những cảnh mà người ta có thể kết tội quàng xiên rằng tự thân chúng chứa một hiện sinh nhục cảm, lại đích thị là những cảnh có tác dụng triệt để nhất trong diễn biến của một câu chuyện bi thảm luôn kiên định hướng tới tôn vinh đạo đức.

Lời bình:

Ông Dương Tường bỏ hẳn, lờ đi không dịch chữ nothing less. Thực sự cũng hơi khó dịch đoạn này cho trôi chảy, nếu bám chặt theo cách viết văn hoa của tác giả. Nhưng cũng không phải là việc không thể làm được. Ví dụ có thể dịch thành: hướng tới mục đích không gì khác ngoài tôn vinh đạo đức hoặc là: hướng đến việc ca tụng đạo đức mà thôi.

Đoạn dịch trên cũng rất nhiều từ dịch lủng củng khó hiểu, dịch mà như không dịch, chẳng hạn: sensuous existence dịch thành hiện sinh nhục cảm, còn the most strictly functional ones in the development dịch thành cảnh có tác dụng triệt để nhất trong diễn biến nhưng có thể đó là phong cách của ông Dương Tường, đi sâu vào chỉ gây tranh cãi, nên tôi chỉ ghi nhận chứ không đi sâu vào phân tích. Tuy nhiên cách dùng từ bí hiểm không cần thiết kiểu này chỉ làm nản lòng độc giả Việt Nam mà thôi. (Và họ chỉ còn cách tự trách chính mình, như một đồng nghiệp của ông Dương Tường cảm thán)

 

Ví dụ 13:

Nguyên bản tiếng Anh:

“Richard F. Schiller” died in childbed , giving birth to a stillborn girl, on Christmas Day 1952, in Gray Star, a settlemen in the remotest Northwest.

Bản dịch Dương Tường:

Bà “Richard F Schiller chết cả hai mẹ con trên bàn đẻ vào đúng hôm Giáng sinh nâm 1952 ở Gray Star(3), một khu định cư ở miền Tây Bắc cực kì hẻo lánh, cái thai chết là một bé gái.

Lời bình:

Đoạn văn đơn giản mà sao ông Dương Tường phải dịch sai ngữ pháp và lằng nhằng thế? Viết thế này có khác gì viết... Anh lính bị thương cả trung đội ở chiến trường Iraq!

 

Ví dụ 14:

Nguyên bản tiếng Anh:

The cynic may say that commercial pornography makes the same claim;

Bản dịch Dương Tường:

Kẻ khuyển nho có thể nói ràng loại văn chương “con heo” thương mại cũng lập luận tương tự;

Lời bình:

Pornography bao gồm đủ các thế loại, từ văn chương, tranh vẽ, hình ảnh, tượng, âm thanh, trò chơi,... nếu chỉ dịch thành văn chương “con heo” là sai ý của tác giả.

Trên đây là 8 ví dụ bao gồm hơn chục lỗi của đoạn dịch Lời nói đầu cuốn Lolita, bản dịch Dương Tường. Cũng còn nhiều điểm cần tranh luận nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết này, để quý vị tiện theo dõi, thì tôi xin tạm dừng ở đây, và xin phép được liệt kê thêm các ví dụ thuộc nhóm lỗi “dịch mà như chưa dịch” này, trong bài viết sắp đến.

 

 

------------------

Bài liên quan:

30.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin phép gọi là nhóm lỗi dịch mà như chưa dịch ... (...)
 
25.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích các bài viết này của tôi, do đó, không phải là chứng minh sự yếu kém nan giải của anh Cao Việt Dũng, mà là yêu cầu Nhã Nam có cách ứng xử đúng đắn với một dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng do họ xuất bản... (...)
 
24.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài những lỗi dịch ngay trong các dòng đầu tiên của bản dịch Lolita của cụ Dương Tường mà mọi người đã chỉ ra (Miền Columbia, dòng kẻ bằng những dấu chấm,...) còn nhiều lỗi khác, mà tôi sẽ dần dần thống kê lại trong các bài viết sau. Hiện nay tôi chưa đọc được hết toàn bộ bản dịch, nhưng trong những chương đầu cũng rất nhiều vấn đề... (...)
 
18.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Sự vô cảm và luộm thuộm với chữ nghĩa của anh Cao Việt Dũng có lẽ dẫn chứng bao nhiêu cũng chẳng đủ, tôi cũng đã đưa ra không ít ví dụ từ trước tới nay. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn phân tích thêm vấn đề này, vì tôi cho rằng đó là nguồn gốc sâu xa, có thể nói là sâu xa nhất, dẫn tới những dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng, mất toàn bộ tính văn chương trong nguyên bản... (...)
 
16.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lời vàng ý ngọc của Cao dịch giả nhiều quá, nhòm đâu cũng thấy, nên khỏi cần theo thứ tự trang. Cũng không biết bình loạn thế nào cho xứng tầm. Nguyên cái chuyện gạch chân và bôi đậm cũng đủ đau đầu, chỉ lo bỏ sót châu báu... (...)
 
14.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... ơ, thế không phải... sách bác trai có lỗi dịch thuật à? / không, sách dịch của cái ông gì đấy cũng nổi tiếng lắm / thế sao bác trai lại lo đến phát ốm? / ông ấy lo cho tương lai nền dịch thuật Việt Nam!... (...)
 
13.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ — cả tiếng nguồn và tiếng chuyển — là điều kiện ắt (phải) có trong dịch thuật. Điều đáng bàn trước hết là người ta có thống nhất được với nhau cái ý của ngôn ngữ không, hay mỗi người nghĩ mỗi nẻo, và ai cũng đúng... (...)
 
11.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một ngày nào đó, nếu ông Dương Tường sửa chữa lại cái “miền Columbia” thành thủ đô Washington trong lần tái bản, thì đó là do chính ông ấy tự phát hiện đấy nhé... Còn nếu ông Dương Tường vẫn khăng khăng giữ nguyên cái “miền Columbia” trong lần tái bản, thì đó chính là vì “Trong tu từ người ta gọi là phép ẩn dụ” ấy mà... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Kể ra thì chuyện dịch thuật còn dài. Chỉ nhờ phái tính nam-nữ mà độc giả dễ dàng phát hiện ra lỗi dịch: đàn ông bị ung thư tử cung. Nếu đọc kỹ hơn, người ta còn khám phá ra vô số lỗi dịch trên nhiều lãnh vực khác nữa!... (...)
 
10.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này tôi sẽ phân tích một số lỗi điển hình của bản dịch “Vô tri”, đó là những lỗi mà tôi tạm đặt tên là “râu ông này cắm cằm bà kia”. Nguyên do từ đâu?... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bài của ông Phạm Anh Tuấn phạm 3 sai lầm lớn: 1) giật tít hơi bị lộn; 2) tỏ ra coi thường các chị em ngồi lê đầu ngõ, vừa đút cháo cho con vừa chém gió những chuyện cao siêu vượt quá ngọn rau đắng mọc sau hè. Hai chuyện này đã được nói nhiều rồi, không bàn thêm. Sai lầm thứ ba mới là sai lầm chết người... (...)
 
09.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi cuộc tranh luận về bản dịch tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Vladimir Nabokov do Dương Tường thực hiện, đặc biệt là hai điểm gây tranh cãi trong bài viết của An Di, tôi xin có một vài ý kiến như sau... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỹ Từ Pháp là phương pháp thành lập mỹ từ trong văn chương. Tức là một kỹ thuật viết và nói cho hay và đẹp... (...)
 
08.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có người bảo: dịch “on dotted line” thành “trên những hàng kẻ bằng những dấu chấm” là sai và “dịch như chưa dịch”. Điều này là quá đáng. Cùng lắm có thể nói chưa “sáng nghĩa” chứ làm sao mà nói ấy là sai được?!... (...)
 
06.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Không thể nói rằng vì Lolita hay mà bản dịch của nó chắc chắn phải được hoan nghênh ở Việt Nam... Một quan điểm đúng hay sai không phụ thuộc vào chuyện nó được nói ra từ ai... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lo - Lolita là một dạng khác của tên Dolores vốn có gốc gác từ Tây Ban Nha. Nghĩa của Dolores là “sầu đau”. Tên này khiến nghĩ tới đức mẹ Maria... (...)
 
05.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, tôi đã nói, nếu chỉ dựa theo bản tiếng Anh, thì tôi nghiêng hẳn về nghĩa “redolent” mang tính hoài niệm. Còn hôm nay, sau khi đã so với bản tiếng Nhật, tôi xin nói là tôi công nhận bác có lý... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi là một người yêu thích chụp ảnh, và chụp ảnh bằng máy film chứ không phải là máy số. Một điều may mắn là số người yêu thích chụp máy film như tôi còn rất nhiều cả ở Việt Nam và trên thế giới chứ không phải đã tuyệt chủng như Nhật Minh nói... (...)
 
04.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi cho rằng, với một người cẩn thận, chăm chút về nghĩa của từ ngữ và những ẩn dụ như Nabokov,... không đời nào có chuyện tác giả bất nhất trong nghĩa của các từ... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có thể thấy từ cái dotted line nổi tiếng, cho đến cái laboratory này, thì cách dịch của ông Dương Tường chưa thoát được ý, và khó hiểu cho người đọc bình thường... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi những bài viết về chuyện dịch thuật trong mục đối thoại trên Tiền Vệ, tôi thấy rằng đa số chúng ta đang ngả từ hướng “từ theo từ” sang “ý theo ý”, và càng “ý theo ý” bao nhiêu thì chúng ta lại càng “từ xa từ” bấy nhiêu... (...)
 
03.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này, tôi sẽ phân tích một nguyên nhân nữa dẫn đến sự dịch sai của anh Cao Việt Dũng trong “Vô Tri”: dịch nhưng không dịch gì! ... Đọc các dịch phẩm của anh Cao Việt Dũng, không thể không có cảm giác cả hai ngôn ngữ đều nằm ngoài vòng kiểm soát của dịch giả, nôm na là tiếng Pháp anh không thạo, tiếng Việt anh cũng chẳng rành... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với hầu hết ý kiến bác đưa ra, tôi đều tán thành (bác theo dõi topic trên webtretho nên chắc cũng rõ quan điểm của tôi về phần lớn các chỗ mà bác Hoàng Anh nêu ra). Tuy nhiên, vẫn có 2 chỗ tôi xin góp đôi lời... (...)
 
02.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc báo chí lên tiếng mạnh mẽ đòi chấn chỉnh nạn dịch ẩu, dịch loạn hiện nay, và động thái thu đổi sách lỗi của Nhã Nam thực sự là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy độc giả vẫn còn hy vọng sẽ được đọc các bản dịch tốt, và được mở những cánh cửa đến với các nền văn hóa khác, chứ không phải đạp lên gai góc và những mảnh kính vỡ như hiện nay!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói chung, khi phê bình cần hết sức thận trọng, không nên chỉ coi cảm nhận của cá nhân mình là phổ quát. Vả lại 1 bản dịch mấy trăm trang thì điều quan trọng nhất là chuyển tải được văn phong, cái hồn của tác phẩm, chứ không chỉ ở vài lỗi hoặc cách dịch chưa đạt... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cám ơn ông Phạm Tuấn Anh đã chỉ bảo cho về hệ đo lường ở các nước Anglo-Saxon; xin lỗi ông Dương Tường vì đã ngờ oan ông nhầm lẫn khi tính chiều cao Lolita... (...)
 
01.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi người đều có cái “lý” riêng. Hãy để cho toàn xã hội và dân chúng tự do chọn lựa và sàng lọc, trong một cơ chế hoàn toàn tự do. Tui dám nói, trong vòng 3 năm tình trạng sẽ khá hơn 30 năm như hiện tại... (...)
 
30.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo tôi, nạn dịch loạn ở Việt Nam bị gây nên không chỉ bởi chính các dịch giả trong cuộc mà còn bởi cả phía có trách nhiệm xuất bản và phát hành... Mục đích các bài viết này của tôi, vì thế, không nhằm tấn công một cá nhân dịch giả nào, mà là yêu cầu những người từng đứng ra xuất bản và thu tiền từ các dịch phẩm rởm rít... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phát hiện ra lỗi, ai cũng có thể làm được, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Đâu phải không có lý do. Bên cạnh cái đang làm người ta ầm ĩ: “Đạo đức dịch thuật”, có lẽ cũng nên dựng thêm một cụm “Đạo đức phê bình”... (...)
 
29.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một foot có 12 inches, khi nói 4 feet ten có nghĩa là 4 feet ten inches chứ không phải là 4 feet 10/100 (hệ thập nhị phân chứ không phải hệ bách phân) - như vậy 4 feet 10 chính xác là 147.32 cm. Cả người dịch và người phản dịch đều sai... (...)
 
28.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com). Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho... (...)
 
25.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khiếp quá, hưng phấn thuộc dạng bạo dâm? Mẹ bạo dâm con gái ruột hay sao? Vụ này thì còn xì-căng-đan bằng trăm lần vụ bố dượng mơn trớn con gái vợ trong Lolita. Sao Nhã Nam không cho Vô Tri giật một cái tít kiểu “Mẹ bạo dâm con gái – một thử nghiệm văn chương mang tên Milan Kundera” để mang xe tải ra mà chở tiền về nhỉ?... (...)
 
20.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... “on the dotted line”một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não...”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”... cả!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line” thành “Она была Долорес на пунктире бланков”... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trên trang Evan đã có một bài viết của Toàn Phong, nhan đề “‘Trên dòng kẻ chấm’ và chuyện dịch thuật của Dương Tường”, phản hồi về bài viết “Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi...” của Tùy Phong... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề cũng chưa hẳn đã tránh được những sai sót quá lộ liễu. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita - cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.” ... (...)
 
18.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?... (...)
 
17.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam đã đi đến kết luận: “Bản đồ và Vùng đất” là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa; dịch chệch nghĩa; dịch sót; diễn đạt tiếng Việt có nhiều bất ổn. Số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập của chúng tôi, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành... (...)
 
12.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn - tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch... (...)
 
02.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... trên một trang web văn chương, người ta phát hiện ra cuốn sách dịch mắc một kỷ lục đen: tới 3.000 lỗi, và đó lại là tác phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Trung tâm sách quốc gia thuộc Bộ Văn hóa Pháp!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... xí - dịch văn chương chớ đâu phải phô tô cóp pi ảnh tục mà đòi / phải giống y chang - chuyển ngữ là sáng tạo nghe chưa... (...)
 
30.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Người đàn ông là bố đẻ cô gái mà những đứa con ruột của nàng gọi mẹ vợ tôi – người chỉ có một người con gái duy nhất - là bà ngoại, ông vừa phải đón nhận một tin dữ. “Ông bị ung thư cổ tử cung (cancer de l’intestin)”, nàng nói. “Đã di căn sang buồng trứng”... (...)
 
25.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngay sau khi bài viết Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”! của tôi được đăng trên mục “đối thoại” của Tiền Vệ, qua đó tôi vạch ra một loạt những chi tiết sai be bét trong bài báo “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, thì báo Thanh Niên đã lẳng lặng tháo gỡ bài báo đó... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bước sắp tới Nhã Nam làm là đối chiếu toàn bộ bản dịch, sau đó sẽ làm việc với dịch giả Cao Việt Dũng. “Nếu cần thiết, Nhã Nam và NXB Văn Học sẽ đứng ra lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở ngoài để đảm bảo tính khách quan...” (...)
 
22.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét... (...)
 
19.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả... (...)
 
17.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang... (...)
 
16.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng... Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài “Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» : trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý... (...)
 
11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)
 
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)
 
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: “ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết “Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn “Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác “La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò “nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH GIẢ] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021