tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dương vật... sen  [đối thoại]

 

[1]

 

DƯƠNG VẬT... SEN

 

Bắt đầu với bài ca dao và sự diễn dịch “sen” là biểu trưng của “người quân tử” nghĩa là... “đực rựa/đàn ông” lý tưởng:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Thậm chí, Bác Hồ cũng từng được liên hệ với “sen”. Trong Búp sen xanh — một cuốn truyện hư cấu về thời trai trẻ của ông Hồ — một tác giả (quên tên) đã kể (phịa) rằng lúc Hồ Chí Minh chào đời hoa sen đã nở rộ và tỏa hương thơm khắp làng. Sinh ra tại “làng sen”, “búp sen xanh” lớn lên đã vào Sài Gòn “hoạt động” lén, rồi xin được một chân bồi bàn, bước lên một con tàu Pháp mang theo “búp sen xanh” qua Paris tặng mấy cô đầm.

Kế đến là loạt tranh “thiếu nữ bên hoa sen” của trường Mỹ thuật Đông dương (Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ, v.v.). Trong các hoạ phẩm này, cũng như trong tranh của các thế hệ tiếp nối vẽ “gái sen”, các mỹ nhân/người mẫu thảy đều còn trẻ, nghĩa là còn độc thân, và nếu như không đang đứng hay đang ngồi mơ màng/mơ mộng bên một lọ hoa sen (kiểu “em mong chờ/mơ chồng mùa thu”) thì cũng tay cầm, hoặc vuốt ve, một cành sen/búp sen.

Là một học sinh đã được/bị giảng dạy phân tâm học ở trường (lớp Triết), tất nhiên về sau tôi không thể “nhìn đời” bằng con mắt “bình thường/ngây thơ” nữa, mà phải luôn luôn nghĩ “vẩn vơ/vớ vẩn”, nghĩa là phải “diễn dịch” hầu hết tất cả. Do vậy, nếu trí tưởng tượng của ta không quá nghèo nàn thì đằng sau cái búp “sen hồng, sen xanh” kia, ta có thể dễ dàng hình dung và thấy ngay... “cái đó”.

Nói tóm lại, các hoạ phẩm “thiếu nữ bên hoa sen” (mơ đàn ông), “thiếu nữ với cành sen” (vuốt ve, sờ nắn dương vật) tôi xin xếp vào loại “tranh kích dục” (peinture érotique) của ta. Tất nhiên chúng “kín đáo” hơn tranh kích dục “lộ thiên” của Ån Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Âu Châu, chỉ vì chúng xuất phát từ... tiềm thức của người vẽ.

Diễn dịch có thể đúng hoặc sai. Nhưng hi vọng từ nay độc giả sẽ xem tranh “gái sen” với một cái nhìn mới mẻ, thú vị hơn.

He he.

Chót hết, nếu sử dụng lại “diễn dịch/lý thuyết” độc đáo này xin quí vị vui lòng kể tên tác giả nhé. Đa tạ.

 

_________________________

[1]Tranh thêu Việt Nam.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021