tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Tân "thơ trong chiến trận"  [đối thoại]

 

Tấu hài Hắc Ông với Đái Thông

 

- cậu dựa vào tài liệu nào, hơn 30 bài của Nguyễn Trãi là bài nào?

- tui có sách của DAS đây.

- đâu? cho tớ mượn đỡ coi được không ?

- được chớ. mà tui tưởng ông có rồi chớ. sách bán đầy chợ đó.

 

(... nửa tháng sau.)

 

- trời ơi là trời ! tui cho ông mượn sách hóa ra để ông dựa dzô đó chơi tui !

- ấy, tớ không chơi cậu. tính tớ thế. đâu ra đó. cậu dựa sách DAS, tớ cũng dựa vào đấy thôi. sao lại trách tớ !

- tui đâu có dựa vào DAS !

- sao?

- à, tui nói là tui có sách, chớ tui đâu có nói dựa dzô sách. ông Đái biết mà, tin 100% sách thì thà đừng đọc sách ! tận tín ư thư bất như vô thư mà ông.

- sao cơ?

- đây nè...

 
 
Quan duyệt thủy trận
 
Bắc hải đương niên dĩ lục kình
Yến an do lự cật nhung binh
Tinh kỳ y nỉ liên vân ảnh
Bề cổ huyên điền động địa thanh
Vạn giáp diệu sương tì hổ túc
Thiên sưu bố trận quán nga hành
Thánh tâm dục dữ dân hưu tức
Văn trị chung tu trí thái binh
...
 

- tớ có thấy gì đâu?

- câu đầu tiên ông dịch là "Năm xưa trước nơi biển bắc đã giết con cá voi to lớn"

- cái đó là DAS dịch đấy cậu, tớ không có dịch à nghe.

- đó ! tui khác ông chỗ đó. "đương niên" thì làm sao mà năm xưa được. đương niên là năm nay ông ơi. chuyện còn nóng hổi. vua Lê đánh nhau với giặc Minh nhiều trận mà, hết trận này cũng còn trận nữa chớ ông.

- vậy còn câu 2 thì cậu nghĩ sao?

- câu 2 với câu 1 là hai câu nhập đề. câu 2 đâu có kết luận là hết chiến tranh. câu 2 nghĩa là cho dù là thật yên ổn đi nữa cũng phải lo liệu chuyện quân sự sẵn sàng.

- ờ hé !

- hé cái gì, thường là 2 câu chót nói lời kết mới khẳng định một sự việc. ông coi lại hai bài "Hạ quy Lam Sơn" thì rõ. Còn 2 câu chót bài thơ trên là bày tỏ ý vua muốn được cùng dân nghỉ ngơi trong hòa bình. thấy chưa ông ? ông biết mà, Nguyễn Trãi làm quan chưa tới 1 năm (1429) thì thời giờ đâu mà bày binh bố trận rồi đi châu du làm thơ chứ ? hơn nữa đọc toàn bài thơ trên ông không nhận ra không khí hừng hực của trận chiến sao?

- ờ hé!

-ờ ờ cái gì !

- bye bye !

- ê ! trả lại cuốn sách DAS cho tui chớ cha nội ! Tui coi chưa hết. ông Đáiiii... !

Xem: http://www.ninh-hoa.com/DuongAnhSon-Index.htm

 

 

Ps:
"Từ Quân Trung Từ Mệnh cho đến Bình Ngô Đại Cáo sang Lam Sơn Thục Lục rồi bia ký Vĩnh Lăng cho hoàng thượng, ta có liệt kê đủ các trận chiến cả mà. Toàn là bộ chiến cả; .Ta có đề cập bến Ninh Kiều và suối Lãnh Câu vì ở đó bộ quân ta chém giết giặc nhiều máu loang đẫm dòng nước chứ nào phải đem cả ngàn chiến thuyền ra đối giặc ở đấy." (Đái...Thông Hậu Truyện).
 
(Bình Ngô Đại Cáo)
Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thủy
(Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước)
昌 江 = Xương Giang, sông Xương Giang
平 灘 = Bình Than, bến nước Bình Than
 
*
 
(Bình Ngô Đại Cáo)
Tham tướng Phương Chính, nội Quan mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu
(Mã Kỳ, Phương Chính, cấp trước cho hơn năm trăm chiếc thuyền)
 
Cấp 500 chiếc thuyền được thì bày trận 1000 chiếc được chứ.
Thật ra "sầu vạn cổ" thì không hẳn là buồn một vạn năm. Chỉ là số chỉ lượng nhiều trong thi ca.
 
*
 
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
 
 
Theo Bình Ngô Đại Cáo thì sau các trận trên sông Xương Giang và Bình Than thì còn một giai đoạn ngắn nửa mới kết thúc cuộc chiến. Điều này suy ra, bài Quan Duyệt Thủy Trận là chuẩn bị trận đánh vào thời điểm khoảng tháng Mười năm Đinh Mùi.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

17.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... BH: Mấy người là những kẻ vô ơn. Nè ông Dương Anh Sơn, tui chưa thấy ông đem lễ vật ra hậu tạ công lao tui quảng cáo sách cho ông. Còn ông Nguyễn Trãi, ông nên biết rằng tui viết như vậy thì người ta càng cảm phục công ơn ông hơn... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Giang sơn gấm hoa nay đã/đang đỏ lòm, đen thối. Hãy lên chốn cao nguyên ngó máu bô xít trào lên đất mà đọc thơ Ức Trai. Hãy ra đứng trước biển nhìn xác ngư phủ trôi mà làm thơ Ực Gái... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tay tui hiện có quyển Ức Trai Thi Tập, tác giả Dương Anh Sơn cựu giáo sư triết, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, năm 2009. Bài “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi là bài số 28, trang 81. Được xếp vào thời kỳ kháng Minh 1418-1429. Thời kỳ này, Nguyễn Trãi có 35 bài, từ bài 15 đến bài 49... (...)
 
30.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào? Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi... (...)
 
28.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)
 
26.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021