tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU trong một vài so sánh  [đối thoại]

 

Thơ đến từ đâu, tập sách phỏng vấn/đối thoại của Nguyễn Đức Tùng cùng hơn hai mươi nhà thơ trong nước và hải ngoại, ngay từ khi ra đời dưới dạng sách (NXB Lao động, 2009) đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn xung quanh vấn đề kiểm duyệt và biên tập. Thử bỏ ra một bên những vấn đề chắc chắn là quan yếu ấy mà xét cuốn sách ở phương diện thể loại của nó và nhìn nhận vị trí tập sách ở phương diện lịch sử, có thể rút ra một số nhận xét hữu ích.

Gọi tên thể loại mà cuốn sách thuộc về là “phỏng vấn” (mặc dù có thể thấy các bộ phận của cuốn sách gần với dạng “entretien” hơn là “interview”; về hình thức, điều này dễ nhận ra ở một số điểm: dung lượng bài lớn, có sự trao đổi qua lại giữa hai bên tham gia chứ không chỉ một bên hỏi để có được câu trả lời của bên còn lại), có thể dễ dàng nhận ra rằng trong thời gian mấy năm trở lại đây, đã có một số ý tưởng khá tương đồng với Thơ đến từ đâu được thực hiện. Vào năm 2008, trang web Hội luận Văn học (http://hoiluan.vanhocvietnam.org) đã gửi một bảng câu hỏi chung tới nhiều người hoạt động ở lĩnh vực văn học trong nước và hải ngoại nhằm giải đáp một số vấn đề. Nhiều người đã tham gia trả lời, các bài được tập hợp trong chủ đề mang tên Hội Nhập giữa những người viết trong nước và hải ngoại.

Trên trang web Tiền Vệ (tienve.org) cũng có thể kể ra ít nhất là hai dự án tương tự. Thứ nhất là những bài phỏng vấn mà nhà thơ Lý Đợi (người lẽ ra đã có mặt trong Thơ đến từ đâu) thực hiện với Nguyễn Đạt, Đỗ Kh.Đinh Linh. Ở quy mô rộng lớn hơn, Trần Nhuệ Tâm đã tiến hành hai đợt phỏng vấn: trước hết là loạt phỏng vấn Nhà thơ nói về thơ tình với 7 câu hỏi bất biến, 13 nhà thơ, nhà văn trả lời. Loạt phỏng vấn thứ hai có nhan đề chung Ba mươi năm: khoảng cách & dấu nối có dung lượng lớn hơn nhiều: vẫn 7 câu hỏi (gần như) bất biến, thay đổi chỉ phụ thuộc vào việc người được phỏng vấn ở trong nước hay ở hải ngoại. Lần này có tới 22 người trả lời, trong đó có không ít nhà thơ, nhà văn cũng trả lời loạt phỏng vấn Thơ đến từ đâu như Inrasara, Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Kh., Thận Nhiên...

Một lời giải thích khá ý nghĩa của một người trong cuộc ngõ hầu làm sáng tỏ hiện tượng phỏng vấn này là của Trần Nhuệ Tâm: trong bài “Thư ngỏ về Ba mươi năm: khoảng cách & dấu nối” (tháng Tư 2005), tác giả viết: “Tôi thành thật nghĩ, trong thực trạng hỗn mang của các vấn đề văn học nghệ thuật Việt Nam hôm nay, thể loại phỏng vấn chẳng khác gì hơn là tiếng chân chậm chạp mà rền vang, xuyên qua bao con đường hẹp của toàn cảnh một nền văn học thiếu dân chủ”. Và: “Bởi lúc này, chúng ta nói và nghe tiếng nói khác không chỉ để riêng chúng ta sống”.

Nhiều người có thể nhấn mạnh vào yếu tố “hòa giải” ở mục đích các phỏng vấn này, nhưng theo tôi, ở những loạt phỏng vấn vừa kể trên, và cả ở Thơ đến từ đâu, nhu cầu phát biểu trong tinh thần thẳng thắn về thơ ca cũng như nhiều vấn đề khác mới là điều nổi trội hơn cả.

Đặt Thơ đến từ đâu vào bức tranh tổng quát hơn như vậy, có thể thấy rằng nỗ lực của Nguyễn Đức Tùng thuộc vào một nỗ lực chung của không ít người có cùng một ý định (tìm hiểu một cách sâu sắc về suy nghĩ của nhà văn, nhà thơ hôm nay, với sự phân chia ranh giới địa lý rất mờ, nhiều khi có cảm giác như không còn tồn tại). Điều làm cho Thơ đến từ đâu tương đối thành công hơn các loạt phỏng vấn khác nằm ở chỗ cách hỏi của Nguyễn Đức Tùng linh hoạt hơn, đi sát với cá nhân từng tác giả chứ không chỉ là một bảng câu hỏi chung gửi cùng một lúc cho rất nhiều người.

Ở một khía cạnh khác, nhìn ngược lại lịch sử văn học Việt Nam, những cuốn sách chỉ tập trung phỏng vấn nhà văn, nhà thơ không có số lượng lớn. Trước 1945, Cuộc phỏng vấn các nhà văn của nhà phê bình Lê Thanh (NXB Đời Mới, 1943) là một ví dụ quan trọng. Tại Sài Gòn trước 1975, Sống & viết với... của Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư) là một nỗ lực quan trọng khác trong thể loại này.

Cũng như Cuộc phỏng vấn các nhà văn hay Thơ đến từ đâu, Sống & viết với... cũng có khởi đầu là những bài đã đăng trên báo. Cụ thể hơn, Nguiễn Ngu Í đã tập hợp loạt bài ở chuyên mục “Sống & Viết” trên tạp chí Bách Khoa từ giữa năm 1964 (Sống & viết với... được Ngèi xanh xuất bản vào năm 1966). Nói thêm, trên tạp chí Bách Khoa, trước loạt bài này, từ 1961 đã có loạt bài phỏng vấn về “quan niệm sáng tác” ở cả các bộ môn Văn, Họa, Nhạc. Theo một số nguồn, Nguiễn Ngu Í còn tập hợp các bài phỏng vấn để dự định in thêm hai cuốn nữa mang tên Sống & vẽ với...Sống & đàn với... nhưng cả hai đều nằm ở dạng di cảo, chưa bao giờ được in.

Nguiễn Ngu Í đưa vào cuốn sách đang nói ở đây bài phỏng vấn những người sau (tổng cộng 12 người): Nhất Linh, Lê Văn Trương, Á Nam Trần Tuấn Khải, Lê Văn Siêu, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường.

Nhìn vào những cái tên trên, tuy điều này không thể hiện rõ ràng, nhưng có thể nói Nguiễn Ngu Í đã thiên về một sự lựa chọn đa dạng: đặt những người có lai lịch khác nhau cạnh nhau, ở đây nếu nói chính xác thì là các nhà văn thuần túy miền Nam như Đông Hồ, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, và các nhà văn “vượt tuyến” như Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Doãn Quốc Sĩ, Vi Huyền Đắc. Điều này tương tự đến mức độ nào với các ý định phỏng vấn đã được kể tới ở phần đầu bài viết có lẽ tùy thuộc vào góc nhìn và trải nghiệm cá nhân của mỗi người đọc.

Trong lời tựa cho cuốn sách của tạp chí Bách Khoa, ta có thể đọc thấy: “Phỏng vấn, đàm thoại, được dùng luôn trên các báo chí nước ngoài, nhưng trong nước ta, loạt bài phỏng vấn những nhân vật có ít nhiều tên tuổi lại thường gây ngộ nhận là tác giả dựa vào tiếng tăm của người được phỏng vấn để mong đôi chút “thơm lây”.”

Chúng ta sẽ thấy ở trường hợp Thơ đến từ đâu, chính điều mà tạp chí Bách Khoa rào đón trước giùm Nguiễn Ngu Í sẽ trở thành lập luận của không ít người dùng để phê phán Nguyễn Đức Tùng. Thậm chí Bách Khoa còn cẩn thận đến mức nói rõ rằng Nguiễn Ngu Í đảm đương được công việc này, không sợ điều tiếng, bởi vì ông đã gia nhập làng báo làng văn từ năm 1939 với loại sách Ngày xanh cho thiếu nhi ở miền Nam.

Cái khác nhất mà ta nhìn thấy được khi so sánh Thơ đến từ đâuSống & viết với... là cách tiến hành cuộc phỏng vấn. Ở Sống & viết với... tác giả dẫn dắt người đọc đến một cuộc gặp gỡ toàn diện nhà văn trong một lối viết vô cùng hấp dẫn, thậm chí nhiều khi như thể đang viết một câu chuyện có thắt nút, mở nút (như trường hợp bài viết về Lê Văn Trương với rất nhiều tìm tòi, hẫng hụt, bất ngờ khi đi tìm tài liệu về nhà văn “người hùng” sau khi ông qua đời). Tính chất giai thoại và nỗ lực tìm hiểu về mặt chính trị là rất rõ nét; hầu hết các nhà văn được phỏng vấn đều nói lên quan điểm của mình về thời cuộc, nhận xét về nền chính trị đương thời. Đặc biệt, Nguiễn Ngu Í rất chú trọng miêu tả cuộc đời, các thói quen, lối ăn nói đặc trưng của mỗi đối tượng được phỏng vấn. Tạp chí Bách Khoa cũng nói rõ điều này trong lời tựa: “Muốn gợi đúng được không khí “Sống & Viết” của người mình tìm hiểu, Anh [Nguiễn Ngu Í] lại phải tới ăn và ngủ với người đó có khi hai ba lượt, có lần tới hai ba ngày.”

Nhìn nhận ở khía cạnh này, phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng đã rất khác với phỏng vấn trong Sống & viết với...: trong khi Nguiễn Ngu Í đến gặp tận nơi từng nhà văn, thân thuộc đến cả căn nhà và khu vườn của họ, thậm chí nhiều khi còn nói chuyện với các phu nhân, thì Nguyễn Đức Tùng chủ yếu làm việc “từ xa” (trong số các tác giả mà Nguyễn Đức Tùng phỏng vấn, chỉ vài người tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp như Hoàng Cầm và Dương Tường). Các phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í đều rất nặng vấn đề tiểu sử và giai thoại, còn Nguyễn Đức Tùng khá tập trung vào tìm hiểu cách thức làm thơ và suy nghĩ về nghề nghiệp của mỗi nhà văn.

Như vậy, có thể nói rằng thể loại phỏng vấn (cụ thể hơn là phỏng vấn nhà văn) tại Việt Nam, thông qua một vài ví dụ nổi bật, đã có những biến đổi trên con đường phát triển của nó. Thơ đến từ đâu nên được đặt vào trong một dòng chảy riêng biệt, cái dòng chảy có tác dụng nói lên con người nhà văn theo lối trực tiếp hơn cả, có lẽ chỉ sau các thể loại như hồi ký và nhật ký.

 

Cao Việt Dũng

 

 

---------------

Bài liên hệ:

22.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lẽ ra tôi không cần thiết phải nói thêm những điều này khi đã có một phát biểu chính thức trên Talawas về sự có mặt của mình trong cuốn THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU. Nhưng chung quanh việc tập sách này ra đời, càng ngày càng có những điều đi xa hơn bản thân cuốn sách và ý muốn của những người có mặt trong cuốn sách đó. Vì thế, tôi lại cảm thấy cần thiết phải nói một vài suy nghĩ của mình... (...)
 
21.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong trường hợp của Phan Xuân Sinh, ta có thể thấy rằng nhà thơ đã lầm tưởng “hoà giải” là cái gì nhẹ nhàng, tình cảm, để rồi khi phát hiện ra rằng dù mình có tự nhún nhường, tránh né chính trị, thì vẫn bị nhà cầm quyền cố tình làm nhục. Từ cái vết thương đó, nhà thơ mới thấy rõ cái bản chất của sự “hoà giải”, và thẳng thắn thuật lại trường hợp của mình để các nhà thơ-văn khác ở hải ngoại rút kinh nghiệm... (...)
 
18.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ chuyện Bát Nhã tháng Chạp 2009 đến vụ Đồng Chiêm tháng Giêng 2010 còn sờ sờ hình ảnh đàn áp trên mạng mà nhà cầm quyền lại ngang nhiên chối bay chối biến rằng thì là không hề có chuyện đàn áp của nhà nước VN! Chối bay chối biến trước mặt thế giới là một bằng chứng cho thấy họ xem thường người khác đến mức nói như thể ở chỗ không người, vậy thì văn nghệ sĩ “trói gà không chặt” có lẽ sẽ đủ sức làm họ thay đổi mà nghe lời chăng?... (...)
 
16.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trước kia, Trần Nghi Hoàng lớn tiếng chống “hoà giải”. Bây giờ Trần Nghi Hoàng thình lình lẳng lặng “hoà giải”. Suốt hơn một tháng qua, kể từ khi cuốn Thơ đến từ đâu được xuất bản, Trần Nghi Hoàng có nằm vắt tay lên trán mỗi đêm mà “không thấy hổ thẹn với chính mình”? Hay ông đã thình lình “giác ngộ” và hoàn toàn “đồng ý, đồng tình chảy chung với “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước” (chữ của chính Trần Nghi Hoàng), một thái độ mà chính ông đã từng phê phán và ghê tởm?... (...)
 
15.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc vì ông Tùng đã đăng ký tham dự hội nghị đó, theo bản tin chính thức của Hội Nhà văn “Khách quốc tế đến Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam” (http://vanvn.net/News.Asp?cat=39&scat=&id=2188), nhưng không hiểu sao lại không về Việt Nam, để nhiều người chúng tôi đinh ninh rằng ông và vài vị đang sống “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”[*] ở ngoại quốc sẽ về nước với nguyện vọng hoà giải và tham vọng được in ấn bình thường ở trong nước những tác phẩm... như của chúng tôi... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi tin rằng mặc dù còn nhiều khiếm khuyết như đã được chỉ ra, việc xuất bản Thơ đến từ đâu là một sự kiện tích cực, ít nhất là đối với độc giả trong nước và những người không thể truy cập vào các trang mạng. Tôi hy vọng lần tái bản tới sẽ bổ sung các khuyết điểm. Một lần nữa tôi gửi lời cám ơn đến những người đã viết bài bình luận, đã phản hồi, góp ý, trên các diễn đàn khác nhau, đến các tờ báo và website, blog đã đưa tin, đến những người tổ chức Hội thảo. Tôi nhận thấy các ý kiến quan trọng nhất của nhiều vị đã được trình bày trong tinh thần tương kính và tôn trọng sự thật, dù tôi có hoàn toàn đồng ý với họ hay không. Về căn bản, chúng rất có ích. Đối với những người đã buông lời nặng nề, nóng nẩy, kết luận vội vàng, hạ thấp lòng tự trọng, cái giá mà họ phải trả đã rõ ràng, vì vậy tôi không có ý kiến gì thêm nữa... (...)
 
14.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chúng tôi đưa ra thông báo này để nhấn mạnh rằng trong mọi cuộc tranh luận, chúng tôi chỉ đăng tải những bài viết có nêu rõ những bằng chứng làm nên cơ sở lập luận và phê phán của người viết. Những bằng chứng ấy phải được công bố qua những cách cụ thể như sau... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thiển nghĩ của Sương là “đồng chí” Tố Hữu đã đoán trúng phóc chăm phần chăm (“đồng ch픓đồng ý”, “đồng tình” với... độc tài, theo diễn giải của tác giả “cháu ngoan” Đặng Tiến)! Sương nghĩ ông Tố Hữu có lí, bởi vì: Tan xương chảy tủy rơi đầu thì mít ta đã... ê chề! Cõi đời cao rộng thì mít ta cũng đang... ê hề!... (...)
 
13.01.2010
Tôi khóc  -  Bi
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc và nghiêng mình xin vĩnh biệt những nhà thơ, những trí thức uyên bác và kiêu hãnh đã chìa bộ phận sinh sản của mình ra để xin được thiến, để rồi cảm động khóc lên sung sướng vì được thiến... Tôi khóc nữa khóc mãi... Và rồi tôi nôn thốc nôn tháo... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một trang trí thức học cao hiểu rộng (?) như trường hợp Đặng Tiến vậy mà rốt ráo lại hoá ra y chang là một tay Vi-xi nằm vùng không hơn không kém... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay tôi cứ nghĩ câu vè dân gian “Nhất sĩ, nhì nông / Hết gạo chạy rông / Nhất nông, nhì sĩ” thể hiện tính “phản trí thức” của người Việt Nam. Tuy nhiên đọc bài “Đặng Tiến và nỗi băn khoăn: làm sao cho khỏi bị đào thải” của Vương Thế Lan tôi có suy nghĩ khác... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một thương nữ nhà văn Trần Thị Trường mau nước mắt cải lương. / Hai thương nữ nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Bắc cắt bớt không cắt bỏ. / Ba thương cái mõ Đặng Tiến Paris-Hanoi cả tiếng lại dài hơi gõ dai hót xịn... (...)
 
12.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Hoà giải đích thực và cần thiết hiện nay là hoà giải giữa nhà nước và nhân dân, giữa quyền lực và tội ác lịch sử, giữa độc tài và dân chủ, giữa áp chế và tự do. Đây là loại hoà giải đòi hỏi nhà văn tư thế đối diện với nhà cầm quyền. Nó rất khác loại hoà giải đàn đúm, vuốt ve, và “sống chung với lũ”... (...)
 
12.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ năm 1978 tới năm 1979, trong khi Jean-Paul Sartre cùng hàng ngũ trí thức hàng đầu của nước Pháp, kể cả những người mang thẻ đảng Cộng Sản Pháp, đang ráo riết vận động đóng góp cho chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam), một chiến dịch làm chấn động lương tâm nước Pháp, để vớt những người Việt Nam lênh đênh khốn cùng trên biển, thì ông Đặng Tiến như một kẻ điếc, ung dung mua vé tàu bay về Việt Nam để nghỉ hè 2 tháng, lương tâm yên ổn. Rồi khi trở về Paris, ông Đặng Tiến lại ra sức dùng những mỹ từ để bao biện, che đậy cho cái thực trạng tàn ác và đau khổ cùng cực của chế độ bao cấp ở Việt Nam, cái chế độ đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết, bỏ nước ra đi... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cô giáo, nhà văn, nhà thơ Hoàng Bắc sáng chế tân ngữ “cắt bớt” để thay thế cho cựu ngữ “cắt bỏ”. Ối a, bớt hay bỏ, dù không có hân hạnh được tham gia phỏng vấn và trả lời như 25 nhà thơ “tiêu biểu” trong ngoài, kẻ hèn này cũng đã điếng cả hồn vía, sởn hết tóc gáy... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ông Chánh Tổng Đặng chỉ làm “Chánh Tổng” ở đẩu ở đâu, chứ về Hà Nội thì ông đổi nghề. Mà nghề nào có sang trọng danh giá gì cho cam! Xách cái mõ đi đầu làng, cuối xóm... cốc... cốc... Thế mà cũng sợ bị... “ đào thải”!!! (...)
 
11.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Còn điều gì lãng mạn cho thơ, ngoài sự thật bị chối bỏ, ngoài những lời ca tụng? Về chia lũ cùng bạn bè? Hay mong đem tấm giẻ rách che lên con lũ dữ? Đau đớn thưa cùng chị, lũ là kẻ cướp, lũ là kẻ huỷ diệt, lũ là kẻ thù của lương dân. Tìm cách chống lại lũ hay ở chung với lũ cho vui hết biết? Hay nhởn nhơ thổi thêm cho lũ chút gió trên quê hương, để nó tiếp tục nhấn chìm khát vọng tự do của thế hệ đàn em?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)
 
10.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)
 
08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hoà giải và khoan dung”? Mà ai hoà giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021