tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Khi chạy theo “lề phải”, thì Tả là Diarrhea  [đối thoại]

 

Trước đây tôi có một anh bạn thuộc diện “trí thức khuynh tả”. Xưa nay anh ta thường có vẻ tự hào với cái nhãn đó. Cách đây mấy năm, tôi hỏi: “Tại sao anh vẫn theo cánh tả?” Anh ta đáp: “Vì cánh tả lưu tâm đến công bình, tự do và quyền lợi cho dân nghèo.”

Nghe rất hay. Mà thực vậy, tra từ điển thì thấy:

Left: The people and groups who advocate liberal, often radical measures to effect change in the established order, especially in politics, usually to achieve the equality, freedom, and well-being of the common citizens of a state.

Nhưng điều khó hiểu ở đây chính là cái kiểu “khuynh tả” của anh ta. Anh ta tự xem mình là “trí thức khuynh tả” mà lại đang chạy theo ủng hộ một chế độ đầy dẫy sự bất công, đàn áp ý thức tự do và xem quyền lợi của dân nghèo như cỏ rác. Tự xem mình là “trí thức khuynh tả” nhưng giọng điệu của anh ta rặt theo “lề phải”. Khi tôi nêu lên những hiện tượng bất công, bạo ngược, tham nhũng trắng trợn của chế độ, thì anh ta ra sức biện hộ. Anh ta tỏ vẻ khó chịu với những ý kiến thuộc “lề trái”.

Năm ngoái, sau chuyến về thăm quê hương, anh ta trở ra nước ngoài và say sưa kể những chuyện: được cụng ly với các quan lớn trong những nhà hàng sang trọng, được đến viếng những biệt thự nguy nga, được ngồi xe ôtô đắt tiền với ông kia bà nọ. Tôi không hề nghe anh ta nói về sự chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp ở Việt Nam hiện nay, về những chuyện các quan lấn chiếm đất đai của nông dân, về sự bắt bớ những người đòi tự do, dân chủ...

Đó là lần gặp gỡ cuối cùng. Tôi không muốn tiếp xúc với anh ta nữa.

Tôi nghĩ chữ “tả” có lẽ đã biến nghĩa. Hồi xưa, “tả” là đứng ở “lề trái”, là “Left”. Bây giờ, “tả” là đứng ở “lề phải”, là... “Diarrhea”. Thối hoăng.

 

MINH HOẠ 1:

“TẢ” HỒI XƯA

 

MINH HOẠ 2:

“TẢ” BÂY GIỜ

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021