tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Trả lời Ban Biên Tập Da Màu  [đối thoại]

 

1) Trong bài “Trả Lời Ông Phêrô Bùi”, Ban Biên Tập (BBT) Da Màu đã phát hiện ‘bài viết mà chúng tôi nghĩ cũng chính ông—nhưng lần này lấy tên là “Phêrô Bùi”—gửi đăng trên Tiền Vệ hiện nay’? Đúng là không gì qua mắt các anh/chị ấy được! Tôi cứ đinh ninh không ký tên thì họ sẽ không thể biết là ai, vì đã nhận email góp ý của tôi về cùng vấn đề cách đó quá lâu (3 tuần!) rồi chứ? (Còn thông tin lưu trữ trong hồ sơ dành cho tác giả [bấm vào link này] có khai báo bút danh khác của tôi là Pierre Bùi [Pierre=Phêrô] thì tất nhiên ai mà đọc?!)

 

2) BBT Da Màu ‘cảm thấy cần lên tiếng về câu nói “bóng gió” của người ký tên là Phêrô Bùi’ về lối làm việc của mình? Tại sao tôi phải nói “bóng gió” nhỉ? Câu “...thực ra chúng tôi đã gửi bài cho Da Màu, nhưng nhóm biên tập viên có lẽ quá bận rộn, đã không hồi đáp...” rõ ràng là thuật lại theo nghĩa đen từng từ đấy chứ? Vả lại, ấy là email tôi gửi riêng cho Nhóm biên tập mục Đối Thoại của tienve.org kia mà, có gửi cho thiên hạ đâu mà phải bóng gió? Lẽ ra Da Màu phải khen “rất tế nhị” thay vì trách “bóng gió” mới là phải phép!

 

3) BBT Da Màu cho biết: “Cuối cùng, chúng tôi đã không hồi đáp email..., vì thật sự chúng tôi không hiểu rõ ý của ông... đằng sau email này”? Nếu họ biết hồi đáp (thậm chí chỉ thông báo ngắn gọn bằng chế độ tự động,“Đã nhận được góp ý”), thì lý gì độc giả lại viết bài gửi chỗ khác nhỉ? Cũng hay! Họ đăng kèm cả cái email ấy ở đây, cho thấy nó đã được viết lịch thiệp thế nào, tuy nhiên chỉ bởi họ “hiện giờ đang thiếu nhân lực và thiếu thời gian trong những sinh hoạt...” nên cũng tự xét cần phải thiếu nốt cả văn hóa tối thiểu là trả lời thư góp ý (lịch sự) của độc giả (bất chấp có hiểu hay không hiểu rõ ý của độc giả ấy)? Bây giờ tôi hiểu vì sao một tác giả khác đã yêu cầu rút toàn bộ bài viết đã đăng trên Da Màu, lại còn bị họ hàm hồ đổ lỗi cho là “dỗi hờn con trẻ”! Tiện đây tôi cũng xin thưa, nếu Da Màu vẫn giữ cung cách đối thoại như đã cho thấy, tôi sẽ không trả lời.

 

Phêrô Bùi

 

 

---------------

Bài liên hệ:

20.05.2010
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Vì bài đăng trên Tiền Vệ ám chỉ đường lối làm việc của Ban Biên Tập Da Màu, chúng tôi cảm thấy cần lên tiếng về câu nói “bóng gió” của người ký tên là Phêrô Bùi: “This article should have been sent to damau.org; in fact we did send it there, but the editors, who are perhaps too busy, did not respond to stuff like this...” (dịch: bài này đáng lẽ phải gửi cho Da Màu, và thực ra chúng tôi đã gửi bài cho Da Màu, nhưng nhóm biên tập viên có lẽ quá bận rộn, đã không hồi đáp về những chuyện như thế này...) ... (...)
 
18.05.2010
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... It is usually a big happiness for us idle readers to run accross a Vietnamese piece of literature translated into a different language, not only due to the current critical need for us to be globalized or just one’s curiosity to see how a Vietnamese mermaid is metamorphosed into a foreign princess in her splendid exotic wedding gown, but also because of another legitimate expectation — to simply learn something interesting and useful concerning translating our (very dear) mother tongue into a “step-mother tongue” and/or vice versa, in purely technical or academic terms... (...)

 

 

------------

Đã đăng:

16.05.2010
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... Lý Đợi is wise and sensitive enough to “declare” right from the beginning, “It is impossible to translate poetry, yet it is also impossible not to translate it.” I admire his wisdom and sensitivity, yet I think it is not completely useless to analyze the translation in technical terms, which I believe will not lessen our readers’ enjoyment of reading his really cool poems. Below are just a few questions that might show up during the course of reading the English version of “Bọn mày tưởng tao là ai?”... (...)
 
15.05.2010
[DỊCH THUẬT VĂN CHƯƠNG] ... It is unexpected to re-meet Lý Đợi with his new piece, “Mới khai quật được bản sắc văn hóa Việt Nam”, which sounds quite “aggressive and wicked”. The translation is admirable, too, trying to keep parallel with the source text on the whole; however, there still seem to be some faint “flaws” in it, which could turn it a little less amazing. Please permit us (idle) readers to note a few below... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021