tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Bông hồng cho một nhà thơ... không tình tự chậm  [đối thoại]

 

Giặc tới nhà đàn bà cũng đánh. Vâng. Nhưng xin chớ đánh bằng... tình tự chậm: phim đôi hay phim đơn xẹt lửa nam châm của da thịt (3D). Hoặc bằng thơ nặng mùi nước hoa cô bà khủng (mắc tiền). Nước Việt ta hôm nay dĩ nhiên không chỉ có giặc từ bên ngoài mà cả bên trong nữa, độc hại và nham hiểm bội phần. Con ngựa gỗ thành Troa/Bắc Kinh tàng hình có thể đã hiện diện trong khuôn viên Ba Đình ngay từ lúc đầu, chờ cơ hội là nhảy ra tả đột hữu xung, chiếm đóng, đồng hoá nòi giống Tiên... Mít.

Vâng. Trong tinh thần dân chủ tự do tuyệt đối, tất nhiên không ai có thể đòi hỏi ai bất cứ điều gì trong lúc này, ngoại trừ lương tâm của từng người, nếu nó chưa bị cướp giựt hay tráo đổi. Tuy thế và trong mọi hoàn cảnh, con người dù có thể đã bị mất tất cả, nhưng vẫn còn có được một lựa chọn cuối cùng để thể hiện sự tự do bất khuất (Sartre). Sự tự do lựa chọn trong hoàn cảnh nghiệt ngã sẽ khẳng định một cá tính. Người xưa đã tử thủ, tử tiết, tự mổ bụng, hay uống chén độc dược. Nguyễn Đình Chiểu, tuy mù loà nhưng đã lựa chọn. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm dù bị áp bức nhưng đã lựa chọn. Và đa số giới trẻ (và không trẻ) đương đại có chút lương tâm trong sạch, đã lựa chọn.

Có gì đâu cái thi nghiệp nửa chừng xuân của Trần Dần. Có gì đâu mấy câu thơ “Tôi bước đi / không thấy phố / không thấy nhà / Chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ”. Thế nhưng, đối với lịch sử nói chung, và thi ca nói riêng, tên tuổi Trần Dần cũng nặng ký không thua tên tuổi tác giả Truyện Kiều.

Bài tham luận “Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca” của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình rất minh bạch và... hấp dẫn. Nói thiệt, tôi không sính đọc các bài tiểu luận dài... dòng, lê thê nhắc đi nhắc lại mãi mấy cái tên tuổi vĩ đại của làng thơ Vũ Đại dân tộc nhà thơ. Nhưng riêng với bài “dấn mình” từ đầu tới chưn này thì... tui “vui vẻ” đọc từ chữ thứ nhứt tới chữ cuối cùng không bỏ sót một chữ, một câu. (Và sẽ đọc lại từ chữ cuối tới chữ đầu nếu có ai đó sẵn sàng bỏ tiền ra vời thiên tài qua Tây trình diễn... tham luận chậm... phim câm... ba hồi).

Luận cứ thuyết phục, chữ nghĩa dồi dào, cho người đọc những nét chính và một cái nhìn từ thinh không - “birds eye view” - vì không thể chi tiết hơn do sự hạn chế của thời gian và bối cảnh - nhưng vẫn không phiến diện về thi ca Kim, Cổ, Đông, Tây. Từ Lý Bạch sang Nguyễn Trãi. Từ Victor Hugo đến thơ Việt của mỗi thế hệ: thơ lãng mạn, thơ lãnh tụ, thơ Nhân văn - Giai phẩm, thơ tự do miền Nam trước 75, rồi đúc kết với thơ phản kháng đương đại trong ngoài. Văn phong vừa nhẹ nhàng vừa uyên bác. Chỉ tiếc rằng tôi không có mặt trong buổi lễ để được nghe chính tác giả diễn đọc.

Một bông hồng nhung cho nữ sĩ Thanh Bình.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

18.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... - cậu dựa vào tài liệu nào, hơn 30 bài của Nguyễn Trãi là bài nào? - tui có sách của DAS đây. - đâu? cho tớ mượn đỡ coi được không? - được chớ. mà tui tưởng ông có rồi chớ. sách bán đầy chợ đó... (...)
 
17.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... BH: Mấy người là những kẻ vô ơn. Nè ông Dương Anh Sơn, tui chưa thấy ông đem lễ vật ra hậu tạ công lao tui quảng cáo sách cho ông. Còn ông Nguyễn Trãi, ông nên biết rằng tui viết như vậy thì người ta càng cảm phục công ơn ông hơn... (...)
 
01.11.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Giang sơn gấm hoa nay đã/đang đỏ lòm, đen thối. Hãy lên chốn cao nguyên ngó máu bô xít trào lên đất mà đọc thơ Ức Trai. Hãy ra đứng trước biển nhìn xác ngư phủ trôi mà làm thơ Ực Gái... (...)
 
31.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tay tui hiện có quyển Ức Trai Thi Tập, tác giả Dương Anh Sơn cựu giáo sư triết, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, năm 2009. Bài “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi là bài số 28, trang 81. Được xếp vào thời kỳ kháng Minh 1418-1429. Thời kỳ này, Nguyễn Trãi có 35 bài, từ bài 15 đến bài 49... (...)
 
30.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào? Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi... (...)
 
28.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)
 
26.10.2011
Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là... mỗi chúng ta!  -  Trương Đức [VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021