tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Thơ đến từ đâu? Góp gió cho lũ?  [đối thoại]

 

Thưa chị Hoàng Bắc,

Tôi có đọc bài viết «Gió thoảng trên quê hương tôi» của chị, phát biểu trong hội thảo tại Hà Nội, đăng trên tạp chí Sông Hương, chuyên đề «Thơ đến từ đâu».

Lẽ ra kẻ hậu sanh như tôi chỉ nên đứng ngoài lề để xem các anh chị loay hoay tìm cách «đến với nhau, xích lại gần nhau hơn». Và ở vị trí phận đàn em đứng nhìn đó, đối với tôi, những người vỗ tay hoan hô các anh chị vừa chui lọt qua lỗ kiểm duyệt để đến với nhau và những người lên tiếng ồn ào đòi hỏi sự thật đều có quyền bình đẳng phát biểu. Nhưng đọc qua bài viết của chị, tôi thấy tiếc, thấy buồn vì một điều quá cũ. Đằng sau tấm biểu ngữ «xích lại gần nhau» đó chỉ là cái kiểu, ta chỉ xích lại gần người nào suy nghĩ giống ta và khen ta đúng. Cái đúng thì có nhiều lắm, thưa chị, nhưng cái thật chỉ có một (ở đây tôi chỉ nói tới «thật với lòng mình», chưa dám bàn sâu hơn).

Cũng xin nói rõ với chị, tôi không hề có ý định phủ nhận cái gọi là giá trị văn học đích thực của cuốn sách Thơ đến từ đâu. Nhưng một giá trị văn học đích thực được xây dựng trên chính sự mập mờ và giả dối, đó có phải là vấn đề cần thảo luận hay không?

Tôi là đứa đàn em, mới chập chững cầm bút. Tôi có ý nghĩ non dại như vầy : thứ danh vọng có được từ bất kỳ sự luồn cúi nào cũng chỉ là giẻ rách. Nếu có ai nghĩ khác tôi, muốn góp ý với tôi, đó cũng là điều bình thường. Chúng ta đều là những kẻ sống ở xứ sở tự do, mỗi người có một suy nghĩ khác, một ý kiến khác, một giọng điệu phê bình khác, điều đó rất tự nhiên và cần thiết. Có đáng buồn chăng là buồn cho loại người tự nguyện chấp nhận mọi thứ mà không có suy nghĩ, không có ý kiến gì cả.

Còn điều gì lãng mạn cho thơ, ngoài sự thật bị chối bỏ, ngoài những lời ca tụng? Về chia lũ cùng bạn bè? Hay mong đem tấm giẻ rách che lên con lũ dữ? Đau đớn thưa cùng chị, lũ là kẻ cướp, lũ là kẻ huỷ diệt, lũ là kẻ thù của lương dân. Tìm cách chống lại lũ hay ở chung với lũ cho vui hết biết? Hay nhởn nhơ thổi thêm cho lũ chút gió trên quê hương, để nó tiếp tục nhấn chìm khát vọng tự do của thế hệ đàn em?

Tôi mạn phép nói với chị những lời này, nói xong rồi tôi sẽ trở về với cuộc sống lặng lẽ của mình. Nhìn các các anh chị, nhìn thế hệ đi trước, tôi thấy đau lòng quá. Bởi vì đau mà đành đoạn khóc lên ở đây một tiếng.

Chúc chị luôn vui hết biết với điều mình chọn lựa. Nếu lá thư này có lỡ làm chị buồn, thì thôi, xin chị đừng nghĩ gì nữa.

 

Thân mến

Lưu Thuỷ Hương

 

 

---------------

Bài liên hệ:

11.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)
 
10.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)
 
08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021