tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Khi ấy thì... sao?  [đối thoại]

 

"Ngày hôm nay, khi chúng ta đang đứng đây, theo dõi và suy tư về cuộc sống, suy tư về những hiện tượng có hướng đe dọa tới sự tồn vong của chúng ta, với những tụt hậu mà gần một thế kỷ qua, người Việt Nam vẫn sống trong ảo tưởng của chính mình.” (Ngô Hương Giang - “Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam”)

Tôi không có can đảm đọc quá câu thứ hai. Chỉ vì suy nghĩ nát óc, vẫn không hiểu “khi chúng ta đang đứng đây” [thì]... sao?

Chẳng phải vì chỉ “suy ngẫm” thôi nên anh/chị Ngô Hương Giang (trong bài viết hẳn là phải dính dáng đến chuyện giáo dục) có thể cho phép mình “sổ toẹt” ngữ pháp — cho dù là một thứ ngữ pháp dựa theo logic chung của loài người?

Ấy là chưa nói đến nỗi khổ của độc giả bình thường khi đọc đến “những tụt hậu mà gần một thế kỷ qua, người Việt Nam vẫn sống trong ảo tưởng của chính mình”.

Câu trên đây, tôi — người học trò kém cỏi này — dùng chữ xiên là để giãi bày một cách hiểu [nghĩa là chẳng hiểu gì ráo trọi] cái phần sau nghe rất kêu của toàn câu văn [chương] bay bướm — và để tác giả (đồng thời có thể là nhà giáo dục) có dịp phê như như người ta phê học trò của mình: “hiểu như thế là sai”, rồi sau đó có lời giải thích dễ hiểu hơn, và tất nhiên... đúng ngữ pháp hơn.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

31.07.2010
[GIÁO DỤC] ... Chúng ta mở ra liên tiếp các cuộc hội thảo về đổi mới giáo dục. Thế nhưng, cái điều bình dị và giản đơn là “học trò”, chúng ta lại không để ý tới. Đó là sự né tránh đối với hạn chế của chúng ta, hay đó là hành vi xem nhẹ những cá thể học diễn giải. Học thuật Việt Nam cần phải xem “học trò” như là trung tâm của mọi nhận thức. Đã đến lúc “cái tượng đài về người thầy” vốn từng được xem là trung tâm của mọi sự vững bền, cần phải được hạ xuống... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021