tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Rimbaud chủ tiệm phở?  [đối thoại]

 

1. Ẩn dụ “phở-thơ” rất... tuyệt vời. Nhưng xin hỏi: Ở các nơi không có phở hay có những kẻ không ưa phở thì sẽ thế nào?

2. Ðộc giả Trung Hoa đọc thơ Lý Bạch giông giống như ăn... mì? Ðộc giả Pháp đọc thơ Verlaine giông giống như ăn... phó mát? Ðộc giả Mỹ đọc thơ T.S Eliot giông giống như xơi... chó nóng?[*]

3. Thơ phải “tự hay” như phở phải “tự ngon”? Trước thời đổi mới, bát phở Hà Nội chỉ có bánh và nước. Nhưng với cái bụng “đói meo” hay chỉ “đoi đói” thì nuốt cũng trôi như uống Coca-Cola... rất tuyệt trần đời!

4. Thế nhưng. Một tô phở-thơ dù có thể tuyệt ngon nhưng tôi không muốn đớp thì sao? Một ngụm thơ báng bổ đăng đắng nhưng tôi lại muốn nuốt thì vẫn được chớ?

5. Nếu thơ phải “tự hay” trước khi trình làng, thì câu hỏi cần đặt ra ngay là “hay cho ai?” Thơ Baudelaire, Ginsberg... trước khi trở thành “hay”, đã bị lên án.

6. Nếu các bài thơ của Nguyễn Chí Thiện, của Thanh Tâm Tuyền chỉ là những bát tái, chín, ngầu, nạm, hay gì gì đó nữa, thì tác giả “Hoa địa ngục” và tác giả “Mặt trời tìm thấy” đâu cần phải đi tù, đi “cải tạo”.

7. Thơ hôm qua, hôm nay, ngày mai đâu còn là thơ ngâm nga mua vui của thời Thu Vịnh, Thu Ẩm, Thu Ðiếu.

8. Trong nước hiện nay không thiếu các bài thơ tình ― “tự sướng/tự hay” ― của các ông thi bà sĩ tiếng tăm lẫy lừng. Nhưng với tôi, nếu có đọc, thì chẳng khác gì chịu đấm ăn xôi... xôi lại thối.

9. Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở. Trước tiên phải là các nhà phê bình nghiên cứu, đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui mãi thơ của cậu học trò thấu thị mà vẫn chưa thấu triệt. Và đó là chưa kể các nhà thơ khác.

10. Cuối cùng, cái “tôi” đọc thơ giông giống như ăn phở ― cái tôi “không ai có thể làm thay thế mình được” ― cái tôi đó thật ra rất dễ thay thế. Bởi nó không độc đáo tí nào cả. Bởi nó thường là cái tôi của đám đông, lớn hay nhỏ. Cái tôi a dua. Cái tôi định kiến. Cái tôi xã hội. Cái tôi văn hoá. Cái tôi quốc gia. Cái tôî truyền thống... Vân vân và vân vân.

11. Cuối cùng, nếu bài thơ là tô phở, thì thi nhân chỉ nên nấu phở, sẽ được tiền. Làm thơ chỉ được tù rục xương.

 

_________________________

[*]Hot dog.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

25.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... “Trong thơ mọi sự đều được phép”! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai “cho phép” mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để “dòng thơ” tuôn trào, ý nghĩ bay bổng! Vậy sự “không cần chờ ai cho phép viết thơ” chính là “sự rất tự nhiên” của ngôn ngữ? Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là “sự tự do”!... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc thơ như ăn phở, không ai có thể làm thay thế mình được. Hay hay dở, ngon hay hay không, phải do chính anh. Chính anh/chị có câu trả lời lấy... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó.... (...)
 
24.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy... (...)
 
23.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Thơ chỉ là những hình ảnh thôi sao? Ngoài hình ảnh, thơ không có gì khác nữa, như: âm điệu, tư tưởng và những vẻ đẹp thuần trí tuệ, lý tính...? Nếu thơ chỉ có hình ảnh và cảm xúc, vậy thơ khác gì với hội họa, nhiếp ảnh...? (...)
 
22.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ... (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.” (...)
 
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này... (...)
 
21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021