tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng  [đối thoại]

 

Bài Quà Tết văn chương của “Tây ba nô”, hay nà đồ “chôm chỉa”? của Nguyễn Thị Sương là một sự phát hiện cần thiết và đúng đắn, nhưng không phải là điều quá lạ lùng. Theo chỗ tôi thấy:

1/ Thỉnh thoảng vẫn có những “khúc ruột nhồi xúc xích ngàn dặm” nhân dịp “mỗi năm hoa đào nở” lại gởi một chút quà văn chương về để... mừng tuổi Bác. Đó là một trò hèn. Nếu họ gởi một cái truyện ngắn cũ rích của họ về để làm quà, thì họ vừa hèn, vừa tồi.

2/ Thỉnh thoảng tờ báo của “Hội Nhà Văng Việt Lam ở Hà Lội” vẫn mò lên web, copy bài cũ của các nhà văn, nhà thơ ở hải ngoại để đem về đăng lại, xếp dưới trướng những bài của các văn nô ca ngợi lãnh tụ, và giả vờ như những món chôm chỉa đó là những bài “rin” của các “Việt kiều yêu nước”. Đó là trò láu cá vặt, chỉ gạt gẫm được những kẻ ngớ ngẩn hay lười theo dõi văn học.

Điều mà riêng tôi thấy khá lạ lùng là trong cái danh sách 9 trự “tập kết” đó có tên của nhà văn Trần Hoài Thư. Theo chỗ tôi hiểu thì Trần Hoài Thư không thể có cái máu háo danh ăn theo vớ vẩn rẻ tiền như vậy. Nếu các anh chị đọc tiểu sử của Trần Hoài Thư và theo dõi những gì ông ta suy nghĩ và phát biểu thì các anh chị sẽ hiểu tại sao tôi nghĩ như vậy:

Trần Hoài Thư tên thật là Trần Quí Sách, sinh năm 1942 tại Đà Lạt Việt Nam. Từng theo học Quốc Học Huế, đại học Sài Gòn. Là giáo sư toán trường trung học Trần Cao Vân tỉnh Quảng Tín (nay đã sát nhập lại vào Quảng Nam) từ 1964-1966. Nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Phục vụ tại đại đội 405 Thám kích vùng II trong 7 năm. Hai năm cuối cùng, trước ngày mất nước, làm phóng viên chiến trường vùng IV. Hai lần bị thương: lần thứ nhất tham chiến trận giải cứu thành phố Qui Nhơn, tết Mậu Thân; lần thứ hai: tấn công lên đồi Kỳ Sơn Bình Định, 1971. Bị tù cộng sản hơn 3 năm. Năm 1980 sang tỵ nạn tại Mỹ.

Trong một bài phỏng vấn do Châu Hải Châu thực hiện trên tạp chí Sóng số 73 tháng 6 năm 1988, Trần Hoài Thư đã nói những lời như sau:

Châu Hải Châu (CHC): Trong cuộc sống anh, thời nào đáng ghi nhớ nhất ? Và thời nào đau xót nhất ?
Trần Hoài Thư (THT): Thời ở Thám Kích. Thời hiểu được tình sông núi, tình đồng đội, tình chiến hữu. Thời thấm thía được máu mình đã đổ. Thời biết nỗi hy sinh và chịu đựng vô bờ của người lính Việt Nam Cộng Hòa.
 
Thời ở trại khổ sai. Thời biết được thế nào là con người nô lệ, mất đất nước, mất tổ quốc. Thời thấy rõ sự ngây ngô của mình. Thời thấy được những người bạn sống thật anh hùng và chết thật anh hùng. Thời vồ chụp bát cơm dành cho heo cho chó. Thời nòng súng địch nóng hổi dí vào da thịt cháy xèo xèo.
...
 
CHC: Cá nhân anh có những suy nghĩ nào khi đóng góp cho nền văn học hải ngoại?
THT: Tôi không có tham vọng trở thành một nhà văn. Tôi chỉ thật sự viết văn khi 20 tuổi và viết tùy hứng. Ngày tôi ở thám kích, tôi kê giấy trên gò mả, viết dưới ánh trăng, hay trùn poncho viết trong ánh đèn pin quân đội. Đọc lại những bài viết của mình trước đây đôi khi tôi phải lạnh mình. Thú thật tôi không thể ngờ tôi là kẻ sống sót để viết những dòng trả lời này. Qua Mỹ, tôi vừa làm, vừa học, vừa viết. Cũng tùy hứng. Tuy nhiên ngòi bút trở nên thận trọng hơn. Cái kinh nghiệm đớn đau của đất nước là một bài học cho người cầm bút phải không anh ?
...
 
CHC: Anh còn điều gì gởi gắm đến độc giả ?
THT: Những gì tôi gởi gắm tôi đã trình bày. Với tôi, điều quan trọng hơn hết là câu hỏi ngược lại: Người viết có làm tròn những gì mà độc giả gởi gắm? Người viết có nói lên nỗi lòng của đồng bào họ, đồng đội họ? Người viết có làm gì trước một biến động thống khổ? trước một đất nước tan hoang? trước những bẫy, những mưu mô của bọn tay sai cộng sản ở hải ngoại? Người viết có làm gì khi hàng triệu người đã chết để cho hắn còn sống, còn tồn sinh?... Chúng ta đã làm ngơ một lần, không thể làm ngơ một lần thứ hai...

Một người đã sống như vậy, đã trải qua những kinh nghiệm như vậy, đã suy nghĩ và phát biểu như vậy, thì không thể có cái hành động “tập kết” rẻ tiền như những kẻ lông bông háo danh nhẹ dạ. Tôi thiệt tình tin như vậy. Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng minh bạch về sự kiện này.

 

 

--------------

Những bài đối thoại khác về các vấn đề văn học:

20.03.2009
[VĂN HỌC] ... Các anh “Tây ba nô” với các chị “Tây bô na” đã moi lại các truyện cũ để “nàm quà” Tết cho Hội Nhà Văng Việt Lam ở Hà Lội? Hay là Hội ta chạy lên web “chôm” một mớ truyện cũ của “Tây ba nô” với “Tây bô na” về... tự “nàm quà” Tết cho mình? Để khoe zằng lăm lay hoa đào lở, chín khúc zuộc ngàn rặm xúm nhau bò về đây mà... mừng tuổi Bác?... (...)
 
17.03.2009
[VĂN HỌC] ... Vũ Trà My, bạn có góc nhìn lạc quan đến quên nguồn gốc khi bênh vực, cổ vũ một nhóm người Việt Nam nắm trong tay chút ít quyền lực, tự nhận mình là trí thức, nhưng sẵn sàng hãm hiếp lòng tự trọng của dân tộc mình... (...)
 
16.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi lại chợt có một ý nghĩ: Hay là ông dịch giả, nhà xuất bản Việt Nam nầy chơi nước cờ cao tay thâm thuý khi tung quyển sách nầy ra thị trường? Họ cố chịu đấm ăn xôi để cùng Mạc Ngôn qua mắt chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu đưa ra được một hình ảnh thực trạng cuộc sống lầm than của dân chúng trong chế độ cộng sản bây giờ... (...)
 
14.03.2009
[VĂN HỌC] ... Hai bài đối thoại ngắn về “vái cây đa” và “thờ cây... mít” rất thú vị. Hoan hô và cảm tạ Lưu Thế Hiệp và Hà Thanh Thuỷ đã lên tiếng thay độc giả... (...)
 
13.03.2009
[VĂN HỌC] ... Những thí dụ về lối phê bình “vẽ bùa” thì nhan nhản trên sách báo, và thỉnh thoảng độc giả có thể bắt gặp những thí dụ “đặc sắc”. Tôi xin đóng góp một vài thí dụ mà tôi tình cờ lượm được. Trong bài “Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực”, Thụy Khuê bình bài “Thiền Ca số 1” của Phạm Duy như sau... (...)
 
12.03.2009
[VĂN HỌC] ... Còn nếu quả thật ông Đỗ Quyên không có í chê thơ Mai Văn Phấn, thì việc đem thơ Nguyễn Đình Thi ra để tán dương ngay trong câu kết của lời bình về thơ Mai Văn Phấn lại là việc nhảm nhí, lãng xẹt, giống như mượn cớ bình thơ Mai Văn Phấn để “vái cây đa” vậy... (...)
 
11.03.2009
[VĂN HỌC] ... Tình yêu và tình dục như hoà quyện lại với nhau, thành một. Người ta không yêu nhau như thần linh yêu nhau, ở đó, chỉ có tình cảm tinh ròng, thuần tuý, trừu tượng và mơ hồ. Ngược lại, người ta yêu nhau bằng tất cả thân thể của mình. Yêu với trái tim, với đầu óc, với môi, lưỡi, răng, với bộ phận sinh dục, với da, thịt, với toàn bộ con người của mình... (...)
 
07.03.2009
[VĂN HỌC] ... Cái nỗ lực “hiện đại” hoá thẩm mĩ thơ Tượng Trưng (như cái nỗ lực của ông Hoàng Ngọc Hiến), níu nó về thế kỉ 21 (để chê trách thơ của các thi sĩ trẻ hôm nay là “mơ hồ nhưng chưa chính xác” và “chính xác nhưng lại chẳng mơ hồ” [sic], và để dạy cho họ làm thứ thơ “phải có tính nhạc hiện đại” “kết hợp giữa cái mơ hồ và cái chính xác” [sic]) là một nỗ lực vô hiệu. Thậm chí vô nghĩa... (...)
 
06.03.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Hiến thường có lối lý luận vơ đũa cả nắm, thích rút gọn mọi chi tiết phức tạp thành một vài câu phán đơn giản, ra vẻ là đã nắm được cái chìa khóa độc đáo, duy nhất của vấn đề. Nhưng kỳ thực những câu phán đơn giản ấy của ông Hiến lại chứa đầy những điểm tự mâu thuẫn hay lệch lạc một cách rất căn bản về phương pháp luận... (...)
 
02.03.2009
[VĂN HỌC] ... Không biết ông Hiến đã tổng hợp bao nhiêu sách vở, bài viết, nghiên cứu, thảo luận... về “hậu hiện đại” để nặn ra một công thức cô đọng đến thế! Theo công thức đó, ta có thể đi ngược thời gian và tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước đây đã có vô số tác phẩm mang khí vị hay hơi hướng “hậu hiện đại”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... So sánh hai cuộc phỏng vấn, tôi lại càng thấy... ớn tới tận óc, vì càng nói thì nhà văn Nguyễn Đình Chính càng cho thấy ông chỉ nói... bậy... (...)
 
01.03.2009
[VĂN HỌC] ... Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại... (...)
 
28.02.2009
[VĂN HỌC] ... Nhơn tiện cũng nói thiệt luôn. Cái trò đưa phong bì để dựng phỏng vấn giả mà làm tiếp thị này thì quá phổ biến ở nước ta. Tự lăng-xê dỏm để tiếp thị. Nhan nhản ca sĩ ra CD, nhà thơ nhà văn ra sách mới, đều chơi cái trò này. Ớn tới tận óc!... (...)
 
27.02.2009
[VĂN HỌC] ... Trời ơi, bác Hiệt dạy em sai rồi! Truyền thống dân tộc “Tôn sư trọng đạo” ngời sáng như thế, sao bác lại xui dại em? Hơn nữa, em lấy tư cách gì mà dám nện? Bản thân em còn chưa rõ “Hậu hiện đại” thế nào, kiến thức em cũng còn “nhếch nhác” lắm, nào dám lên mặt dạy dỗ gì ai, nói gì tới “nện nhừ xương” hả bác?... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mục Đối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi... (...)
 
26.02.2009
[VĂN HỌC] ... Cô Giang ơi, ông Nguyễn Đình Chính đã làm đúng phóc theo tinh thần “hậu hiện đại” do ông Hoàng Ngọc Hiến truyền giảng đấy! Ông Chính còn triển khai tối đa cho thật đậm đà chất “hậu hiện đại”... Vậy mà cô Giang lại chê trách ông Chính là “cũ kinh khủng”, “sáo và sến kinh khủng”, “dâm mọi lúc mọi nơi”, thì tội nghiệp cho ông Chính quá đi chứ. Con dại, thì cái mang... (...)
 
24.02.2009
[VĂN HỌC] ... Bìa sách được in rõ “tiểu thuyết Hậu hiện đại”... đọng lại cả cuốn truyện Online... Balô chỉ là cái sự nhảm ba lăng nhăng của một lão nghệ sỹ nửa mùa, đại nhảm. Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi). Nhưng, xét về khía cạnh nào đó, sự nhảm ấy, sự cố gắng nhảm ấy, lại càng làm tăng thêm sự bất lực của một lớp người, càng cố tỏ lại hóa ra chỉ là càng cố tưởng (mình còn ngon lắm!)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021