tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
xyz
Nghe lại, thấy “phê” khó chi sánh nổi...  [đối thoại]

 

Xin cảm ơn bác Chu Hà cùng bác Nguyễn Tôn Hiệt đã góp ý rất tỏ tường. Có điều nếu biểu tui yêu cầu người nhà đó dẫn chứng cho chính xác thời cũng khó rồi, bởi họ thơ cho tui từ những năm 1979-1983, lúc họ mới bỏ trốn qua đó, chỉ tiếp cận thông tin qua báo in hoặc qua bạn bè thầy cô, chớ không qua internet để có thể truy cập kiểm tra lại thông tin đơn giản hơn như bây giờ. Nay đã 30 năm sau ai bận phận nấy không thơ từ trừ ra 4, 5 bận họ về theo chồng hoặc vợ mới có dịp hẹn gặp chở nhau đi ăn uống, mà tui lại đột ngột email qua biểu họ kiểm tra lại nguồn thông tin năm nào thì e họ không hiểu tui muốn chi nữa, nên tui không dám, có phải mang tiếng “hồ đồ” với các bác tui cũng đành cam chớ biết làm sao?

Tui chỉ nhớ hồi bên đây anh chị em họ (cả thảy 6 mạng) học Marie Curie với Taberd, kẻ đã người sắp xong tú tài hai (“Bắc-đơ”, theo cách xưa thường gọi), nhà hay mua đọc Paris Match, vách phòng dán nhiều hình của mấy ngôi sao ca nhạc Pháp thủa đó: Sylvie Vartan, Sheila, Francoise Hardy, Adamo, Johnny Hallyday, Christophe, Claude Francois, Richard Anthony, Enrico Macias nầy nọ, dĩa hát hay băng từ (Anna 5, 11, 15), cũng của mấy giọng ca đó. Theo tui biết họ rất hâm mộ những giọng ca nầy, cho nên khi qua Pháp một ít lâu họ thơ về cho tui, thông tin như đã nói, tui đoán là họ cũng đã khá bất ngờ. Họ biểu bên đó hạng thính giả kèn cá chọn canh vẫn “nể” Dalida, Adamo, Mireille Mathieu, Jean Fransois Michael, France Gall hơn (nghe biểu vì có qua đào tạo nhạc viện?) Tui thì không hiểu sao chẳng thấy “choáng” chi hết, mà vẫn ưa nghe họ như cũ. Cũng giống như những ca sĩ Việt Nam mình vẫn “mê” (mà bác Hoàng mới dẫn ra thí dụ đó) cũng đâu có biết thanh nhạc chi, trong khi mấy diva divo miền Bắc có trình độ thanh nhạc mà hát nhạc miền Nam trước 75, nhiều thính giả lại nghe không lọt? Tui ngờ ý bác Hoàng nói (“Chúng ta nghe nhạc trước năm 1975 đều thấy hay vì ta không chỉ nghe một bản nhạc, một giọng ca thuần túy mà vì chúng ta đang nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản”) là rất xác đáng! Bởi phần tui cũng tương tợ: Xưa không là lính nên không ưa nghe “nhạc lính” (trừ khi do cặp Hùng Cường - Mai Lệ Huyền ca), mà nay nghe Hương Lan - “Thành phố sau lưng” hay Chế Linh - “Trên bốn vùng chiến thuật” lại ngậm ngùi, thấy “phê” khó chi sánh nổi, mới thiệt là ngộ?

 

 

----------------

Bài liên hệ:

07.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Nói đến ca sĩ nhạc trẻ Pháp thời thập niên 60 thế kỷ trước mà không nhắc tới Francoise Hardy e là một thiếu sót lớn... (...)
 
06.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Thế nhưng giờ đây tôi lại cảm nhận nhạc nào cũng... hay như nhau. Nghe Thái Thanh ca “Nước non ngàn dặm” hay Thanh Tuyền ca “Rừng lá thấp” đều cảm thấy bồi hồi, rung động. Đem cái ý này chia sẻ với bạn bè xưa thì đều nhận được những đồng cảm. Một người bạn tui bảo: “Chúng ta nghe nhạc trước năm 1975 đều thấy hay vì ta không chỉ nghe một bản nhạc, một giọng ca thuần túy mà vì chúng ta đang nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản”... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tôi thì nghĩ rằng có lẽ giới trí thức Pháp (nói chung) đánh giá Johnny Hallyday, Sylvie Vartan và Christophe ở những mức độ cao thấp khác nhau. Tôi không dám nói chắc điều gì, chỉ nêu ra đây vài ba ý nghĩ và thông tin đơn sơ để góp vui trong cuộc đối thoại nhẹ nhàng này... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Người nhà nghe (hay thấy) như vậy rồi thơ về cho ông/bà Xyz hay như thế, thì người nhà của ông/bà có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào không để “bảo kê” cho cái việc người nhà của ông nghe thấy như thế là xác thực, là có xảy ra?... Tựu trung, ý tôi muốn nói là công việc dẫn chứng luôn luôn là cần thiết, nhất là trong những vấn đề/chuyên mục có tính cách đặc thù như thế này... (...)
 
05.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết vừa qua của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trên talawas (02/11/2010) rất sắc sảo, quyết liệt, đả trúng trọng huyệt đối tượng (cũng như các bài viết khác của ông), tuy nhiên, có một câu nầy, “Một ca sĩ đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà như Đàm Vĩnh Hưng mà trở thành thần tượng của bao lớp trẻ”, khiến độc giả bị... bất ngờ... (...)
 
31.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Cổ nhân dạy “Dân vi quý , xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức “Dân là quý, xã tắc là hàng kế, vua là hạng nhẹ”. Đã làm đại lễ 1,000 năm thì phải nhớ lời dạy của cổ nhân. Đằng này, dân vi vô giá trị nên ông Triết mới đẩy xuống hàng ba để “Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trước đã. Nếu xem dân là quý thì ắt phải “Kính thưa đồng bào” ngay từ đầu chứ!... (...)
 
27.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021