tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhà thơ Trần Vàng Sao không dính với đám gian thương văn hóa  [đối thoại]

 

Bác Ngô Huy Liễn ngạc nhiên, chưng hửng, hỏi: Nhà thơ Trần Vàng Sao mà lại dính tới “doanh nhân” ư? Tôi thấy bác thắc mắc vậy là có lý. Nhưng tôi thiển nghĩ cũng có thể hiểu vấn đề theo một góc khác.

Bác Ngô Huy Liễn nói:

“Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao là một bài thơ hay. Tác giả Trần Vàng Sao hài lòng với bài thơ này, và nhiều người đọc nhận ra bài thơ này hay. Vậy là đủ. Thế nhưng khi muốn chứng tỏ đó là một bài thơ hay, nhà thơ Trần Vàng Sao lại nói: “Sách 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007) đã in bài này”. Nói thế thì thật là đáng thất vọng.

Nhưng tôi nghĩ là có thể nhà thơ Trần Vàng Sao chỉ muốn đem chuyện cuốn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX ra để cho thấy cái lối hành xử tiền hậu bất nhất, tùy tiện, độc đoán, cơ hội của giới cầm quyền và giới con buôn “văn hóa” ở Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với Phanxipăng, nhà thơ Trần Vàng Sao tâm sự:

Bài thơ của một người yêu nước mình được văn đàn cùng bạn đọc miền Nam lẫn miền Bắc khen ngợi. Sách 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007) đã in bài này. Rứa mà năm 1976, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế ấn hành Huế từ ấy, tập thơ chọn lọc nhiều tác giả, thì nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng nhạc sĩ Trần Hoàn muốn mình đừng ký Trần Vàng Sao mà ký Nguyễn Đính. Mình cự: “Đăng hay không là quyền anh. Đổi tên tác giả là quyền tôi. Tôi không bao giờ đổi tên Trần Vàng Sao. Nếu đăng, anh không đươc quyền đổi tên tác giả.” ...
 
Ối chao ôi! Mấy sáng tác nớ bị quan chức cùng báo in, đài phát thanh và truyền hình ở địa phương xỉ vả thậm tệ, có kẻ dám lăng nhục mình là chó!

Đó, năm 1976 thì cũng cùng là một bài thơ đó, vậy mà Trần Vàng Sao bị bắt phải đổi tên, rồi bị lăng nhục là chó... Nhưng năm 2007 thì họ lại đem bài thơ đó vô in trong một tuyển tập có cái tên nổ như đại bác “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX”!

Trần Vàng Sao có kể ra để so sánh thì mới cho mọi người thấy cái trò vô liêm sỉ của đám đó.

 

*

 

Còn những điểm khác trong bài của bác Ngô Huy Liễn thì rất hay, trình bày cho người đọc thấy hình ảnh thô bỉ của cái thứ văn hóa gian thương, từ một ông nhà văn bỏ chữ lượm tiền, tới một ông đại lãnh tụ chuyên đạo văn, và cái trò hề rẻ tiền của cái tuyển tập 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX của đám gian thương văn hóa.

Xin cảm ơn bác Ngô Huy Liễn.

 

 

-------------------

Bài liên quan:

10.01.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Từ trước đến giờ tôi vẫn yêu nhà thơ Trần Vàng Sao nhưng hôm nay trong bài phỏng vấn “Trần Vàng Sao: nhà thơ mê vẽ” của Phanxipăng, có một câu nói của nhà thơ làm tôi thấy khá... chưng hửng... (...)
 
10.01.2011
Trần Vàng Sao là một trong những trường hợp đặc biệt của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Với giọng điệu đầy cá tính, một số tác phẩm của anh đã tạo lắm hiệu quả đáng nhớ: Bài thơ của một người yêu nước mình (1967), Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990) đem lại cho tác giả niềm vinh quang lẫn nỗi hệ luỵ. Bao năm nay, dưới mái nhà ở Vỹ Dạ, cố đô Huế, Trần Vàng Sao còn say sưa vẽ tranh bằng nhiều chất liệu... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021