tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhất, nhất, nhất...  [đối thoại]

 

Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

“... Hội chứng thích làm kẻ đầu tiên, thích cái gì cũng nhất: bánh chưng, bánh tét lớn nhất, sách to nhất, tượng bự nhất, cốc cà phê oách nhất, kỷ lục nhất, v.v... Thèm vào sách Guiness khôn tả nhưng có những cái nhất mà lờ tịt, như cú dối trá với tiền nhân lớn nhất. Dâng bánh dày cho tổ tiên to nhất nhưng... bằng xốp... ”

Nhưng theo tôi có một cái... nhất mà anh chưa nói ra (hay ngại). Cái nhất này đúng là... khó nói thật. Vì nói ra sợ người ta “đánh giá gia đình”, dù đó là sự thật hầu như ai cũng biết.

Trong các quán nhậu, người ta hay nói về cái này... nhất. Thậm chí lúc đang làm việc người ta cũng chỉ thích bàn luận cái này... nhất. Cái mà người ta tìm trên internet nhiều nhất cũng không ngoài cái này. Người ta rỉ tai nhau các bài thuốc hay từ “Minh mạng thang”, đến “dâm dương hoắc”, hải mã, tắc kè... cũng vì cái này... nhất.

Nói chung, đây là thứ mà mọi người mơ ước... nhất, thèm muốn... nhất và sẵn sàng đánh đổi bằng nhiều tài sản và thời gian nhất... để có nó. Và, dĩ nhiên, họ cũng ngại thổ lộ... nhất.

Đây không chỉ là ước mơ của các cá nhân mà nó đã trở thành nỗi niềm chung của các quan từ lớn chí nhỏ, của mấy anh nhà giàu mới nổi, của lớp thanh niên mới lớn, của những rường cột quốc gia,... của một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến.

Nó là nhất, nhất, nhất...

Và cái được gọi là “đạo đức xã hội” ở Việt Nam hiện nay, cũng được “giấu” vào chỗ này nhiều... nhất.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

04.03.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Đầu năm, nghe thở than: Đào tạo trí thức trẻ thế nào mà chưa chi đã khởi đầu sự nghiệp bằng trò trộm đạo. Nghiên cứu thì đạo văn. Kiến trúc, hội họa, điêu khắc thì đạo ý tưởng. Sân khấu điện ảnh thì đạo kịch bản. Nhạc sĩ thì đạo nhạc... Trò này của tay Diệu Thủ Thư Sinh (trong truyện chưởng Kim Dung) nay khối kẻ đang lấy ông ta làm “Tổ Nghề”... (...)
 
03.03.2010
[CHUYỆN CHỮ] ... Chữ “đạo văn” 盜文 không phải do người Việt ta “phát minh chữ” mà chính là chữ dùng đúng theo Hán tự. “Đạo văn” 盜文 có nghĩa là “ăn trộm văn”. Người Trung Hoa dùng chữ này rất thông thường. Hãy thử đưa chữ “盜文” vào google.com là sẽ thấy hiện ra hàng ngàn trang web dùng chữ này. Người Trung Hoa còn dùng chữ 盜文者 (đạo văn giả) để gọi “kẻ đạo văn”... (...)
 
02.03.2010
[CHUYỆN CHỮ] ... Hồi nhỏ, đọc Nguyễn Tuân, người ta tán: Trong bài tả mùa gặt, ông Nguyễn đã nghĩ ra rất nhiều chữ “vàng” như “vàng hươm”, “vàng rộm”, vàng... gì đó nữa không nhớ... Thật là tài tình. Sau này tỉnh ra, nghĩ : Sao ông ấy phải khổ thế nhỉ? Đã có đầy các thứ “vàng” rất hay, rất chính xác (vàng tươi, vàng úa, vàng chóe, vàng hoe, vàng óng, vàng cháy, vàng thổ, vàng khè, vàng vàng...) đủ cho mọi thứ, mọi trường hợp, làm sao phải phịa thêm “vàng” nữa, để rồi chắc gì người đời nhớ đến và công nhận... (...)
 
28.02.2010
[CHUYỆN THƠ] ... Vậy đó! Tương quan lục bát Việt - Chăm đã đặt ra một cách khoa học từ khá lâu (1992), ít nhiều gây chú í đến giới chuyên môn, trong đó không ít vị lên tiếng tán đồng. Trần Quốc Vượng là một trong những (2000). Nhưng mãi khi Tiền phong cuối tuần số Xuân 2010 in bài viết ngắn: “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”, nó mới đánh động dư luận. Nói thế, vì ngay trên tạp chí Thơ số tháng 9-2007, vẫn có tác giả cả quyết “lục bát, song thất lục bát... là bản sắc độc đáo riêng của người Việt ta”... (...)
 
27.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Nhân nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trao đổi về “song thoại” và “ăn chữ” với nhà nghiên cứu phê bình Inrasara — vấn đề này tôi ngoại cuộc, nhưng thấy anh Nguyễn Hữu Hồng Minh có nhắc “vấn đề của văn chương hình như không phải chỉ dừng lại ở ‘lập biên bản’, thổi còi xác định ai là người làm đầu tiên…” —, tôi nhớ đến bài viết của anh Inrasara “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”... (...)
 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Trên Tiền Vệ vừa qua nhà thơ Inrasara có viết bài đại ý nói tôi lấy hai chữ “song thoại” từ Phạm Công Thiện (?) và “ăn chữ” của... dân tộc Chăm (!?). Xin thưa lại với anh mấy điều như sau: “Song thoại” là hai chữ bình thường... “Ăn chữ”: Vốn là tên một truyện ngắn của tôi... Tôi chưa bao giờ đọc một tiểu luận nào của anh Inrasara viết về xung quanh chuyện “ăn chữ” này của dân tộc anh... (...)
 
23.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Phùng Thành Chủng: “không biết phải thưa lại với anh (Inrasara) như thế nào”. Chuyện không khó xử đâu. Nêu được như vậy thì hay lắm, và cám ơn anh nữa, bởi đã góp một nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Sau này nếu có độc giả hay nhà văn nào bổ sung thêm càng tốt. “Ăn chữ” sẽ được nối dài ra đến... vô tận... (...)
 
22.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... nhà thơ Inrasara cho rằng “Ăn chữ” là từ đặc biệt của dân tộc Chăm... vậy tôi không biết phải thưa lại với anh như thế nào, khi trước anh và Trà Vigia ít nhất là 6 năm, tôi đã sử dụng cụm từ: “Ăn chữ” làm “tít” cho một truyện ngụ ngôn của mình... (...)
 
19.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)
 
17.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)
 
14.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)
 
13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
 
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021