tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Vài ý kiến trao đổi với anh Phan Đức về phim CARELESS LOVE  [đối thoại]

 

Thưa anh Phan Đức, tôi hoàn toàn đồng ý với anh về việc các đạo diễn hay tránh né những tình huống bình thường (vì dễ gây nhàm chán) mà trái lại luôn tạo ra những thái cực thì mới đánh động được tâm tư giới thưởng ngoạn nghệ thuật. Vì vậy, việc cô Linh — sinh viên đại học Sydney — dấn thân đi làm gái để lấy tiền trả... tiền nhà không có gì khiến ta phải bị sốc cả.

Tôi xin bổ sung thêm. Sở dĩ đạo diễn đẩy nhân vật của mình đến cách giải quyết cực đoan như thế, ngoài việc muốn gây chấn động cho người xem, còn nói lên những quan niệm, xu hướng của xã hội đương thời.

Anh Phan Đức có đề cập đến nhân vật Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh. Theo tôi, nếu so sánh giữa 2 nhân vật Kiều và Linh thì cách giải quyết vấn đề của Kiều phần nào dễ chấp nhận hơn, còn đối với Linh... làm như hơi “quá cực tả”, đến mức khó chấp nhận. Hãy thử phân tích:

Hai nhân vật Kiều và Linh đều phải đối phó một vấn đề nan giải như nhau — cần gấp một số tiền trong cơn hoạn nạn của gia đình. Ở vào thế kỷ 17, Kiều không thể đào đâu ra trợ cấp thấp nghiệp hoặc nộp đơn xin “housing”, nàng cũng không có nghề nghiệp gì ngoài việc đánh đàn, làm thơ và vẽ vời lăng nhăng... Gia cảnh lúc đó thì bị vét sạch sành sanh, không còn gì để bán, do đó nàng quyết định bán thân. Mà Kiều không phải tự nguyện bán thân vào nhà thổ. Nàng bán thân làm lẽ cho Mã Giám Sinh. Việc bị đẩy vào lầu xanh là do âm mưu của tên họ Mã mà nàng không ngờ tới.

Xét qua nhân vật Linh, một sinh viên đại học sống ở Úc Châu. Sự dấn thân của Linh vào nghề làm gái cho thấy quan niệm dễ dãi của giới trẻ bây giờ đối với các hành vi xác thịt. Linh (trong suy nghĩ của cô ấy) hẳn tự cho rằng cô là một đứa con hiếu thảo, một người tình chung thủy (với Jack). Việc bán thân của cô giống như... có gì bán nấy, tới chừng đạt được mục đích thì thôi, bỏ nghề, không thắc mắc gì nhiều. Khi tôi nghĩ tới điều này, tôi cảm thấy buồn. Hôm trước đọc báo thấy có một em gái vị thành niên cũng ra đứng đường vì xin tiền mẹ mua quần áo mà mẹ không cho.

Tôi từng làm việc ở Khoa Sản trong bệnh viện 1 thời gian dài. Nhiều cô gái nói với tôi: “Nói thiệt chị, cái làm tụi em sợ nhất bây giờ là bệnh AIDS chớ không phải 10 cái bầu vô thừa nhận.” Tất cả chỉ là quan niệm.

Vâng, tất cả chỉ là do quan niệm.

Sau tất cả những điều vừa nêu trên, tôi xin nhắc lại lần nữa là tôi chưa xem phim này. Vì thế, khi xem xong biết đâu tôi có thể có những ý kiến khác và xin được tiếp tục trao đổi với anh Phan Đức và các bạn.

Thành thật cám ơn anh Phan Đức.

 

Đào Thị Ngọc Thu

 

 

------------------

Bài liên quan:

29.05.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Hình như đạo diễn John Duigan có sự hiểu biết sâu xa về văn hóa Á Đông hay sao mà truyện phim hơi giống với “Đoạn trường tân thanh” của thi hào Nguyễn Du đến thế nhỉ? Sở dĩ nói vậy là vì đạo diễn đã bày tỏ qua phim lòng hiếu thảo vẫn luôn là điều khá thiêng liêng, chưa hề biến mất khỏi cuộc đời người con gái Á Đông, trong đó có Việt Nam, dù họ đang trôi nổi giữa xứ lạ quê người!... (...)
 
25.05.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Sau khi đọc bài điểm phim Careless Love của anh Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi rất muốn xem phim ấy. Trong thời điểm hiện tại, phim chưa được chiếu ở nơi tôi cư ngụ. Dù vậy, khi nghe qua cốt truyện tôi có một điểm rất thắc mắc xin được nêu lên... (...)
 
24.05.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Là một người Việt, khi xem phim này xong, trong tôi đọng lại nhiều ấn tượng, nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất là sự diễn đạt vô cùng tự nhiên của Nammi Le trong tất cả những trạng huống khác nhau trong cuốn phim. Và tôi rất hãnh diện khi biết rằng Nammi Le là một cô gái Việt tỵ nạn, lớn lên trên đất Úc, có một cuộc sống thành đạt, và thực hiện được ước mơ nghệ thuật của mình bằng chính tài năng của mình... (...)
 
01.04.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Đúng như trong “Về Vĩnh Châu”, tôi chỉ nhớ rất lơ mơ về phim Hè Muộn. Chỉ nhớ pha “đá banh” và cái ấn tượng buồn buồn mà cuốn phim đã để lại rất lâu trong tôi. Cám ơn anh đã nhắc lại cho tôi... (...)
 
30.03.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Phim có nhiều scene thật đẹp. Lặng lẽ. Hơi buồn. Đạo diễn Đặng Trần Thức, theo báo chí lúc đó viết, là người đi du học Mỹ mới về nước quay phim lần đầu. Hãng phim Giao Chỉ mới thành lập là của nhóm Kiều Chinh, làm được 2 phim khá hay, “Hè Muộn” và trước đó là “Người Tình Không Chân Dung”... (...)
 
23.03.2012
[ĐIỆN ẢNH] ... Hết phim, người xem không hiểu được nguyên do đưa đến những cử chỉ táo bạo của Tâm. Cách dựng nhân vật chính trong phim khiến khán giả khó nối kết được những tình cảm sâu lắng với hành động ngoài đời của Tâm, tuy các vai trong phim được diễn viên thể hiện khá thành công... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021