tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Tội nghiệp Mona Lisa & Marilyn Monroe quá!  [đối thoại]

 

Việc sử dụng lại hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe nhưng bị xấu xí hoá trong hội hoạ “dấn thân/tố cáo” của Lê Quang Hà, theo thiển nghĩ của tôi, là không thích hợp và không thú vị tí nào cả. Tại sao Mona và Marilyn? Họ đã làm gì nên tội để bị hoạ sĩ Lê Quang Hà lôi ra bêu rếu, làm biểu trưng cho Tội Ác?

Đề tài “anti” chung chung của Lê Quang Hà — chống chiến tranh? chống quân phiệt?, chống Liên-Xô (Người đàn bà xa lạ)? chống phương Tây (Mona Lisa)? chống Mỹ (Marilyn Monroe)? Mỹ là vai chính ở giữa, Việt Nam là “nạn nhân yếu đuối” trước mũi xe — hơi bị diễm xưa và cường điệu (để gây ấn tượng mạnh, hù doạ những kẻ yếu bóng vía), vừa vu vơ vừa lộ liễu, quá nghiêm nghị nên không cho hứng thú. Nó đặt người xem vào vị trí mặc cảm với “phẫn nộ có liền” (như thức ăn nhanh, mì ăn liền), buộc họ phải hô to khẩu hiệu “đả đảo” của người vẽ. Tóm lại, đây là loại tranh tuyên truyền kiểu xã hội chủ nghĩa nhưng dấu tên, ngụy trá, chẳng có gì là thế kỷ 21. Sự diễn dịch nặng tính phiêu lưu của độc giả Phạm Long chưa đủ sức thuyết phục, chí ít là với tôi.

Hình ảnh có sẵn và dễ bắt mắt của Mona Lisa và Marilyn Monroe đã bị lạm dụng/lợi dụng quá nhiều rồi, chúng đã trở thành hình ảnh sáo trong hội hoạ, tương tự sáo ngữ trong thơ ca. Nếu muốn sử dụng lại ta phải hết sức thận trọng để tránh gây ra sự nhàm chám và rơi vào sự dễ dãi. Nếu Monroe và Lisa chĩa súng vào Warhol và Da Vinci, vào bọn lái buôn tranh và bọn hoạ sĩ xu thời thì sẽ hợp lý hơn, người xem hoạ may còn có thể mỉm cười.

 

Sau đây là hai cách sử dụng hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe mà tôi cho là:

1. thú vị, duyên dáng, tế nhị

 

 
Cyrk/Xiệc, Maciej Urbaniec (1925-2004, Ba-lan), 1971
bích chương nghệ thuật / art poster
được trưng bày tại Museum of Modern Art (MoMA), New York
và đã được in thành tem thư ở Ba-lan năm 2002.

 

2. học sinh, khá tếu, cười được

 

 
Marilyn, Red No 3, Yue Minjun, 2000.

 

Hình ảnh “chó chiến tranh/chó tư bản đế quốc” toác mồm nanh cũng là một hình ảnh sáo không kém. Chủ đích bộ tranh Abu Ghraib của Fernando Botero là cốt để chống Mỹ và tội ác của Mỹ hơn là chống chiến tranh nói chung như bức Guernica của Picasso, chẳng hạn.

 

 
Abu Ghraib 52, Fernando Botero, 2005

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

08.12.2008
... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!... (...)
 
04.12.2008
... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác... (...)
 
... Vẽ là nhu cầu bộc lộ tâm trạng của hoạ sĩ và đó là sáng tạo tự do, không thể đóng khung mọi hành động sáng tạo vào một “khuôn khổ” chung nào đó. (Dù rằng hành động đó chỉ có thiện ý vì cái đẹp đi chăng nữa). Bởi nếu thế thì chỉ cần các “Chính ủy” chỉ đạo là đủ, cần gì đến suy nghĩ của các nghệ sĩ nữa... (...)
 
02.12.2008
... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật... (...)
 
Để góp tư liệu cho cuộc đối thoại về Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà, anh Phạm Long từ Hà Nội đã gửi đến Tiền Vệ một số ảnh do anh chụp được ngay tại Viện Geothe trong ngày khai mạc cuộc triển lãm (24.10.2008)... (...)
 
01.12.2008
... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch... (...)
 
30.11.2008
... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)
 
29.11.2008
... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)
 
28.11.2008
... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)
 
... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021