tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Mù, chột & sáng (mắt sáng lòng)  [đối thoại]

 

Chuyện mù, chột & sáng ở đâu cũng đầy ra. Chuyện vua, thường dân & hay phó thường dân cũng vậy. Tây với Ta. Việt Nam không là ngoại lệ. Nam hay nữ, già hay trẻ, Bắc hay Nam, và... trong nước hay hải ngoại. Sáng thì cực hiếm (nên, và quý), chột thì in ít, còn mù thì vô số kể. Đồng bào tin tôi đi. Có nhân chứng vật chứng hẳn hoi nè.

 

1.

Thơ Tân hình thức vừa bị ngài Chân Phương (một nhát thôi cũng toi) dạy rằng lạc hậu (“Thơ Hoa Kỳ và Tân hình thức” trên Vanchuongviet). Thế mà ở đầu thiên niên kỉ thứ ba sau Công nguyên, Khế Iêm vừa hô (Tân hình thức, NXB Văn Mới, Hoa Kỳ, 2003), đã có ngay cả đống người ủng. Xin kê khai: Khế Iêm, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đạt, Đoàn Minh Hải, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Đỗ Minh Tuấn, Lưu Hy Lạc, Đỗ Kh., Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Đài Sử, Nguyễn Đình Chính, Inrasara, Lê Thánh Thư, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đăng Thường, Trầm Phục Khắc, Lê Giang Trần, Phan Thị Vàng Trắng, Đỗ Vinh, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Đạt, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Quán, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hoài Phương, Đinh Cường, Phạm Việt Cường, Hà Nguyên Du, Bỉm, Biển Bắc, Giảng Anh Yên, Nguyễn Phan Thịnh, Đỗ Quyên, Huy Hùng, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, TPKỳ,...

40 mạng gồm bao cả nam và nữ, già với trẻ, Bắc cùng Nam, trong và ngoài. Toàn nhà thơ mù dồn phiếu bầu nhà lập thuyết chột Khế Iêm lên làm vua.

 

2.

Hậu hiện đại thì hân hạnh được ngài Chân Phương (dịch một tiểu luận Alan Kirby cũng đủ kết liễu) dạy là lỗi thời. Bảo đứng xếp hàng kiểm lại mới thấy rằng:

Về phía chột lý luận, nghiên cứu, phê bình & dịch thuật có:

- Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại, Văn Nghệ xuất bản, Hoa Kỳ, 2000; với các tiểu luận to về hậu hiện đại: “Chủ nghĩa hậu hiện đại và cái (cần) chết trong văn học Việt Nam”, “Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa tiền vệ”, “Tính lai ghép trong văn học Việt Nam”, “Toàn cầu hóa và văn học Việt Nam”, “Giải lãnh thổ hóa trong văn học Việt Nam”,... đăng trên Tienve.

- Hoàng Ngọc-Tuấn, Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết, Văn Nghệ xuất bản, Califonia, Hoa Kỳ, 2002; và rất nhiều tiểu luận và công trình dịch thuật bự khác cũng trên Tienve.

- Lại Nguyên Ân (biên soạn) 2 tập dày cộm Văn học hậu hiện đại thế giới. Tập 1: Những vấn đề lý thuyết, Tập 2: Truyện ngắn hậu hiện đại, NXB Hội Nhà văn, 2003.

- Richard Appignanesi - Chris Gattat, Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2006.

- Trần Quang Thái, Chủ nghĩa hậu hiện đại, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2006.

- J.-F. Lyotard, La Condition postmoderne: Rapport sur le savoir, Editions de Minuit, Paris, 1979 được Ngân Xuyên dịch sang tiếng Việt: Hoàn cảnh hậu hiện đại, NXB Tri thức, 2007.

- Còn Inrasara, có ba bài viết cồ: “Nhập lưu hậu hiện đại không quá độ hiện đại hậu Kỳ”, Talawas.org, 21-2-2008; “Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt”, trong Song thoại với cái mới, NXB Hội Nhà văn, 2008; “Đối thoại hậu hiện đại”, Tienve. Và công trình tổng hợp: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại, nghiên cứu - phê bình - tuyển thơ, gôm 24 tác giả, đã đăng trên Tienve, 2009.

- Cuối (và đâu đã cùng) là Thơ hậu hiện đại của Ion Milos, Phạm Viết Đào tuyển dịch, NXB Văn học, 2009.

Cùng bao nhiêu tên tuổi chột khác: Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Văn Dân, Phương Lựu, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phan Tấn Hải, Hoàng Hưng, Nguyễn Ước, Ngân Xuyên, Nguyễn Đức Hiệp...

 

Cánh mù (nhắm mắt – à quên, có mắt đâu mà nhắm) làm theo có:

Thơ là Nguyễn Hoàng Tranh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Như Huy, Vũ Thành Sơn, Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, Đỗ Kh, Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Linh, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Tôn Hiệt, Trần Tiến Dũng, Như Huy, Khúc Duy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Lynh Bacardi, Lê Vĩnh Tài, Tuệ Nguyên, Khánh Phương, Trần Wũ Khang, Inrasara, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Lê Văn Tài, Thận Nhiên, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Viện, Nhã Thuyên, Đặng Thân, Liêu Thái, Lê Hải.

Còn văn xuối là Trần Vũ, Nguyễn Viện, Đặng Thân, Hoàng Ngọc-Tuấn, Lê Anh Hoài, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Lưu Vũ, Nhật Chiêu, Inrasara, Hoàng Long, Nguyễn Đình Chính,...

 

54 tên và còn hơn thế nữa. Lại có cả nam và nữ, già với trẻ, Bắc cùng Nam, trong và ngoài. Toàn nhà văn nhà thơ mù không à, nên nhà phê bình chột Nguyễn Hưng Quốc, nhà nghiên cứu chột Hoàng Ngọc-Tuấn, dịch giả chột Phạm Viết Đào, nhà thơ-nhà phê bình chột Inrasara, vân vân nhà & giả chột khác làm vua.

Bởi thế vì vậy do đó cho nên ngài Chân Phương-sáng mới có cơ hội vàng mà... lên lớp.

Rủi thay! Trong lúc hơn trăm sinh linh vừa chột vừa mù hãi quá im re, thì mới có vài ba mạng đứng ngoài cửa sổ xin góp ý kiến thì con người sáng (mắt sáng lòng) này vội vã đánh trống lãng và... chuồn.

 

Sài Gòn, cận Tết Con Hổ (giấy).

 

------

TANG CHỨNG THAM KHẢO:

1. “Cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại và xa hơn”, bản dịch Chân Phương, trên Damau, có một câu rất đáng khắc lên bia đá:

Bởi đã kéo dài quá lâu ở VN cái thảm trạng “trong xứ sở của những người mù về thông tin và kiến thức... bọn chột lý luận sẽ làm vua.”

2. “Thơ Hoa Kỳ và Tân hình thức”, trên Vanchuongviet, cũng có đoạn tương tự rất đáng truyền tụng qua bia miệng:

“Bài viết này hi vọng cung cấp cho độc giả không rành tiếng Anh và thiếu khả năng tra cứu, đặc biệt là người VN trong nước thiếu sách báo thế giới, một cách nhìn tương đối chính xác hơn về thơ HK hôm nay”.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

04.02.2010
[VĂN CHƯƠNG & HỌC THUẬT] ... Vào trang web văn học da thuộc không bơi giếng chiều mưa nọ kia / Bé bự Sương tui thấy có một ông thơ thẩn sính kết án vĩ cầm kia nọ / Kéo giây tơ câm chuyển thanh một bài tiểu luận lăng nhăng nọ kia / Mong hạ bệ trễ nãi một cái chủ nghĩa văn học lừng danh tiếng kia nọ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021