tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phan Quỳnh Trâm... tự mâu thuẫn  [đối thoại]

 

Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn. Dưới đây, xin trích dẫn câu hỏi và câu đáp của PQT. Các chữ đậm là do tôi muốn nhấn mạnh.

Hỏi:

Tại sao không ai đòi hỏi các diễn viên điện ảnh phải dấn thân? (Nguyên văn: Tại sao không ai đòi hỏi các ca sĩ, bác sĩ, các luật sư, các kỹ sư, các doanh nhân, các diễn viên điện ảnh hay siêu mẫu... phải dấn thân?)

Đáp:

Tôi nghĩ, có thể lý giải rằng theo truyền thống, nhà văn được xem là những con người của chữ nghĩa, những người trí thức, và những điều họ nói, họ phát biểu thường được người ta trân trọng lắng nghe, nói cách khác, chúng có ảnh hưởng đến xã hội, đến chính trị. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, ngày nay với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng thì những ca sĩ, diễn viên... gọi chung là “sao”, còn có ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến xã hội và chính trị hơn gấp bội lần. Nhìn quanh các cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ thì thấy. Người ta mời những “ngôi sao” chứ hiếm khi thấy họ mời một ông nhà văn lên đài truyền hình, lên những “talk shows” để phỏng vấn. Trong cuộc vận động tranh cử năm 2008, người ta quan tâm đến việc Oprah sẽ ủng hộ ai chứ không mấy ai cần biết ông bà Thi Sĩ công huân thời đó nghĩ gì. Steven Ross, một sử gia Mỹ, trong cuốn Hollywood Left and Right: How Movie Stars Shaped American Politics, nhắc lại, trong một cuộc nói chuyện giữa ứng cử viên với cử tri, người ta dự đoán sẽ có chỉ 1000 người tham dự, nhưng khi nghe nói Humphrey Bogart và Lauren Bacall sẽ đến nói chuyện thì số người tham dự lên đến 10.000; người ta đến để xem mặt đôi diễn viên nổi tiếng thời đó, rồi nhân tiện nghe luôn cả ứng cử viên! Cũng theo Ross, thì Charlton Heston, diễn viên nam chính trong phim Ben Hur, là nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc Georges W. Bush đắc cử tổng thống năm 2000. Kể cũng cần nhắc lại về trường hợp của tổng thống Ronald Reagan và thống đốc tiểu bang California Arnold Schwarzenegger, trước khi tham gia vào chính trường cả hai đều xuất thân là những diễn viên tiếng tăm của Holywood.

Câu đáp đã cho thấy các diễn viên điện ảnh Oprah Winfrey (tả), Charlton Heston (hữu) đã dấn thân, và đã được mời (“đòi hỏi”) dấn thân bằng cách ủng hộ một ứng cử viên tổng thống.

Sự thật là các sao Hollywood từ thập niên 40 đến nay — để tránh nói “từ xưa đến nay” — đều dấn thân. Đa số tả khuynh nên mới xảy ra vụ án nổi tiếng thế giới về “âm mưu xâm nhập và thôn tính của cộng sản” (communist subversion) năm 1950 do thượng nghị sĩ Joseph McCarthy chủ xướng. Về sau, khi sóng đã lặng gió đã yên, kịch tác gia Arthur Miller viết kịch bản The Crucible (1952) sử dụng vụ án quy tội phù thủy cho 150 công dân vô tội vào năm 1692 ở Massachusetts để ám chỉ. Tẫt nhiên các công dân Hollywood bị buộc tội thân cộng, làm gián điệp cho Điện Cẩm Linh không phải ai ai cũng bị vu oan giá họa.

Trong cuộc chiến tranh tương tàn giữa Hà Nội-Sài Gòn, các sao Jane Fonda, Joan Baez, Bob Dylan, John Lemnon... đã trực tiếp hay gián tiếp nối tay cho Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ca sĩ Cher thù ghét, có dịp là chửi xéo các ông tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa như Richard Nixon, Ronald Reagan, George W. Bush...

Hữu khuynh có John Wayne, Charlton Heston, Frank Sinatra, James Caan, Clint Eastwood, Dennis Hooper, Tom Selleck, Jon Voight... Sau đây là danh sách rút gọn của “Hollywood left”:

Michael Moore

Dustin H0ffman

George Clooney

Robin William

Brad Pitt

Tim Robbins

Sasan Sharandon

Sean Penn

Martin Sheen

Alex Baldwin

Barbra Streisand

Jane Fonda...

Tôi xin để qua một bên không bàn luận đến sự dấn thân của bác sĩ, luật sư, kỹ sư, doanh nhân... để giới hạn cuộc đối thoại này. Tôi sẽ có một bài viết dài và chi tiết hơn về “Văn chương và chính trị”.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021