tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
V/v “phim 1-Đê” và cà phê Givral  [đối thoại]

 

Thưa anh/chị Xyz,

Vì anh/chị nhắc tên, nên xin thưa lại vài điều.

1- Không có phiền chi, cũng không dám cười vì “lừa” được người khác đâu ạ. Cái trò lừa bịp đủ hình thức, mọi lãnh vực thì hàng ngày chỉ cần mở báo đọc, bước ra đường là thấy hoài. Chỉ dặn mình “Đừng như thế, cố mà tập sống cho ngay ngắn” thôi ạ.

2- Anh /chị dù có thể là hiểu nhầm nhưng cũng đã cho một kiến thức chứ không cho một cái mũ, một cái còng, thế là mừng rồi ạ. Có người vừa bảo tôi “Tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa, chỗ nào cũng thấy cái bản mặt, đang sướng thế lại muốn chê rượu mời. Muốn rượu phạt? Sướng quá hóa rồ à?” làm giật thót cả người, sợ hết cả vía, xanh tái cả mặt mũi suốt mấy hôm nay. Bảo không sợ là nói dối ạ.

 

Thưa anh Huỳnh Văn Nhơn,

Xin anh chớ “vẽ đường cho hươu chạy”... Hu hu! Kiến trúc, quy hoạch đô thị cả nước đã “xấu đều” mấy chục năm nay. Đà Lạt của cụ Năm Yersin để lại, tặng cho, giờ cũng phải tốn tiền (thuế dân) hàng tỉ để nhờ Kiến trúc sư... của Pháp trở lại quy hoạch, sửa sang lại giùm.[*] Nay anh chỉ thêm ra một vài địa chỉ nữa cho tác giả Đào Đào nhớ ra, thì cái nhà hát Thành Phố, cái vườn Bờ-Rô Tao Đàn, cái khách sạn Majestic (dù là có cổ phần của sếnh sáng Hui Bon Hoa) vv..., thì kiến trúc còn lại của Sài Gòn nguy mất (đấy là theo logic của tác giả Đào Đào rằng cái gì liên quan đến Tây thực dân thì mất hay còn kệ nó, vì nó là chứng tích gì gì đấy ạ.) Nhưng vậy thì chúng em sẽ chẳng thể nào ra Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi... để chỉ thấy toàn Louis Vuitton, Gucci, Pierre Cardin, Gianni Versace... Có nó thì cũng vui. Thời trang chẳng dính dáng đến Tây thực dân và đồng bào nông dân, nhưng mà nó... đắt quá so với túi tiền (dân) chúng em ạ. (Vừa rồi em lỡ dại dẫn vợ vào xem cái Louis Vuitton ở SG. Mấy cô cực xinh gái của Louis nhỏ nhẻ “mua cho cô đi chú”. Em liếc nhẹ qua cái giá rồi thì ra dấu... em là... người câm điếc. Cô cực xinh nguýt cho một nhát dài bằng cả cái Đại lộ Đông-Tây. Khổ!)

 

Vài dòng hồi đáp. Xin cảm ơn quí anh chị vì một bài thơ nhỏ chẳng đáng gì đã chịu mất thì giờ.

 

_________________________

[*]Theo Vietnamnet:

Trước nguy cơ thành phố ngàn thông đang bị phá nát bởi tốc độ phát triển, cơi nới đô thị, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định mời người Pháp quy hoạch lại Đà Lạt.
 
Theo ông Huỳnh Đức Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: người Pháp có nhiều kinh nghiệm quy hoạch đô thị, họ đã thiết kế nên một thành phố Đà Lạt tuyệt vời trong quá khứ và “tính Pháp cổ” hiện vẫn được xem là đặc trưng riêng có của đô thị Đà Lạt. Đà Lạt là đô thị được thiết kế quy hoạch bài bản từ năm 1923, với bản vẽ đầu tiên của kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrad (người trước đó đã từng thiết kế nhiều công trình quan trọng và danh tiếng tại các đô thị Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Phnom Penh, Vientiane).
 
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, trước sức ép của tốc độ phát triển đô thị chóng mặt, khuôn diện đô thị kỳ thú này đã bị xộc xệch và bầm vấy đến biến dạng. Để cứu vãn Đà Lạt, một nhóm các kiến trúc sư và chuyên gia lừng danh từ Pháp sẽ được mời sang để “vẽ” lại Đà Lạt. Họ thuộc Viện thiết kế quy hoạch đô thị Paris cùng một công ty thiết kế quy hoạch tên tuổi khác của Pháp...

 

------------------------------------

Bài liên hệ v/v “phim 1-Đê”:

21.04.2010
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Thế là tôi đã hiểu lầm bài thơ của Đỗ Trung Quân (ĐTQ). Trước hết tôi nên xin lỗi tác giả, dù biết chắc anh ta không cảm thấy phiền lòng chút nào, trái lại, anh ta ắt còn khoái chí là khác, vì ít ra cũng đã có một “tên” bị lừa. (Không vui sao được?) Nhưng tôi muốn giải thích tại sao đã hiểu lầm như thế. Thứ nhất là vì trong ấn tượng của tôi, ĐTQ là một nhà thơ lãng mạn, trữ tình, và “hiền lành” và khá “duy mỹ”... (...)
 
20.04.2010
[THƠ & HIỆN THỰC] ... xin thưa: / xứ sở nào có phim 1–Đê / ở đó khán giả sẽ thi nhau / mửa mật xanh mật vàng / xứ sở miền nhiệt đới / mà quanh năm vắng bóng / mặt trời / xứ sở người mù / không sao bừng mắt cùng nhân loại / xứ sở mặt trời đen / đen như mõm chó... (...)
 
19.04.2010
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Độc giả Xzy có vẻ như muốn góp ý cho Đỗ thi sĩ về kiến thức điện ảnh đương thời, nhưng, tại hạ đoán rằng hình như độc giả Xyz có mục đích thâm thuý hơn, khi đặt câu hỏi: “Phim 1-D là phim gì?” Thì đúng vậy, trên đời này làm gì có phim 1-D. Mà sao Đỗ thi sĩ lại nói tới nói lui những “1-Đê” với “một Đê”?... (...)
 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Lài nghĩ rằng bởi vì xứ ta mà có 2-Đê hay 3-Đê hay nhiều Đê (dịch ra tiếng “lạ” là ‘Đa Đê’) - nghĩa là miễn sao nhiều hơn 1-Đê - thì chắc Đỗ Trung Quân đâu có quởn mang mấy cái con robot dặt dà dặt dẹo vô thơ làm gì cho khổ. 2-Đê trở lên thì còn có chiện gì để nói nữa cà!... (...)
 
18.04.2010
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Xem bài “Chẳng nhằm nhò gì Hollywood” của Đỗ Trung Quân có các câu “phim xứ ta chỉ 1-Đê/một Đê vẫn chiếu hoài chiếu mãi”, người đọc tôi xin nhận xét như sau: Tác giả nên sửa từ “1-Đê” thành “2-Đê”, bởi vì xưa nay thế giới chỉ có phim 2-D (để chiếu màn ảnh 2 chiều, nghĩa là một mặt phẳng), rồi gần đây có phim 3-D... (...)
 
17.04.2010
những con robot / đi / đứng / và nói / hollywood đừng lên mặt / avatar chẳng là cái đinh gì / phim 3-Đê của quí vị chẳng là cái quái gì / phim xứ ta chỉ 1-Đê / một Đê vẫn chiếu hoài chiếu mãi / chiếu đến máy mòn mà phim cứ không mòn...

 

-----------------------------

Bài liên hệ v/v Givral:

22.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái quán đơn sơ của cô Phụng ở xóm nghèo tỉnh lẻ là một hoài niệm đẹp đẽ trong ký ức của tôi, cũng như cái quán sang trọng Givral ở góc phố Catinat ngày nào là hoài niệm đẹp đẽ trong ký ức của các nhà thơ Sài Gòn. Hoài niệm làm dâng lên cảm xúc trong tâm hồn ta một cách tự nhiên, không hề mang tính giai cấp. Hoài niệm không phải là một trò chơi trưởng giả. Khi tính nhân văn của cuộc sống không còn nữa thì mới có những kẻ mang chiêu bài giai cấp ra để xúc phạm đến những hoài niệm thanh tao và đẹp đẽ của các nhà thơ... (...)
 
21.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Bài “Givral” của Đào Đào / thiệt là man mác một màu... đấu tranh! Đấu tranh giai cấp! Chỉ tiếc là Đào Đào đấu tranh giai cấp trật lất. Ai mà lại đi đấu tranh giai cấp với một quán cà phê và mấy ông nhà thơ tay không tấc sắt! Nếu muốn đấu tranh giai cấp vì “Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống”, thì sao lại không đấu tranh vì những lý do lớn lao hơn?... (...)
 
20.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái Givral của các anh / Chán quá!!! / Lúc ông Tây ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Givral / Người nông dân xứ tôi bì bõm bì bõm tìm cái sống / Còn anh / Áo đầm xanh áo đầm vàng / Chờ đợi những con ruồi bay qua không gian / Thưởng thức một thời tuổi vàng... (...)
 
19.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... kỷ niệm [chưa chửa] hoang [tưởng] / lịch sử [cha chả] cà tàng // givral... givral... / nhà [hàng] tan nước [sông] cạn // nay [tao mày] không khóc / khi [chúng nó] hành quyết givral / mai [ai còn] khóc sài gòn??? / mốt [đứa nào] khóc việt nam???... (...)
 
16.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... nhắn nhủ với những ai yêu thích văn nghệ văn hoá thực sự và thực tình rằng từ nay hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ mãi nhớ mãi nhớ mãi và truyền tụng đời đời kiếp kiếp ba cái tên givral portail pagode nhưng đừng khóc cho chúng ta nhé sài gòn ơi... (...)
 
13.04.2010
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Xin gửi đến anh Đỗ Trung Quân và những ai đã từng ngồi ở Givral những năm trước 75 vài kỷ vật nho nhỏ, như “một chút gì để nhớ”... (...)
 
12.04.2010
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi... Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021