tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phải khóc  [đối thoại]

 

ai khóc sông Hoài khi nó gặp Hoàng Hà vạm vỡ phù sa

bạo tàn dòng chảy

cuồng điên dòng xoáy

700 năm Hoài vỡ ngàn huyết mạch / lang thang ngàn vạn sinh linh

khóc ai / than ai / trách ai... Hà? / Hoàng? / hu hu... hù hù... hụ hụ...

giọng lạc / cằn nước mắt / bỏng viền môi / tét vành mắt / mục dài tay áo

 

lau

 

ai thương Phụng Tiết khi vỡ Tam Hiệp

thây thối như rạ ngập / nhà mục như gạch đổ cổ tháp trăm năm

điện vẫn sáng quang sáng quắt / đủ để tỏ mặt xanh mặt đỏ / môi tím môi thâm

tàu bè vẫn chạy thòng lòng / cá heo cá kiếm rỉa rói tỏm tom / ... để sống

 

Dương Tử độc sản

 

Tây Tạng

tang tậy

kệ thây ai nói

hễ thở là còn / thoi thóp cũng là còn / trăng trối cũng là còn

còn biết khóc thì hãy khóc / biết thương thì hãy thương / biết lẫy thì hãy lẫy / biết ỏng ẻo thì vẫn nên...

 

khóc trong nhà / khóc chúi đầu miệng giếng / khóc mềm sũng gối nằm / khóc trong lòng / khóc ngoài bao bao la la / khóc la liệt bàn nhậu...

 

nên

 

nên không ai có thể hát thay chúng ta

vọng con khóc mẹ mới cho bú

dẫu cũng biết có thể mẹ thả trôi sông / nhét hốc chuồng bò / thả mặt tiền tịnh xá...

 

úm ba la

 

Tây Tạng

tang tậy

kệ thây ai nói

 

cớ gì không là đặc sản

tửu thừa trà thải quanh năm!

 

 

--------------

Bài liên hệ:

10.08.2009
[VĂN HỌC] ... không khóc cho tây tạng / không khóc cho việt nam / không khóc / cho cả chính bản thân ta đang ở chỗ an toàn / sức mấy / (vì hồ lệ đã cạn rồi) / vậy xin mượn lời / alan paton / nhà văn nam phi... (...)
 
09.08.2009
[VĂN HỌC] ... “Khóc Tây Tạng” viết giữa hai thủ pháp “Một hôm gầu guộc...” và “Khóc Văn Cao”. Nó không [những, chỉ] khóc Tây Tạng mà [nhất, còn] là khóc cho người [không] khóc Tây Tạng. Tôi thấy bài thơ hỏng hóc đâu đó và có vẻ thất bại!... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Xin cảm ơn độc giả Đinh Nhã Lan đã chỉ ra một điều rất hiển nhiên nhưng khó thấy đối với người Việt. Inrasara viết: “...lạt ma / ma hời / hời ơi / có ai khóc tây tạng không / còn ai khóc tây tạng không...” Hời chính là người Chăm... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Tây Tạng đang đổ máu, người ta đang than khóc, bài thơ 1 cũng kêu gọi hãy khóc cho Tây Tạng (cho dù Inrasara có than khóc theo kiểu “sến” khiến Lài dị ứng). Còn Lài thì trộn nước mắt, nước mũi, nước dãi, “nước đé” vào thành một hỗn hợp kinh khủng để... “giễu nhại” chơi... (...)
 
08.08.2009
[VĂN HỌC] ... Sau hai bài Lài trả lời Võ Vi và Hương thì Hương mới hiểu ra rằng Lài quả là có tài “Cả vú lấp miệng em” vì cái gì Lài cũng bẻ quặt quẹo theo suy nghĩ cá nhân của Lài được hết. Với tài năng của Lài như vậy, Hương nghĩ vú của Lài phải to cỡ Pamela Anderson.. (...)
 
07.08.2009
[VĂN HỌC] ... Ít ra phải đọc từ vị trí của một tâm hồn Chăm. Khi đọc như vậy, người đọc có thể thấy trong bài “Khóc Tây Tạng”, tác giả có ý so sánh dân tộc mình với dân tộc Tây Tạng. Trớ trêu thay, tác giả ngồi cùng (bàn nhậu) với những người “khóc” nhưng trong lòng thì coi mình như người “bị khóc”... (...)
 
[VĂN HỌC] Nhân có cuộc đối thoại quanh hai bài thơ “Khóc Tây Tạng” của Inrasara và “Khóc lóc Tây Tạng” của Bùi Thị Lài, chúng tôi kính mời bạn đọc Tiền Vệ thưởng thức những tác phẩm khác do các tác giả người Việt Nam và ngoại quốc (trong đó có Tây Tạng) viết về Tây Tạng hay về những đề tài có liên quan đến Tây Tạng, với những phong cách và lối tiếp cận khác nhau... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Lài e rằng Võ Vi nên xét lại khả năng đọc và hiểu của mình, ít ra trong trường hợp này. Võ Vi đã không phân định được mục tiêu nhắm tới của bài thơ “Khóc lóc Tây Tạng” là Tây Tạng hay là bài thơ “Khóc Tây Tạng”, nên Võ Vi đi đến sự nhận định sai lầm. Tiếc thay, đây là sai lầm từ căn bản!... (...)
 
06.08.2009
[VĂN HỌC] ... Chuyện về xứ Tây Tạng đang được coi là một điểm nóng và nghiêm trọng. Nếu không khoái vấn đề sắc tộc chính trị thì thôi, chẳng nên đem chuyện máu và nước mắt của người ta ra để mà làm thơ ngang rồi “giễu nhại”... (...)
 
05.08.2009
[VĂN HỌC] ... Lài cho rằng hai bài thơ không thể chê bai hay đập nhau, nhất là trong trường hợp này. Mà thật ra, bài trước đã gợi hứng cho bài sau. Nói cho chính xác, bài “Khóc lóc Tây Tạng” đã sử dụng thủ pháp (hay kỹ thuật) giễu nhại trên chính văn bản của bài “Khóc Tây Tạng” để họa lại nó... (...)
 
04.08.2009
[VĂN HỌC] ... Thái độ của cá nhân đối với nghệ thuật là quan trọng, những tị hiềm, chê bai chỉ giết chết nó mà thôi. Đó cũng là thái độ chung của nhiều văn sĩ trong nước hiện nay và có lẽ đó cũng là lý do khiến nhiều người mất đi cơ hội được viết và trình bày tác phẩm của mình... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021