|
Trả lời Nguyễn Tôn Hiệt
[đối thoại]
|
![]() |
Các ý kiến của ông Nguyễn Tôn Hiệt, mặc dù dài dòng, chỉ có hai ý chính. Tôi xin trả lời. Thứ nhất, ông cho rằng tôi lặp lại phát hiện của Quỳnh Nga (đăng ngày 07-05-2008, trên báo Hậu Giang, trong bài “Bác Hồ tiên đoán trận chiến Điện Biên Phủ”), của Nguyễn Cao Sinh (đăng ngày 22-10-2008, trên báo Văn Nghệ Quân Đội, trong bài “Giấc ngủ mười năm”), của Hà Đăng (đăng ngày 22-01-2009, trên báo Nhân Dân, trong bài “'Giấc ngủ mười năm' nhân sáu”), của Báo điện tử ĐCSVN (ngày 26-03-2009, trong mục “Tư liệu về Đảng”), và của Trường An (đăng ngày 29-05-2009, trong bài “Lửa tháng năm” trên tạp chí Sông Hương). Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”. Thứ hai, ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh). Đề nghị ông Nguyễn Tôn Hiệt nghiên cứu đầy đủ hơn và đoc văn bản cẩn thận hơn trước khi có ý kiến.
Ngô Tự Lập
-------------- Bài liên hệ:
31.05.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)
|