tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Sau một đêm: Lá thư thứ nhất từ Tokyo  [đối thoại]

 

Lời giới thiệu & bản dịch của Giao
 
Tác giả Imanishi Junko
(tháng 1/2011, tại trụ sở Quỹ AISF, Tokyo, Nhật Bản)
 
Đây là một trong những lá thư điện tử gửi đến hộp thư của tôi từ Tokyo ngay sau khi động đất vừa xảy ra. Thư chính viết bằng tiếng Nhật, có một file đính kèm ở dạng PDF với tiêu đề “Sau một đêm” (一夜明けて), được gửi cùng lúc đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vào ngày 12/3/2011. Tác giả là bà Imanishi, Giám đốc của Quỹ học bổng Quốc tế Atsumi (AISF) có trụ sở tại Tokyo. Bà từng nhiều năm lưu học tại Anh, đã đến Việt Nam nhiều lần, và đặt chân tới hầu hết các nước trên thế giới.
 
AISF là quỹ học bổng dân gian được thành lập từ năm 1998 theo di nguyện của cố Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Kajima là Atsumi Takeo (1919-1993, chỉ dành riêng cho các nghiên cứu sinh trong chương trình Ph.D. giai đoạn hoàn thành luận văn học vị.
 
Hiện nay, lá thư này đã được đưa lên website của AISF, ở đây:
 
Hà Nội, tháng 3/2011
Giao

 

 

SAU MỘT ĐÊM

Imanishi Junko

 

Xin chân thành cảm ơn thư điện tử và điện thoại hỏi thăm của các bạn từ khắp nơi trên thế giới.

Khi động đất, tôi ở trụ sở của AISF. Tòa nhà lắc lư rất lâu. Chưa bao giờ lâu như vậy. Các cửa lùa đều bị mở toang. Cái đĩa gốm Đức hình dài dài đựng hoa quả vốn để trên giá thủy tinh ở phòng trong của tầng ba bị rớt xuống đất, phần đế đã vỡ. Tôi về đến nhà lúc 6 giờ tối. Tàu điện đã ngưng hoạt động toàn bộ, nên mấy người ở văn phòng mãi đến 11 giờ đêm mới có thể lên tàu về nhà, vì cho đến lúc đó một số tàu mới được phép vận hành.

Tôi lái xe ra nhà ga Akasaka để ứng cứu con gái. Đi mất 2 tiếng và về mất 3 tiếng (bình thường thì cả đi và về chỉ 30 phút). Một người con gái khác của tôi đã ở trong khuôn viên Đại học Mĩ thuật Musashino khi động đất, chiều tối thì đi nhờ xe của bạn đến ga Shinjuku. Tôi nhận được điện thoại của con gọi từ ga Shinjuku lúc 1 giờ sáng. Tuyến tàu điện O-edo vẫn chạy vào đêm đó, nhờ vậy mà con đến được ga Idabashi. Tôi đến đón con ở đó. Về đến nhà là 2 giờ rưỡi sáng.

Buổi sáng thứ Bảy. Ở đây khá yên ả. Cây sakaru nở sớm ở gần nhà cũng bắt đầu xòe hoa. Trong ánh nắng ấm áp, chú cún Raka đang ngủ trưa. Thế nhưng, khi xem tin tức, thấy tình hình vùng Đông Bắc mà lòng đau thắt lại. Chủ yếu là thiệt hại do sóng thần và hỏa hoạn. Cảnh báo về nhà máy điện nguyên tử cũng thật đáng sợ, chính phủ đang ứng phó rất thận trọng.

Ở Tokyo, hỗn loạn không phải vì bản thân động đất, mà là vì: toàn bộ tàu điện ngừng hoạt động, xe trên đường bị tắc nghẽn, điện thoại cố định không thông, điện thoại di động cũng trở thành vô dụng, cả biển người ùn lại không có cách nào trở về nhà mình. Trong lúc này, thật tuyệt vời là internet vẫn thông. Dù có thể trao đổi với bạn bè quốc tế qua internet, nhưng hiện chúng tôi không thể gọi điện thoại sang nhà hàng xóm được !

Tin trên tivi vừa cho hay: nhà máy điện ngừng hoạt động, nên ngay ở Tokyo lượng điện cũng sẽ thiếu. Chắc sẽ phải cắt điện. Phong trào tiết kiệm điện thông qua mạng xã hội cũng bắt đầu rồi.

Tàu điện ở vùng nội thành vẫn chạy, nhưng rất ít chuyến. Điện thoại lúc được lúc mất, nhất là di động. Nhiều chương trình phải hủy bỏ. Disneyland đóng cửa. Tôi hủy chuyến đi Nagoya dự hội nghị, các con gái cũng gác lại tất cả các việc đã lên kế hoạch. Chúng tôi “cố thủ” ở trong nhà, bận mải với việc trả lời thư thăm hỏi đến từ khắp nơi trên thế giới của các bạn

Ngày 12 tháng 3 năm 2011

IMANISHI Junko

 

 

------------------

Bài liên quan:

30.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đưa ra thắc mắc này, dĩ nhiên, không có nghĩa là tôi không đồng ý với những ý chính trong hai lá thư của ông “Hà Minh Thành”, hoặc cho rằng ông có ý xấu gì đó. Những chuyện ông viết về cách hành xử của người Nhật có thể là có thật và không có gì trái ngược với những gì tôi biết về người Nhật. Nếu những lá thư của ông là động cơ để người Việt theo gương người Nhật và tự sửa mình thì rất tuyệt vời... (...)
 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Cú ngã này của Nhật Bản là một sự kiện lớn của thế giới. Đối sách của chính phủ tiếp tục chậm trễ thì sẽ không hề lạ nếu phương án “các cơ quan của quốc tế vào cuộc toàn diện” được đưa ra. Lời khích lệ “Hãy cố gắng lên” vọng đến từ nước ngoài, chắc hẳn, còn có nghĩa là “Hãy tự đứng vững đi”... [Lời giới thiệu & bản dịch và của Giao] (...)
 
25.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Người Nhật xem Sakura như một cuộc đời của võ sĩ. Sakura chịu đựng cơn lạnh thấu xương của mùa đông, chịu đựng khổ hanh khi trời trở cơn vào thu, chịu đựng những đau đớn vì các con sâu phá nó khi hè về, để đến khi xuân sang, nó mới được kết hoa, thứ hoa khiến bao người phải đứng lặng mà ngắm nhìn... (...)
 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đọc thêm bài viết của Giao “đáp lễ” Nguyên Khôi, những người đọc như tôi lại càng thấy nó irrelevant hơn, nó vẫn không connect được Lỗ Tấn vào chuyện địa chấn, sóng thần ...ở Nhật Bản. Lại thêm chuyện “ở đấy động đất, ở đây chúng tôi nói chuyện... hòa bình”... (...)
 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... đọc xong thư phản hồi của ông/bà Giao, thì tôi liền nhận ra, một cách sâu sắc, chỉ muốn được chia sẻ với mọi người, rằng, cái cách người đời bảo những tâm hồn “nhớn” thường gặp nhau, quả không sai vậy!... (...)
 
24.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Khi động đất ở Tứ Xuyên, ở nước Nhật xa xôi, chúng tôi đã ca ngợi hòa bình. “Thế giới chính là đây!”, mắt tôi đã hơi nhòe đi. Không phải là vì mắt bị vướng khói tỏa ra từ điếu thuốc lá mà Lỗ Tấn đang vê trên tay.. (...)
 
23.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Chao ôi, tấm lòng từ bi của ông phó thủ tướng nước ta! Tưởng ông nhìn sang thấy thảm cảnh tang thương của người dân Nhật và nước Nhật nên xúc động, hoá ra ông chỉ xúc động đúng... cái nghề và cái ghế của ông... (...)
 
22.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Theo tôi, đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người Việt Nam có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề... (...)
 
21.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Lạ thật. Trong lúc hàng vạn người Nhật lâm vào cái thảm cảnh vĩ đại, thì Giao chỉ “chạnh nghĩ” đến một ngôi nhà trọ cũ kỹ của một cố văn sĩ Trung Hoa và lo nó bị sập!... (...)
 
19.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Nếu người Nhật, qua những điều trông thấy, mà không phải, chưa phải là một dân tộc vĩ đại, thì không hiểu trần gian liệu có một dân tộc nào khác xứng đáng với cái danh vị tôn quý đó chăng... Trông người lại ngẫm đến ta, một dân tộc bị nhào nặn trong bấy nhiêu năm trong tay một tập đoàn thống trị cực kỳ vô liêm sỉ thì cái đất nước này nó sẽ ra sao nhỉ?... (...)
 
18.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đức hy sinh, gương can đảm và sự trầm tĩnh không phải ai cũng có. Giáo dục làm sao mà một đứa bé 9 tuổi đã biết làm điều đó thì dân tộc ấy phải xứng đáng được gọi là vĩ đại... (...)
 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Giờ này, khi mà Sendai vừa ở vào tâm chấn của một trận siêu động đất chưa từng có trong lịch sử, trong lúc nhiều đoàn người đang hối hả di tản khỏi đây, tôi chạnh nghĩ đến ngôi nhà mà Lỗ Tấn trọ hơn 100 năm trước. Chắc là nó đã sập rồi!... (...)
 
17.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Sức lực con người dĩ nhiên là có giới hạn. Trong cõi thế này, tất cả đều tương đối và đều sinh thành hoại diệt. Nhưng sự cố gắng sức hết mình để sống, để vượt qua tất cả với một tâm trạng điềm nhiên chấp nhận như người Nhật Bản thì không dễ dàng gì. Nó là kết tinh của một sự tu dưỡng văn hóa cao độ mà nói thẳng người Việt trong vòng trăm năm nữa biết có được như thế hay không?... (...)
 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu... (...)
 
16.03.2011
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong một thảm hoạ – có thể so với ngày tận thế – là một đất nước thực sự vĩ đại... (...)
 
12.03.2011
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một trận động đất như hôm qua tại Nhật khoảng 100 năm mới xảy ra một lần. Còn việc nhà cầm quyền hà hiếp nhân dân, công an đánh chết người, tự do ngôn luận bị bịt miệng đang xảy ra hàng ngày tại một số nơi, mà ai cũng hiểu đó là những nước nào... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021