tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động”  [đối thoại]

 

Phải nói là mình đã bị... “sững sờ” khi đọc được câu thơ sau đây của nhà thơ Trần Hữu Dũng trên Tiền Vệ:

“Bài học cách mạng
Ba đời viết bằng máu
Trong gia phả dòng tộc tôi.”

Đó là bởi vì mình nhớ đến bài hát này của Trịnh Công Sơn, bài “Hát trên những xác người”, và, tất nhiên, đến cả... cuốn “Đường Kách Mệnh” của nhân vật “xác ướp” Hồ Chí Minh!

Có một điều chắc chắn như thế này: ông nhạc sỹ tài ba họ Trịnh và ông “cha già vĩ đại” họ Hồ, cả hai người đã viết lên “tác phẩm” của mình — một người: bài hát, người kia: cuốn sách —, bằng... bút mực bình thường. Nhưng, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, đấy là mình gọi theo cách nói của những người cộng sản “con cháu ông Hồ” chỉ những cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Việt Nam ở thế kỷ trước, xét cho cùng, cũng như cái gia phả của bao dòng tộc Việt Nam ta, là được/bị viết bằng... máu! Máu của những xác người!

Hôm trước, mình đọc được một bài “phỏng vấn” rất hay của nhà văn Liêu Thái, trong đó có đoạn: “Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động, có người nhầm nó là bóng ma , cũng có người nghĩ rằng nó đang ngộ Phật, có người còn cho rằng nó là một Bồ-tát, hay là một Niết-bàn khác sau khi Phật nhập diệt. Cứ thế, mỗi người đều gán cho nó một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa.

Mình mới nghĩ như thế này: Cho dù những người cộng sản Việt Nam có “tô son trét phấn” đến thế nào đi nữa, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, chính là một thứ “Phản động”, chính là một thứ “Bóng ma” theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Bậy nà, cha nội nói gì nghe lạ rứa hè, “Cách mạng Việt Nam” phải là “diễm lệ và hào hùng” chứ, tại sao lại là phản động, là bóng ma được, bậy nà!

He, he, chẳng có gì lạ cả! Nếu phản động được định nghĩa trên... một định nghĩa (trên... một định nghĩa trên... một định nghĩa) là “đi ngược lại với chiều hướng phát triển chung của loài người”, thì Cách mạng Việt Nam không là phản động thì là gì đây hả trời?! Hãy nhìn mà xem, trong suốt “quá trình làm cách mạng” hay nói như nhà thơ Trần Hữu Dũng là “học bài học cách mạng”, bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu máu đã đổ cho cái “cuộc cách mạng” thổ tả này?!

Ờ, ờ, nghe cũng có lý, thế còn “bóng ma”, tại sao lại là “bóng ma”?

À há, “bóng ma”, vấn đề chính là ở đây đấy!

Mình nhớ mãi một câu văn này trong truyện dài “Những tháng năm cuồng nộ” của nhà văn Khuất Đẩu: “Bóng ma vô hình đã thực sự lởn vởn khắp mọi nhà. Nó đến lúc nào không ai biết, nó đi lúc nào cũng chẳng ai hay. Nhưng trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, trên trời dưới đất đâu đâu cũng có nó. Từ đây, mọi người lại co rúm như làng đang có dịch!

Mình thấy như thế này, không cần phải nói dài dòng mà làm gì, lịch sử cái nước Việt Nam ta, chính là lịch sử của... “những bóng ma”! Đây nhá, suốt từ những thời “dựng nước và giữ nước” xa xưa của An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., cho đến “giải phóng và thống nhất đất nước” của những người cộng sản mà đứng đầu là nhân vật Hồ Chí Minh, do chiến tranh chém giết nhau liên miên, mà có rất nhiều người chết “như ngả rạ”, tức là: hàng đàn, hàng đàn xác người — “bóng ma” —, được... “sinh ra”! Và, vì thế, lịch sử, chính là được “những bóng ma” này ghi nên mà thành!

Về “lịch sử bóng ma” của những thời đại xa lắc xa lơ, như là của “Vua Hùng”, Bà Trưng, Bà Triệu..., mình không muốn bàn tới, bởi vì nó cũ quá rồi, cũ như trái đất ý, hihi, mình chỉ muốn nói về cái thời ngày nay của chúng ta thôi, cho nó... gần, mới cả, dễ kiểm chứng, đúng không, nhá?!

Mình xin bắt đầu... À, nhưng trước tiên, có một điều như thế này, mình muốn nêu ra đây, đó là: chỉ “những bóng ma” mới cuồng nộ, con người bình thường không bao giờ cuồng nộ cả!

Rồi, bây giờ mình xin tiếp tục:

Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”. Và, cũng từ đó “những bóng ma cộng sản” cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” cong cong hình chữ S của chúng ta. “Những bóng ma” có thể thấy “hiển hiện” rõ nhất trong “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất”. Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự “cuồng nộ” dã man nhất trong “lịch sử cách mạng” của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những “xác chết” đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số “những bóng ma” lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Sau đó, những người cộng sản Việt Nam (có giai thoại là Hồ Chí Minh đã khóc(?)), vẫn tiếp tục... “hát trên những xác người”, dường như chưa thỏa mãn cơn cuồng nộ (lên đồng tập thể) đẫm máu ấy, họ tiến hành làm cuộc “Nam tiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”. Lại bao xác người, toàn thanh niên trai trẻ, ngã xuống... Tầng tầng lớp lớp bóng ma ngày càng “sinh sôi nảy nở”!

Dĩ nhiên, như mình có nói ở bài trước trên Tiền Vệ, là mình không muốn nhắc lại những điều vô nghĩa của chiến tranh, không muốn khơi dậy những nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam, nhưng cái “hiện thực” là tồn tại “những bóng ma”, là có đấy trên quê hương Việt Nam của chúng ta!

Những bóng ma cộng sản vẫn đang gây ra “những tháng năm cuồng nộ” cho dân tộc Việt Nam! Ngày mỗi ngày, những bóng ma mới lại xuất hiện, lại gây nên “những tháng năm cuồng nộ mới”, mà theo cách dùng từ “thời thượng”, hoặc nói như nhà văn Liêu Thái, là “những tháng năm Phản Động”! Và trớ trêu thay, chúng ta không thể thấy được quê hương đến bao giờ thì hết “bóng ma” khi mà từ 1969 đến giờ, vẫn còn một “bóng ma” (mình nói cái xác ướp của họ Hồ là bóng ma, một phần xác người đã chết là bóng ma, phần nữa, như mình có nói ở trên, ông ta là một “bóng ma” sinh thời, thì khi chết, “bóng ma” lại trở về “bóng ma” thôi) trấn ngự giữa Ba Đình! Chúng ta không thể thấy được, phải chăng bởi vì chúng ta là những người bình thường, không phải là “những bóng ma”, “Chỉ những xác chết mới nhìn thấy kết thúc của cuộc chiến tranh”? (Only the dead have seen the end of war! - Plato).

Viết đến đây, nhìn qua Tiền Vệ, mình thấy bác Nguyễn Đăng Thường tặng một bông hồng nhung cho nữ sĩ Thanh Bình, mình cũng bắt chước bác Thường, cũng xin tặng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình một bông hồng nhung, và, tiện đây, xin tặng nhà văn Liêu Thái một đôi... dép dự phòng, để lần sau có “đi... phỏng vấn”, nếu chẳng may mải lo “rút êm quên... cầm dép”, có cái mà đi cho đỡ đau chân, hihi!

 

 

-----------------

Bài liên quan:

21.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài tham luận “Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca” của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình rất minh bạch và... hấp dẫn... Tui “vui vẻ” đọc từ chữ thứ nhứt tới chữ cuối cùng không bỏ sót một chữ, một câu... (...)
 
18.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... - cậu dựa vào tài liệu nào, hơn 30 bài của Nguyễn Trãi là bài nào? - tui có sách của DAS đây. - đâu? cho tớ mượn đỡ coi được không? - được chớ. mà tui tưởng ông có rồi chớ. sách bán đầy chợ đó... (...)
 
17.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... BH: Mấy người là những kẻ vô ơn. Nè ông Dương Anh Sơn, tui chưa thấy ông đem lễ vật ra hậu tạ công lao tui quảng cáo sách cho ông. Còn ông Nguyễn Trãi, ông nên biết rằng tui viết như vậy thì người ta càng cảm phục công ơn ông hơn... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Giang sơn gấm hoa nay đã/đang đỏ lòm, đen thối. Hãy lên chốn cao nguyên ngó máu bô xít trào lên đất mà đọc thơ Ức Trai. Hãy ra đứng trước biển nhìn xác ngư phủ trôi mà làm thơ Ực Gái... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tay tui hiện có quyển Ức Trai Thi Tập, tác giả Dương Anh Sơn cựu giáo sư triết, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, năm 2009. Bài “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi là bài số 28, trang 81. Được xếp vào thời kỳ kháng Minh 1418-1429. Thời kỳ này, Nguyễn Trãi có 35 bài, từ bài 15 đến bài 49... (...)
 
30.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào? Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi... (...)
 
28.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)
 
26.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021