tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Tôi không là quan thơ  [đối thoại]

 

Thưa ông/anh Black Raccoon, tôi đã nói khá đầy đủ trong đối thoại trước rồi. Tuy nhiên, tôi cũng ráng lập lại một lần nữa các điểm chính để tránh mọi ngộ nhận.

 

1. Nhà thơ & quan thơ.

Black Raccoon không phải là nhà thơ thì tôi cũng chẳng phải là thi sĩ. Black Raccoon đã có nhã ý gọi tôi là nhà thơ thì tôi xin đa tạ. Black Raccoon viết trước, tôi đối thoại sau. Do vậy tôi thấy câu kết của Black Raccoon: “Qua rồi cái thời thi ca là lãnh địa của riêng nhà thơ và vài ông quan thơ” là hơi bị... thừa chăng?

 

2. Cái tôi & cái tui.

Cái tôi “không thể thay thế” (to tướng) của Black Raccoon trong nháy mắt đã trở thành cái tui “không là nhà thơ” (vĩ đại). Như vậy là đã có thay đổî rồi, khỏi cần chứng minh thêm.

 

3. Cái tôi đọc thơ.

Cái tôi “đọc thơ như ăn phở” của Black Raccoon thật ra chỉ là con số dê rô vì nó đã chộp ý của Bùi Giáng. Nếu vay mượn thì, từ đầu, nên viết: “Bùi Giáng đã ví đọc thơ như ăn phở và tôi cũng đồng ý với nhà thơ họ Bùi”. Chẳng hạn. Thêm một bằng chứng cho thấy cái tôi của Black Raccoon rất dễ dàng được thay thế.

 

4. Câu viết của Bùi Giáng.

Đó là một câu viết... bạt mạng. Tôi không cần phân tích để chứng minh thêm. Ai đồng ý thì có thể suy gẫm tiếp. Ai đứng về phía nhà thơ miên trường và Black Raccoon thì tôi xin chúc được nhiều may mắn... mua vui.

 

5. Xuân Hạ Thu Đông.

Thơ hôm nay vẫn còn Xuân Hạ Thu Đông. Đồng ý. Nhưng không nên làm đề tài cho thi nhân ngâm vịnh... con nai vàng ngơ ngác.

 

6. Phiếm văn & tiểu luận.

Phiếm văn ví von cho vui, hay tiểu luận trịnh trọng cho buồn, cuối cùng thì hậu quả cũng hệt nhau. Độc giả yếu bóng vía dễ bị nhiễm những lời vàng ngọc. Do vậy mà tôi phải lên tiếng, đóng vai thằng ngọng đứng coi ngỗng đực. Ngoài ra, châm biếm, bông đùa, cợt nhả có khi lại mạnh hơn nghiêm túc. Vì thế mà các lãnh tụ độc tài, các giáo chủ cực đoan thảy đều sợ bị mang ra làm trò đùa.

 

7. Yêu thơ & đọc thơ.

Dĩ nhiên có thích mới có đọc. Nhưng đó là cách đọc thơ để mua vui, sử dụng xúc cảm nhiều hơn lý trí, vì vậy mà luôn luôn chuộng loại thơ xa rời thực tế, thơ là “cõi khói sương”, cái đẹp là “nơi ngàn năm mây trằng bay”. Đó là điều tôi đã muốn nói và không muốn làm phiền thêm độc giả. Bởi lẽ đọc thơ cũng có thể là trèo lên cây bưởi hái hoa, tụt xuống vách đá cheo leo, hay xuyên qua sa mạc hồng hoang vắng.

 

Vân vân và vân vân.

Thân ái.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

30.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ vừa ráo bàn phím sẽ luôn là bài thơ hay nhất, với tôi, vì nó nằm giữa một quá khứ đang trôi tuột đi vào hư rỗng và cái khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi mà người viết còn đang cảm thấy. Ngoài giây phút ấy là sự chết... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... bài thơ tôi viết nhất định không phải là tô phở ngon để kẻ vung tiền ăn sung mãn. cũng không phải là tô phở dở để trôi qua cuống họng người nghèo đói nào. bài thơ tôi viết là bãi phân... (...)
 
28.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thật ra, chuyện ví thơ với phở, trước đây Bùi Giáng cũng có từng nói qua rồi. Và tui chỉ đồng ý với ông. Đại ý Bùi Giáng viết: “Khi ăn một bát phở ngon thì ta cứ biết là nó ngon, chứ bây giờ thắc mắc phân tích xem bát phở này từ đâu tới, hữu hay vô, xưa hay nay thì ăn làm sao còn thấy ngon được nữa đây?”... (...)
 
27.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở... (...)
 
25.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... “Trong thơ mọi sự đều được phép”! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai “cho phép” mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để “dòng thơ” tuôn trào, ý nghĩ bay bổng! Vậy sự “không cần chờ ai cho phép viết thơ” chính là “sự rất tự nhiên” của ngôn ngữ? Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là “sự tự do”!... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó.... (...)
 
24.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy... (...)
 
23.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thơ chỉ là những hình ảnh thôi sao? Ngoài hình ảnh, thơ không có gì khác nữa, như: âm điệu, tư tưởng và những vẻ đẹp thuần trí tuệ, lý tính...? Nếu thơ chỉ có hình ảnh và cảm xúc, vậy thơ khác gì với hội họa, nhiếp ảnh...? (...)
 
22.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)
 
21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021