tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Góp ý với Võ Văn Nam  [đối thoại]

 

Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc. Đọc qua những điểm tác giả Võ văn Nam (VVN) của bài viết Vẫn còn là “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” trả lời những góp ý của Nguyễn Đình Đăng (NĐĐ) ta có thể thấy những điểm sau:

1. Không ai có thể dịch được nguyên văn một tác phẩm nghệ thuật nhất là những ca khúc vì ngoài phần lời còn có phần nhạc và âm điệu của lời không thể khác với giai điệu của nhạc. Đôi khi người ta chỉ giữ phần nhạc và đổi lời, đổi ý của bản nhạc. Chuyện dịch khác với lời ca “Diễm Xưa” là điều hiển nhiên ai cũng biết không cần VVN chỉ ra như là một “huyền thoại” của “Diễm Xưa.”

2. Thế nào là nhạc thính phòng? Thế nào là nhạc “sến”? Và thế nào là nhạc “enka”? Bỏ qua sự phân biệt mơ hồ giữa hai thể loại này mà chính tác giả không đưa ra được định nghĩa rõ ràng, không biết lời Nhật của bài DX ra sao (mà chỉ dựa vào tựa đề tiếng Nhật) đã hàm ý rằng DX khi dịch sang tiếng Nhật được một ca sĩ nhạc “ sến” hát nên thuộc loại nhạc sến. Tôi nghĩ rằng đó là một sự hàm hồ:một ca sĩ “sến” chắc không bao giờ hát được nhạc thính phòng? Chỉ có nhạc thính phòng mới có giá trị? Và nhạc thính phòng không bao giờ bán chạy? VVN dựa vào cơ sở nào để đưa ra những nhận định này? Phải chăng chỉ là những nhận định cảm tính?

3. Khái niệm “thỉnh thoảng” của VVN thật lạ lẫm trong tiếng Việt. Một hiện tượng xảy ra hàng tuần không ai nói là “thỉnh thoảng”. Phải chăng VVN quên đi tiếng Việt hay gượng ép chống chế với những số liệu mà NĐĐ đưa ra?

4. Chuyện anh chàng nhạc sĩ Zero nào đó hoàn toàn “vô thưởng ,vô phạt” chẳng ăn nhập gì đến đề tài cần bàn cãi.

5. Tự nhận mình là người “giải hoặc” đúng ra VVN phải là người tìm hiểu và đưa ra những sự kiện, con số chính xác đáng tin thay vì đặt câu hỏi: “Có đáng tin hay không?” Và tại sao lại không đáng tin? Chẳng nhẽ công ty Myrica Music lại bịa ra chuyện như vậy sao? Thay vì xác định cho người đọc biết là có hay không bản tin của trường Đại học Kansei Gakuin về chuyện này thì chính VVN cũng không biết nốt. Cái lý luận của VVN để kết luận rằng đại học Kansei Gakuin đưa bài “Diễm Xưa” vào chương trình giáo dục của trường này về bộ môn văn hóa Việt Nam mới thực sự là vô lý. VVN có biết gì về chương trình giảng dạy của bộ môn này ở trường đại học này? Nếu biết, sao không đưa ra để chứng tỏ lời nói của mình là có lý. Thật ra, chương trình đại học ở các nước tiên tiến như Nhật vẫn tùy thuộc vào các giáo sư giảng dạy. Có người đưa vào chương trình giảng dạy của mình năm nay, phần này nhưng có giáo sư khác đưa vào phần khác vào năm khác. VVN chắc hẳn nắm được toàn bộ syllabus hàng năm của mỗi giáo sư ở trường này? Và khi đưa “Diễm Xưa” vào chương trình giảng dạy, VVN có biết mục đích của các giáo sư này không mà vội vàng quyết đoán?

Muốn đánh đổ “tà thuyết Trịnh Công Sơn” là nỗ lực của tác giả, nhưng mới chỉ qua một bài viết (kỳ 1) cùng với bài trả lời NĐĐ, VVN đã làm tôi choáng váng “mê mờ, lạc lối” hơn với chuyện “giải hoặc” của tác giả!

 

 

---------------

Bài liên hệ:

14.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!... (...)
 
13.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”... (...)
 
12.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội chợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK... (...)
 
10.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021