tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Đường chạy vòng quanh / một vòng tiều tụy”(*)  [đối thoại]

 

1. Chúng ta hãy đối chiếu phần đặt vấn đề và cách dẫn dắt các ý tưởng của toàn bộ phần “đối thoại” của ông Nguyễn Anh Thăng (NAT) lần đầu tiên (ngày 7.8.13) với phần “tự điều chỉnh” của ông (ngày 10.8.13) thì sẽ thấy ngay sự bất nhất. Một sự đọc bình thường sẽ cho thấy là cái tiền đề mà ông cố gắng đặt lại lần này (chỉ sau khi tôi đã góp ý với ông về cách nhìn “bi kịch Việt Nam”) không phải là những gì mà ông đã nói lần trước.

2. Trong đoạn hai của “đối thoại” ngày 10.8.13, ông trích một đoạn văn ngắn của tôi mà lại cắt xén, lắp ráp nên đã làm sai lạc cả ý tưởng. Đây là câu lắp ráp của ông: “Trịnh Công Sơn (TCS) là một tiêu biểu thật rõ nét về bi kịch của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ hai mươi” nên “còn có sự rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người.”

Câu và ý tôi viết là như thế này: “Trịnh Công Sơn là một tiêu biểu thật rõ nét về bi kịch của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ hai mươi. Anh cũng tiêu biểu cho một vài nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con người nào trên thế giới còn có sự rung động trước cái đẹp của cuộc sống, còn có sự rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ.”

Chủ từ của “có cái rung động trước sự xót xa và đau thương (...)” trong câu của tôi không phải là TCS như trong câu lắp ráp của ông. Ông NAT nên chú ý đọc kỹ mọi văn bản để hiểu đúng và hiểu rõ chúng. Ngoài ra, cái “xót xa và đau thương của thân phận con người” mà tôi mạn phép nói tới ở đây là cái xót xa và đau thương chung của con người như một “hữu thể tại thế/hữu sinh tại thế”, một con người sống giữa đời, ở mọi thời và mọi nơi, với những khổ đau, xót xa và hệ lụy của cuộc sống nó. “Con người”, ở đây, là con người nói chung, con người viết hoa, không phải chỉ là con người Việt Nam, trong bối cảnh cuộc chiến hay bi kịch Việt Nam.

3. Không có vấn đề “quy nạp” ở đây. Chỉ có vấn đề “diễn dịch”. Nếu ta diễn dịch với dụng ý/hậu ý bóp méo hay đánh tráo vấn đề, người đọc/người nghe sẽ thấy được điều đó. Chỉ có vậy!

Tôi tôn trọng độc giả Tiền Vệ, và tôi xin phép sẽ không tiếp tục cuộc “đối thoại” này. Nó đang dần mất ý nghĩa. Dù sao, xin cám ơn ông Nguyễn, là cái cớ của sự việc. Và, một lần nữa, xin cám ơn tất cả các bạn đọc.

 

________
(*) Ca từ trong bài “Một cõi đi về” của TCS.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

10.08.2013
[ĐỌC VĂN] ... Tôi đã bị mang món nợ “Tam Đoạn Luận” từ tác giả BVP nên xin trả lại ông món nợ đó thông qua phép “Quy Nạp Phóng Đại” tôi đã được học trong môn Luận Lý Học lớp Đệ Nhất từ hồi xửa hồi xưa... (...)
 
09.08.2013
[ĐỌC VĂN] ... Tôi xin phép trả lời ông Nguyễn Anh Thăng về ý kiến của ông trên Tiền Vệ ngày 7.8.2013. Ý kiến ấy liên hệ đến quyển sách về Trịnh Công Sơn (TCS) mà tôi đã viết cũng như liên hệ đến chính cá nhân tôi... (...)
 
07.08.2013
[ĐỌC VĂN] ... Lại tự hỏi: nhạc sĩ TCS không là thuyền nhân nên ông không thấy “xót xa” thì coi cũng tạm chấp nhận, chứ ông BVP bằng chính kinh nghiệm cá nhân mà lại “khúc xạ” cái thảm trạng thuyền nhân và bộ nhân Việt Nam ở vào thời điểm ấy như là chuyện bình thường thì cái “thấu kính” của ông BVP chắc phải có vấn đề?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021