tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Tiếp lời bài viết “Thế nào thì gọi là thơ?” của Phan Quỳnh Trâm  [đối thoại]

 

Bài viết “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị Phan Quỳnh Trâm thật là thú vị. Từ lâu tôi cũng có thắc mắc ấy. Cuối bài chị kết luận:

Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần dựa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn.

Ngoài ra chị có trích dẫn lời của danh nhân Cao Bá Quát rằng: “Ôi, cái chuyện thơ, nói thật là khó vậy.”

Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (Cao Nghi Bình)

Xin đưa ra một số ví dụ:

       Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
                          (Nguyễn Du)

Hoặc:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
                                     (Huy Cận)

Hoặc

Ngày mai nếu có đêm trăng cũ
Anh trở về nâng lá trúc xinh
                          (Hoàng Cầm)

Hoặc

Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
Lưỡi lê thấu phổi
Tim còn nhảy đập
Nhịp ba, nhịp ba, nhịp ba...
                   (Thanh Tâm Tuyền)

Hoặc

Em ở lại, thôi thì em ở lại
Như thân cừ cắm giữa lạch đời trôi
                               (Tô Thùy Yên)

Hoặc

Em chợt về đêm qua cánh bướm
Lênh đênh vạt áo vẫn mờ sương
Gió từ sa mạc trăng về biển
Mà hồn lang thang đâu quê hương
                                 (Đỗ Quí Toàn)

Hoặc

Đời nhấp nhô hề những bóng hình chân
Ta thấy trần gian ê hề những thân giày lạc
Gối lên sóng hề ta đã tung hê đời bèo giạt
Giỡn như trăng hề ta trơ trọi cùng trăng
                                        (Cao Nghi Bình)

Vân vân...

Qua một số ví dụ vừa kể, ta thấy hình ảnh trong các câu trên rõ ràng tạo ra những cảm xúc rất mạnh. Như vậy có thể kết luận đó là thơ. (Vần không phải là yếu tố cốt lõi). Ngoài ra, nếu có những câu nào đọc lên thấy trong lòng trơ trơ như đá tảng thì những câu ấy không phải là thơ. Tôi hiểu nôm na như thế, xin chia sẻ cùng các bạn.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

22.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)
 
21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021