tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ứng khẩu & đấu khẩu  [đối thoại]

 

trên trang của Hội Nhà văn Việt Nam, 09-10-2011.

 

BTC Hội thảo dành nhiều thì giờ cho trao đổi, tranh luận lại những ý kiến trong các tham luận được đọc hôm qua. Rất nhiều ý kiến, phát biểu rất sôi nổi và rất hay mặc dầu là ý kiến trái chiều.

 

*

 

Nhà văn Nguyễn Thế Tường: Hôm qua có ý kiến phàn nàn thơ đang bị vè hóa, tôi không nghĩ vậy. Thơ có thể biến thành cái gì đó, cứ miễn hay là được; Mẹ Suốt là vè đấy chứ?

=> LQT: Nói dzậy mà cũng nói! Thế nhà bác hiểu “hay” là cái gì nào? 

 

Nhà thơ Lê Duy Phương: Cứ để cho thơ phát triển rầm rộ, có làng cả làng làm thơ nhưng nhà thơ thì chỉ có một vài, Câu lạc bộ của tôi đã in 70 tập thơ, mỗi tập cố tìm lấy một bài hay, một câu hay.

=> LQT :  Mỗi tập chọn lấy một câu hay, vẫn là quan điểm “hay” theo lề thói cu ngã cũ thôi, bác à. Xưa rồi.

 

Nhà lý luận phê bình Nguyễn Hòa: Vấn đề của lý thuyết hiện có vẻ phức tạp nhưng chẳng nên hoang mang. Nếu lấy giễu nhại làm đặc trưng của hậu hiện đại thì Rabela (sic) giễu nhại gần mười thế kỷ rồi.

=> LQTCái nhà này không phân biệt nổi yếu tố với chủ nghĩa. Yếu tố siêu thực, tượng trưng vân vân cũng đã có đầy trong Truyện Kiều, vậy chủ nghĩa siêu thực với tượng trưng xuất hiện ở Việt Nam trước Pháp đến hơn thế kỉ chớ không ít! Chả biết tí tí hậu hiện đại mà vẫn cố nói.

 

Nhà thơ Phạm Đương: Có anh nói tham luận sao lại đơn giản thế, biết thế viết một bài để kiếm năm trăm. Tôi muốn nghe các nhà thơ 8x nói về thơ của họ, không nên chỉ gồm những nhà thơ lớn tuổi nói cho nhau nghe.

=> LQTÝ này ngó bộ được lắm! Tán lại ý kiến cổ lỗ sỉ mà đút túi đến “năm trăm” thì dễ gì mấy cụ nhường.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức: Tôi cũng không tán thành anh Vương Trọng, thơ hay cần đơn giản, nó chỉ đúng một phần; từ chối thơ khó hiểu là từ chối thơ bay lên trời.

=> LQTNghe có vẻ phản biện lăm lắm. Thế nhưng, chỉ khá ở đó thôi, chớ ngoài này Tiền Vệ nói nát bấy từ khuya rồi. 

 

Nhà thơ Phạm Đức: Nói A cách tân, B bảo thủ là cách nói lừa trẻ con; thơ mỗi bài là một đổi mới, bài sau khác bài trước.

=> LQTÝ này thì hơi ghê. Nói thơ Xuân Diệu cách tân, thơ cụ đồ Nho bảo thủ, thơ Nguyễn Quang Thiều cách tân, thơ Mai Quốc Liên bảo thủ, là lừa trẻ con. Ai là trẻ con đây hỉ? 

 

Nhà thơ Đông Trình: Chúng tôi đã từng dẫm lên cái chợ trời văn hóa trước 1975 ở miền Nam để tìm thơ, đã từng lâu rồi, liệu có cần bàn đến hiện đại với hậu hiện đại nữa không?

=> LQTCụ này nổ hơi bị to đây. Làm như cụ hiểu nát hiện đại với hậu hiện đại rồi!

 

Nhà thơ Đông Trình bis: Vì sao thơ chống Pháp hay thế? Có lẽ là tài năng? Người ta để Tâm trên Tài, tôi thì tôi nghĩ ngược lại. Thơ hay, thơ phát triển là nhờ các tài năng.

=> LQTVì sao thơ chống Pháp hay thế? Ở đây ta có thể chơi trò lắp ghép hậu hiện đại: Vì sao thơ chống Mỹ ... thế? Vì sao thơ chống cộng ... thế? Vì sao thơ chống Tàu ... thế? Kẻ hậu thế này hổng biết cụ đang nói cái gì!

 

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Cái khó mà thơ lâm phải hiện nay là thời kỳ giáp hạt tư tưởng, sự khủng hoảng của nó cũng do đó mà ra. Nhiều người muốn lôi kéo văn học ra khỏi chính trị, nhưng thoát khỏi chính trị theo nghĩa lý tưởng thì sao có tác phẩm lớn được. Vì vậy chăng mà các tham luận chỉ tập trung vào nghề, chưa tiện bàn về cái cốt lõi?

=> LQTRa dáng lắm. Phải tìm đọc nguyên tác tham luận của nhà này mới đặng. 

 

TS Đào Duy Hiệp: Đổi mới thường bị nhầm với thế sự, trong văn học, đổi mới là hằng ngày, tự thân. Vấn đề ở trời cho, ai làm thơ cũng muốn mình thiên tài và bị lưu đầy trong chính khát vọng ấy; có ai nuôi mình làm thơ đâu, bán thơ cũng chả được là bao. Nhà thơ nào trong cuộc đời cũng đau đáu trên trang chữ cho cái hay.

=> LQTCác ý tưởng hơi cao siêu nhảy cóc đầy tính chộp bắt. Từ cái này nhảy cóc sang cái khác, cái khác nữa rất... hậu hiện đại made in Việt Nam. Hay do lỗi phóng viên nhà báo chộp bắt... hụt?

 

PV: BTC Hội thảo dành nhiều thì giờ cho trao đổi, tranh luận lại những ý kiến trong các tham luận được đọc hôm qua. Rất nhiều ý kiến, phát biểu rất sôi nổi và rất hay mặc dầu là ý kiến trái chiều.

=> LQTĐấy, đấy! Trái chiều ở nước ta là thế đấy. Trái chiều và tranh luận rất sôi nổi và rất hay ghê thế đấy.

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kết luận Hội thảo:

(Ngài chủ tịch nói thì cần đến vài cái gạch đầu dòng.)

- Không thể nói đổi mới thơ chỉ là nhóm Sáng tạo, nhóm Mở miệng hay Ngựa trời.

=> LQTAi đã nói “chỉ là” thế nhỉ. Ngài chủ tịch có thể cho xin số nhà được không?

 

- Lý Đợi làm chính trị hơn là làm thơ, không thấy mấy hậu hiện đại ở đó.

=> LQTNghĩa là ngài chủ tịch cũng hiểu trọn gói hậu hiện đại rồi. Từ nay trở đi, ta hãy gọi nhà chính trị Lý Đợi. Anh chàng lên đời rồi đây.

 

- Thơ muốn bay lên là phải bay bằng đôi cánh truyền thống và hiện đại... Hãy nhanh chóng thoát khỏi vũng bùn của sự kể lể, bay vút lên bầu trời của khái quát.

=> LQT: Trên ta thấy Nguyễn Hoàng Đức đòi “thơ bay lên trời”, nay ngài chủ tịch cũng “bay vút lên bầu trời”. Nào, ta cùng... bay! Bay lên bằng đôi cánh [của chim cánh] cụt.

 

- Tôi có hỏi các nhà thơ, anh Tô Nhuận Vĩ nói tôi viết văn xuôi nhưng đến đây tôi chăm chú lắng nghe và học được rất nhiều điều. Vậy là Hội thảo thành công.

=> LQTVậy là Hội thảo đã thành công ... tốt đẹp!

 

 

------------------

Bài liên quan:

28.08.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Sau các loại trăm hoa đua nở dành cho Thơ “già”, chính trị tiếp tục đeo vòng kim cô cho Thơ “trẻ”. Bề ngoài, đó là việc cho các nhà thơ trẻ một cơ hội cất lên tiếng nói, nhưng thực ra là một cuộc thanh lọc ngầm. Vì vậy mà nhiều nhà thơ trẻ liệt vào dạng “khó bảo” thường không được chọn lựa, dẫn đến các tranh cãi về việc ai đi / ai không được đi... dự “Hội nghị Nhà văn Trẻ”... (...)
 
22.08.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Chính trị ở Việt Nam đang phá hủy mọi giá trị đạo đức, thì Thơ làm sao có thể thoát. Nhưng bi đát hơn là các nhà thơ vì muốn an toàn mà giả vờ ngơ ngác đã dẫn đến thông đồng với cái ác. Thơ Việt như một con dê già leo núi, được chính trị giả vờ khoác lên tấm áo da hổ, cố gắng tinh anh theo kiểu tinh ranh... (...)
 
18.08.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hy vọng vẫn còn ở các nhà thơ vỉa hè, và một số nhà thơ chính thống khi mà họ ý thức được tuổi 18 đã là công dân cầm lá phiếu đi bầu cử, đã mặc áo lính vác súng ra trận nếu đất nước bị xâm lăng chứ không phải ngồi chờ xếp hàng mãi đến 35 tuổi vẫn còn được nhận danh hiệu hài hước xoa đầu vỗ vai nhà thơ trẻ, với vài ba chuyến xe đò miễn phí đến một nơi miễn phí và ăn những bữa ăn miễn phí... (...)
 
15.08.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nguyễn Hữu Hồng Minh trả lời phỏng vấn như thế ni... Còn Lê Thiếu Nhơn thì như vậy nè... (...)
 
25.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Trong khi những người yêu văn chương khắp nơi đang “Tưởng niệm Phạm Công Thiện” - hiện tượng văn nghệ một thời - dù yêu dù ghét, dù coi ông là thiên tài hay chỉ là thứ lập dị phá hoại… - thì tất cả đều nhất quán ở một điểm: mọi hoạt động chữ nghĩa của Phạm Công Thiện là luôn ca tụng, xiển dương tinh thần tự do, kích thích và thôi thúc văn nghệ sĩ hướng về phía tự do, , thì văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay làm cái tréo ngoe như vầy... (...)
 
23.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Lài lang thang trên net, đọc được đoạn sau đây trong bài “Muốn công bằng, phải công khai” của TƯỜNG DUY... Thấy tếu ghê, mời quý vị xem cho vui... (...)
 
14.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Mình cứ “tấm tắc”... cười mãi khi đọc được cái câu nói rất chi là dân dã “Hỏi ngu bỏ mẹ!” trong truyện cười... “vãi đái” của bác Phùng Tường Vân đăng trên Tiền Vệ! Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn không thể nhịn được, vẫn bật cười “khanh khách”... (...)
 
08.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] Chuyện xảy ra một buổi tối tại một sân chiếu “phim phường”, Saigòn sau 1975. Trên màn hình bà con đang say mê theo dõi hình ảnh đất nước Liên Xô giàu đẹp, chợt một dòng nước “cần câu” nhẹ nhàng “lan toả” ... (...)
 
07.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Cây bút hội nhà văn nào - tác phẩm ấy”, thì cũng... đúng với cái tình cảnh của “cái nước mình nó thế”! Tức là, “những cây bút” mà ngày ngày bị/được “tưới” bởi cái thứ “nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, thì làm sao có thể cho ra “tác phẩm để đời”, hay nói như cụ Nguyễn Du, là “mua vui cũng được một vài trống canh”, được!... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Viết về ông Hồ Chí Minh / với những chuyện tình mùa Xuân, mùa Đông / còn nóng bỏng mặt giấy / và màu máu thắm đỏ, của ông ấy / thì có mà chết sớm / chém ngang lưng / it ra cũng “trảm giam hậu” / vì ông ấy chết rồi / nhưng còn để lại bao nhiêu là công an / Có đâu như Gia Long / như Lê Lợi / làm gì có công an văn hóa bảo vệ cho!... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... nếu tác giả cuốn Dị Hương / hay tác giả cuốn Hội Thề / hay một hội viên nào khác của Hội Nhà văn Việt Nam / dám viết một bộ tiểu thuyết lịch sử / qua đó những góc cực kỳ khuất / trong tâm lý của Hồ Chí Minh / bị đem ra rọi... (...)
 
06.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Ôi Hội Nhà văn lòng bao la biển cả / Dù hơn một lần Mẹ đã hồ nghi và cho người lên tận Đà Lạt theo dõi và điều tra tôi / tôi có điều kiện cảm thông hơn với những người điều hành Hội / nhưng tôi sốt ruột lắm rồi / Tôi phải lên tiếng vì Mẹ và cho Mẹ / Nhiều đồng nghiệp mọi miền... động viên... xoa đầu vỗ vai tôi cho thế là được... (...)
 
05.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Không biết tự bao giờ, Hội Nhà Văn Việt Nam đem vào tranh luận những giáo điều định lượng, số đông, bảo rằng kẻ khen (chúng tôi) đông lắm, phe chê bai khác nào như “châu chấu đá xe”, có lẽ dần dần đang hình thành một thứ văn học kiến nghị, tệ hơn nữa một thứ văn học doạ dẫm mất rồi... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hình như, đây không phải lần đầu dư luận lên tiếng về các hoạt động như kết nạp hội viên, trao giải thưởng... của Hội Nhà Văn VN, và bao giờ Hội cũng chọn cách im lặng, làm dư luận mệt mỏi mà mình vẫn an toàn... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Hầu hết những bài ca ngợi “Hội thề” & “Dị hương” đều viết theo “phương pháp luận bịt mắt bắt dê” kiểu Lê Thành Nghị. Như thế này, liệu người đọc có dám tin rằng Hội Nhà văn Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ lý luận phê bình đích thực?... (...)
 
03.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Câu chuyện kể ra đã hơi có mùi ẩm mốc, nhưng cũng cứ xin được có đôi lời : thưa đó chẳng qua cũng là một thứ hiện tượng “Đông Thi” đó thôi... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nếu Nghêu Sò Ốc Hến là một vở tuồng hài “vĩ đại”, thì “vở đời Nghêu Sò Ốc... Sến” mà chúng ta luôn được chứng kiến trên cái “làng Việt Nam” thân thương, là một vở “kịch cỡm” vĩ đại! Ngao ngán thay!... (...)
 
02.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nhìn tấm hình ông Chủ Tịch HNVVN Hữu Thỉnh trao tặng giải thưởng tiểu thuyết cho tác giả Hội Thề Nguyễn Quang Thân, tôi thấy có một cái gì thật xiêu lệch, bất ổn trong thái độ của cả hai vị ấy... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... toan tính tuyệt tác / tưởng tượng chẳng ngán / đảo điên hắc bạch / lịch sử lật tung / tự trào dân tộc / báng bổ cha ông / liếm đít ngoại địch / thiên triều thần phục / thế dân bán nước / tuyệt tác tuyệt tác / giả(i) nhì giả(i) nhất / tuyệt tác tuyệt tác / tiền boa tới tấp... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Hội thề” không hẹn mà gặp, lại trùng với “tâm huyết” và dụng công của ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đang thực thi kế hoạch “kinh phí của nhà nước cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc”, “ Cái này nó liên hệ mật thiết tới... tiền”, nên tác phẩm này của Nguyễn Quang Thân bỗng như lân gặp pháo, như mèo gặp mỡ... dẫn đến giải thưởng cao nhất của cuộc thi tiểu thuyết, âu cũng là điều dễ hiểu vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021