tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phản ứng nhanh - hay Thư cho Bùi Thị Lài  [đối thoại]

 

Bùi Thị Lài thân mến!

Tôi tạm giải thích tuần tự như sau nhé.

 

- “Siêu hư cấu sử kí” là chữ tôi dùng lại của Hoàng Ngọc-Tuấn dịch thuật ngữ historiographic metafiction trong tiểu luận “Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương” của Barry Lewis (đăng trên Tiền Vệ).

Đây là một trong những thủ pháp hậu hiện đại. Tôi dùng thuật ngữ này khi đề cập đến bài thơ “Hemingway, bướm - nguyễn & xe tăng” của Phan Bá Thọ, trong bài “Nhập lưu hậu hiện đại không quá độ hiện đại hậu kì” (đăng trên Talawas).

Cụ thể hơn, xin xem: Inrasara, “Nhập lưu hậu hiện đại kì 8 - Bài thơ tiêu biểu 05” (đăng trên Văn chương Việt).

 

- “Thơ tịnh tiến” là cách làm thơ của Khải Minh. Xin xem:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9528&rb=

 

- “Thơ phân thân” là chữ do tôi bày đặt ra khi bình luận về vài bài thơ của Nguyễn Hoàng Nam. Ở bài “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 11 - Từ chối liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam làm được gì cho thơ?”, tôi đã tạm bình luận như sau:

“… và Nguyễn Hoàng Nam thơ “phân thân” rất độc đáo nữa. Ở “Trả tiền”, không có chủ thể mà chỉ có mỗi bàn tay với cả chuỗi hành động khách quan biến đổi qua từng cảm xúc của một sự việc cụ thể. “Một bàn chưn” giải tán cơ thể thành các bộ phận độc lập, để nó tự tách ra khỏi con người toàn thể để làm một cuộc phiêu lưu riêng lẻ. Đó là các nỗ lực làm mới thơ, loại thơ chưa có tiền lệ”.

http://inrasara.com/?p=1258

 

Nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt làm thơ, anh tự tuyên ngôn và đặt tên cho loại thơ mình là: “Thơ Thực hiện”. Nguyễn Hoàng Nam không thuyết lí, tôi với tư cách nhà phê bình, vẫn có thể [bày] đặt tên cho thơ anh là đối tượng tôi phê bình. Tại sao dân Việt Nam không dám sáng tạo từ? Còn việc thuật ngữ mới đẻ ra ấy có chuẩn xác hay không là chuyện khác rồi, phải không?

 

Lài thỏa lòng chưa nhỉ?

 

Thân mến

Sài Gòn, 28-2-2011.

 

 

------------------

Bài liên quan:

27.02.2011
[THƠ VIỆT NAM] ... Quả thật là Lài chưa từng nghe đến, và không thể hình dung ra được, một số trong các thể loại thơ mà tác giả Inrasara đã phát hiện và kể tên ra như: (thơ) siêu hư cấu sử kí, thơ phân thân, thơ tịnh tiến... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021