tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Tiếng Đảng đẻ”, hay nhân trường hợp của anh Chu Hảo...  [đối thoại]

 

Cũng sắp tết, mình định “ra Giêng” mới viết lách tí gì đó, gọi là... “khai phím đầu Xuân”, nhưng nhân đọc được bài “Khóc ngu” của bác Nguyễn Hưng Quốc trên VOA, mình không thể... “cưỡng chế” lại cái sự “gõ phím”, nó cứ “sôi sùng sục lên” bắt mình phải viết, hehe...

Như bài trước mình có nói, trong khi Thượng Đế cười (khẩy) thì con người chúng ta đa số là “khù khờ”, hihi, và, khi đọc xong bài viết của bác Quốc, mình rút ra được một kết luận là: một trong những “động tác” thể hiện cái sự khù khờ ấy của con người chúng ta, chính là... “khóc ngu”, huhuhu!

Mà như thế, nếu chúng ta nhìn hiện tượng nói chung theo cái “diễn biến hòa bình” của nó, hay nói theo cách của các nhà triết học là “biện chứng luận”, thì có thể hiểu hành động “khóc ngu” (của nhân dân Bắc Triều Tiên) là kết quả của một quá trình tư duy đi từ lý thuyết (chất) “khù khờ” đến thực hành (lượng) khóc ngu! Mình mới nghĩ, như vậy cái gì đã làm cho con người chúng ta, cụ thể là người dân Bắc Hàn, được/bị “tư duy khù khờ” như thế?

Để tìm được câu trả lời, chúng ta có thể đi lui về quá khứ, tít tít tận... thời “hoang sơ” của loài người...

Hê, thời hoang sơ của loài người xa lắc xa lơ, làm sao mà đi lui tới được hè cha nội?

Hihi, được chớ! Đây này, Eduardo Galeano đã nói rồi này, trong bài “Nhân loại” ấy, nhà văn nói loài người chúng ta là “kẻ sáng tạo ra ngôn từ để thực tại và ký ức không câm lặng”, có nghĩa là chúng ta có “ngôn từ” để tư duy “đánh động” thực tại và ký ức, mà ký ức ở đây, chính là quá khứ đấy, đúng không?!

Ừ, nghe cũng có lý!

Có lý quá đi chớ! Nghĩa là chúng ta có thể “trở về” tất cả mọi thời kỳ của quá khứ loài người, kể cả thời kỳ Nguyên thủy! Nào, bây giờ, chúng ta hãy “đánh động” quá khứ nhé!

Có một quá khứ như thế này, mình muốn nhắc đến Cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, chính xác ra là câu nói nổi tiếng của Marat: “On est grand, parce-que vous vous mettez à genoux” (Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống). Tức là, bình thường ra ai cũng biết như vậy, đúng không, nhưng mình xin hỏi, tại sao ở cái kỷ nguyên thứ 21 của văn minh loài người này, còn rất, rất, rất nhiều cái gọi là “ngươi”, vẫn luôn hàng ngày “cúi xuống”? Những cái sự như là “đỉnh cao chói lọi”, hay là “lãnh tụ vĩ đại”, xét cho cùng, cũng là do “các ngươi” cúi xuống cơ mà, không biết à?!

Mình mới nghĩ tiếp, chắc chắn có một cái gì đó đã “thay đổi” tư duy (vốn rất “thánh thiện và văn minh”) của loài người chúng ta, ít ra là ở các nước theo đuổi cái gọi là Chủ nghĩa Cộng sản như là Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba!

Vậy cái đấy là cái gì?

Mình nghiệm ra điều này, trong thế giới của chúng ta, chỉ có tinh thần (tư duy) là vận động, còn vật chất thì... “đứng yên”! Mà đúng thế đấy, như các bạn cũng biết, đã bao đời nay, quanh đi quẩn lại cũng vẫn chỉ khoảng 120 nguyên tố là “tồn tại” trong thế gian nhỏ bé là Trái đất này của chúng ta. Tức là, vật chất không “thêm” ra được tí gì, hay nói cho có vẻ “biện chứng” là: vật chất không vận động, chỉ tinh thần thôi! Đây nhá, mình xin giải thích, đã có một lần mình nghĩ như thế này, nếu giả sử tất cả 7 tỉ nhân mạng trên toàn cầu trong cùng một lúc “nhắm mắt lại”, ngừng tư duy, thì cái thực tại này: cuộc sống, trái đất, mặt trời, dải ngân hà, toàn thể vũ trụ, đều sẽ... biến mất ngay lập tức! Chắc chắn thế, đó là bởi vì, khi loài người ngừng tư duy, không “thấy” gì nữa, sẽ không còn một “mống tinh thần” nào để “chứng thực” cái “sự tồn tại” của vật chất!

Mình nêu những điều trên ra như thế, là để muốn nói lên cái ý: tư duy quyết định vật chất! Chắc chắn sẽ có bạn “giãy nảy” lên là, nhưng vật chất vẫn tồn tại độc lập cơ mà!? Hehe, không, đấy là do bạn “nghĩ” thế đấy chứ, tức là tư duy của bạn “bảo (quyết định)” bạn như thế đấy chứ...

Hê, cha nội, nói chuyện triết huyên thuyên rồi, quay lại chuyện khóc ngu của nhân dân Bắc Triều Tiên đê!

Hehe, ừ thì quay lại.

Mình nghĩ như thế này, con người chúng ta sinh ra có được một “phương tiện” để tư duy sáng tạo ra cuộc sống và văn minh cho chính mình, đó chính là ngôn ngữ, hay nói cho có vẻ “dân dã” một chút là “tiếng mẹ đẻ”. Về điều này thì đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ nói lên rồi trong các tác phẩm của họ, mình chỉ xin nêu ra đây bài văn mới nhất của giáo sư Nguyễn Quỳnh, bài “Những mảnh gương soi”, chính xác ra, đoạn này:

Vậy thì cảm-tính của tôi tống cổ í-thức của tôi ra ngoài, khi tôi thấy những cột mầu trong tranh của Hoàng Ngọc Biên, zựng lên như fướn lụa. Tôi cũng thấy những jòng bồng bềnh trong không-jan và thời-jan. Một cái gương không fản chiếu nhiều đời-sống chỉ là một mảnh vô-hồn. Tuy nhiên, khi gương-soi chiếu rọi nhiều đời-sống thì gương-soi đó trở thành biểu-tượng đưa chúng ta trở về cỗi uyên-nguyên vô thủy vô chung . Và lạ thay, khi chợt nhận ra điều đó, nó júp tôi nhớ đến bài hát cho tam-ca không cùng jai-điệu của Zarathustra, một tác-fẩm lạ-lùng của Nietzsche trong đó đã một lần Nietzsche thấy thú “đau-thương” – quặn người lên đau vì sướng đến ngất-ngây!

Tức là, ngôn ngữ của nghệ sĩ, chính là tấm gương soi (nhìn vào đó ta thấy “thực tại và ký ức không câm lặng”) cho chính nghệ sĩ, và nói rộng ra, với con người chúng ta cũng vậy, cuộc sống của chúng ta chính là hình ảnh chiếu rọi của tư duy qua tấm gương ngôn ngữ là “tiếng mẹ đẻ” của chúng ta...

Lại chì lại chiết rồi, đang nói chuyện “khóc ngu” cơ mà?

Đây, đây, mình nói ngay đây! Cũng như thế, có thể nhận định như vầy: từ khi cái Đảng Cộng sản ra đời, cụ thể là Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cùng lúc cũng có một thứ ngôn ngữ mới ra đời, mà mình đặt tên cho nó là “tiếng Đảng đẻ”. Không như “tiếng mẹ đẻ” là thứ tiếng yêu thương mà người mẹ truyền cho người con một cách tự nhiên, ấm áp ngọt ngào như dòng sữa mẹ, thứ “tiếng Đảng đẻ” này mang đầy sự “cứng lạnh” và độc ác, (kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép”!) được Đảng độc tài “tống vào họng” nhân dân bắt “thấm nhuần” cho bằng được (chúng ta cứ xem cái sự “cách mạng văn hóa” là đốt sạch “tiếng mẹ đẻ” và đọc “sách đỏ Mao tuyển” của Trung Quốc, hay cái sự “lãnh tụ đời đời” Kim Nhật Thành bắt người dân Bắc Triều tiên hàng ngày phải học “trước tác” của mình, v.v...). Suốt quãng thời gian của những cái gọi là “giải phóng dân tộc”, hay “xây dựng XHCN”, thực ra chỉ là quá trình nhồi nhét “tiếng Đảng đẻ” vào đầu óc của người dân. Sự tình thật là “khốn nạn” cho người dân ở các nước bị Đảng độc tài “lãnh đạo”, bởi vì, do chỉ được nói thứ “tiếng Đảng đẻ”, nên suốt ngày họ chỉ có thể “tư duy” bằng “tiếng Đảng đẻ” mà thôi! Và như thế, là điều dễ hiểu khi cuộc sống của họ đầy những sự lầm than và uất ức, luôn bị đau thương và mất mát bao phủ, bởi vì, như mình đã có nói rồi đấy, bản chất của hệ thống độc tài là... “bầy hầy”! Và, đến đây, cái “sự khóc ngu” của nhân dân Bắc Hàn, chắc các bạn đã suy luận ra được rồi, chính là kết quả của bao năm tháng “học và nói” “tiếng Đảng đẻ”, Đảng (cha con nhà Kim Nhật Thành) “Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao”!

Cũng như thế, tình hình ở Việt Nam ta không có gì gọi là “khả quan” hơn cả! Đều “quả dứa”! “Tiếng Đảng đẻ” dường như đã chiếm thế thượng phong trong cuộc sống của từng cá nhân con người. Chúng ta có thể lấy ví dụ cho cái sự “thấm nhuần tiếng Đảng đẻ” là câu thơ “thô lậu nhất” trong “văn chương xã hội chủ nghĩa” của Tố Hữu: “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”, chỉ những kẻ thấm nhuần “tiếng Đảng đẻ” mới “xuất thần” một câu thơ “để đời” như vậy được, một người nói “tiếng mẹ đẻ” bình thường không bao giờ có thể “tư duy khù khờ” như thế!

Bây giờ, mình xin nói tiếp về chuyện thời sự Việt Nam ta. Mới đây, chị Hoài đã “tái xuất giang hồ” bằng một loạt bài viết khá sâu sắc. Trong số những bài viết đó, mình có tìm thấy cái ý “thấm nhuần tiếng Đảng đẻ” trong bài viết mới nhất của chị ấy, bài “Sự lạc quan vô tận”, ở đoạn văn này:

Tôi xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết , trong cả những tình huống không phù hợp nhất. Năm 2012 mở đầu với nhiều tin xấu: vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vụ xung đột ở Tiên Lãng, vụ xét xử Lê Văn Luyện, những vụ xe cứ cháy người cứ chết từ cuối năm ngoái chưa dứt... Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằngchưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất... Nếu cách tư duy, cách diễn đạt, nếu ngôn ngữ chính thống này hoàn toàn thắng thế thì trong vòng ba thế hệ tới, sẽ không còn ai đọc và hiểu những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.

Tức là, bởi vì đã lâu tư duy chỉ bằng một thứ ngôn ngữ độc nhất là “tiếng Đảng đẻ”, nên “thấy” cũng chỉ độc nhất rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, bởi vì nếu “giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, tức là không nói “tiếng Đảng đẻ” nữa, thì nói tiếng gì đây? Và cũng bởi vì, “tiếng mẹ đẻ” của chúng ta đã bị, một cách chua xót, “bay đi (ít) nhiều” lắm rồi, còn rất ít người “chăm sóc nâng niu giữ gìn” nó, mà giờ đây, con người ở xã hội Việt Nam, có thể nói, bắt đầu ngay từ khi chào đời, đều bị Đảng CSVN “bắt ép” học “tiếng Đảng đẻ”, để “nói”, để “nghĩ”, để “khom lưng”, để “cúi đầu”, và, thật nực cười, để “xây dựng đất nước hơn mười ngày nay” theo “định hướng XHCN” trong cái vòng — nói như chị Hoài là “lạc quan vô tận” — u mê dường như bất tận là cái Chủ nghĩa Cộng sản!

À, ra thế! Vấn đề là ở đây đây! Vậy giải quyết vấn đề đi cha nội!

Hehe, cực dễ! Chúng ta có thể nói “một tiếng nói khác” như anh Viện, hoặc... tất cả chúng ta hãy đồng loạt “nhắm mắt lại” và không nói “tiếng Đảng đẻ” nữa, thế thôi, tức khắc ĐCSVN sẽ “biến mất”, mọi sự “người ta lớn (Đảng CSVN quang vinh muôn năm) bởi vì ngươi quì xuống (khóc ngu)” sẽ “không còn”, bầu trời văn minh sẽ bừng sáng, tiếng cười tự do sẽ ngân vang! Ha, ha, ha...

Thế nhá!

 

 

------------------

Bài liên quan:

07.01.2012
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Bởi vì, “sự mất đầu” của loài người chúng ta, một phần do chúng ta “nhắm mắt làm ngơ”, phần nữa do chúng ta cứ “để mặc” “những con dao” trong tay lũ độc tài vung xuống “chặt đầu” chúng ta... (...)
 
02.01.2012
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi Kim Jong-Il còn tại thế, các nhà bình loạn Việt Nam thường gọi đùa là Chí Phèo! Nhưng nay, một Kim Jong-Un chưa tới 30 tuổi mà bụng đã to như thùng nước lèo, mặt búng ra sữa, thì cậu út cầu tự của họ nhà Kim lại rất giống với thằng Phước “em chả, em chả” được nuông chiều rất mực của bà phó Đoan!... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó công dân Hồ Cương Quyết bị tống xuất khỏi Việt Nam, như chàng thanh niên André Menras đã bị trục xuất khỏi Sàigòn cách đây gần 40 năm. Liệu ông có sẽ viết một cuốn hồi ký tựa là “J’accuse…”? (...)
 
31.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Ở cái xứ mình đang sống - đất nước Hungary ấy mà -, người dân có câu châm ngôn rất hay là: Cái đơn giản nhất là cái vĩ đại nhất, và Tình Thương là thứ đơn giản nhất trên thế gian này! Tất nhiên, theo mình nghĩ, các dân tộc khác chắc cũng có những châm ngôn tương tự, nhưng... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thập niên 2010 này phong trào dân chủ đang lan ra từ Tunisia, Ai-Cập sang Lybia, Syria. Hy vọng năm mới cách mạng dân chủ sẽ đến với Đông Á, ở đó hương hoa tự do đang bắt đầu lên mầm trên đất Myanmar và sẽ lan toả sang Việt Nam... (...)
 
28.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tiếng thét của hàng chục vạn người thật đáng sợ, nhưng tiếng cười xem ra còn đáng sợ hơn. Một khi sự căm giận biến thành tiếng cười, điều đó có nghĩa là mọi sức mạnh của dân tộc, trong đó sức mạnh văn hoá là hùng vĩ nhất, đã được huy động để chống lại, chống đến cùng sự gian trá, sự ngu dốt, sự điêu ngoa... (...)
 
24.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cái sự khóc của những người dưới chế độ XHCN, khóc theo bầy đàn, khóc tràn lan, khóc để cho công an chìm trông thấy, khóc để truyền hình quay phim, khóc để chứng tỏ chế độ cọng sản ưu việt hơn tư bản..., cái sự khóc ấy thực ra chỉ hơn nước mắt cá sấu. Đâu có phải khóc vì tiếc thương, mà khóc vì mê muội và sợ hãi... (...)
 
10.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu chúng ta bàn riêng về cuộc đời của Kim Jong-il, tức là một cái sự là: một kẻ không biết có bằng cấp gì không, nhưng suốt ngày chỉ thích “đi xem” và bảo vệ (rồi truyền tiếp cho con) “ngai vàng của thằng bố để lại” như nhà họ Kim vừa chết đây, đối với lẽ thường tình của cuộc sống văn minh nhân loại, không là “sự hỗn loạn” thì là gì đây?... (...)
10.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đọc bài viết “Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?” của bác Nguyễn Hưng Quốc — bài nói giới lãnh đạo ĐCSVN có nhiều bằng cấp nhưng dốt —, mà mình nhớ đến hai chữ “bầy hầy” trong một bài viết đăng trên Tiền Vệ của anh Viện... (...)
 
05.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa hơn hầu hết những người khác, khả năng làm nảy sinh những ý tưởng và chính sách mới và sáng tạo để đối phó với những thử thách mới và cần có khả năng thuyết phục mọi người chấp nhận những ý tưởng và chính sách ấy... (...)
 
04.12.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đi ỉa vào trong? Nghĩa là không ỉa? Thế thì chết, sống làm sao được?! Thì thế, mình đã bảo rồi mà, “nghịch lý” lắm, “phi lý” kinh khủng! Thế mà hệ thống toàn trị - Đảng Cộng Sản Việt Nam - vẫn “tồn tại” chình ình ra đấy, thế có “ghê răng” không?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021