tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Những câu hỏi về cái “uẩn khúc” của Ngô Tự Lập trong vụ Guillemin  [đối thoại]

 

Trong bài “Một sai sót cần đính chính, một lời cám ơn và vài vấn đề khác với Nguyễn Tôn Hiệt”, Ngô Tự Lập đã mở đầu bằng câu:

Bài viết mới nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, nhan đề “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!” sẽ rất công bằng và chính xác, nếu không có một uẩn khúc.

Anh đã thấy được rằng những lời phê phán của tôi là rất công bằng và chính xác. Thành thật cảm ơn anh. Tuy nhiên, câu “nếu không có một uẩn khúc” và một số ý tưởng khác của anh khiến tôi phải viết bài này; và để cho mọi vấn đề được thực sự sáng tỏ, tôi sẽ nêu lên một loạt những câu hỏi và những nhận định mà tôi hoàn toàn đặt cơ sở trên lý luận.

Tôi xin nói ngay rằng khi anh viết thêm “nếu không có một uẩn khúc”, thì tôi thấy rất lạ, vì cái “uẩn khúc” đó là cái gì chỉ riêng một mình anh biết, và hoàn toàn không dính dáng gì đến công việc của tôi như một người đọc và nhận định/phê phán về một văn bản. Phần “nếu không có một uẩn khúc” ấy hoàn toàn không phải là một điều kiện trong tương quan logic “nếu... thì...” cho sự rất công bằng và chính xác.

Anh nghĩ xem câu này nghe thế nào: “Nếu không có một uẩn khúc (nào đó xảy ra cho riêng anh, chỉ một mình anh biết), thì bài nhận định/phê phán của tôi về văn bản của anh sẽ rất công bằng và chính xác”, hay nói cách khác “Nếu có một uẩn khúc (nào đó xảy ra cho riêng anh, chỉ một mình anh biết), thì bài nhận định/phê phán của tôi về văn bản của anh trở nên không công bằng và không chính xác.”

Thật là một lối lý luận lạ lùng, vì nếu thế thì bất cứ ai khi đọc một văn bản của một người khác cũng đều không thể đưa ra một nhận định hay một lời phê phán nào cả, mà phải chờ đợi (không biết bao nhiêu năm) cho đến khi có những “uẩn khúc” nào đó được tác giả của văn bản đích thân tiết lộ, kẻo không thì mọi nhận định hay phê phán đều không công bằng và không chính xác!

Nhưng cái “uẩn khúc” của anh là gì vậy? Theo như anh giải thích, cái “uẩn khúc” ấy là báo Tiền Phong đã tự ý thêm vào bài viết của anh đoạn văn “Nguyễn Ái Quốc được coi là một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam không những sớm nhất mà còn thành công nhất” – Đó là đánh giá của giáo sư Alain Guillemin, chuyên gia hàng đầu của Pháp về Văn học Pháp ngữ Việt Nam”.

 

Xét trên bình diện lý luận, cái “uẩn khúc” này có thể làm sinh ra các vấn đề như sau:

1. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng cái “uẩn khúc” này không có thật — cho đến khi nào đích thân báo Tiền Phong công khai thừa nhận rằng điều ấy quả thực đã xảy ra và họ công khai xin lỗi Ngô Tự Lập.

2. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng anh Ngô Tự Lập không phải là tác giả của câu “Nguyễn Ái Quốc được coi là một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam không những sớm nhất mà còn thành công nhất”, mà tác giả chính là Alain Guillemin — cho đến khi nào đích thân Alain Guillemin công khai khẳng định trên một tạp chí có uy tín rằng ông ta không phải là tác giả của câu đó, mà tác giả chính là Ngô Tự Lập.

3. Ngô Tự Lập đã trình bày một cái “uẩn khúc” chỉ riêng một mình anh biết và hoàn toàn không có một bằng chứng cụ thể, trực tiếp và khả tín nào để chứng minh sự hiện hữu của cái “uẩn khúc” đó.

 

Đối với cái “uẩn khúc” đó anh đã xử trí như thế nào? Anh viết:

“Tôi phát hiện ra sự nhầm lẫn này hơi muộn, vì khi đó tôi đang bận làm luận án ở Hoa Kỳ, mà Tiền phong lại không phải tờ báo mạng tôi đọc hàng ngày. Khi mới phát hiện ra, tôi cảm thấy khá bức xúc. Bởi vì gán cho GS. Guillemin những điều ông không nói, dù do vô ý, là điều bất nhã, thậm chí xúc phạm. Nhưng vì sự việc xảy ra đã khá lâu, và với kinh nghiệm làm việc với báo chí Việt Nam, tôi biết rằng đòi họ sửa chữa những lỗi như vậy trong những số báo cũ là rất khó. Tôi đành chỉ than thở với bè bạn.”

Lời giải thích này cũng có thể làm sinh ra một loạt những thắc mắc như sau:

 

1. Anh gửi bài cho báo Tiền Phong mà anh lại không đọc trang internet của báo ấy? Cho đến khi “hơi muộn” thì anh mới giở ra đọc ư?

 

2. “Hơi muộn” là bao lâu?

 

3. Nếu thời gian ấy đang đang bận làm luận án ở Hoa Kỳ đến độ không có thì giờ để đọc chính bài viết anh đã gửi đăng, thì làm sao anh có thì giờ để viết chính bài viết ấy?

 

4. Khi phát hiện điều ấy, anh cảm thấy “khá bức xúc” vì đó là “điều bất nhã, thậm chí xúc phạm” đến GS. Guillemin, nhưng anh lại không hề thử liên lạc với tờ báo để yêu cầu họ điều chỉnh?

 

5. Có phải quả thật sự việc xảy ra đã “khá lâu” nên nó “hơi muộn” để anh có thể yêu cầu điều chỉnh?

 

6. Nếu thế, đáng lẽ, “theo kinh nghiệm”, anh biết rằng “đòi họ sửa chữa những lỗi trong những số báo cũ là rất khó”, thì ngay sau khi gửi bài, anh đã phải đón xem để (trong trường hợp có điểm gì bị lệch lạc thì anh) có thể yêu cầu họ sửa chữa trong thời gian sớm nhất. Chứ sao anh lại để cho “khá lâu” sau đó rồi mới giở ra xem và phát hiện thì đã “hơi muộn”?

 

7. Để bảo vệ danh dự của GS. Guillemin, nếu anh biết anh không thể yêu cầu báo Tiền Phong sửa chữa, thì sao ngay lúc đó anh không gửi đăng một bản chính xác trên một hay nhiều tờ báo khác ở Việt Nam và/hay ở hải ngoại? Hay ít nhất anh cũng có thể gửi đăng một mẩu tin đính chính về sự cố ấy chứ?

 

8. Suốt từ đó đến nay, hơn 5 năm qua, anh đã viết và gửi đăng nhiều bài khác, thì tại sao anh không cố gắng thêm một chi tiết đính chính về cái “uẩn khúc” đó trong những bài ấy?

 

9. Đặc biệt, 5 năm sau, tức là vào tháng 05/2010, khi anh viết và gửi đăng bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” trên báo Công An Nhân Dân, trong đó anh đã chép lại nguyên văn câu ấy, nhưng anh không hề chú thích thêm một lời nào về cái “uẩn khúc” đã xảy ra 5 năm trước. Đáng lẽ đó chính là cơ hội tốt nhất để anh có thể giải thoát mình khỏi cái cảm giác “khá bức xúc” bằng cách đính chính lại cái “điều bất nhã, thậm chí xúc phạm” đến GS. Guillemin, thế thì tại sao anh lại không hề nhắc đến GS. Guillemin dù chỉ một lời?

 

10. Nói thật với anh Ngô Tự Lập, ngay từ lần đầu đọc bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” của anh trên báo Tiền Phong, tôi đã lấy làm thắc mắc về điều kỳ quái này, nhưng trong cuộc tranh luận trên Tiền Vệ tôi vẫn mang sự thắc mắc ấy mà không nói thẳng ra. Tôi chờ xem thử anh sẽ giải thích như thế nào khi tôi nhắc đến câu văn ấy. Ngày 01/06/2010, trong bài “‘Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam’... Ôi, chuyện còn dài...” (để đáp lại bài “Trả lời Nguyễn Tôn Hiệt” của anh), tôi đã viết ở đoạn số 3 như sau:

Ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, ông nghè Lập viết: “Trong bài ‘Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ’, tôi viết rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam sớm nhất và thành công nhất, mà còn là cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam...”
 
- Theo link của ông nghè, tại hạ đọc được bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”

Đó là một cơ hội tốt để anh minh giải về cái “uẩn khúc” của anh, nhưng không biết vì sao anh vẫn không nắm lấy?

 

11. Đến ngày 15/07/2010, trong bài “Đạo văn: Lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”, tôi cũng đã lặp lại:

Trong bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, ngay ở câu nhập đề, Ngô Tự Lập viết:
 
Trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, tôi viết rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam sớm nhất và thành công nhất, mà còn là cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam.
 
Tìm trên internet, tôi thấy bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” được đăng trên Tiền Phong Online ngày 14/05/2005 và đã được rất nhiều websites khác đăng lại.

Đó cũng là một cơ hội nữa để anh minh giải, nhưng vì sao anh vẫn không chịu thực hiện?

 

12. Đến ngày 16/07/2010, trong bài “Ngô Tự Lập không thể tự bào chữa về việc đạo văn”, một lần nữa tôi cũng nhắc lại đoạn văn đó, nhưng vì sao anh vẫn không hề nhân đó mà minh giải về cái “uẩn khúc” của anh?

 

13. Đến ngày 18/07/2010, cuối cùng, khi tôi tung ra bài “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!”, tức là khi tôi nói thẳng thừng về vụ này, thì lần đầu tiên anh mới chịu trình bày cái “uẩn khúc” của anh. Sao anh lại đợi đến lúc ấy mới trình bày, nếu quả thực suốt hơn 5 năm qua anh vẫn cảm thấy “khá bức xúc” về cái “điều bất nhã, thậm chí xúc phạm” đến GS. Guillemin trong bài báo “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” đăng ngày 14/05/2005 trên báo Tiền Phong?

 

14. Cho đến cách đây “chừng nửa năm”, anh mới biết có “một nhà nghiên cứu ở Sài Gòn trích dẫn câu mào đầu nói trên”, và anh “đã nhắn chị đính chính lại”. Bởi đó là một câu của một giáo sư người Pháp ca tụng Hồ Chí Minh, cho nên trong 5 năm qua có thể hàng nghìn học sinh, sinh viên, thầy giáo ở Việt Nam đã trích câu ấy để sử dụng trong việc giảng dạy và viết bài về “văn chương của Bác”. Như thế, với tư cách một học giả, một nhà nghiên cứu văn học, một nhà giáo dục, anh có thấy đó là một điều vô cùng tai hại cho sự thật và đạo đức hay không?

 

15. Vì sao cho đến gần đây anh vẫn chỉ “cố gắng thông báo” với Tiền Phong bằng cách gửi thư cho họ qua mục “Ý kiến bạn đọc”? Vì sao anh, với tư cách tác giả, không gửi email trực tiếp đến họ qua địa chỉ [email protected] hay gọi điện thoại số (84 4) 39434341, fax số (84 4) 39430693, hay đích thân lái xe đến toà báo của họ ở 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội, gặp ông Tổng biên tập Đoàn Công Huynh để yêu cầu ông ta thực hiện ngay việc đính chính?

 

16. Cho đến bây giờ, trong bài “Một sai sót cần đính chính, một lời cám ơn và vài vấn đề khác với Nguyễn Tôn Hiệt”, đăng trên diễn đàn Talawas này, anh mới đưa vào một câu “chính thức đề nghị Tiền phong đính chính lại đoạn mào đầu của bài viết”. Nếu anh “chính thức đề nghị” họ, thì anh phải đích thân liên lạc trực tiếp với họ (theo cách ở đoạn số 15 trên đây), chứ anh nhét một lời đề nghị như thế giữa một bài trao đổi với tôi, thì làm thế nào mà gọi là “chính thức”? Liệu họ có đọc Talawas hay không? Liệu họ có đọc đúng cái bài ấy không? Nếu may mắn họ đọc đúng bài ấy, thì họ là ai trong toà báo Tiền Phong, có chức vụ gì, có cảm tưởng gì để phải xăn tay thực hiện cái “đề nghị chính thức” của anh?

 

17. Nếu rốt cuộc họ vẫn không bao giờ công khai đính chính và sửa đổi cái văn bản đã in trên báo Tiền Phong, thì anh sẽ làm thế nào để thuyết phục độc giả rằng cái “uẩn khúc” của anh là có thật?

 

18. Và nếu rốt cuộc chính giáo sư Alain Guillemin vẫn không đích thân công khai khẳng định trên một tạp chí có uy tín rằng ông ta không phải là tác giả của câu đó, mà tác giả chính là anh Ngô Tự Lập, thì sẽ làm thế nào để thuyết phục độc giả rằng cái “uẩn khúc” của anh là có thật?

 

19. Liệu cho đến khi anh có thể thực sự minh giải vấn đề, thì đã có bao nhiêu học sinh, sinh viên, thầy giáo ở Việt Nam đã trích câu ấy để sử dụng trong việc giảng dạy và viết bài? Anh có bao giờ thử tưởng tượng không?

 

20. Với lương tâm của một học giả, một nhà nghiên cứu văn học, một nhà giáo dục, anh cảm thấy thế nào về cái trách nhiệm của anh trong vấn đề này? Và anh sẽ làm gì để sửa lại những sai lầm đã vô tình diễn ra trong suốt hơn 5 năm qua và có thể sẽ còn lâu hơn thế nữa?

 

*

 

Trên đây là một loạt những câu hỏi và những nhận định mà tôi muốn nêu lên và mong anh suy nghĩ kỹ và giải đáp. Đây chỉ là những điều liên quan đến bài viết “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” của anh trên báo Tiền Phong. Còn những vấn đề liên quan đến bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” trên báo Công An Nhân Dân thì tôi đã nói khá đủ trong những bài trước nên tôi không cần phải nói thêm.

Vì sao tôi đã phải bỏ ra rất nhiều thì giờ để viết những bài phê phán anh Ngô Tự Lập? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin trích lại một đoạn văn ở cuối bài “Góp ý với ông Nguyễn Văn Dân về ‘huyễn tưởng’, ‘viễn tưởng’, và vài điều khác”:

Thưa ông Nguyễn Văn Dân, tôi không hề “khắt khe” để làm gì cả. Nếu Ngô Tự Lập là một nhà báo vớ vẩn thì tôi đâu có mất thì giờ để phê phán. Ngô Tự Lập cũng không phải là một người chỉ được đào tạo ở Việt Nam. Anh ta đã từng được đào tạo trong những trường đại học lớn ở Pháp và Mỹ. Nếu Ngô Tự Lập không sành sõi các nguyên tắc chính quy để viết essay, thì anh ta đã không thể tốt nghiệp từ những trường đại học ấy. Đáng lẽ anh ta phải làm gương cho học giới ở Việt Nam, chứ sao lại vi phạm những lỗi lầm giống như họ!

 

=======================

Viết thêm về một chuyện bên lề:

Chuyện này đáng lẽ không nên đem vào tranh luận, nhưng vì anh Ngô Tự Lập đã đem vào nên tôi thấy cũng nên viết mấy lời, kẻo có người (như một ông bạn thân của anh) lại “hiểu lầm”!

Ngô Tự Lập viết: “Đọc những bài của Nguyễn Tôn Hiệt, mà bây giờ tôi được biết chính là Hoàng Ngọc-Tuấn...”

Anh khám phá điều ấy thì cũng muộn gần bằng tái khám phá châu Mỹ! Tháng 12 năm 2004, sau khi viết bài thơ “Đứa con của cơn hảo mộng”, Tôi đã lấy bút danh Nguyễn Tôn Hiệt, vì lúc ấy tôi tự thấy quan niệm và bút pháp thơ của tôi bắt đầu có sự thay đổi. Trước kia, Hoàng Ngọc-Tuấn không làm thơ như thế, vậy hãy khai sinh một cây bút thơ mới. Tại sao Nguyễn Tôn Hiệt? Vì tôi muốn tìm cách đảo ngược cái tên của tôi theo một cách nào đó. Nguyễn Tôn Hiệt (NTH) tức là Ngoc-Tuan Hoang (NTH). Đơn giản là thế.

Việc sử dụng bút danh khác cho thơ của tôi xảy ra trong thời gian tôi say mê Fernando Pessoa (1888-1935). Nhà thơ Bồ-đào-nha này có 72 bút danh khác nhau cho 72 khuôn mặt văn học khác nhau của mình. Mỗi bút danh đều được Pessoa viết cho một tiểu sử khác nhau, với những chi tiết hoàn toàn khác nhau về tính tình, tư tưởng, bút pháp... Nổi tiếng nhất là các bút danh Alberto Caeiro, Ricardo Reis, Álvaro de Campos, Bernardo Soares, C. Pacheco, vân vân. Sau khi Pessoa qua đời, người ta mới dần dần khám phá ra rằng 72 nhà thơ ấy chỉ là một người!

Ấy thế mà tôi lại không giấu nổi mình như Pessoa. Ngay sau khi viết được một số bài thơ theo bút pháp mới, rồi tung ra cái “Tuyên ngôn về THƠ THỰC HIỆN” vào tháng 5 năm 2005, tôi đã gửi nó đi “tiếp thị” với các bạn văn của tôi ở Úc, ở Mỹ, và các bạn văn “ngoài luồng” ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang... Sau đó, tôi mở một trang Yahoo 360 cho Nguyễn Tôn Hiệt, trong đó tôi đăng thơ và những bài viết châm biếm, phê phán chính trị, rồi tôi nối kết với nhiều bạn cũ và mới, và tôi cho những người đáng tin cậy biết Nguyễn Tôn Hiệt tức là Hoàng Ngọc-Tuấn. Sau khi Yahoo 360 sập tiệm, tôi mở trang Facebook và trên đó tôi cũng trao đổi với các bạn bè cũ mới như Hoàng Ngọc-Tuấn, và như Nguyễn Tôn Hiệt. Gần đây nhất, tôi tình cờ gặp cô bé Joyce Anne Nguyen trên Facebook và tôi đã cho cô bé biết rằng: “Bác cũng là Nguyễn Tôn Hiệt!” Chẳng có gì để giấu! Tôi đã từng bị cấm nhập cảnh Việt Nam một lần, và bị thu hồi visa Việt Nam một lần (việc này tất cả các bạn văn thân thiết của tôi ở Úc và Sài Gòn đều biết), và tôi không muốn về Việt Nam nữa, cho đến khi nào quê hương tôi thực sự trở thành một quốc gia tự do và dân chủ.

Trong gần 6 năm qua, những bài thơ và văn của Nguyễn Tôn Hiệt đã lan đi khắp nơi, và hầu như rất nhiều dân văn nghệ ở Việt Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, đều biết Nguyễn Tôn Hiệt là ai, (chẳng hạn, có thể thấy trong một cảm tưởng của nhà thơ Trần Tiến Dũng). Trước đây, giá như tôi có dịp trao đổi thường xuyên với anh Ngô Tự Lập thì chắc chắn là tôi đã cho anh biết rồi, chứ đâu phải đợi đến bây giờ anh mới “được biết” (do một bạn văn nào đó ở Hà Nội nói lại?).

Nguyễn Tôn Hiệt thường viết văn xuôi theo lối hài hước, châm biếm. Và từ đầu cuộc tranh luận này, tôi đã dùng kiểu ngôn ngữ đó để đối đáp với Ngô Tự Lập. Nhưng dần dần, cuộc tranh luận trở nên căng thẳng hơn, và tôi không thể dùng lối văn đùa cợt được nữa. Vì thế, Nguyễn Tôn Hiệt đành phải tiếp tục cuộc tranh luận bằng giọng văn Hoàng Ngọc-Tuấn vậy.

 

Nguyễn Tôn Hiệt
20/07/2010

 

 

--------------

Bài liên hệ:

19.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thưa ông Nguyễn Văn Dân, tôi không hề “khắt khe” để làm gì cả. Nếu Ngô Tự Lập là một nhà báo vớ vẩn thì tôi đâu có mất thì giờ để phê phán. Ngô Tự Lập cũng không phải là một người chỉ được đào tạo ở Việt Nam. Anh ta đã từng được đào tạo trong những trường đại học lớn ở Pháp và Mỹ. Nếu Ngô Tự Lập không sành sõi các nguyên tắc chính quy để viết essay, thì anh ta đã không thể tốt nghiệp từ những trường đại học ấy. Đáng lẽ anh ta phải làm gương cho học giới ở Việt Nam, chứ sao lại vi phạm những lỗi lầm giống như họ!... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Bài viết mới nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, nhan đề “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!” sẽ rất công bằng và chính xác, nếu không có một uẩn khúc. Uẩn khúc đó là... (...)
 
18.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Khi đạo văn của Brent Hayes Edwards, Ngô Tự Lập còn “kín đáo” sử dụng nhiều thủ thuật, nhưng khi đạo văn của Alain Guillemin, thì Ngô Tự Lập không còn lén lút nữa. Anh ta công khai chiếm hữu ý tưởng của Alain Guillemin ngay trước mắt độc giả... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chiến thuật của bác Ngô có thể ví như “chặt tay” (hay đúng hơn là “xẻo mồm”) thằng Tây kia, rồi đặt “tay” (hay “mồm”) mình thế vào chỗ ấy, rồi cứ thế ra sức “su-ka” (hoặc “thổi kèn”). Theo tôi thế là có tội “nhớn”, là đã làm giảm đi (rất nhiều) cái sự sung sướng của “nhân rân ta” cũng như “Công an nhân rân ta”, bác Ngô có biết như thế cho chăng? Tự sướng làm sao mà bằng người khác làm cho sướng được?!... [XIN LƯU Ý: Bài có hình khoả thân] (...)
 
16.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tất cả những ai nghiêm túc thì chắc chắn đều đồng ý rằng: Ngô Tự Lập đã đạo văn của Hayes Howards. Rằng: Ngô Tự Lập đã tự biện hộ bằng những lập luận không hợp lý, và tránh né hầu hết những bằng chứng về sự đạo văn mà tôi đã nêu ra trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”. Ngô Tự Lập chỉ không đạo văn nếu anh ta đi ngược thời gian để viết những điều này trước năm 2003... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chắc chắn Nguyễn Tôn Hiệt vẫn không, hoặc cố tình không, đọc cẩn thận 2 bài viết của tôi, “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (2005) và “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” (2010). Vì thế, bài viết “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập” của ông vô tình hoặc hữu ý đã xuyên tạc sự thật... (...)
 
15.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Có một câu hỏi cần phải nêu ra là: Khi Ngô Tự Lập đạo văn, liệu anh ta có suy nghĩ giống như những gì anh ta đã phê phán về phương diện đạo đức của hành động đạo văn? Chỉ mong Ngô Tự Lập đọc lại thật kỹ và tự suy gẫm về những gì anh ta đã nói về nạn đạo văn. Và tự biết xấu hổ... (...)

 

--------------

Những bài khác có liên hệ về chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG và chuyện ĐẠO VĂN:

 
Chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG:
 
06.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Những ngày qua (từ ngày 31/5/2010 đến ngày 3 6/2010) Tiền Vệ đăng liên tiếp những bài tranh luận của Ngô Tự Lập và Nguyễn Tôn Hiệt, ngẫm nghĩ một hồi, tôi thấy có những ngộ nhận trong học thuật Việt Nam gần đây đã đến hồi phân giải rõ ràng, tránh lối quy chụp và ảo tưởng... (...)
 
03.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... may quá! / tôi vô học / may quá! / tôi nhờ vô học mà không lươn lẹo / hoan hô bọn vô học! / hoan hô tôi! / nhưng tôi vẫn xin lỗi / những ai / có / học / thật / vẫn không lươn lẹo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...” Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bác Hồ, vị cha già dân tộc, đẻ ra cả một dân tộc còn được, nhằm nhò gì cái “văn học viễn tưởng Việt Nam” ấy, ngài đẻ ra mấy hồi. Đâu cần tiến sĩ Ngô Tự Lập nhọc công chứng minh điều ấy... (...)
 
02.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải làm cho ra lẽ / Những đứa nào bất nhân / Những đứa nào vô đạo / Những kẻ không có chút con người / Không thương xót ngay cả người mà chúng đang “thánh hoá” ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải biết ngượng / Vì nói dối quá lâu nên tin luôn mình nói thật / Lẽ ra... / Cứ để ông ấy (tức cụ Hồ) / Sống, làm việc và chết theo pháp luật / Như một người bình thường / Lẽ ra... (...)
 
01.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Có thể ông Hồ là người đầu tiên viết truyện có các chi tiết “mơ ngày toàn thắng”, viết theo kiểu phán đại, hay nổ sảng và... ăn may. Chứ ông ấy có “đẻ” ra cái “văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam” nào đâu. Nói như vậy là hàm hồ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Chính vì có bác Hồ đã “tiên tri” ra nhiều điều hay ho (có phần quái gở) cỡ đó, nên đám hậu bối cũng được hưởng chút thần công lực. Sau khi đã oanh oanh liệt liệt “giải phóng” SÀI GÒN, đám hậu bối cũng lòi ra tài “tiên tri”, thể hiện qua vài cái tên đường cũng quái gở không kém cạnh... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)... (...)
 
31.05.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)
 

____________________

 
Chuyện ĐẠO VĂN:
 
19.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)
 
17.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)
 
14.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)
 
13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
 
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021