tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Patrick Modiano vào bản dịch của Dương Tường thì... cũng chết  [đối thoại]

 

Nhân dịp Hàn lâm viện Thụy Điển trao giải Nobel văn chương cho tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, tôi có đôi dòng nhận xét về một số tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Trước tiên là bản dịch Phố những cửa hiệu u tối do dịch giả Dương Tường đảm nhiệm. Xin chú ý, đây là tác phẩm đã mang lại cho Modiano giải Goncourt năm 1978.

Kết quả sơ bộ của 34 trang đầu, tôi đã nhặt ra khoảng 68 câu có lỗi, tương đương với gần 90 lỗi. Tôi nói là “sơ bộ” vì nếu có thời gian và kiên nhẫn hơn, tôi tin là sẽ còn tìm thấy nhiều hơn nữa.

Thêm một nhật xét có lẽ cũng không thừa: văn phong của Patrick Modiano nổi tiếng là ngắn gọn, trong trẻo, nhuần nhuyễn; ấy vậy mà vào tay ông Dương Tường thì nó biến thành khá dài dòng và đôi khi có cảm giác bí bách như không biết diễn đạt thế nào, có thể một phần do dịch giả không nắm vững mạch chuyện.

Hy vọng rằng nhà xuất bản nào có ý định tái bản “Phố những cửa hiệu u tối” sẽ tiếp tục tìm lỗi, nhặt sạn, và nhất là sẽ trân trọng văn phong của tác giả .

 

-------------------------------------

1. “Tôi không là gì. Chỉ là một cái bóng sáng , chiều hôm ấy ...” (trang 10) (Je ne suis rien. Rien qu’une silhouette claire , ce soir-là ).

Đây là câu đầu tiên của tiểu thuyết. Lạ thật, sai ngay từ câu đầu, một câu rất dễ hiểu. Xin hỏi “một cái bóng sáng” có nghĩa là gì?

- “Clair” nghĩa là “nhạt”

- “soir” nghĩa là “tối”, chứ sao lại “chiều”? Hơn nữa, trước lúc đó mấy tiếng đã là “đêm xuống” (trang 13) (il faisait nuit).

Tóm lại câu này phải được dịch như sau:

“Tôi không là gì. Chỉ là một cái bóng nhàn nhạt , tối hôm ấy ...”

-------------------------------------

2. “một người đàn ông thấp bé, da nâu ” (trang 10) (un petit homme brun )

“Brun” ở đây là chỉ màu tóc chứ không chỉ màu da. Ông Dương Tường dịch thành “da nâu” là sai hoàn toàn.

Câu này phải dịch là: “một người đàn ông thấp tóc nâu ”.

-------------------------------------

3. “Chiều hôm ấy, cô ta sắp đến với một người đàn ông khác, cũng da nâu, mặt húp híp, ở một khách sạn phố Vital” (trang 10) (L’après-midi, elle allait rejoindre un autre petit homme brun au visage bouffi, dans un hôtel meublé de la rue Vital)

Trong một câu ngắn và đơn giản như vậy mà ông Dương Tường làm 5 lỗi:

- “l’après-midi” trong trường hợp này là để chỉ thói quen, phải dịch là “các buổi chiều” chứ không phải là “chiều hôm ấy”.

- “allait rejoindre” phải dịch là “đều đến gặp” (hành động được lăp lại) chứ không phải là “sắp đến với”.

- “un autre petit homme brun au visage bouffi” mà dịch là “một người đàn ông khác, cũng da nâu, mặt húp híp” thì thiếu mất tính từ “petit” (thấp bé), và vì vậy mà làm hỏng ý hài hước của tác giả (người tình của cô ta giống hệt chồng cô ta – cũng thấp bé , tóc nâu, mặt húp híp).

- Ông Dường Tường vẫn lại không hiểu “brun” là “tóc nâu” chứ không phải “da nâu”.

- “un hôtel meublé mà dịch là “khách sạn” thì thiếu hẳn từ “meublé” có nghĩa là “có đồ đạc”. Người tình của cô ta ở trong một khách sạn được trang bị đầy đủ đồ đạc, hẳn là vì để ở lâu dài, thế nên chiều nào cô ta cũng tới đó.

Tóm lại, câu trên phải được dịch là:

Các buổi chiều, cô ta đều đến gặp một người đàn ông khác, cũng thấp bé, tóc nâu, mặt húp híp, tại một khách sạn có đồ đạc ở phố Vital”

-------------------------------------

4. “đôi mắt to trong sáng của ông  nhìn đắm trong khoảng không” (trang 10) (Ses gros yeux clairs étaient perdus dans la vague)

Câu này có 2 lỗi:

- Hình như ông Dương Tường không hiểu ý nghĩa của tính từ “clair” nên liên tục dịch sai. “Clair” ở đây là “nhạt màu”.

- “perdu” là “chìm đắm” chứ không phải “nhìn đắm”. Ở đây, mắt nhân vật không “nhìn” gì cả.

Câu trên phải dịch là: “đôi mắt to nhạt màu của ông chìm đắm trong khoảng không”

-------------------------------------

5. “tủ sách quí nhất, ly kì nhất” (trang11) (la plus précieuse, la plus émouvante bibliothèque)

- “émouvant” có nghĩa là “cảm động”, “gây xúc động” không hiểu sao ông Dương Tường dịch thành “ly kì”?

Câu trên phải dịch là: “tủ sách quí nhất, cảm động nhất”.

-------------------------------------

6. “Thỉnh thoảng, tôi sẽ trở lại Paris và trụ sở hãng sẽ là nơi ghé chân của tôi” (trang 12) (Je reviendrai de temps en temps à Paris et l’Agence sera mon pied-à-terre).

Pied-à-terre” không phải là “ nơi ghé chân ” mà là “ chỗ ở ” (khi đến một nơi khác)

Câu trên phải dịch như sau: “Thỉnh thoảng tôi sẽ trở lại Paris và trụ sở Hãng sẽ là chỗ ở của tôi”.

-------------------------------------

7. “Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng cái mà Hutte gọi là “ tình báo thời lưu ” (trang 12) (Notre rôle était de fournir aux clients ce que Hutte appelait des “ renseignements mondains ”)

“Renseignements mondains” mà ông Dương Tường dịch thành “tình báo thời lưu” thì sai cả 2 từ và khiến câu vô nghĩa: “cung cấp tình báo thời lưu” nghĩa là gì?

- “renseignements” ở đây có nghĩa là “thông tin”, “tình hình”.

- “mondain” ở đây có nghĩa “giới ăn chơi có tiền”.

Tóm lại, câu trên phải được dịch là:

“Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng cái mà Hutte gọi là “ thông tin của giới ăn chơi có tiền” .

-------------------------------------

8. “trong nội bộ “ giới xã giao ” (trang 12) (entre “ gens du monde ”).

Chính vì hiểu sai nghĩa của từ “mondain” ở câu trên mà ông Dương Tường đã dịch sai từ “monde” ở câu này. “Monde” ở đây cũng có nghĩa như “mondain”, một bên là danh từ, một bên là tính từ. Mà tôi cũng chịu không hiểu “giới xã giao” là giới gì?

Câu này phải được dịch như sau: “giữa đám thời thượng ”.

-------------------------------------

9. “sau khi uống một ngụm (trang 14) (après avoir bu une gorgée de fine à l’eau ).

Có lẽ do không hiểu nghĩa của cụm từ “ fine à l’eau” (cô nhắc pha) nên ông Dương Tường không dịch, chỉ viết lấp lửng “một ngụm”. Như vậy là không làm đúng trách nhiệm của dịch giả.

-------------------------------------

10. “hắn đứng sau quầy, vận thường phục ” (trang 16) (il se tenait derrière le comptoir en costume de ville ).

- “costume de ville” ( com-lê, cà vạt ) mà ông Dương Tường dịch thành “ thường phục ” thì không chính xác chút nào.

-------------------------------------

11. “Trước khi ra khỏi nhà , hắn đóng mạnh cầu dao điện” (trang 17) (Avant de sortir , il a baissé, d’un mouvement sec, la manette d’un compteur électrique).

Trời đất, câu trên chính ông Dương Tường vừa dịch “ở tiệm bar phố Anatole-Lò-Rèn”, mà bây giờ lại “ra khỏi nhà”! Có lẽ ông Dương Tường không hiểu đoạn này: nhân vật chính được Paul (chủ một tiệm bar) hẹn đến gặp tại tiệm, và do hôm đó là tối thứ Tư, tiệm nghỉ, nên Paul đóng cửa tiệm và đi cùng nhân vật chính. Có vẻ như ông Dương Tường không nắm được tình tiết câu chuyện!

Tóm lại, câu này phải dịch là: “Trước khi ra khỏi tiệm bar , hắn đóng mạnh cầu dao điện”.

Nhân đây, cũng nói thêm rằng “Anatole de la Forge” là một nhân vật lịch sử của nước Pháp. Do vậy, phố mang tên ông ta phải để nguyên, không nên dịch thành phố “Anatole-Lò-Rèn”! Thử tưởng tượng phố Nguyễn Huệ giờ dịch sang tiếng Pháp là “rue Nguyen Lys” thì có ngây ngô không?

Trong khi đó, tên của quán cà phê “Hortensias” (trang 13) (có nghĩa là “hoa cẩm tú cầu”) thì ông Dương Tường lại không dịch. Có thể do không biết nghĩa của từ đó?

-------------------------------------

12. “Phòng ăn của cửa hàng rộng rãi” (trang 19) (La salle du restaurant était vaste).

Trời đất, “ quán ăn ” (la salle du restaurant) rõ ràng giấy trắng mực đen như vậy mà ông Dương Tường dịch thành “ phòng ăn của cửa hàng ”. Cửa hàng nào mới được? Cửa hàng nào mà có cả phòng ăn? Hơn nữa, ngay trước đó, nhân vật Paul cũng nói rằng sẽ đưa nhân vật chính tới gặp một người bạn “trông coi một quán ăn”.

Tóm lại, câu này phải dịch là “quán ăn rộng rãi”.

-------------------------------------

13. “Một bàn bày ba suất ăn trưa kê sẵn” (trang 18) (Une table de trois couverts était dressée).

- “Couvert” có nghĩa là một bộ đồ ăn gồm dĩa, dao và thìa. Đó là một từ quá thông dụng. Ông Dương Tường đã không biết lại còn tự biên tự diễn thành “suất ăn trưa”! Lạ thật, khách đến buổi tối lại được mời ăn trưa! Mà chỉ ngay sau đó, nhân vật cũng nói: “Tôi đã chuẩn bị một bữa tối giản dị, không bày vẽ, mời các ông” (trang 20).

Ngay dịch giả còn hiểu lờ mờ thế này, thì độc giả biết đâu mà lần.

Tóm lại, câu trên phải được dịch như sau: “Kê sẵn một bàn với ba bộ đồ ăn

-------------------------------------

14. “Heurteur bắt đầu ăn món thịt băm nhồi gà ” (trang21) (Heurteur avait entamé sa galantine )

- “Món thịt băm nhồi gà” là cái gì vậy trời? thịt đã băm mà còn nhồi được gà? Galantine là thịt đông và không nhất thiết là thịt gà.

Câu trên phải được dịch như sau: “Heurteur bắt đầu ăn món thịt đông ”.

-------------------------------------

15. “Heurteur (...) thỉnh thoảng lại phóng về chúng tôi một tia nhìn sắc nhọn” (trang 21) (Heurteur (...) me jetait, de temps en temps, un regard aigu).

Sao lạ vậy: “me” nghĩa là “tôi” mà ông Dương Tường dịch thành “chúng tôi” thì không những sai mà còn chứng tỏ ông ấy dịch nhưng không hiểu lắm: “tôi” (nhân vật chính) mới là người cần được Heurteur nhìn để nhận dạng, chứ Paul thì Heurteur quen thân từ hai chục năm nay rồi!

-------------------------------------

16. “Da hắn cũng nâu nâu ” (trang 21) (il était brun ).

Ông Dương tường vẫn nhầm “brun” (tóc nâu) thành da nâu. Nếu hiểu văn hóa Pháp hay phương Tây nói chung thì biết là họ rất chú ý đến màu tóc và hiếm khi nói tới màu da.

-------------------------------------

17. “Heurteur dán vào một cái nhìn càng lúc càng da diết ” (trang 22) (Heurteur me fixait d’un regard de plus en plus intense )

- Rõ ràng có chữ “me” (nghĩa là “tôi”) ở đây mà ông Dương Tường lại không dịch khiến câu bị cụt, độc giả tiếng Việt không hiểu “dán vào một cái nhìn” vào ai, hay cái gì?

- “intense” mà dịch là “da diết” thì kinh dị thật! Ở đây, mục đích nhìn là để nhận dạng thì “da diết” làm sao?

Tóm lại, câu này phải dịch là: “Heurteur càng lúc càng nhìn tôi chằm chặp ”.

-------------------------------------

18. “Gã giơ tay lên và sững người như muốn níu giữa một cái gì có nguy cơ tan biến mất lúc nào ” (trang 22/23) (comme s’il voulait retenir quelque chose qui risquait de se dissiper d’un instant à l’autre ).

- Modiano nổi tiếng với văn phong trong sáng, không bao giờ có từ thừa. Thế mà câu văn tiếng Việt thì bị ông Dương Tường biến thành “níu giữa”, là cái gì vậy? rồi cụm từ “tan biến mất ” cũng quá dài dòng.

- “ d’un instant à l’autre ” nghĩa là “ cực nhanh ”, chứ không phải là “ lúc nào ” như ông Dương Tường dịch.

Tóm lại, câu trên phải được dịch như sau: “Gã giơ tay lên và sững người như muốn níu một cái gì đang có nguy cơ tan biến”

-------------------------------------

19. “ Y nở một nụ cười đắc thắng” (trang23) ( Il avait un sourrire triomphal)

Nhân vật Heurteur vừa ở câu trên được ông Dương Tường gọi là “ ”, giờ lại thành “ y” !!!

-------------------------------------

20. “Chúng tôi đã đoạn tuyệt với những niên đại ” (trang 26) (Nous sommes brouillés avec les dates )

- “Bouiller avec les dates” có nghĩa là “không nhớ được ngày tháng”. Chắc ông Dương Tường nhầm “brouiller” với “se brouiller” nên mới dịch đại thành “đoạn tuyệt với những niên đại”.

-------------------------------------

21. “bà Marie de Resen đã qua đời ngày 25 tháng 10, thọ 82 tuổi ” (trang 27) (le décès de Marie de Resen, survenu le 25 octobre dans sa quatre-vingt-douzième année).

Không hiểu ông Dương Tường nhìn thế nào mà 92 tuổi thành 82 tuổi!!!

-------------------------------------

22. “Lễ tang theo nghi thức tôn giáo sẽ cử hành vào ngày 5 tháng 11 tại nhà thờ của nghĩa trang de Sainte-Geneviève-des-Bois” (La cérémonie religieuse, suivie de l'inhumation au cimetière de Sainte-Geneviève-des-Bois, aura lieu le 4 novembre à 16 heures en la chapelle du cimetière).

Ông Dương Tường dịch thiếu 1 ý quan trọng, đó là lễ mai táng tại nghĩa địa .

Câu này phải dịch đầy đủ là: “Tang lễ tôn giáo, sau đó là mai táng tại nghĩa địa Sainte-Geneviève-des-Bois, sẽ được cử hành vào ngày 5 tháng 11 tại nhà thờ của nghĩa địa).

-------------------------------------

23. “Y đứng dậy và chìa tay ra cho chúng tôi /- Xin lỗi... Tôi đưa các ông ra cửa, nhưng tôi còn phải làm sổ sách kế toán”. (Il s'était levé et nous tendait la main / - Excusez-moi... Je vous mets à la porte mais j'ai encore de la comptabilité à faire...).

Cụm từ “Je vous mets à la porte” không phải là “Tôi đưa các ông ra cửa” như ông Dương Tường dịch, mà là “Tôi tống các ông ra cửa”.

Câu này phải dịch như sau: “Y đứng dậy và chìa tay ra cho chúng tôi /- Xin lỗi... Các ông về nhé, tôi còn phải làm sổ sách kế toán”.

Vả lại, như ta thấy, người nói câu này đã chìa tay ra để ra hiệu cho khách về, chứ không có ý định đưa khách ra cửa như ông Dương Tường hiểu.

-------------------------------------

24. “một ông già to béo, đầu hói trụi, với những túi hùm hụp dưới cặp mắt xếch kiểu Mông Cổ” (trang 31) (un vieil homme corpulent, le crâne complètement chauve, de grosses poches sous des yeux bridés de Mongol)

Trời đất, dưới mắt nào mà lại có “túi hùm hụp”? “poches sous les yeux” có nghĩa là bọng mắt , thường có nguyên nhân từ tuổi già hoặc mất ngủ.

Câu trên, theo tôi, phải được dịch như sau: “một ông già to béo, đầu hói trụi, mắt xếch kiểu Mông Cổ có bọng to ”.

-------------------------------------

25. “Người cha có dáng công tử bột...” (trang 31) (le père, l'apparence d'un bellâtre...) “Bellâtre” không phải là “công tử bột”.

Câu này phải dịch như sau: “Người cha, vẻ ngoài rất làm dáng...”

-------------------------------------

26. “Chiếc tắc-xi vẫn nổ máy (...) Một cửa sổ mở hé” (trang 32) (Le moteur du taxi marchait (...) L'une des portières était entrouverte).

Không hiểu “Một cửa sổ” ở đây nghĩa là gì? Cửa sổ nhà ai?

Câu này đơn giản như sau: “Một cửa xe mở hé”.

-------------------------------------

27. “Gã gọi một ổ xăng-đuých và vừa ăn thật lực vừa nhìn tôi bằng con mắt rầu rầu ” (trang 33) (Il a commandé un sandwich aux rillettes et il le mangeait consciencieusement en me fixant d'un œil morne ).

- Dịch “il le mangeait consciencieusement” là “ăn thật lực” thì sai hòan toàn.

- “ Morne ” mà dịch là “rầu rầu” cũng sai, vì nhân vật (tài xế tắc xi) không có một biểu hiện nào của sự buồn.

Câu này phải dịch như sau: “Gã gọi một ổ xăng-đuých thịt và vừa nhai cẩn thận vừa nhìn tôi bằng con mắt vô hồn .

-------------------------------------

28. “tôi không dám ngắt quãng trong khi hắn đọc” (trang 34) (Je n'osais pas interrompre sa lecture)

Ngắt quãng trong khi hắn đọc” là cái gì vậy trời?

Câu này phải dịch như sau: “tôi không dám ngắt việc đọc của hắn .

-------------------------------------

29. “Hai cha con mặc đồ xám có sọc đi từ tốp này sang tốp khác như một cặp khiêu vũ giúp vui ở tửu điếm đi từ bàn này sang bàn khác” (trang35) (Le père et le fils, dans leurs costumes gris à rayures, allaient de groupe en groupe, comme deux danseurs mondains de table en table)

Trời đất, “deux danseurs mondains” mà là “ cặp khiêu vũ giúp vui ở tửu điếm ”? Ngoài ra, cha và con trai cũng khó trở thành một “ cặp ”. Vả lại, tác giả có sử dụng từ “couple” đâu mà ông Dương Tường tự ý dịch thành “một cặp”!

“Danseur mondain” không phải là nhảy biểu diễn giúp vui mà có nhiệm vụ nhảy với những khách nữ đến quán một mình.

Ngoài ra, “ costume ” trong tiếng Pháp nghĩa là “ com-lê ” chứ không phải là “ đồ ” chung chung như ông Dương Tường hiểu.

Câu trên, theo tôi, phải được dịch như sau: “Hai cha con mặc com-lê xám kẻ sọc đi từ tốp này sang tốp khác như hai vũ công đi tới từng bàn”.

-------------------------------------

30. Ví dụ 18: “Mặt y hơi bệu, trán hói nhưng mũi còn khá mạnh mẽ dáng đầu có vẻ rất quí phái” (trang 36) (Son visage était un peu empâté, son front dégarni, mais le nez assez fort et le port de tête me semblaient d’une grande noblesse)

- Cứ thấy “fort” mà dịch máy móc thành “mạnh”? Mà “mũi mạnh mẽ” là mũi thế nào vậy? “ Le nez assez fort ” có nghĩa là “ mũi khá to” .

- Cứ thấy “tête” mà dịch ngay thành “đầu”? “ Le port de tête ” không phải là “dáng đầu” mà là “ dáng người ”.

- Ngoài ra, ông Dương Tường còn quên mất từ “me” (có nghĩa là “tôi”), nên câu văn tiếng Việt không chính xác: “ me semblaient ” có nghĩa là “ tôi thấy có vẻ ”.

Tóm lại, câu này phải dịch như sau: “Mặt y hơi bệu, trán hói nhưng mũi khá to dáng người tôi thấy có vẻ rất quí phái”.

-------------------------------------

31. “ Máy nổ vẫn chạy và gã ngồi ở tay lái..” (trang 36) ( Le moteur marchait toujours et il était assis au volant)

“Moteur” mà dịch ngay thành “máy nổ” là sai, không hiểu máy nổ nào ở đây. “Moteur” trong câu này nghĩa là mô-tơ của xe hơi.

Câu này phải dịch như sau: “ Mô-tơ vẫn nổ và gã ngồi ở tay lái”.

-------------------------------------

32. “Hai cửa xe chúng tôi đứng sát cạnh nhau trước một hàng đinh ngang đường . Y lơ đãng đưa mắt nhìn tôi...” (trang 38) (Nos deux voitures se retrouvèrent côte à côte devant un passage clouté . Il me jeta un regard distrait)

“Clou” nghĩa là “đinh”. Rồi “passage clouté” mà nhắm mắt dịch thành “hàng đinh ngang đường” thì sai trầm trọng và vô nghĩa. Chẳng lẽ giữa đường lại có một “hàng đinh”? Vậy mà “y” cũng không giật mình mà còn “lơ đãng đưa mắt nhìn tôi”!!!

Passage clouté ” có nghĩa là “ lối giành cho người đi bộ ”, được đánh dấu bằng những vạch ngang màu trắng trên đường.

Câu trên phải được dịch như sau: “Hai xe chúng tôi đứng sát nhau trước lối giành cho người đi bộ . Y lơ đãng đưa mắt nhìn tôi...

-------------------------------------

33. “Chúng tôi lên một thang máy bằng gỗ có cửa hai cánh với hàng rào sắt ” (Nous prîmes un ascenseur de bois avec une porte à double battant munie d'un grillage )

- “Thang máy có cửa hai cánh với hàng rào sắt” là cái gì vậy trời? Cửa của thang máy có hàng rào? Dịch mà ngây ngô vậy thì độc giả tưởng tác giả chập mạch và nước Pháp phải ngốc lắm mới trao Goncourt cho một tác giả như vậy.

Grillage ” có nghĩa là “ lưới sắt ”. Cửa thang máy có lưới sắt để bảo vệ người sử dụng thang máy.

Câu trên, theo tôi, phải dịch như sau: “Chúng tôi lên một thang máy bằng gỗ với cửa hai cánh có lưới sắt

-------------------------------------

34. “Đối tượng: Orlow, Galina (...) Quốc tịch : vô tổ chức ” (trang 52) (Objet: ORLOW, Galina (...) Nationalité : apatride ).

Trời đất, “quốc tịch: vô tổ chức” là quốc tịch chi vậy? Câu này thộc loại câu ngớ ngẩn nhất mà tôi từng được nghe.

Apatride ” có nghĩa là “ không có quốc tịch ” hay “vô quốc tịch”.

Câu trên phải được dịch như sau: “Đối tượng: Orlow, Galina (...) Quốc tịch : vô quốc tịch ”.

-------------------------------------

35. “Bàn tiệc của đại công tước Boris ở một cuộc hội lớn ở lâu đài Basque” (trang 44) (La table du grand duc Boris à un gala du Château-Basque”).

- “Château-Basque” ở đây là tên một tiệm ăn Nga ở thành phố Biarritzcủa Pháp, mở năm 1923, chuyên phục vụ giới quí tộc Nga lưu vong. Ông Dương Tường có lẽ không hiểu nên thấy từ “château” dịch vội thành “lâu đài”, khiến độc giả tiếng Việt ngỡ các nhân vật đang dự tiệc ở lâu đài (chứ không phải trong tiệm ăn ).

- Ngoài ra: gala mà ông Dương Tường dịch là “ cuộc hội lớn” thì chữ “cuộc” quá thừa. Nên chú ý là trong nguyên bản, tác giả rất cẩn thận với chữ nghĩa.

-------------------------------------

36. “Và những khuôn mặt nở hoa kia trên tấm ảnh” (trang 44) (Et cette floraison de visages sur la photo).

- “Floraison” ở đây không liên quan gì tới hoa, mà phải dịch theo nghĩa bóng là: ”chi chít những khuôn mặt”.

-------------------------------------

37. “một phụ nữ tóc vàng rơm, mắt rất trong sáng ” (trang 44) (une jeune femme blonde aux yeux très clairs )

- Ông Dương Tường lại vẫn không hiểu nghĩa của tính từ “clair”.

Câu trên phải dịch như sau: “một phụ nữ tóc vàng, mắt màu rất nhạt ”. 

-------------------------------------

38. “Một bộ ria thanh lịch ” (trang 45) (une moustache fine )

- Trời đất, “une moustache fine” phải dịch là “một hàng ria rất mảnh ” chứ không phải “một bộ ria thanh lịch” như ông Dương Tường!!!

-------------------------------------

39. “Gay Orlow ư? tôi chắc cô ấy chết rồi / - Chết rồi? / -Hình như thế. Tôi có gặp bà ta hai, ba lần... Tôi chỉ quen cô ta gọi là...” (trang 49) (- Gay Orlow? Je crois qu' elle est morte. /- Morte. / Il me semble. J'ai dû la rencontrer deux ou trois fois... Je la connaissais à peine...)

Cùng một phụ nữ, trong cùng một đoạn ngắn, do cùng một người nói, thế mà vừa được gọi là “cô ấy” lại thành ngay “bà ta”, rồi lại thành tiếp “cô ta”!!! Thế này quá là đánh đố độc giả tiếng Việt!!!

-------------------------------------

40. “Một lần nữa tôi lại chiếm lĩnh vị trí trước cửa nhà thờ Nga, nhưng trên vỉa hè đối diện” (trang 34) (De nouveau, je me suis posté devant l’église russe mais sur le trottoir opposé).

- “ Se poster ” ở đây rõ ràng có nghĩa là “ đứng rình ” mà ông Dương Tường lại dịch thành “ chiếm lĩnh vị trí” , quá cầu kỳ mà lại sai.

Câu trên phải dịch như sau: “Một lần nữa, tôi đứng rình trước cửa nhà thờ Nga).

-------------------------------------

41. “Thật cứ như một cái sân chơi của một tỉnh lẻ” (trang 35) (On aurait dit la cour de récréation d’une école de province).

- Ông Dương Tường dịch thế nào mà quên mất từ “école” (trường học) khiến câu sai nghĩa. “ Sân trường giờ ra chơi ” khác hẳn “ sân chơi ” chứ nhỉ?

-------------------------------------

42. “Hay một học sinh trường Kiếm Đồng ?” (trang 35) (Ou quelque ancien élève de l’école des Pages )

- “école des Pages” trong tiếng Pháp có nghĩa là “ trường Cận vệ ”. Không hiểu lý do nào mà ông Dương Tường dịch thành trường “trường Kiếm Đồng” khiến nó mất hẳn nghĩa.

-------------------------------------

43. “Y bật một cái đèn có chao... và nó tạo một tiêu điểm sáng dịu” (trang 41) (Il avait allumé une lampe à abat-jour... et cela faisait un foyer de lumière douce).

Trong tiếng Pháp, tác giả viết rõ ràng là “un foyer de lumière” có nghĩa là “một khối sáng” mà ông Dương Tường dịch thành “một tiểu điểm sáng”! Hơn nữa, nếu hình dung thì cũng thấy là cả một cái đèn có chao không thể chỉ tạo ra “một tiêu điểm sáng”!

Tóm lại, câu này dịch là: “Y bật một cái đèn có chao... và nó tạo một khối sáng dịu”.

-------------------------------------

44. “khóa chặt cánh cửa gỗ đồ sộ ” (trang 17) (fermé la porte de bois massif )

- Ông Dương Tường dịch sai từ “massif”. Đây là tính từ bổ nghĩa cho từ “bois” ngay trước đó và do vậy mà cũng đẻ ở giống đực. “Bois massif” nghĩa là gỗ khối nguyên chất. Ông Dương Tường nhầm là từ “massif” là tính từ bổ nghĩa cho từ “porte” (cửa) nên dịch thành “đồ sộ”, điều này không thể xảy ra vì tính từ “massif” ở giống đực, còn danh từ “porte” (cửa) ở giống cái.

Tóm lại, câu này phải dịch như sau: “khóa cánh cửa bằng gỗ khối nguyên chất ”.

-------------------------------------

45. “Lần nào, hắn cũng gặp Jean Heurteur (...) thành thử họ cặp kè với nhau suốt trong khoảng hai mươi năm nay” (trang 18) (Chaque fois, il retrouvait Jean Heurteur (...) de sorte qu’ils avaient formé un tandem pendant une vingtaine d’années”

- Verbe “retrouver” ở đây không có nghĩa là “gặp” như ông Dương Tường dịch, mà phải hiểu là “ làm cùng ”, thì mới giải thích được ý sau: “thành thử họ cặp kè với nhau suốt trong khoảng hai mươi năm nay”. Chứ chỉ “gặp” không thì khó có thể nói là “cặp kè”. Và ngay trong đoạn sau đó, hai nhân vật này cũng ôn lại tất cả những nơi họ từng cùng làm với nhau.

Tóm lại, câu này phải dịch là, Mỗi lần chuyển việc, hắn đều làm cùng Jean Heurteur.

-------------------------------------

46. “Ra rồi, nhưng còn đang nói chuyện với những người khác” (trang 36) (si, mais il bavarde avec d’autres personnes).

- Động từ “ bavarder ” không phải là ”nói chuyện” mà là “ ba hoa ”, như thế mới làm tăng sự căng thẳng của nhân vật chính khi phải đứng rình mà không biết người mình đang mất công theo dõi có đúng mà người mình cần tìm hay không. Ngoài ra còn chưa kể đến hóa đơn tắc xi sẽ ngất ngưởng vì trong suốt khoảng thời gian đó, tài xế vẫn để công tơ quay.

-------------------------------------

47. “cái âm sắc trầm hơn các giọng khác có phải là tiếng Stioppa không nhỉ?” (trang 37) (ce timbre plus grave et plus cuivré que les autres, était-ce celui de la voix de Stioppa?)

Trong câu này, ông Dương Tường dịch sai một từ (grave) và dịch thiếu một từ (cuivré):

- “grave” ở đây (để chỉ giọng nói) có nghĩa là “ồm” chứ không phải “trầm”. Giọng ồm, với người Pháp, là giọng đặc trưng của đàn ông.

- “cuivré” là tính từ của “cuivre” (đồng). Giọng “cuivré” là giọng âm vang như những đồ vật làm từ đồng.

Tóm lại, câu này phải dịch là: “âm sắc ồm vang hơn các giọng khác có phải là giọng của Stioppa không nhỉ?”

-------------------------------------

48. “Tôi chạy về tới chiếc tắc xi, gieo mình lên ghế xe ” (trang 37) (Je courus jussqu’au taxi, me jetai sur la banquette ).

- Ông Dương Tường lại dùng thừa 2 chữ (“tới” và “chiếc”)

- “Banquette” ở đây có nghĩa chính xác là “ghế sau” (chứ không phải “ghế” thôi). Như vậy có lẽ hợp với hoàn cảnh hơn: nhân vật chính thuê tắc xi đuổi (lén) theo một xe khác thì không nên ngồi ghế trước để tránh lộ diện. Hơn nữa, ngay trang bên cạnh, có câu “tôi cúi về phía gã tài xế tắc xi” thì càng chứng tỏ là “tôi” ngồi ghế sau.

Tóm lại, câu này nên dịch là: “Tôi chạy về tắc xi, gieo mình lên ghế sau .”

-------------------------------------

Ngoài những lỗi dịch sai hoàn toàn, bản dịch của ông Dương Tường còn khá nhiều sạn, hoặc do nhìn A hóa B, hoặc vì vụng về, làm hỏng văn phong của nguyên bản. Sau đây là một số ví dụ:

-------------------------------------

49. “chuyến tàu 22 giờ 55 ” (trang 12) (mon train est à 20 h 55 )

Không hiểu sao, nguyên bản ghi rõ là 20 giờ 55, ông Dương Tường lại nhìn 22 giờ 55?

-------------------------------------

50. “tường màu xanh đã lợt” (trang 13) (des murs d'un beige déteint)

Trời đất, “beige” thì tiếng Việt cũng là “màu be”, ông Dương Tường lại dịch thành “màu xanh”?

-------------------------------------

51. “C.M Hutte. Điều tra chuyện riêng” (trang 13) (C.M.Hutte. Enquêtes privées)

“Enquêtes privées” mà ông Dương Tường dịch là “điều tra chuyện riêng” thì thật là vụng về. Câu trên phải dịch là “C.M Hutte. Thám tử tư”.

-------------------------------------

52. “cái bà cụ rất cao niên mà họ vừa làm lễ cầu hôn cho” (trang 34) (cette très vieille dame pour laquelle on célébrait l'office)

- Trời đất, “cầu hồn” thì viết thành “cầu hôn”. “Cầu hôn cho một bà cụ rất cao niên” thì quả là nực cười quá thể!!!

-------------------------------------

53. “ chúng tôi nhận thấy...” (trang 35) ( je remarquais...)

- “je” trong tiếng Pháp nghĩa là “ tôi ” chứ “chúng tôi” làm sao được?

-------------------------------------

54. “dạo ấy, tôi mới mười tuổi ...” (trang 42) (J'avais quinze ans à l'époque)

Trời đất, “ quinze ” nghĩa là “ mười lăm ” mà ông Dương Tường biến thành “ mười ”! Nhân vật này đang kể những gì xảy ra lúc mười lăm tuổi. Mười lăm tuổi thì trí nhớ khác hẳn mười tuổi. Nên nhầm số như vậy cũng ảnh hưởng đến câu chuyện.

-------------------------------------

55. “hai người đàn ông giống như nhau ” (trang 31).

- Theo tôi, chữ “như” ở đây là không cần thiết.

-------------------------------------

56. “Một khách hàng đêm nào cũng về rất muộn, hồi chúng mình còn làm ở khách sạn Castille” (trang 28) (Un client qui rentrait tous les soirs très tard quand nous travaillions à l'hôtel Castille).

Từ “client” mà ở đây ông Dương Tường dịch thành “khách hàng” là không chuẩn. Không ai nói “khách hàng” của khách sạn cả.

-------------------------------------

57. “- Nhanh lên... thẳng tắp ... trước nhà thờ Nga..” (trang 37) (- Vite... tout droit ... devant l'église russe...).

Vì đây là yêu cầu của khách hàng với tài xế tắc xi, theo tôi, nên được dịch như sau: “-Nhanh lên - chạy thẳng – đến trước nhà thờ Nga”.

-------------------------------------

58. “những khu nhà vô tính cách ” (trang 38) (d’immeubles impersonnels)

Câu này, theo tôi, phải được dịch như sau: “những khu nhà tầm thường vô vị ” (immeubles impersonnels)

-------------------------------------

59. “muốn qua khung cửa thông hai phòng, cả y lẫn tôi đều thừa một cái đầu ” (trang 41) (lui et moi, nous avions une tête de trop pour franchir l'embrasure de la porte de communication).

- “thừa một cái đầu” là một cách diễn đạt hết sức vụng về. Và cả câu của ông Dương Tường thật là quá lòng thòng.

Theo tôi, câu này phải dịch như sau: “cửa thông hai phòng đều chỉ thấp đến cổ cả y lẫn tôi”.

-------------------------------------

60. “y  đưa ra tờ báo cho tôi” (trang 26) (il me tendit le journal)

Theo tôi, ông Dương Tường thừa chữ “ra” ở đây. Khiến câu văn nặng nề.

-------------------------------------

61. “Phải, nhìn ông tôi nhớ đến một khách hàng. Tầm vóc ông ” (trang 22) (Mais oui, ça me rappelle un client. Votre taille ...)

- “ Taille ” ở đây phải dịch là “ cùng chiều cao với ông ” chứ không phải là “tầm vóc ông”.

-------------------------------------

62. “một hàng hiên trông ra một con hồ ” (trang 19) (une véranda qui dominait un étang

- “  un étang ” là “ một hồ nhỏ ”, ông Dương Tường dịch thành “một con hồ” nghe rất thô, chưa kể nếu đọc nhanh tưởng “một con hổ”.

-------------------------------------

63. “nàng mặc áo dài xanh nhạt” (trang 24) (elle portait une robe bleu pâle).

Từ “ robe ” (có nghĩ là “ váy” hay “ áo đầm ”) mà ông Dương Tường dịch vô tội vạ thành “áo dài” khiến độc giả có thể hiểu lầm “nàng” là một phụ nữ ... Việt Nam!!!

-------------------------------------

64. “Còn bọn kia nữa, với cuộc truy hoan của họ ...” (trang 28) (Et les autres , avec leur partouze...)

“Bọn kia” mà chuyển thành “của họ” thì tiếng Việt có vẻ không ổn lắm?

Để bảo đảm sự ngắn gọn của ngôn ngữ nói như trong nguyên bản, theo tôi, nên dịch là: “Bọn kia lại còn truy hoan nữa chứ...”.

-------------------------------------

65. “ Anh ta ở đâu nhỉ? Tôi nhìn quanh và tôi quyết định đi quanh quẩn khối nhà kiếm anh ta .

Tôi nhìn thấy trong một quán cà phê ngay gần đấy, Phố Chardon-Lagache. ngồi ở một bàn, trước một vại bia”.

Từ câu này sang câu kia, mà “anh ta” biến thành “”!!! Thử hỏi đây là một hay hai nhân vật khác nhau?

-------------------------------------

66. “Ông không sợ người ta đánh cắp mất chiếc tắc xi của mình à?” (trang 33) (Vous n’avez pas peur qu’on vole votre taxi ?)

- Câu tiếng Việt của ông Dương Tường có quá nhiều từ thừa: “người ta”, “của mình”, “đánh cắp mất” (đã “ đánh cắp lại còn “ mất )!

Câu này, theo tôi, đơn giản như sau: “ Ông không sợ bị ăn cắp tắc xi à ?”

- Ngoài ra, còn không ít lần ông Dương Tường sử dụng từ ngữ thừa. Một ví dụ ngay sau đó: “hắn ngồi vào tay lái chiếc tắc xi của mình ” (trang 34), hay ở trang 36: “cắm cúi đọc tờ báo màu xanh kem của mình ”. Sự thừa thãi này gây cảm giác tác giả mới học viết văn, chứ không phải nhà văn được giải Goncourt!

-------------------------------------

67. “Còn tôi thì nhìn gã to con, tóc vàng rơm , mắt xanh , da trắng mịn ấy đọc tờ báo màu lục” (trang 34). (Et moi, je regardais ce gros blond aux yeux bleus et à la peau blanche lire son journal vert).

- “Blond” trong tiếng Pháp có nghĩa là “tóc vàng”, “peau blanche” có nghĩa là “da trắng”. Không hiểu lý do gì mà ông Dương Tường tự tiện thêm thành “tóc vàng rơm ”,  ”da trắng mịn . Và để nói về một tài xế tắc-xi!!! Chính vì vậy mà làm hỏng nhịp của câu và ý đồ của tác giả: Modiano muốn miêu tả một người đàn ông có vẻ ngoài điển hình Âu: tóc vàng, mắt xanh, da trắng.

Tóm lại, câu trên phải dịch là: “Còn tôi thì nhìn gã to con, tóc vàng, mắt xanh, da trắng ấy đọc một tờ báo màu lục”.

-------------------------------------

68. “chao đèn màu hồng cá” (trang 40) (abat-jour rose saumon)

- “rose saumon” đơn giản là màu cá hồi, một từ thông dụng trong tiếng Pháp, mà ông Dương Tường dịch thành “màu hồng cá”, đâm rất khó hiểu: màu hồng cá chưa chắc đã là màu cá hồi, vì có cả cá hồng (màu hoàn toàn khác với màu của cá hồi)!

Tôi nghĩ là ông Dương Tường nên tôn trọng tác giả hơn. Từ ngữ của Modiano rõ ràng, sáng sủa thì khi dịch sang tiếng Việt cũng nên tìm những từ tương đương.

 

 

------------------

Bài liên quan:

18.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như đã biết, xung quanh cuốn Lolita bản dịch Dương Tường là một loạt cái tên dịch giả “lừng danh” tham gia hiệu đính biên tập như Trần Tiễn Cao Đăng, Phạm Anh Tuấn, Cao Việt Dũng, Đào Tuấn Ảnh. Nhân vật cuối cùng trong danh sách này còn kiểm tra cả bản tiếng Nga, vậy mà để ông Dương Tường dịch ngớ ngẩn ngay câu đầu tiên của chương 1... (...)
 
15.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lolita tái bản được phát hành ngày 14/07/2012, tức là sau khi ông Dương Tường nhập viện 5 ngày. Lẽ nào ông Dương Tường lại không biết việc Nhã Nam đang/sẽ “tái bản có sửa chữa” Lolita? Ông có được tự tay sửa “dăm chục chỗ” như ông đã yêu cầu không? Chẳng lẽ Nhã Nam lại dám coi thường ông đến mức “qua mặt” ông sao?... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Quan điểm của tôi là phê bình không nhất thiết phải đi cùng với việc chỉ ra là phải làm thế nào cho đúng (tức là phải đưa ra phương án dịch lại). Nếu nhà phê bình dịch thuật lại đi dịch lại, thì anh ta sẽ tiếp tục vướng vào vòng xoáy của tranh cãi tiếp... (...)
 
11.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình mà chỉ chê sai chứ không chỉ ra thế nào là đúng thì có thể được chấp nhận ở tiệm phở, và chắc là luôn luôn được chấp nhận ở bàn nhậu, nhưng nếu một bài phê bình kiểu đó gửi cho một tập san tiếng Anh thì tức khắc sẽ bị vứt vào sọt rác... (...)
 
10.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như vậy 3 điểm thắc mắc của ông Phạm Quang Tuấn thật ra là không có gì đáng để thắc mắc. Riêng phần [4], thì quả thật là tôi cũng cùng thắc mắc với ông Phạm Quang Tuấn, là tại sao McCoo’s Cousin ở đây chính là ông McCoo?... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình thì phải rõ ràng và chính xác. Chỉ ra tám lỗi mà người phê bình đã phạm bốn lỗi hay mập mờ. Tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình Dương Tường của Linh Hương không hề nhỏ chút nào!... (...)
 
07.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc bài của Linh Hương nói về chuyện Nhã Nam có sửa Lolita, thay cả bìa (chắc để độc giả không nhận ra bản sách tai tiếng trước đây), tôi bán tín bán nghi lao ngay ra nhà sách xem, thì quả thật là Linh Hương nói đúng... (...)
 
05.08.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nhã Nam đã thầm lặng biên tập lại Lolita và tái bản nó “có sửa chữa”. Họ không dám đưa ra lời xin lỗi trước công luận, trước những người mua sách đã mua phải một bản dịch quá tệ hại, mà ráo riết làm việc đằng sau để chỉnh sửa lỗi bản dịch. Thật đáng tiếc, bản Lolita ”có sửa chữa” vẫn còn gần như đầy đủ các lỗi tệ hại đã được chỉ ra trên Tiền Vệ, và còn vô vàn lỗi khác... (...)
 
01.08.2012
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những người như Hà Trung không thể nào nhìn thẳng vào ánh sáng của lịch sử đúng như nó vốn có mà phải luôn luôn mang sùm sụp trên mắt cặp kính râm “dân tộc tôi vốn đã thế, tôi đành chịu chứ biết làm sao, anh có giỏi thì thay đổi lịch sử giùm đi”... (...)
 
24.07.2012
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi đọc những bài như bài “Những kẻ trắng tay” của Diên Vỹ, tôi thường thấy mình đau lòng. Tôi biết họ nói có phần đúng, nhưng tôi chỉ tự hỏi họ nói vậy có mục đích gì, được gì?... (...)
 
11.07.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nếu công nhận dịch loạn là kết quả của kém năng lực, lười suy nghĩ, tự lừa dối bản thân, coi thường người đọc, trí trá tự biện, xu phụ, tâng bốc, hống hách thì hãy nên trách nền giáo dục đã cho ra những con người ấy... (...)
 
18.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông Cao Việt Dũng đã được nhập học Trường cao đẳng sư phạm Paris là nhờ chính sách “mở rộng quan hệ quốc tế» của trường này... Cuộc dịch loạn của ông Cao Việt Dũng tại Việt Nam, hỡi ôi, chính là hậu quả của “tinh thần nhân đạo» kiểu Pháp!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phải chăng, theo ông Trần Tiễn Cao Đăng, hai bản dịch thảm hại của Cao Việt Dũng không phải là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT? Hay phải chăng vì hai bản dịch đó do Nhã Nam xuất bản, nên dù chúng có thảm hại đến mức nào đi nữa, chúng vẫn không là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT?... (...)
 
16.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như tôi được biết, trước khi có sách bị thu hồi ông Cao Việt Dũng là trưởng ban dịch thuật của công ty Nhã Nam, nay chức vụ này do ông Trần Tiễn Cao Đăng chịu trách nhiệm. Trong bài này tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi về hai người, một người đã và một người đang, ngồi ở vị trí này; sau đó là về công ty nơi họ đang làm việc... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tôn trọng độc giả và cá nhân tôi, Nhã Nam nên nhanh chóng công khai cụ thể 264 lỗi đó. Tiếp theo, tôi sẽ xem xét và trao đổi với quí vị trên mục Đối Thoại của Tiền Vệ. Bằng không, trong những ngày tới, tôi sẽ tiếp tục công việc sửa chữa của mình... (...)
 
15.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Như vậy chỉ trong vài trang với hơn ngàn chữ của phần lời nói đầu và chương 1 của bản dịch “Lolita”, đã có rất nhiều lỗi cần phải chỉnh sửa. Các ví dụ về dạng lỗi “dịch mà như chưa dịch” này, có thể tìm thấy rất nhiều trong bản dịch “Lolita” của ông Dương Tường... (...)
 
14.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Sau một loạt bài phê bình khác của Hà Thúc Lang về bản dịch cuốn “Vô Tri” (tiểu thuyết của Milan Kundera, bản dịch của Cao Việt Dũng), vào ngày 12/06/2012, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã quyết định tiến hành hiệu đính bản dịch “Vô Tri” cho lần tái bản ngay sau khi họ đưa ra thông cáo... (...)
 
10.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ cái lỗi sơ đẳng đó khiến tôi phải đặt câu hỏi, có lẽ nào những cuốn được coi là dịch phẩm của ông xưa nay chỉ là những thứ ông “xào nấu” lại từ bản dịch ở miền Nam trước 1975, và nếu có “hâm” lại thì ông chỉ “hầm” trên bản tiếng Pháp mà thôi, rồi ông thay cái tựa, ông “thêm mắm thêm muối” vài chỗ, là xong?... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chiều lang thang quanh Arsenal bồn nước / Rồi rảo bước về cái Thư viện Lớn quận mười ba / Bồi hồi chợt nhớ Nhạc gia / Tử cung – u ác giết cha tôi rồi... (...)
 
04.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến bây giờ thì tôi buộc phải ngờ rằng quyết định thu đổi “Bản đồ và vùng đất” chỉ là một cách để dẹp yên dư luận, chứ bản thân Nhã Nam thì không thành thực chút nào! Độc giả vẫn chờ xem bao giờ thì được “đổi”!!! Còn về bản dịch “Vô tri”, chừng nào chưa có phản hồi chính thức từ phía xuất bản và người dịch, tôi vẫn tiếp tục công việc sửa chữa... (...)
 
04.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Thật đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài trang giấy mỏng, với vỏn vẹn hơn ngàn chữ, mà bản dịch của ông Dương Tường cũng có đến hơn chục lỗi dịch và khá nhiều điểm cần tranh luận... (...)
 
30.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin phép gọi là nhóm lỗi dịch mà như chưa dịch ... (...)
 
25.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích các bài viết này của tôi, do đó, không phải là chứng minh sự yếu kém nan giải của anh Cao Việt Dũng, mà là yêu cầu Nhã Nam có cách ứng xử đúng đắn với một dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng do họ xuất bản... (...)
 
24.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài những lỗi dịch ngay trong các dòng đầu tiên của bản dịch Lolita của cụ Dương Tường mà mọi người đã chỉ ra (Miền Columbia, dòng kẻ bằng những dấu chấm,...) còn nhiều lỗi khác, mà tôi sẽ dần dần thống kê lại trong các bài viết sau. Hiện nay tôi chưa đọc được hết toàn bộ bản dịch, nhưng trong những chương đầu cũng rất nhiều vấn đề... (...)
 
18.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Sự vô cảm và luộm thuộm với chữ nghĩa của anh Cao Việt Dũng có lẽ dẫn chứng bao nhiêu cũng chẳng đủ, tôi cũng đã đưa ra không ít ví dụ từ trước tới nay. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn phân tích thêm vấn đề này, vì tôi cho rằng đó là nguồn gốc sâu xa, có thể nói là sâu xa nhất, dẫn tới những dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng, mất toàn bộ tính văn chương trong nguyên bản... (...)
 
16.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lời vàng ý ngọc của Cao dịch giả nhiều quá, nhòm đâu cũng thấy, nên khỏi cần theo thứ tự trang. Cũng không biết bình loạn thế nào cho xứng tầm. Nguyên cái chuyện gạch chân và bôi đậm cũng đủ đau đầu, chỉ lo bỏ sót châu báu... (...)
 
14.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... ơ, thế không phải... sách bác trai có lỗi dịch thuật à? / không, sách dịch của cái ông gì đấy cũng nổi tiếng lắm / thế sao bác trai lại lo đến phát ốm? / ông ấy lo cho tương lai nền dịch thuật Việt Nam!... (...)
 
13.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ — cả tiếng nguồn và tiếng chuyển — là điều kiện ắt (phải) có trong dịch thuật. Điều đáng bàn trước hết là người ta có thống nhất được với nhau cái ý của ngôn ngữ không, hay mỗi người nghĩ mỗi nẻo, và ai cũng đúng... (...)
 
11.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một ngày nào đó, nếu ông Dương Tường sửa chữa lại cái “miền Columbia” thành thủ đô Washington trong lần tái bản, thì đó là do chính ông ấy tự phát hiện đấy nhé... Còn nếu ông Dương Tường vẫn khăng khăng giữ nguyên cái “miền Columbia” trong lần tái bản, thì đó chính là vì “Trong tu từ người ta gọi là phép ẩn dụ” ấy mà... (...)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Kể ra thì chuyện dịch thuật còn dài. Chỉ nhờ phái tính nam-nữ mà độc giả dễ dàng phát hiện ra lỗi dịch: đàn ông bị ung thư tử cung. Nếu đọc kỹ hơn, người ta còn khám phá ra vô số lỗi dịch trên nhiều lãnh vực khác nữa!... (...)
 
10.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này tôi sẽ phân tích một số lỗi điển hình của bản dịch “Vô tri”, đó là những lỗi mà tôi tạm đặt tên là “râu ông này cắm cằm bà kia”. Nguyên do từ đâu?... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bài của ông Phạm Anh Tuấn phạm 3 sai lầm lớn: 1) giật tít hơi bị lộn; 2) tỏ ra coi thường các chị em ngồi lê đầu ngõ, vừa đút cháo cho con vừa chém gió những chuyện cao siêu vượt quá ngọn rau đắng mọc sau hè. Hai chuyện này đã được nói nhiều rồi, không bàn thêm. Sai lầm thứ ba mới là sai lầm chết người... (...)
 
09.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi cuộc tranh luận về bản dịch tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Vladimir Nabokov do Dương Tường thực hiện, đặc biệt là hai điểm gây tranh cãi trong bài viết của An Di, tôi xin có một vài ý kiến như sau... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỹ Từ Pháp là phương pháp thành lập mỹ từ trong văn chương. Tức là một kỹ thuật viết và nói cho hay và đẹp... (...)
 
08.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có người bảo: dịch “on dotted line” thành “trên những hàng kẻ bằng những dấu chấm” là sai và “dịch như chưa dịch”. Điều này là quá đáng. Cùng lắm có thể nói chưa “sáng nghĩa” chứ làm sao mà nói ấy là sai được?!... (...)
 
06.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Không thể nói rằng vì Lolita hay mà bản dịch của nó chắc chắn phải được hoan nghênh ở Việt Nam... Một quan điểm đúng hay sai không phụ thuộc vào chuyện nó được nói ra từ ai... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lo - Lolita là một dạng khác của tên Dolores vốn có gốc gác từ Tây Ban Nha. Nghĩa của Dolores là “sầu đau”. Tên này khiến nghĩ tới đức mẹ Maria... (...)
 
05.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, tôi đã nói, nếu chỉ dựa theo bản tiếng Anh, thì tôi nghiêng hẳn về nghĩa “redolent” mang tính hoài niệm. Còn hôm nay, sau khi đã so với bản tiếng Nhật, tôi xin nói là tôi công nhận bác có lý... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi là một người yêu thích chụp ảnh, và chụp ảnh bằng máy film chứ không phải là máy số. Một điều may mắn là số người yêu thích chụp máy film như tôi còn rất nhiều cả ở Việt Nam và trên thế giới chứ không phải đã tuyệt chủng như Nhật Minh nói... (...)
 
04.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi cho rằng, với một người cẩn thận, chăm chút về nghĩa của từ ngữ và những ẩn dụ như Nabokov,... không đời nào có chuyện tác giả bất nhất trong nghĩa của các từ... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có thể thấy từ cái dotted line nổi tiếng, cho đến cái laboratory này, thì cách dịch của ông Dương Tường chưa thoát được ý, và khó hiểu cho người đọc bình thường... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi những bài viết về chuyện dịch thuật trong mục đối thoại trên Tiền Vệ, tôi thấy rằng đa số chúng ta đang ngả từ hướng “từ theo từ” sang “ý theo ý”, và càng “ý theo ý” bao nhiêu thì chúng ta lại càng “từ xa từ” bấy nhiêu... (...)
 
03.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần này, tôi sẽ phân tích một nguyên nhân nữa dẫn đến sự dịch sai của anh Cao Việt Dũng trong “Vô Tri”: dịch nhưng không dịch gì! ... Đọc các dịch phẩm của anh Cao Việt Dũng, không thể không có cảm giác cả hai ngôn ngữ đều nằm ngoài vòng kiểm soát của dịch giả, nôm na là tiếng Pháp anh không thạo, tiếng Việt anh cũng chẳng rành... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với hầu hết ý kiến bác đưa ra, tôi đều tán thành (bác theo dõi topic trên webtretho nên chắc cũng rõ quan điểm của tôi về phần lớn các chỗ mà bác Hoàng Anh nêu ra). Tuy nhiên, vẫn có 2 chỗ tôi xin góp đôi lời... (...)
 
02.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc báo chí lên tiếng mạnh mẽ đòi chấn chỉnh nạn dịch ẩu, dịch loạn hiện nay, và động thái thu đổi sách lỗi của Nhã Nam thực sự là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy độc giả vẫn còn hy vọng sẽ được đọc các bản dịch tốt, và được mở những cánh cửa đến với các nền văn hóa khác, chứ không phải đạp lên gai góc và những mảnh kính vỡ như hiện nay!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói chung, khi phê bình cần hết sức thận trọng, không nên chỉ coi cảm nhận của cá nhân mình là phổ quát. Vả lại 1 bản dịch mấy trăm trang thì điều quan trọng nhất là chuyển tải được văn phong, cái hồn của tác phẩm, chứ không chỉ ở vài lỗi hoặc cách dịch chưa đạt... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cám ơn ông Phạm Tuấn Anh đã chỉ bảo cho về hệ đo lường ở các nước Anglo-Saxon; xin lỗi ông Dương Tường vì đã ngờ oan ông nhầm lẫn khi tính chiều cao Lolita... (...)
 
01.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi người đều có cái “lý” riêng. Hãy để cho toàn xã hội và dân chúng tự do chọn lựa và sàng lọc, trong một cơ chế hoàn toàn tự do. Tui dám nói, trong vòng 3 năm tình trạng sẽ khá hơn 30 năm như hiện tại... (...)
 
30.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo tôi, nạn dịch loạn ở Việt Nam bị gây nên không chỉ bởi chính các dịch giả trong cuộc mà còn bởi cả phía có trách nhiệm xuất bản và phát hành... Mục đích các bài viết này của tôi, vì thế, không nhằm tấn công một cá nhân dịch giả nào, mà là yêu cầu những người từng đứng ra xuất bản và thu tiền từ các dịch phẩm rởm rít... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phát hiện ra lỗi, ai cũng có thể làm được, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Đâu phải không có lý do. Bên cạnh cái đang làm người ta ầm ĩ: “Đạo đức dịch thuật”, có lẽ cũng nên dựng thêm một cụm “Đạo đức phê bình”... (...)
 
29.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một foot có 12 inches, khi nói 4 feet ten có nghĩa là 4 feet ten inches chứ không phải là 4 feet 10/100 (hệ thập nhị phân chứ không phải hệ bách phân) - như vậy 4 feet 10 chính xác là 147.32 cm. Cả người dịch và người phản dịch đều sai... (...)
 
28.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com). Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho... (...)
 
25.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khiếp quá, hưng phấn thuộc dạng bạo dâm? Mẹ bạo dâm con gái ruột hay sao? Vụ này thì còn xì-căng-đan bằng trăm lần vụ bố dượng mơn trớn con gái vợ trong Lolita. Sao Nhã Nam không cho Vô Tri giật một cái tít kiểu “Mẹ bạo dâm con gái – một thử nghiệm văn chương mang tên Milan Kundera” để mang xe tải ra mà chở tiền về nhỉ?... (...)
 
20.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... “on the dotted line”một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não...”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”... cả!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line” thành “Она была Долорес на пунктире бланков”... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trên trang Evan đã có một bài viết của Toàn Phong, nhan đề “‘Trên dòng kẻ chấm’ và chuyện dịch thuật của Dương Tường”, phản hồi về bài viết “Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi...” của Tùy Phong... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề cũng chưa hẳn đã tránh được những sai sót quá lộ liễu. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita - cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.” ... (...)
 
18.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?... (...)
 
17.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam đã đi đến kết luận: “Bản đồ và Vùng đất” là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa; dịch chệch nghĩa; dịch sót; diễn đạt tiếng Việt có nhiều bất ổn. Số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập của chúng tôi, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành... (...)
 
12.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn - tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch... (...)
 
02.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... trên một trang web văn chương, người ta phát hiện ra cuốn sách dịch mắc một kỷ lục đen: tới 3.000 lỗi, và đó lại là tác phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Trung tâm sách quốc gia thuộc Bộ Văn hóa Pháp!... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... xí - dịch văn chương chớ đâu phải phô tô cóp pi ảnh tục mà đòi / phải giống y chang - chuyển ngữ là sáng tạo nghe chưa... (...)
 
30.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Người đàn ông là bố đẻ cô gái mà những đứa con ruột của nàng gọi mẹ vợ tôi – người chỉ có một người con gái duy nhất - là bà ngoại, ông vừa phải đón nhận một tin dữ. “Ông bị ung thư cổ tử cung (cancer de l’intestin)”, nàng nói. “Đã di căn sang buồng trứng”... (...)
 
25.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngay sau khi bài viết Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”! của tôi được đăng trên mục “đối thoại” của Tiền Vệ, qua đó tôi vạch ra một loạt những chi tiết sai be bét trong bài báo “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, thì báo Thanh Niên đã lẳng lặng tháo gỡ bài báo đó... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bước sắp tới Nhã Nam làm là đối chiếu toàn bộ bản dịch, sau đó sẽ làm việc với dịch giả Cao Việt Dũng. “Nếu cần thiết, Nhã Nam và NXB Văn Học sẽ đứng ra lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở ngoài để đảm bảo tính khách quan...” (...)
 
22.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét... (...)
 
19.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả... (...)
 
17.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang... (...)
 
16.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng... Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài “Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» : trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý... (...)
 
11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn - hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả... (...)
 
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp... (...)
 
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn... (...)
 
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm... (...)
 
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu... (...)
 
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30... (...)
 
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15... (...)
 
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Ông viết: “ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Về vấn đề dịch tiểu thuyết “Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn “Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác “La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò “nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH GIẢ] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021