tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chế Lan Viên bốn mặt... như nhau!  [đối thoại]

 

Bayon, Angkor Thom, Cambodia

 

Đĩ già đi tu, tướng cướp lúc về chiều tự moi ruột gởi nhà sư hành hương... là những mẩu chuyện nửa hư nửa thật để răn đời và tôn vinh lòng bác ái.

Đọc “Mặt sau của mặt trăng”, bài tạp luận ngắn của thi sĩ Nguyễn Đức Tùng, dù không biết nhiều về văn hóa Chăm/Khmer, và chỉ suy luận dựa trên lý trí và các tấm hình Bayon đã xem, thiển nghĩ của tôi là bốn mặt của tháp/đền Bayon đều phải “hệt nhau”, vì nghệ sĩ/nghệ nhân khi xây cất/chạm trổ hẳn đã có mục tiêu duy nhứt và rõ ràng là nó sẽ được nhìn thấy từ bốn phía của không gian như một khuôn mặt... y hệt.

 

 

Do vậy, cách dùng ẩn dụ và diễn dịch “giấu đi ba” của Chế Lan Viên để biện minh cho cái mặt lộ diện (mặt thật?) với “nghìn trò cười khóc / làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”, có thể coi như không thuyết phục, không thành thực, có thể khiến độc giả càng thêm mất “cảm tình” với tác giả Điêu tàn.

Đó là chưa kể gương mặt Bayon không “khóc”, không “nghìn trò”, mà chỉ thanh thản, tịnh tâm... mỉm cười.

Buồn thay, cho một “thiên tài” của thơ Việt.

Và ôi, tội nghiệp cho tác giả của những bài thơ, những câu thơ “bất hủ” như “Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời”, “Thôi vui lên! Hạnh phúc đến đây rồi / Dẫu sông lại, cô Kiều không khổ nữa”, thời trẻ đã nhớ... “một cánh chim thu lạc cuối ngàn”, thời già đã khéo... “lo xa”.

Thật ra, mỗi con người, mỗi chúng ta không chỉ có một mặt, hai mặt, ba mặt, bốn mặt mà có cả trăm, cả ngàn bộ mặt khác nhau, giấu giếm hay không giấu đi.

Cần gì!

Hồ Chí Minh là một thí dụ... lịch sử.

Và, tuy không độc hại như Hồ Chí Minh, dù rất rùng rợn như Dracula, Hollywood có Man of a Thousand Faces (1957) cuốn phim tiểu sử về Lon Chaney - một diễn viên người Anh có tài “lột xác” - do chàng James-găng tơ có tài vũ thiết hài như ria tiểu liên và ngược lại-Cagney đóng.

Cuối cùng, có nên đặt ra câu hỏi về sự phân chia, phân loại xin tạm gọi là thơ “lãng mạn”, thơ “tranh đấu”, thơ “sám hối” của Chế Lan Viên thành ba thời kỳ, ba giai đoạn khác biệt hẳn nhau để đánh giá, và cho rằng chỉ có thơ “lãng mạn” và thơ “sám hối” là thành thực và đáng kể?

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021