tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Trần Quang Thành 陳光誠 và tâm trạng cảm xúc của ông  [đối thoại]

 

 

Phải chăng, trong một xã hội hung ác và giả trá, một người mù, một người nhãn quan không bị nhuộm đỏ, lại chính là một người còn đủ thiên lương nhất?

 

Trần Quang Thành 陳光誠 (Chen Guangcheng)

Chen is “in a very fragile emotional state,” Cohen said. “You have to understand the enormous pressures in which he's been living and recently operating. And it got to be too much.”

Jerome Cohen, một người bạn rất gần gũi của Trần Quang Thành đã nói như vậy, khi biết được ông ta có quyết định rời toà Đại Sứ Mỹ để đi bệnh viện chữa trị vết thương, rồi sau đó thay đổi ngay ý kiến là muốn đi Mỹ. Cohen chính là giáo sư luật của Đại Học New York, nơi Trần Quang Thành được mời sang như một visiting scholar. Cohen cũng là người cố vấn cho Thành suốt thời gian ông ở trong toà Đại Sứ Mỹ.

Tại sao dân Mỹ, giới trí thức, hâm mộ ông Trần Quang Thành? Vì ông Thành có những hoạt động và đức tính mà không phải ai cũng đễ dàng có được:

- Một người mù từ nhỏ, tự học luật, không qua trường lớp. Có kiến thức như một luật sư.

- Hành nghề tự do, không thuộc tổ chức luật sư của Đảng, để giúp đỡ dân chúng chống lại những bất công về pháp lý tại Trung Quốc.

- Chịu tù tội và bị đàn áp, bị khủng bố, bị quản thúc tại gia.

- Dám phiêu lưu, qua sự hỗ trợ của bạn bè, vào toà Đại Sứ Mỹ xin trú ngụ và xin được giúp đỡ.

- Chân thành nói lên suy nghĩ của mình.

Ngoài ra, tính cách và tâm tư tình cảm của Trần Quang Thành rất nhân bản, gần như khác biệt với số đông trí thức của xã hội Trung Quốc Cộng Sản. Như Cohen nhận xét: Trần Quang Thành đang ở trong trạng thái xúc động mạnh - “fragile emotional state”. Dưới mắt nhiều người, dường như Trần Quang Thành bồng bột, dễ tin, thay đổi. Theo tui, chính vì vậy, người Mỹ cảm phục ông ta.

Tình cảm thì nói chung là thiên tính bẩm nhiên của con người. Tuy nhiên, nếu tình cảm nuông chiều thành ra yếu đuối dễ bị lợi dụng. Tình cảm giả tạo trở thành robots. Tình cảm che lấp, bị hướng dẫn thì trở thành tàn ác v.v... Tỉ như một cô gái bị thằng vũ phu đánh đập te tua nhưng vẫn phục tòng và “yêu” nó (có lẽ là do cái mùi hương “ấn tượng” của nó chăng?). Gọi là tình cảm bệnh hoạn và yếu đuối.

Thật ra, đọc về Trần Quang Thành là tìm hiểu một câu chuyện và sự kiện đầy đủ. Ông Thành có tri thức, có bản lĩnh, có đấu tranh, có bị tù đày, và dám phiêu lưu mạo hiểm. Về mặt tình cảm, ông ta lại rất chân thành trong suy nghĩ và biểu lộ của mình. Tui nghĩ, những cái đó khiến cho dân Trung Quốc nói riêng và dân khắp nơi nói chung, cảm phục. Ông ta có thể rất tình cảm. Nhưng đồng thời rất dứt khoát khi cảm thấy tình cảm của mình bị lợi dụng hay bị phản bội. Cái đáng nể của Trần Quang Thành là chỗ đó.

 

-------------------------------

 

 

------------------

Bài liên quan:

19.02.2012
[TRÍ THỨC] ... Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể. Đó mới chính là điều đáng nói... (...)
 
06.02.2012
[TRÍ THỨC] ... Đã đi theo Đảng thì không thể nào đối lập được. Ngay cả phản biện như cách nói của Võ Thị Hảo, cũng không thể gọi là đối lập. Phản biện mà ngó trước trông sau, lúc nào cũng suýt tè ra trong quần thì phản biện được cái gì. Dưới đôi cánh đen của Đảng, những kẻ được Đảng cho sống lại sau khi đã đào tận gốc trốc tận rễ, thực ra chỉ là một bầy cừu suốt ngày đêm kêu be be... (...)
 
05.02.2012
[TRÍ THỨC] ... Buồn cười. Nếu GS Ngô Bảo Châu nghĩ mình là “trí thức” thì rất... ô kê, cứ yên tâm an giấc, đâu cần phải “thanh minh thanh nga” với một định nghĩa mới do mình chế tạo... (...)
 
[TRÍ THỨC] ... Trí thức! Trí thức! anh có còn tim không / mà thản nhiên dòng giống / anh có lên tiếng không / những nghiệt ngã bức triệt âm u đời sống / trí thức phải là gì để chúng tôi còn ngưỡng mộ ước mong / hay chỉ là những địa vị tước vị hàm phong... (...)
 
03.02.2012
[TRÍ THỨC] ... Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập [xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu]... (...)
 
[TRÍ THỨC] ... Trong một xã hội đầy đau khổ, họ chỉ biết vinh thân cho riêng mình. Họ có bộ óc của con người thông minh, nhưng họ sống như những con bò. Họ là những nhà toán học xuất sắc nhất, nhưng họ không bao giờ là trí thức... (...)
 
[TRÍ THỨC] ... O’Brien giơ tay trái lên, mu hướng về phía Winston, ngón cái bị che và bốn ngón kia chìa ra. “Tôi đang giơ mấy ngón tay, Winston?” “Bốn.” “Nhưng nếu Đảng bảo đó không không phải là bốn mà là năm — thì có bao nhiêu ngón?” “Bốn.” ... (...)
 
02.02.2012
[TRÍ THỨC] ... Người ta có thể đóng góp cho xã hội theo nhiều cách: như một nhà từ thiện, như một nhà chuyên môn, như một chiến sĩ, như một nghệ sĩ, như một trí thức. Những cách đó rất khác nhau. Cách nào cũng đáng quý, nhưng ở trong tình trạng xã hội chính trị Việt Nam hiện nay thì cách đóng góp theo cách của một trí thức chân chính đặc biệt đáng ngưỡng phục, vì nó khó khăn, nguy hiểm và cực kỳ cấp thiết... (...)
 
01.02.2012
... Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt... [Nguyễn Đình Đăng dịch từ nguyên văn tiếng Nga] (...)
 
[TRÍ THỨC] ... Cụ Phan Bội Châu thì cho rằng Nhân là chủ chốt. Đức Nhân hướng dẫn cả Trí và đưa đến Dũng. Vì yêu tha nhân, yêu đồng bào, cho nên Sĩ có một trí lực mẫn tuệ và sự can đảm bất phục tùng bạo ác và xâm lược. Cố giáo sư Lương Kim Định cũng đồng quan điểm như vậy. Nhưng giáo sư có thêm vào chữ “thời”... (...)
 
31.01.2012
[TRÍ THỨC] ... Khi những kẻ “trí thức” chỉ biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ cho riêng cái sự nghiệp của mình, cái danh lợi của mình, thì quả là nguy hiểm chết người, vì anh ta có thể sẵn sàng thoả hiệp, ủng hộ cho một chế độ độc tài bạo ngược, nếu chế độ ấy làm cho anh ta thoả mãn những nhu cầu bản thân về sự nghiệp và danh lợi... (...)
 
29.01.2012
[TRÍ THỨC] ... Ngày nay, để củng cố chế độ độc tài Đảng trị, những “ông chủ” của bầy cừu, một mặt ra sức “đúc” thêm những loại “bánh vẽ” mới..., mặt khác, tìm cách “cấy gien” tạo ra một “giống cừu” mới: “giống cừu cao cấp”!... (...)
 
[TRÍ THỨC] ... Nếu một người “văn võ song toàn” như Vân Tiên mà “kiến nghĩa bất vi” thì dù sau này anh ta có đỗ trạng nguyên cũng chỉ là một phường giá áo túi cơm mà thôi. Nếu như lúc ấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga “lâm nguy” mà anh ta lại “bất cứu” thì sau này gặp lại Nguyệt Nga cũng bị nàng nhổ vào mặt cho dù Vân Tiên có đỗ tiến sĩ và làm quan lớn... (...)
 
27.01.2012
[TRÍ THỨC] ... Nhưng, trên hết, người ta xem bà là một nhà trí thức, do một phẩm chất rất quan trọng: uy vũ bất năng khuất! Không có cường lực bạo ác nào có thể khuất phục nổi một một người nữ trí thức trông dáng vẻ bề ngoài mảnh mai yếu ớt. Chính là bà Aung San Suu Kyi... (...)
 
26.01.2012
... Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt ... (...)
 
23.01.2012
... Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành... Nhưng ông Chu Hảo là người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố... (...)
 
14.02.2000
... Chúng ta hay ưu tư về chính trị. Điều này rất cần thiết. Nhưng nếu đa số chúng ta không tự xây dựng bản thân thành những người trí thức đúng nghĩa -- một lực lượng vững mạnh của những người thực sự nỗ lực phê phán và cải tạo văn hoá -- thì sự thay đổi chính trị, nếu có xảy ra, cũng chỉ xảy ra ngoài vỏ, mà trong đó óc phong kiến chuyên chế vẫn còn nguyên vẹn, và tinh thần nô bộc vẫn còn nguyên vẹn. (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021