tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Đôi lời về bài vè “tập tầm vông”  [đối thoại]

 

Bài vè “tập tầm vông” do anh Khuất Đẩu trích dẫn để minh hoạ cho bài “Thằng Sài Gòn”, còn một đoạn sau, khá dài:

...
Chị làm đĩ
Em xỏ tiền
Chị đi thuyền
Em đi bộ
Chị kéo gỗ
Em lợp nhà
Chị trồng cà
Em trồng bí
Chị tuổi tí
Em tuổi thân
Chị tuổi dần
Em tuổi mẹo
Chị kéo kẹo
Em đòi ăn
Chị lăng xăng
Em đánh chết
Chị ăn hết
Em la làng
Chị đào hang
Em chun tuốt
Chị lấy cuốc
Cuốc em lên

Các bài vè cho con nít mua vui và dễ nhớ thường vô nghĩa và chấm dứt khi không thể đi xa hơn, kết thúc ở chỗ có kết cuộc hậu hĩ (Chị lấy cuốc / Cuốc em lên). Vì dùng ngôn ngữ dân gian nên đôi khi bài vè có những tiếng không thích hợp với trẻ con (làm đĩ, xỏ tiền). Nhưng người bình dân thấy sao, nghĩ thế nào, thì họ cứ hoạch toẹt không cần che đậy. Cô chị trong bài vè này có làm gái hay không thì lại là một chuyện khác. Nhà văn Khuất Đẩu đọc bài vè này và diễn dịch nó tựa như lời sấm Trạng Trình thỉ cũng vui, nhưng e hơi bị khiên cưỡng chăng?

Tuy nhiên, cái vinh hạnh vẫn thuộc về Sài Gòn của chúng ta. Bởi lẽ khi quay phim để ca ngợi cái “thành phố mới” hay cái “thành phố mang tên Người”, sau 40 năm “giải phóng”, “đổi mới”, không còn những xóm nhà ổ chuột, vân vân và vân vân, mà chỉ toàn nhà chọc trời, đường hầm, cầu mới..., nhà báo chận người qua đường lại để phỏng vấn, thì họ vẫn gọi “hòn ngọc Viễn Đông” là Sài Gòn. Và trớ trêu thay, nhạc đệm cho phần cuối của phim này lại là ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!” Hy vọng ca từ của bài hát này sẽ sớm được sửa lại là: “Thành Hồ đá quẹp, thành Hồ ui, thành Hồ ui!”

 

 

-------------------

Bài liên quan:

Thằng Sài Gòn  (tuỳ bút) - Khuất Đẩu
... Cùng một mẹ mà chị như bà chủ còn em như một con nô lệ. Có điều, đứa em tội nghiệp tuy phải mút xương, liếm bát để sống và hầu hạ chị nhưng vẫn còn giữ được cái tiết trinh, trong khi bà chị bảnh choẹ vênh vang là thế, sau cùng lại phải bán trôn nuôi miệng... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021