tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào  [đối thoại]

 

Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định:

Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...”

Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông.

Bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” của ông nghè Ngô Tự Lập đăng trên báo Công An Nhân Dân ngày 17.05.2010 có hai phần:

 

1. Phần đầu, bàn về truyện “Con người biết mùi hun khói” (Enfumé) của Nguyễn Ái Quốc, ông nghè Lập có 4 lần dùng từ “viễn tưởng”, 1 lần dùng từ “tiên tri” và 1 lần dùng từ “tiên đoán”. Đặc biệt, ông nghè nhấn mạnh vào tính “tiên tri” và khả năng “tiên đoán” của Hồ Chí Minh. Ông nghè viết:

“Nhưng điều còn kỳ lạ hơn cả tính viễn tưởngtính tiên tri của nó. Nếu lưu ý rằng trong truyện, lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Cộng hòa liên hiệp Phi trong truyện diễn ra vào năm 1998, ta sẽ thấy Nguyễn Ái Quốc đã tiên đoán rất chính xác sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa cuối thập kỷ 40 (của thế kỷ XX).”
 

2. Phần sau, bàn về truyện “Giấc ngủ mười năm”, ông nghè Lập tuyệt đối không dùng từ “viễn tưởng” nữa, mà chỉ dùng từ “tiên tri”. Ông nghè viết:

“Cũng giống như ‘Con người biết mùi hun khói’, truyện ‘Giấc ngủ mười năm’ có tính tiên tri lạ lùng.”

Và ông nghè kết luận bài viết bằng cách đề cao “ý nghĩa tiên tri” trong truyện của Hồ Chí Minh và đem ra so sánh với truyện “Rip Van Winkle” của Washington Irving theo kiểu “chơi gác” như sau:

“Tuy nhiên, ‘Giấc ngủ mười năm’, cũng giống ‘Con người biết mùi hun khói’, có một ý nghĩa tiên tri mà tác phẩm của Washington Irving không có.”

(Xin mở ngoặc: Tại hạ nói rằng ông nghè ca tụng Hồ Chí Minh theo kiểu “chơi gác” văn hào Washington Irving, vì thực ra Hồ Chí Minh (dưới bút danh Trần Lực) đã “mượn đỡ” cái dàn cấu trúc của truyện “Rip Van Winkle” của Washington Irving, để viết cái truyện “Giấc ngủ mười năm”[*] có thêm món lẩu mắm “Hồ Chủ tịch muôn năm!” vào đó, thế nhưng ông nghè lại ca tụng rằng nó “có một ý nghĩa tiên tri mà tác phẩm của Washington Irving không có”! Nghe nực cười quá! Giống như “mượn đỡ” chiếc xe đạp của ông hàng xóm, đem về sơn phết màu mè, rồi con cháu trong nhà xúm lại ca tụng là “xe đạp của bố đẹp hơn xe đạp của ông hàng xóm” vậy! Nếu ông nghè Lập muốn ca tụng lãnh tụ, thì hãy ráng tìm cách nào lịch sự hơn, chứ cái cách “chơi gác” này coi không đẹp chút nào!)

 

Nói tóm lại, nhan đề bài viết của ông nghè là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, nhưng ông nghè chỉ nói đến tính “viễn tưởng” ở nửa đầu, để rồi, nguyên cả nửa sau của bài viết thì ông nghè lại nhấn mạnh vào tính “tiên tri” (“lạ lùng”, “còn kỳ lạ hơn cả tính viễn tưởng”!), và kết luận bài viết bằng việc đề cao tính “ý nghĩa tiên tri” trong truyện của Hồ Chí Minh.

Một bài viết như vậy thì chí ít là lạc đề. Đặt ra đề tài một đằng, rồi khai triển và kết luận một nẻo. Trình độ “ông nghè” mà viết như vậy thì quả là... phi thường!

Bây giờ, sau khi nghe tại hạ nói rằng từ năm 1990 nhà văn Xuân Vũ đã viết về cái ngón “tiên tri” đó của Hồ Chí Minh rồi, chứ không phải đợi tới năm 2005 để ông nghè “phát hiện”, thì ông nghè bèn né ngang qua một bên, phủi tay, phán: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng , nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri...

Mang danh ông nghè mà viết lách, ăn nói, ứng xử thiếu thiệt thà như vậy thì... coi không đặng chút nào.

 

 

_________________________

[*]Cảm ơn độc giả Bùi Thị Lài đã diễn tả cái vụ này rất hay: Ông Hồ đẻ ra truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm”, nhưng lại “mượn trứng” từ truyện “Rip Van Winkle” của Washington Irving — sau giấc ngủ rất dài, thức dậy, thấy mọi sự đều thay đổi.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

03.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bác Hồ, vị cha già dân tộc, đẻ ra cả một dân tộc còn được, nhằm nhò gì cái “văn học viễn tưởng Việt Nam” ấy, ngài đẻ ra mấy hồi. Đâu cần tiến sĩ Ngô Tự Lập nhọc công chứng minh điều ấy... (...)
 
02.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải làm cho ra lẽ / Những đứa nào bất nhân / Những đứa nào vô đạo / Những kẻ không có chút con người / Không thương xót ngay cả người mà chúng đang “thánh hoá” ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải biết ngượng / Vì nói dối quá lâu nên tin luôn mình nói thật / Lẽ ra... / Cứ để ông ấy (tức cụ Hồ) / Sống, làm việc và chết theo pháp luật / Như một người bình thường / Lẽ ra... (...)
 
01.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Có thể ông Hồ là người đầu tiên viết truyện có các chi tiết “mơ ngày toàn thắng”, viết theo kiểu phán đại, hay nổ sảng và... ăn may. Chứ ông ấy có “đẻ” ra cái “văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam” nào đâu. Nói như vậy là hàm hồ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Chính vì có bác Hồ đã “tiên tri” ra nhiều điều hay ho (có phần quái gở) cỡ đó, nên đám hậu bối cũng được hưởng chút thần công lực. Sau khi đã oanh oanh liệt liệt “giải phóng” SÀI GÒN, đám hậu bối cũng lòi ra tài “tiên tri”, thể hiện qua vài cái tên đường cũng quái gở không kém cạnh... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)... (...)
 
31.05.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021