tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ngô Tự Lập không thể tự bào chữa về việc đạo văn  [đối thoại]

 

Vừa đọc bài phản hồi của Ngô Tự Lập, “Lần thứ ba và lần cuối với ông Nguyễn Tôn Hiệt”, tôi viết bài này để trả lời ngay.

Bài phản hồi của Ngô Tự Lập là một bài tự bào chữa bằng những lập luận không trung thực về việc anh ta đã đạo văn của Hayes Edwards.

 

1/ Ngô Tự Lập viết:

Trong bài thứ nhất, sau khi đọc nhiều công trình nghiên cứu về văn học Pháp ngữ Việt Nam, tôi thấy Nguyễn Ái Quốc luôn luôn bị bỏ sót. Tôi đưa ra luận điểm chính là: “Nguyễn Ái Quốc cũng phải được coi là một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam không những sớm nhất mà còn thành công nhất” (NTL nhất mạnh), chứ không phải là tính viễn tưởng hay tính tiên tri. Việc Nguyễn Ái Quốc viết văn bằng tiếng Pháp không có gì mới lạ. Truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng cũng chẳng có gì mới lạ để phát kiến. Ở Việt Nam, ít nhất là ở miền Bắc, chúng tôi cũng đã được học truyện này trong trường phổ thông từ nhiều thập kỷ trước.
[...]
Về bài viết thứ hai, “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, tôi đã một lần có ý kiến với ông Hiệt. Như ở trên tôi đã nói, truyện “Con người biết mùi hun khói” được dạy trong trường phổ thông từ nhiều thập kỷ trước, vì thế ai cũng biết đó là một truyện viễn tưởng. Truyện “Giấc ngủ mười năm” ít người biết hơn, nhưng ai đã đọc thì cũng đều biết đó là truyện viễn tưởng.

Biện luận như vậy là không thành thật. Nếu Ngô Tự Lập xem “tính viễn tưởng hay tính tiên tri” của trong các truyện ấy là điều không quan trọng, và “cũng chẳng có gì mới lạ để phát kiến” vì ở miền Bắc ai cũng biết rồi, thế thì tại sao trong bài “Trả lời Nguyễn Tôn Hiệt”, Ngô Tự Lập lại cho rằng tất cả các bài viết về “tính tiên tri” của truyện “Giấc ngủ mười năm” trong năm 2008 và 2009 đều lặp lại ý kiến của Ngô Tự Lập? Trong bài ấy, Ngô Tự Lập viết:

Các ý kiến của ông Nguyễn Tôn Hiệt, mặc dù dài dòng, chỉ có hai ý chính. Tôi xin trả lời.
 
Thứ nhất, ông cho rằng tôi lặp lại phát hiện của Quỳnh Nga (đăng ngày 07-05-2008, trên báo Hậu Giang, trong bài “Bác Hồ tiên đoán trận chiến Điện Biên Phủ”), của Nguyễn Cao Sinh (đăng ngày 22-10-2008, trên báo Văn Nghệ Quân Đội, trong bài “Giấc ngủ mười năm”), của Hà Đăng (đăng ngày 22-01-2009, trên báo Nhân Dân, trong bài “'Giấc ngủ mười năm' nhân sáu”), của Báo điện tử ĐCSVN (ngày 26-03-2009, trong mục “Tư liệu về Đảng”), và của Trường An (đăng ngày 29-05-2009, trong bài “Lửa tháng năm” trên tạp chí Sông Hương).
 
Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”.

Thú vị thật! Hơn nữa, nếu “ai cũng biết đó là một truyện viễn tưởng”, “chẳng có gì mới lạ để phát kiến”, thì tại sao trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” Ngô Tự Lập lại nhiều lần nhấn mạnh đến sự “độc đáo nhất” của “tính viễn tưởng”, và sự “đặc biệt hơn” nữa của “tính tiên tri” trong truyện “Con người biết mùi hun khói”? Ngô Tự Lập viết:

Nhưng độc đáo nhất là tính viễn tưởng, sáng tác năm 1922, nhưng bối cảnh câu chuyện lại diễn ra vào năm 1998, nghĩa là sau đó 75 năm. Hãy đọc đoạn mở đầu...
 
Con người biết mùi hun khói của Nguyễn ái Quốc có lẽ là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại viễn tưởng ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, nếu lưu ý rằng lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Cộng hòa liên hiệp Phi trong truyện diễn ra vào năm 1998, ta sẽ thấy Nguyễn ái Quốc đã tiên đoán rất chính xác sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa cuối thập kỷ 1940...

Rồi sau đó, Ngô Tự Lập đã bỏ công viết hẳn một bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” và nói về truyện “Con người biết mùi hun khói” với những lời như sau:

Trong đó, độc đáo hơn cả là tính viễn tưởng...
 
“Con người biết mùi hun khói” của Nguyễn Ái Quốc có lẽ là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại viễn tưởng trong văn chương hiện đại Việt Nam...
 
Nhưng điều còn kỳ lạ hơn cả tính viễn tưởng là tính tiên tri của nó...
 
“Giấc ngủ mười năm”, cũng giống “Con người biết mùi hun khói”, có một ý nghĩa tiên tri mà tác phẩm của Washington Irving không có...

Thật buồn cười! Ngô Tự Lập nói “ai cũng biết đó là một truyện viễn tưởng”. Thế nhưng, trước năm 2005, chưa từng có cuốn sách Việt ngữ nào nói rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng. Đến năm 2003, Hayes Edwards mới phát hiện rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc [The story is Nguyen Ai Quoc’s first—and to my knowledge, only—effort at futuristic speculative fiction.] Đến năm 2005, sau khi đọc bài của Hayes Edwards, Ngô Tự Lập mới viết ra rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc!

 

2/ Ngô Tự Lập viết:

Trong bài tôi trích dẫn nhiều lần bài viết “The Shadow of Shadows” của giáo sư Hayes Edwards, không phải vì những lời ngợi khen của ông với Nguyễn Ái Quốc quá mới lạ, mà vì tôi muốn nói rằng đó là nhận xét không phải của riêng tôi.

Nói vậy là nói ngược đời và không trung thực, vì những nhận xét của Hayes Edwards đã có từ năm 2003 trong bài “The Shadow of Shadows”, cho đến năm 2005 thì Ngô Tự Lập mới dựa vào bài ấy của Hayes Edwards để viết bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”. Nếu trong bài của Ngô Tự Lập có những nhận xét giống như của Hayes Edwards, thì những nhận xét đó là của Hayes Edwards mà Ngô Tự Lập vay mượn, chứ không thể nói rằng Hayes Edwards đã có những nhận xét giống như Ngô Tự Lập. Lại càng không thể nói theo kiểu: “Đó là nhận xét không phải của riêng tôi, mà ông Hayes Edwards cũng có những nhận xét giống như tôi vậy”!!!

 

3/ Ngô Tự Lập viết:

Khi trích dẫn bài viết của Hayes Edwards, dù trích dẫn trực tiếp hay trích dẫn gián tiếp (tức là nhắc tên tác giả rồi diễn đạt lại ý tác giả bằng lời của mình) tôi đều chú dẫn rất cẩn thận. Tuy nhiên, việc này đã bị ông Nguyễn Tôn Hiệt cố tình lờ đi.

Không, tôi không hề lờ đi bất cứ chỗ nào. Độc giả hãy đọc hai bài của Ngô Tự Lập [XEM BẢN CHỤP LẠI NGUYÊN VẸN Ở CUỐI TRANG NÀY] thì thấy rõ. Trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, Ngô Tự Lập chỉ nhắc đến Hayes Edwards ở 5 chỗ (như tôi đã trình bày trong bài trước) và CHỈ CÓ MỘT CHÚ THÍCH DUY NHẤT (tức là chú thích số 5) ở câu này:

Giáo sư Hayes Edwards (Rutgers University), trong bài The Shadow of Shadows5

Trong bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, Ngô Tự Lập chỉ nhắc đến Edwards MỘT LẦN, và TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ BẤT CỨ MỘT CHÚ THÍCH NÀO CẢ, mặc dù RẤT NHIỀU ĐOẠN TRONG BÀI ẤY LÀ Ý TƯỞNG CỦA EDWARDS.

 

4/ Ngô Tự Lập viết:

Khi trích dẫn bài viết của Hayes Edwards, dù trích dẫn trực tiếp hay trích dẫn gián tiếp (tức là nhắc tên tác giả rồi diễn đạt lại ý tác giả bằng lời của mình) tôi đều chú dẫn rất cẩn thận. Tuy nhiên, việc này đã bị ông Nguyễn Tôn Hiệt cố tình lờ đi. Chẳng hạn đoạn mà ông trích để phê phán tôi đạo văn, thật ra trong nguyên bản như sau:
 
Con người biết mùi hun khói, đúng như Hayes Edwards nhận định, là một truyện ngắn đặc sắc về nhiều mặt. Trước hết là tính quốc tế - tác phẩm của một người Việt Nam được bắt đầu bằng lời đề tặng một người Algeria bị một sĩ quan Pháp tên là Vidart giết hại: “Xin tặng Nahông1), người đã bị quân phiệt thực dân ám hại, bài viết này”. Lời đề tặng này lại được đặt trong sự tương phản với đoạn trích lời Albert Sarrault, bộ trưởng bộ thuộc địa: “Chính cuộc chinh phục hệ thống thuộc địa đã rèn luyện tài năng chiến đấu của số đông những nhà chỉ huy quân sự lớn của ta, những con người đã đưa ta đến chiến thắng, đã được dư luận Pháp ca ngợi vinh quang và chiến công ngay khi mang lá cờ nước ta đến dưới những bầu trời châu Phi hay châu Á.”[1]
 
Nhưng độc đáo nhất là tính viễn tưởng. Sáng tác năm 1922, nhưng bối cảnh câu chuyện lại diễn ra vào năm 1998, nghĩa là sau đó 75 năm. Hãy đọc đoạn mở đầu... (NTL nhấn mạnh).
 
_______
[1]Đã dẫn.
 

Ở đây Ngô Tự Lập lại tiếp tục không thành thật. Trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” đăng trên Tiền Phong Online, những đoạn văn trên đã được chia paragraph theo lối khác, và KHÔNG CÓ CÁI CHÚ THÍCH[1] Đã dẫn” Ở SAU CÂU “... dưới những bầu trời châu Phi hay châu Á”. CÁI CHÚ THÍCH “[1] Đã dẫn” NÀY LÀ DO NGÔ TỰ LẬP VỪA THÊM VÀO TRONG BÀI PHẢN HỒI ngày 16/07/2010. Ngoài ra, trong bản gốc trên Tiền Phong Online, ngay ở chỗ mà Ngô Tự Lập trích lại trên đây, có nhiều paragraph liên tục không hề nhắc đến Hayes Edwards (đúng như tôi đã phân tích trong bài trước). Xin xem bản chụp dưới đây:

 

Với lối chấm câu, ngắt đoạn, xuống hàng như thế, rõ ràng những ý tưởng của Hayes Edwards đã biến thành ý tưởng của Ngô Tự Lập.

 

5/ Ngô Tự Lập viết:

Và đây là đoạn khác, cũng được Nguyễn Tôn Hiệt trích dẫn:
 
Xin trở lại với những tác phẩm Pháp ngữ của Nguyễn Ái Quốc. Theo Hayes Edwards, sáng tác của nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam còn âm vang nhiều năm sau khi anh rời Paris đi Moskva năm 1923. Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc có thể thấy rất rõ trong sáng tác của Lamine Senghor. Chẳng hạn, một câu trong tác phẩm Con người biết mùi hun khói, “cụ Kimengo đã ra sức thức tỉnh anh em cùng màu da ra khỏi giấc ngủ mê say của con người nô lệ”, dường như vọng lại trong đoạn kết bài diễn văn Lamine Senghor đọc tại Đại Hội Phản Đế tại Bruxelles. Cũng theo Hayes Edwards, giọng văn châm biếm, cũng như việc sử dụng hình minh họa trong La violation d'un pays (Ức hiếp một dân tộc) có lẽ cũng được Lamine Senghor học theo gương Nguyễn.
 
Viết như vậy thì đạo văn ở chỗ nào?

Tôi không nói Ngô Tự Lập đạo văn ở đoạn này nếu nó được trình bày đúng như thế.

Trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”, tôi đã viết rõ rằng: “Trong bài ‘Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ’, Ngô Tự Lập chỉ nhắc đến Hayes Edwards ở năm chỗ , và đoạn trích trên đây chứa đựng chỗ thứ tư và chỗ thứ năm mả Ngô Tự Lập đã nhắc đến Hayes Edwards. Tôi đã viết:

Chỗ thứ tư:

- Theo Hayes Edwards, sáng tác của nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam còn âm vang nhiều năm sau khi anh rời Paris đi Moskva năm 1923. ảnh hưởng của Nguyễn ái Quốc có thể thấy rất rõ trong sáng tác của Lamine Senghor (Sénégal).

Chỗ thứ năm:

- Cũng theo Hayes Edwards, giọng văn châm biếm, cũng như việc sử dụng hình minh họa trong La violation d’un pays (ức hiếp một dân tộc) có lẽ cũng được Lamine Senghor học theo gương Nguyễn.

Do đó, Ngô Tự Lập đem những chỗ này ra để chứng mình là mình không đạo văn của Hayes Edwards thì cũng bằng thừa.

TUY NHIÊN, TRONG BẢN GỐC TRÊN BÁO TIỀN PHONG ONLINE, ĐOẠN VĂN TRÊN ĐÂY ĐÃ ĐƯỢC NGÔ TỰ LẬP TRÌNH BÀY THEO CÁCH KHÁC. Nó không chỉ là một đoạn liền lạc như thế. Ngô Tự Lập đã ngắt nó ra làm hai paragraphs, và như thế thì có một ý tưởng của Hayes Edwards bị biến thành ý tưởng của Ngô Tự Lập. Tôi xin tô đậm ý tưởng bị chiếm đoạt ấy dưới đây cho độc giả dễ nhận ra:

Xin trở lại với những tác phẩm Pháp ngữ của Nguyễn Ái Quốc. Theo Hayes Edwards, sáng tác của nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam còn âm vang nhiều năm sau khi anh rời Paris đi Moskva năm 1923. Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc có thể thấy rất rõ trong sáng tác của Lamine Senghor.
 
Chẳng hạn, một câu trong tác phẩm Con người biết mùi hun khói, “cụ Kimengo đã ra sức thức tỉnh anh em cùng màu da ra khỏi giấc ngủ mê say của con người nô lệ”, dường như vọng lại trong đoạn kết bài diễn văn Lamine Senghor đọc tại Đại Hội Phản Đế tại Bruxelles. Cũng theo Hayes Edwards, giọng văn châm biếm, cũng như việc sử dụng hình minh họa trong La violation d'un pays (Ức hiếp một dân tộc) có lẽ cũng được Lamine Senghor học theo gương Nguyễn.

Như đã thấy trên đây, câu văn “Chẳng hạn, một câu trong tác phẩm Con người biết mùi hun khói, ‘cụ Kimengo đã ra sức thức tỉnh anh em cùng màu da ra khỏi giấc ngủ mê say của con người nô lệ”, dường như vọng lại trong đoạn kết bài diễn văn Lamine Senghor đọc tại Đại Hội Phản Đế tại Bruxelles’” xuất hiện như một ví dụ do chính Ngô Tự Lập đề xuất để giải thích cho ý tưởng của Hayes Edwards về ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với Lamine Senghor.

Kỳ thực, câu văn này không phải là đề xuất của Ngô Tự Lập, mà vẫn chính là ý tưởng của Hayes Edwards nhưng không được Ngô Tự Lập thừa nhận.

Và như độc giả có thể thấy trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”, tôi đã đem ra rất nhiều đoạn văn chứa đựng các ý tưởng của Hayes Edwards bị chiếm đoạt. Thế nhưng bài phản hồi của Ngô Tự Lập đã tránh né, không thể biện giải về những đoạn ấy.

 

6/ Ngô Tự Lập viết:

Luận điểm, hay có thể nói là phát hiện của tôi, là: “Con người biết mùi hun khói của Nguyễn Ái Quốc có lẽ là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại viễn tưởng trong văn chương hiện đại Việt Nam” (NTL nhấn mạnh). Và nếu đúng như vậy thì Hồ Chí Minh chính là “cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam”.

Ngô Tự Lập lại không thành thật. Như tôi đã nói ở trên, trước năm 2003, ở Việt Nam chưa từng có sách vở Việt ngữ nào nói truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng. Năm 2003, Hayes Edwards mới phát hiện rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” là truyện viễn tưởng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc [The story is Nguyen Ai Quoc’s first—and to my knowledge, only—effort at futuristic speculative fiction.] Đến năm 2005, sau khi đọc bài của Hayes Edwards, Ngô Tự Lập mới ăn cắp phát hiện này của Hayes Edwards, phóng đại lên thành “Con người biết mùi hun khói của Nguyễn Ái Quốc có lẽ là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại viễn tưởng trong văn chương hiện đại Việt Nam”, rồi đến năm 2010, anh ta lại phóng đại lên thêm rằng Hồ Chí Minh chính là “cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam”. Ngô Tự Lập có quyền khai triển hay phóng đại đến đâu cũng được, NHƯNG TRƯỚC HẾT, ANH TA PHẢI GHI NHẬN SỰ PHÁT HIỆN VÀ Ý TƯỞNG CỦA HAYES EDWARDS.

 

7/ Ngô Tự Lập viết:

Để triển khai luận điểm này, tôi nhận xét rằng Hồ Chí Minh viết truyện viễn tưởng từ rất sớm (1922), ông không chỉ viết một mà (ít nhất là) 2 tác phẩm viễn tưởng. Và tôi nhận xét rằng có một điều kỳ lạ là cả hai đều có tính tiên tri. Tính viễn tưởng của truyện “Con người biết mùi hun khói” những ai từng đọc đều biết. Nhưng tôi tin rằng tính tiên tri của nó là phát hiện của riêng tôi (Hồ Chí Minh phán đoán chính xác sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa cuối những năm 1940). Và tôi tin rằng tôi cũng là người đầu tiên gắn kết nó với truyện “Giấc ngủ mười năm” để cho thấy diện mạo một tác giả độc đáo của thể loại còn hiếm này ở Việt Nam.

Xin nói ngay, việc Ngô Tự Lập đạo văn của Hayes Edwards không hề dính líu gì đến truyện “Giấc ngủ mười năm”, nên tôi miễn bàn.

Ở đây, riêng về vấn đề truyện “L’enhumé”, Ngô Tự Lập lại không thành thật. Năm 2003, trong bài viết “The Shadow of Shadows”, Hayes Edwards ghi nhận rằng truyện “L’enhumé” (“Con người biết mùi hun khói”) của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo L'Humanité số tháng Tám năm 1922, và phát hiện đó là truyện viễn tưởng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. Hayes Edwards viết:

In the same L'humanité column in August, Nguyen Ai Quoc published the most striking of his efforts, another récit titled “L'Enfumé” [The one who was smoked out] ... The story is Nguyen Ai Quoc's first—and to my knowledge, only—effort at futuristic speculative fiction. (trang 35)

Trước năm 2003, chưa từng có bất cứ bài viết nào của Ngô Tự Lập nói về sự kiện này. Vì thế, khi Ngô Tự Lập nói “tôi nhận xét rằng Hồ Chí Minh viết truyện viễn tưởng từ rất sớm (1922)”, anh ta đã hoàn toàn ăn cắp phát hiện của Hayes Edwards, SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT CỦA HAYES EDWARDS.

Khi Ngô Tự Lập nói: “Tôi nhận xét rằng có một điều kỳ lạ là cả hai đều có tính tiên tri. Tính viễn tưởng của truyện “Con người biết mùi hun khói” những ai từng đọc đều biết. Nhưng tôi tin rằng tính tiên tri của nó là phát hiện của riêng tôi (Hồ Chí Minh phán đoán chính xác sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa cuối những năm 1940)” thì anh ta lại ăn cắp ý tưởng của Hayes Edwards:

This opening can only be described as stunning: Nguyen Ai Quoc's tale imagines the future victory (in 1948!) of a communist revolution... (trang 36)
 

8/ Ngô Tự Lập viết:

Tóm lại, không có bất cứ một bằng chứng nào để vu cáo tôi đạo văn được, dù là về ý tưởng hay văn bản. Tất cả những ai nghiêm túc chắc chắn đều đồng ý với tôi.

Phải nói ngược lại thì mới trung thực. Tất cả những ai nghiêm túc thì chắc chắn đều đồng ý rằng: Ngô Tự Lập đã đạo văn của Hayes Howards. Rằng: Ngô Tự Lập đã tự biện hộ bằng những lập luận không hợp lý, và tránh né hầu hết những bằng chứng về sự đạo văn mà tôi đã nêu ra trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”. Ngô Tự Lập chỉ không đạo văn nếu anh ta đi ngược thời gian để viết những điều này trước năm 2003. Và nếu thế thì thật thú vị, vì nếu Hayes Edwards đọc cái bài tưởng tượng ấy của Ngô Tự Lập trước khi viết bài “The Shadow of Shadows”, thì chính Hayes Edwards lại là kẻ... đạo văn của Ngô Tự Lập!!!

 

*

 

Nhân đây, tôi xin gửi đến độc giả bản chụp nguyên vẹn hai bài viết của Ngô Tự Lập để độc giả tận mắt xem xét.

BẢN CHỤP NGUYÊN VẸN BÀI “NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ VĂN HỌC PHÁP NGỮ” CỦA NGÔ TỰ LẬP:

 

 

BẢN CHỤP NGUYÊN VẸN PHẦN ĐẦU BÀI “CHA ĐẺ CỦA VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG VIỆT NAM” [PHẦN CÓ CHỨA ĐỰNG NHỮNG Ý TƯỞNG CỦA HAYES EDWARDS]:

 

 

 

--------------

Bài liên hệ:

16.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chắc chắn Nguyễn Tôn Hiệt vẫn không, hoặc cố tình không, đọc cẩn thận 2 bài viết của tôi, “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (2005) và “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” (2010). Vì thế, bài viết “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập” của ông vô tình hoặc hữu ý đã xuyên tạc sự thật... (...)
 
15.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Có một câu hỏi cần phải nêu ra là: Khi Ngô Tự Lập đạo văn, liệu anh ta có suy nghĩ giống như những gì anh ta đã phê phán về phương diện đạo đức của hành động đạo văn? Chỉ mong Ngô Tự Lập đọc lại thật kỹ và tự suy gẫm về những gì anh ta đã nói về nạn đạo văn. Và tự biết xấu hổ... (...)

 

--------------

Những bài khác có liên hệ về chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG và chuyện ĐẠO VĂN:

 
Chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG:
 
06.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Những ngày qua (từ ngày 31/5/2010 đến ngày 3 6/2010) Tiền Vệ đăng liên tiếp những bài tranh luận của Ngô Tự Lập và Nguyễn Tôn Hiệt, ngẫm nghĩ một hồi, tôi thấy có những ngộ nhận trong học thuật Việt Nam gần đây đã đến hồi phân giải rõ ràng, tránh lối quy chụp và ảo tưởng... (...)
 
03.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... may quá! / tôi vô học / may quá! / tôi nhờ vô học mà không lươn lẹo / hoan hô bọn vô học! / hoan hô tôi! / nhưng tôi vẫn xin lỗi / những ai / có / học / thật / vẫn không lươn lẹo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...” Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bác Hồ, vị cha già dân tộc, đẻ ra cả một dân tộc còn được, nhằm nhò gì cái “văn học viễn tưởng Việt Nam” ấy, ngài đẻ ra mấy hồi. Đâu cần tiến sĩ Ngô Tự Lập nhọc công chứng minh điều ấy... (...)
 
02.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải làm cho ra lẽ / Những đứa nào bất nhân / Những đứa nào vô đạo / Những kẻ không có chút con người / Không thương xót ngay cả người mà chúng đang “thánh hoá” ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải biết ngượng / Vì nói dối quá lâu nên tin luôn mình nói thật / Lẽ ra... / Cứ để ông ấy (tức cụ Hồ) / Sống, làm việc và chết theo pháp luật / Như một người bình thường / Lẽ ra... (...)
 
01.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Có thể ông Hồ là người đầu tiên viết truyện có các chi tiết “mơ ngày toàn thắng”, viết theo kiểu phán đại, hay nổ sảng và... ăn may. Chứ ông ấy có “đẻ” ra cái “văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam” nào đâu. Nói như vậy là hàm hồ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Chính vì có bác Hồ đã “tiên tri” ra nhiều điều hay ho (có phần quái gở) cỡ đó, nên đám hậu bối cũng được hưởng chút thần công lực. Sau khi đã oanh oanh liệt liệt “giải phóng” SÀI GÒN, đám hậu bối cũng lòi ra tài “tiên tri”, thể hiện qua vài cái tên đường cũng quái gở không kém cạnh... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)... (...)
 
31.05.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)
 

____________________

 
Chuyện ĐẠO VĂN:
 
19.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)
 
17.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)
 
14.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)
 
13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
 
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021