tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Có những động chuyển mang tên SÓNG  [đối thoại]

 

Trong tự nhiên, Sóng chính là một trong hai đặc tính cơ bản sóng – hạt luôn tồn tại đồng thời của vật chất. Nếu Hạt có trạng thái của sự cô, tụ, đọng, tĩnh, duy thực, hình như dễ nắm bắt thì Sóng lại mang dáng vẻ toả, lan, động, chuyển, ảo biến.

Trong đời người, sóng tình nhiều phen vừa gây phiền toái gớm ghê mà cũng không thiếu màn thống khoái. Sóng thu thật đẹp – đó là ánh mắt mỹ nhân lay động tâm hồn người quân tử. Sóng nước vỗ bờ tạo bao thi hứng cho người thơ... và sóng gió cuộc đời nào có ai mong vẫn thường khiến bao kiếp nhân sinh khốn đốn.

Những cơn ba đào dẫu khiến mặt biển cuồng nộ thét gào nhưng vẫn còn khả kiến, nên khả hoá. Đáng sợ hơn mới là những con sóng ngầm ẩn sâu nơi đáy đại dương bởi chúng ẩn chứa những năng lực công phá khôn lường.

Người nghệ sĩ, trong buổi thăng trầm nổi trôi dập dềnh nhân thế một ngày kia thấy dậy sóng lòng đòi thoả cơn sáng tạo.

Có phải vậy chăng khi năm người nghệ sĩ, mỗi ông mỗi kiểu, chàng bốn chục – cụ nửa trăm, đang hợp sức đẩy dâng một đợt sóng triều bằng cách nhất loạt ném xuống biển đời những tác phẩm điêu khắc trĩu nặng tâm can, đẫm tràn thế thái, như thể đồng lòng tạo nên loạt sóng ngầm có nguy cơ của cuộc hung chấn vỗ vào đời sống nghệ thuật đương đại Việt. Nam, những con sóng [n]gầm xung kích đó tiềm tàng năng lượng sinh - hủy. Rung lên những gắt chói khốc liệt của dải tần mỹ cảm đương thì qoằn quại, chúng có quét băng được chăng bọt bèo tư duy nghệ thuật duy mỹ rỉ sét? Hay kích hoạt những biểu năng thanh tân kỳ thú? Rất khó đoán định!!!

Thì thôi, lăn tăn làm gì.

Hãy đằm mình vào không gian trầm đục, quánh đặc bao quanh các tác phẩm điêu khắc xám nặng, thô ráp, xù xì, gai góc, mà lấp lánh tính nghề thực biểu cảm tại phòng trưng bày có tên “SÓNG NGẦM” của năm nhà điêu khắc kia* mà nghe đâu đây tiếng ỳ ầm gầm gừ cồn cào đến khẩn thiết của một cơn giông tố đang rất gấp gần.

Biết đâu ta đương dự vào một thời khắc thinh lặng đáng sợ trước cơn cộng hưởng bùng phát dữ dội của các mãnh sóng chực gầm lên khúc đớn đau sáng tạo mới.**

 

Phạm Long
Góc cà-phê Viet Art, 27/6/2009

 

---------------------------------------------------------
* Triển lãm nghệ thuật “SÓNG NGẦM” của nhóm điêu khắc sư Đào Châu Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Huy Tình và Phan Phương Đông, bày từ 27/6 đến 6/7/2009 tại Viet Art Center, 42 Yết Kiêu, Hà Nội..
** Ý thơ Xuân Sách: ... Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ / Sóng gầm sông lấp mấy ai hay / Cơn bão đến động rừng yên thế / Con hổ già uống rượu giả vờ say.

 

 

Phóng sự ảnh tại triển lãm các tác phẩm điêu khắc

“SÓNG NGẦM”

 

Phía trước Phòng trưng bày 42 Yết Kiêu

 

Sao 1 (Star No.1), 70x100x300cm, mica & inox, 2009, Phan Phương Đông

 

Lực ép 1 (Power of Pressure No.1), 160x110x27cm, sách cũ & bulông, 2009, Nguyễn Ngọc Lâm

 

? phía dưới 2 (Base No.2), 162x82x83cm, sắt hàn, 2009, Đào Châu Hải

 

Phố 3 (Street No.3), 200x160x60cm, sắt hàn, 2009, Nguyễn Huy Tình

 

Sao 2 (Star No.2), 70x50x200cm, mica & inox, 2009, Phan Phương Đông

 

Nhà 3 (Home No.3), 138x75x60cm, sắt hàn, 2009, Khổng Đỗ Tuyền

 

Cận cảnh tác phẩm trên

 

Phố 2 (Street No.2), 180x160x50cm, thủy tinh gắn khối & sắt, 2009, Nguyễn Huy Tình

 

Lực ép 1 (Power of Pressure No.1), 175x55x35cm, sắt hàn & bulông, 2009, Nguyễn Ngọc Lâm

 

Nhà 2 (Home No.2), 177x30x15cm, sắt hàn, 2009, Khổng Đỗ Tuyền

 

? phía dưới 1 (Base No. 1), 157x74x107cm, sắt hàn, 2009, Đào Châu Hải

 

Cận cảnh tác phẩm trên

 

 

-------------------

Các bài đối thoại khác về mỹ thuật:

26.06.2009
[MỸ THUẬT] ... Với một bộ phận người Việt Nam, có lẽ sự “nhạy cảm” chính trị trong những bức vẽ của Thông khiến họ lảng tránh. Dù là thế nào đi nữa, nếu đặt trong bối cảnh xã hội cụ thể, tranh của Thông thực sự không hề “nhàm” hay “nhạt”... (...)
 
31.05.2009
[MỸ THUẬT] ... Cuộc chơi này tuy khó xem, khó chịu (nhất là với chúng ta - những kẻ luôn tự huyễn hoặc) nhưng là một dịp hiếm để nghe/xem một giọng điệu Kẻ Chợ sơ nhiễm triết lý Kant. Nếu gặp may thì thành phần bần-cố-ngoan như ta cũng thanh lọc được tý ti cái ngã tham-sân-si?... (...)
 
09.04.2009
[MỸ THUẬT] Tôi thấy nhà văn Nguyễn Đình Chính vì quá yêu mỹ thuật nên quá lo xa đấy thôi chứ triển lãm của Hoạ sĩ Đinh Quân với cái tên gọi HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH quá mỹ miều và nên thơ thì chẳng có nhà phê bình đao búa nào, Ban... nào dám đụng đến để mà “đấu tranh” nó đâu... (...)
 
08.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Không biết trong một vài ngày tới cái triển lãm sắp đặt HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH này có bị xếp vào loại “Quan điểm văn học nghệ thuật sai trái” và bị đặt lên bàn để mấy nhà phê bình vẫn tự xưng là đao búa hăng hái mổ xẻ, đấu tranh, chấn chỉnh lại?... (...)
 
07.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Đây là thời của nghệ thuật... la hét bắt chước. Tây la... trước. Tàu la... tiếp. Ta la... theo. Ờ thì... la. Ờ thì... hét. Nhưng la cái chi? Hét cái gì?... (...)
 
[MỸ THUẬT] ... Hình như có câu của người Anh “Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng”, thì tôi cũng xin nói lại là “Không phải cứ ngoác mồm ra thì là HÉT hoặc HÁT”. Tôi thấy Thanh Xuân nói đúng: những nhân vật (của Đinh Quân) méo mó, ngoác mồm dị mọ (mà không ra gào thét)... (...)
 
05.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Mấy ông đi Pháp về thì bảo Pháp là nhất, đi Mỹ về thì vỗ đùi đen đét bảo Mỹ hay, đi Nhật về lại bảo Nhật giỏi, đi Trung Quốc về lại khen Trung Quốc vĩ đại... đúng là “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”, như vậy thì Việt Nam ở đâu? Bản sắc dân tộc ở đâu? Điều này thực sự khó hiểu và hình như tính tự ti rồi tự đại mới chính là căn cước của người Việt vậy... (...)
 
04.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Thế thì cũng giống như tôi cảm nhận: Làm gì có Hát ở đây, vậy tại sao triển lãm của Đinh Quân lại có tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH? Và nhà phê bình Phan Cẩm Thượng chỉ ra là những ý tưởng của E. Munch với ngôn ngữ biểu hiện đã gợi ý cho hoạ sĩ vài điều..., không nói có chút dính dấp bóng dáng gì “giống Tàu” ở đây. Thế mà tôi và nhiều người khác lại cảm thấy rằng “giống Tàu” hơn... (...)
 
02.04.2009
[MỸ THUẬT] ... Đinh Quân đã dấn thân vào một nghiệp chướng, mà có thể từ nay, nó làm cuộc sống của anh không còn cân bằng nữa. Nó đòi hỏi họa sỹ cần đi tiếp, đi rất xa, không có điểm dừng, ngôn ngữ cũng cần phát triển cùng với ý tưởng... (...)
 
26.03.2009
[MỸ THUẬT] ... Phải chăng đây là việc “lực bất tòng tâm”, hoạ sĩ Đinh Quân muốn vẽ các nhân vật đang hát, ca thanh bình đợi mưa... nhưng không thể hiện được nên mới ra nông nỗi mọi người lại hình dung thành việc khác? Còn nếu hoạ sĩ thực muốn vẽ đám đông kia có tâm trạng bầy đàn, kêu đòi... mà lại vẫn đặt tên là HÁT TRÊN CÁNH ĐỒNG XANH (quá lãng mạn) thì rõ ràng Đinh Quân đã làm nghệ thuật nước đôi. Chiều lòng được nhà chức trách về cái tên và hình thức thì chiều được một dạng thị hiếu nào đó. Quá giỏi cả đôi đường... (...)
 
19.12.2008
[MỸ THUẬT] Lần này, tranh và thơ — Welcome To Vietnam & “Gửi Marilyn Monroe” — đều xuất sắc, nhờ cảm xúc thật và cách sử dụng hình ảnh Marilyn Monroe (Việt hoá/Marilyn hoá/thi hoá) thích hợp với bối cảnh Việt Nam đương thời, đang tha hoá du lịch (trơ trẽn ngụy tạo, “duyên dáng” hoá văn hoá “cổ truyền”) để câu khách trong ngoài... (...)
 
18.12.2008
[MỸ THUẬT] Nhân đọc bản dịch “Ca thi cho Marilyn Monroe” của Yòrgos Chronas do dịch giả Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ rất tuyệt đăng trên Tiền Vệ, lại mới được xem loạt tranh của hoạ sĩ Lê Quảng Hà với hình ảnh Marilyn Monroe quen thuộc, nhận thấy giữa thi nhân, họa sĩ, dịch giả (và có thể, cả người đẹp) dường như có rất nhiều đồng cảm, tôi mới cảm tác viết nên bài “Gửi Marilyn Monroe”... (...)
 
13.12.2008
[MỸ THUẬT] Việc sử dụng lại hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe nhưng bị xấu xí hoá trong hội hoạ “dấn thân/tố cáo” của Lê Quang Hà, theo thiển nghĩ của tôi, là không thích hợp và không thú vị tí nào cả. Tại sao Mona và Marilyn? Họ đã làm gì nên tội để bị hoạ sĩ Lê Quang Hà lôi ra bêu rếu, làm biểu trưng cho Tội Ác?... (...)
Ở Việt Nam, trong giới văn nghệ sĩ, những người may mắn nhất có lẽ là hoạ sĩ. May mắn vì, trước hết, họ ít bị chính quyền chú ý... May mắn hơn nữa là, trong khi chính quyền làm lơ thì giới thương mại lại chú ý... (...)
 
11.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Cũng tái sử dụng hình ảnh nàng Mona Lisa một thời được coi là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thời Phục Hưng với những “tiêu chuẩn vàng” về mỹ (thuật/học), với một cái nhìn đầy hóm hỉnh và thủ pháp biếm hoá tinh tế, hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã khoác lên mình nàng Lisa mới bộ y phục có tên gọi “đại cán” của thời quân sự hoá... (...)
 
08.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!... (...)
 
04.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác... (...)
 
[MỸ THUẬT] ... Vẽ là nhu cầu bộc lộ tâm trạng của hoạ sĩ và đó là sáng tạo tự do, không thể đóng khung mọi hành động sáng tạo vào một “khuôn khổ” chung nào đó. (Dù rằng hành động đó chỉ có thiện ý vì cái đẹp đi chăng nữa). Bởi nếu thế thì chỉ cần các “Chính ủy” chỉ đạo là đủ, cần gì đến suy nghĩ của các nghệ sĩ nữa... (...)
 
02.12.2008
[MỸ THUẬT] ... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật... (...)
 
[MỸ THUẬT] Để góp tư liệu cho cuộc đối thoại về Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà, anh Phạm Long từ Hà Nội đã gửi đến Tiền Vệ một số ảnh do anh chụp được ngay tại Viện Geothe trong ngày khai mạc cuộc triển lãm (24.10.2008)... (...)
 
01.12.2008
[MỸ THUẬT] ... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch... (...)
 
30.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)
 
29.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)
 
28.11.2008
[MỸ THUẬT] ... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)
 
[MỸ THUẬT] ... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021