tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phản biện bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?”  [đối thoại]

 

Đọc qua bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?”, tôi không khỏi cảm thấy tác giả là người cưỡng từ đoạt lý để bẻ cong các phát biểu của ông Vịnh.

Tôi cũng xin đi theo bài trả lời của ông Vịnh để phân tích lại vấn đề.

Ở câu hỏi đầu tiên, (Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (TQ). Ông có nghĩ rằng , ngay tại hoặc sau diễn đàn, TQ sẽ có những điều chỉnh phù hợp?), ông Vịnh lập luận để đi đến kết luận vì sao ông tin rằng TQ sẽ điều chỉnh. Để đi đến kết luận đó, thứ nhất để giải quyết xung đột, khác biệt thì trước tiên cần tìm điểm chung để xử lý. Ông Vịnh nói về việc ngoài các xuug đột lợi ích còn có những lợi ích chia sẻ. Thứ hai, nhiều nước có lợi ích trong vùng, không chỉ có TQ và VN, nhiều bên bị ảnh hưởng, do đó “cộng đồng thế giới” sẽ đặt câu hỏi về vụ Bình Minh 02 là “liệu hành động này có phải là một bước đi đầu tiên để biến "đường lưỡi bò" từ lời nói sang hiện thực hay không”, bởi nó “phương hại đến lợi ích của tất cả các nước có liên quan”.

Từ đó, ông Vịnh kết luận là “hoàn toàn kỳ vọng vào sự điều chỉnh, sự nhận thức đúng đắn hơn của TQ trước những tiếng nói của cộng đồng quốc tế như vậy”. Câu trả lời này hoàn toàn chặt chẽ, logic và trả lời thẳng vấn đề cần trả lời.

 

Hãy xem xét “gợi ý” của ông Chiến:

“Chuyện này ai cũng biết, các em sinh viên mặt búng ra sữa tham gia biểu tình trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc đều biết. Thân làm tướng với bao trọng trách thế mà ngay giữa tình thế nóng bỏng này ông còn lập lại mấy kiến thức vỡ lòng trên để làm gì?

- Nguyễn Chí Vịnh đã mắc bẫy Trung Quốc hay thay mặt Trung Quốc để phát biểu: “không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp”?

- Nhưng thế nào là “khu vực tranh chấp”, hãy xét qua hai bằng chứng thực tế.

- Bằng chứng 1: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc cho tàu hải giám chạy vào “hành xử chủ quyền”, thế là khu vực này biến thành “khu vực tranh chấp”. Như thế thì Việt Nam “không có quyền tài phán” hay chăng?

- Bằng chứng 2: Trường Sa của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đưa ra các “bằng chứng lịch sử” để tuyên bố đó là của Trung Quốc, thì tự dưng quần đảo này thành “khu vực tranh chấp”. Theo lý lẽ của Nguyễn Chí Vịnh thì Việt Nam “không có quyền tài phán” hay sao?

Đầu tiên, nó mang tính chỉ trích cá nhân mà không đưa ra vấn đề nào ông Vịnh nói sai. Hơn nữa, đoạn ông Vịnh nói về lợi ích, như tôi đã trình bày, là để giải thích cho đoạn bên dưới, liên quan đến đa phương và sức mạnh của cộng đồng quốc tế khiến TQ phải thay đổi. Tác giả tách câu trả lời của ông Vịnh ra để cho nó thành rời rạc và vô nghĩa rồi chỉ trích cái sự vô nghĩa đó. Đây là ví dụ đầu tiên của việc “cưỡng từ đoạt lý”. Với kiểu phân tích ੮ày người ta có thể dùng kinh thánh để chống lại Chúa trời.

Tiếp đến, khu vực đặc quyền kinh tế đã được VN khẳng định là phần “không có tranh chấp”, như vậy ông Chiến nói về “bằng chứng 1” mà không đặt trong tổng thể quan điểm của chính quyền VN rồi kết luận rằng phát biểu của ông Vịnh về “không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp” áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế là cách đặt vấn đề mang tính đánh tráo khái niệm.

Về bằng chứng 2 liên quan đến Trường Sa, đây thực sự là vấn đề đang tranh chấp. Nếu sau này nó được giải quyết, các nước công nhận chủ quyền của ai đó, ví dụ VN, thì khu vực này sẽ trở thành không tranh chấp, và khi đó VN hoàn toàn có quyền tài phán. Còn nếu chưa được giải quyết, thì theo ông Vịnh, cả Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam … đều không có quyền tài phán. Các bên chỉ tuyên bố chủ quyền và phải cùng nhau giải quyết, phân chia. Như vậy, “bằng chứng 2” cũng không có giá trị đánh đổ phát biểu của ông Vịnh.

Tiếp theo, ông Chiến tách đoạn tàu Bình Minh 02 ra để phân tích riêng. Như đã nói, đây là 1 phần dẫn dắt người đọc đến với nhận định VN không đơn độc chống TQ, nhưng ông Chiến cố tình tách ra thành 1 đoạn không mấy ý nghĩa, lan man và chỉ trích cái sự lan man đó.

 

- Quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam, đến sự an nguy của các ngư dân Việt Nam nói riêng và quyền sinh tồn của dân tộc Việt Nam nói chung chứ còn quan tâm cái gì khác?, Nguyễn Chí Vịnh không biết gì hết hay sao?

- Trong “lợi ích chung” của các nước tại Biển Đông thì lợi ích của Việt Nam mang tính sống còn: nếu thiên hạ chỉ bị gãy tay, què chân thì Việt Nam sẽ bị cắt cổ. Lẽ đơn giản là nếu ý đồ của Trung Quốc thành đạt, thì Việt Nam là nước lãnh hậu quả lớn nhất: hải phận chỉ còn là “lạch nước” nhỏ dọc theo bờ biển hình chữ S, do đó sẽ bị bóp nghẹt, không thể ngóc đầu lên nổi.

- Do đó Việt Nam phải hành động tích cực, mang tính dẫn đường cho các nước khu vực và cộng đồng thế giới. Việt Nam không thể đơn giản ngồi đó khoanh tay chờ cộng đồng thế giới phản ứng và “kỳ vọng” vào lòng hiếu hoà của Trung Quốc!

Ông Chiến bôi đậm chữ “Quan tâm cái gì?”. Nếu đọc cả đoạn, ai cũng hiểu rằng đây là ông Vịnh tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Đây là cách hành văn thông thường. Ví dụ: “Hiện có nhiều tranh luận về ông Vịnh. Đó là những vấn đề gì? Nó gồm: ….” Thế nhưng ông Chiến lại phân tích như thể nó có nghĩa là “quan tâm cái gì mà quan tâm, vớ vẩn…”. Đây lại là một hành động đánh lừa độc giả.

Phần phân tích lợi ích chung của ông Vịnh nhằm giải thích về cơ sở khiến ông tin vào sức mạnh cộng đồng khu vực được ông Chiến bình luận theo hướng: “nếu thiên hạ chỉ bị gãy tay, què chân thì Việt Nam sẽ bị cắt cổ”. Ông Vịnh có nói là lợi ích như nhau giữa các nước đâu. Đọc “gợi ý” của ông Chiến khiến người đọc dễ có cảm giác rằng ý ông Vịnh là các nước khác cũng bị ảnh hưởng, lo gì, đâu phải mình ta chết, có gì mà cuống lên thế. Xin nhắc lại với ông Chiến, đây là đang nói đến cơ sở khiến ông Vịnh tin rằng TQ sẽ phải điều chỉnh lại hành vi (xuống nước).

Đoạn cuối về việc “hành động tích cực” thì đúng là những gì nhà nước VN (NN mà có lẽ ông rất ghét) đang làm. Họ đem vấn đề ra hội nghị khu vực, lôi kéo các nước, hướng các cuộc họp ASEAN đến vấn đề biển Đông,… Bất cứ ai công tâm, không thành kiến đều thấy được điều này.

 

Đoạn dưới:

- Hãy nghe những tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc từ ngày 26.5.2011 đến nay thì sẽ thấy họ đã “điều chỉnh” và “nhận thức đúng đắn” như thế nào!

- Trung Quốc sẽ không bao giờ điều chỉnh theo “kỳ vọng hoà bình” của Nguyễn Chí Vịnh. Mỹ còn mạnh, còn đỡ đầu ASEAN, thì Trung Quốc còn chùn bước. Mỹ mà lép vế, ASEAN tan rã, Trung Quốc sẽ lấn tới và Việt Nam sẽ bị chết ngạt ngay.

Việc hành xử mang tính sự vụ tức thời không thể dùng để đánh giá chuyển biến mang tính chiến lược.

 

Đoạn về việc có mang vấn đề ra trọng tài, tòa án quốc tế không:

- Luật đã nói rõ, nhưng cần phải có tiếng nói uy tín của một cơ quan tài phán hay một định chế quốc tế như Toà án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc tế để phân định rõ ràng trắng đen.

- Nói như Nguyễn Chí Vịnh thì đảng có thể dẹp hết toà án, nhà tù tại Việt Nam vì mọi thứ đã có “luật phân định rõ ràng” hay sao?

- Trên thực tế, Nguyễn Chí Vịnh đang đại diện cho quyền lợi của Trung Quốc khi phát biểu: “Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và Trung Quốc giải quyết với nhau”.

- Quan điểm của Nguyễn Chí Vịnh cực kỳ nguy hiểm. Trên thực tế, Nguyễn Chí Vịnh đang cổ xuý cho phương pháp “Song phương” trong việc giải quyết mâu thuẫn Biển Đông mà Trung Quốc hằng chủ xướng.

Thứ nhất, ông Vịnh không loại bỏ khả năng sử dụng các cơ quan tòa án, trọng tài quốc tế. Đó vẫn là 1 giải pháp. Nhưng nhà nước VN chưa muốn sử dụng đến biện pháp này chừng nào vẫn hi vọng vào biện pháp khác. Vì sao? Vì các cơ quan này dễ bị nước lớn (Trung Quốc) khống chế. Hãy nhìn vào hiệp định Geneva thì biết, khi các ông lớn thế giới chia đôi VN theo ý họ và bắt VN ký vào. VNCH cũng phải ký hiệp định Paris trong tình trạng Mỹ muốn hiệp định nó thế. Vậy thì đưa ra trọng tài quốc tế là giao sinh mạng của mình cho người khác quyết định, và chỉ có 2 khả năng: “người khác” này thực sự công tâm, và “người khác” này thiên vị Trung Quốc. Không bao giờ có khả năng VN được hưởng “lợi thế” chứ đừng nói đến được thiên vị.

Ông Vịnh cũng không cổ vũ cho giải pháp song phương. Chỗ nào 2 nước tranh chấp thì 2 nước giải quyết, chỗ nào nhiều nước tranh chấp thì nhiều nước giải quyết. Vấn đề là, theo quan điểm của ông Vịnh thì nước nào không có tranh chấp (vd: Mỹ) thì không trực tiếp đàm phán và quyết định. Giả dụ Mỹ tham gia đàm phán, TQ bảo: chú muốn tự do hàng hải, anh cho chú thoải mái, có khi anh cho thêm trợ cấp xăng dầu cho tàu Mỹ trong 10 năm mỗi khi qua đây, miễn chú ủng hộ anh. Mỹ bảo ok, vì họ chẳng mất gì, lại được lợi. Còn VN? Chủ quyền của VN bị những ông lớn mua bán với nhau mất rồi. Đó là lý do VN chỉ muốn giải quyết giữa các (>=2) bên tranh chấp. Nhưng không có nghĩa là các nước khác không có vai trò. VN vẫn công bố thông tin một cách minh bạch để tranh thủ ủng hộ của dư luận quốc tế và gây sức ép dư luận lên Trung Quốc, nếu họ hung hăng thì sẽ mất hình ảnh một Trung Quốc tăng trưởng mà không đe dọa thế giới.

 

- Đưa ra một giải pháp lâu dài thì phải phân đoạn lộ trình, chỉ ra từng mục tiêu cao thấp, dự báo diễn biến tình hình trong ngắn hạn và dài hạn và đưa những “kịch bản” khác nhau và những biện pháp khác nhau như “hạ sách”, “trung sách”, “thượng sách”.

- Trên thực tế thì ngày mai, ngày mốt hay tuần sau Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng như thế nào, “đảng ta” hoàn toàn mù tịt. Bằng chứng là “đảng ta” hốt hoảng, hoàn toàn bối rối trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh. Như thế thì có tư cách gì mà cao giọng khẳng định “sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài”?

- Cứ cho là “Sửa xong ta không bỏ”. Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định vùng biển ấy là “ao nhà của họ”. Cứ cho “ta phản đối, ta đòi bồi thường”. Nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn khẳng định là họ luôn làm đúng, họ không thừa nhận họ sai và không chịu bồi thường. Thế thì gọi là “chủ trương sáng suốt và đúng đắn” ở chỗ nào?

Giải pháp lâu dài là quốc tế hóa (theo hướng minh bạch thông tin, chứ không phải theo hướng mời các nước không tranh chấp vào đàm phán) trên tinh thần luật biển, tinh thần hòa bình. Chỉ có lộ trình khi nào các bên đàm phán nghiêm túc. Việc Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào là chuyện của phân tích, của tình báo… chứ không phải cứ có “giải pháp” là phải biết hết những điều này.

 

Về việc “sửa xong ta không bỏ”, đấy là cách làm tốt nhất hiện nay. Ông nêu câu hỏi: “Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định vùng biển ấy là “ao nhà của họ”. Cứ cho “ta phản đối, ta đòi bồi thường”. Nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn khẳng định là họ luôn làm đúng, họ không thừa nhận họ sai và không chịu bồi thường.” Đây cũng là vấn đề của tất cả chúng ta. Dù chính sách thế nào thì những vấn đề ông nêu ra vẫn tồn tại, Trung Quốc vẫn hành xử như vậy. Nếu có cách nào đó khiến Trung Quốc trao trả Trường Sa, Hoàng Sa cho VN mà không hành xử Chí Phèo như trên thì mong ông nêu lên, nếu được vậy cả dân tộc VN đội ơn ông lắm lắm. Nếu không, nên chuẩn bị tinh thần mà đối phó với Chí Phèo, đừng hi vọng Chí Phèo thay đổi cách hành xử.

 

- Nếu muốn “tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới” thì tại sao không đưa ra toà án quốc tế, không mời gọi cộng đồng thế giới tham gia, mà lại chủ trương cách giải quyết song phương kiểu như Trung Quốc muốn: “trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với Trung Quốc”?

Về vấn đề tòa án quốc tế, quốc tế hóa, công khai minh bạch tôi đã trình bày ở trên, xin phép không nhắc lại.

 

- Như có thể thấy từ năm 2005 đến nay Trung Quốc chủ trương gây hấn trên Biển Đông, họ không hề kiềm chế gì cả. Nói rằng “nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế” là tự dối mình, tự huyễn hoặc mình hay phát biểu vì quyền lợi của Trung Quốc.

Quan chức cấp cao nhất 2 nước đều thống nhất như vậy, nhưng Trung Quốc thường nói không đi đôi với làm và đổ lỗi cho bên dưới không nghe lệnh. Ngôn ngữ ngoại giao thì vẫn phải nói về quan điểm chính thức của cấp cao nhất của cả 2 nước.

 

- Tưởng tượng cảnh anh A và anh B. Anh A liên tục đập phá, chiếm đoạt đất đai nhà cửa của gia đình anh B, không coi luật pháp ra gì, không coi anh B ra gì. Việc này khiến thân nhân của anh B “bức xúc”, nhao nhao phản đối. Anh A quay lại nói với thân nhân của mình: “bức xúc cái gì”, “hai bên cần phải kiềm chế”, “ta kỳ vọng A sẽ tự điều chỉnh”, “ta sẽ khiến A hồi tâm, dù là lâu dài”. Trong khi anh B lải nhải như thế thì anh A vẫn tiếp tục đập phá, chiếm đoạt đất đai nhà cửa của gia đình anh B. Anh B này chính là Nguyễn Chí Vịnh!

Việc cố tình bẻ câu hỏi mang tính dẫn dắt (rồi tự trả lời) của ông Vịnh thành “bức xúc cái gì”… tôi đã phân tích.

 

- Tại sao anh B/Nguyễn Chí Vịnh chủ trương như vậy? Chỉ vì anh cần đến anh A/Trung Quốc để giữ địa vị của cái đảng của anh. “Theo Mỹ t੨ì mất đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, thà mất nước còn hơn mất đảng”. Chính vì vậy nên Nguyễn Chí Vịnh cũng gọi giới lãnh đạo Trung Quốc là “đồng chí”!

Việc phân tích mất Đảng, mất nước này mang tính cảm tính, không dựa trên bài phát biểu của ông Vịnh, tôi xin miễn bình luận.

Theo tôi biết, vừa rồi tàu Trung Quốc tiếp tục cắt cáp của tàu Viking được Petrovietnam thuê để thăm dò dầu khí. Vụ này hải quân VN đã tham gia đuổi tàu Trung Quốc.

Tôi cũng không thấy dẫn chứng về việc ông Vịnh là người TQ. Có thể hiểu đây là cách nhấn mạnh rằng theo quan điểm của tác giả, ông Vịnh “thân TQ”.

Trên quan điểm của tôi, các tuyên bố của ông Vịnh thời gian qua là có “TẦM”, cứng rắn nhưng ở mức độ vừa phải.

Hai nước chưa cần đánh nhau, chỉ cần Trung Quốc cấm cửa biên giới thôi thì nông dân đồng bằng song Cửu Long không còn có thể đánh trái cây ra Lạng Sơn mà xuất khẩu, làng nghề thủ công nghiệp ở miền Bắc cũng sẽ chẳng có thị trường tiêu thụ.

À, đừng quy tôi là Nguyễn Chí Vịnh nhé. Tôi là kẻ từng ghét ông ấy khi đọc mấy bài của các “chí hữu” của ông về vụ Sáu Sứ với T4, nhưng giờ tôi là fan hâm mộ của ông ấy.

 

 

-----------------

Bài liên quan:

11.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ôi ông André Menras, ngày xưa giá như không có những trí thức hào hiệp nhưng ngây thơ như ông ủng hộ Vi-Xi chống lại VNCH thì có lẽ Hà Nội chưa dễ gì xâm lược miền Nam của chúng tôi, và đến giờ họ đã thành Bình Nhưỡng văn minh dân chủ gấp triệu lần Sài Gòn (mà cùng lắm cũng chỉ lạc hậu nô lệ cỡ Seoul hôm nay), thì chẳng phải tốt hơn cho cả hai bên sao?... (...)
 
10.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Thế nhưng cả nước với mấy trăm tờ báo, Hà Nội và Sài Gòn có toà soạn của nhiều báo có đông bạn đọc, với cả trăm phóng viên lại không có bài tường thuật nào. Riêng Thông tấn xã Việt Nam chỉ có một bản tin ngắn cho rằng các tin quốc tế về biểu tình là sai sự thật. Đọc bản tin 270 chữ của cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam tôi tưởng đang đọc tin từ một nước lạ nào... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có lúc cứ tưởng chúng ta đang sống vào / thời Lê Chiêu Thống. Yêu nước sao lại là / cái tội? // Vì sao / tôi không thể yêu nước công khai? / bạn không thể yêu nước công khai? / anh không thể yêu nước công khai? / chị không thể yêu nước công khai? / em không thể yêu nước công khai?... (...)
 
09.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Báo Tuần Việt Nam thường được xem là báo của giới trí thức ở Việt Nam, thế nhưng, qua những gì báo ấy đã hành xử đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết, chúng ta có thể thấy rõ ràng báo ấy cũng chỉ là một loại tay sai rẻ tiền, phản trí thức... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Làm sao có thể trông mong vào sự ủng hộ của công luận thế giới nếu ta cấm đoán chính nhân dân ta lên tiếng? Phản ứng ngoại giao tất nhiên là cần thiết, nhưng không đủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà Việt Nam rất cần trong lúc này. Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tóm lại, những gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều lúc người đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đấu tranh với kẻ thù đâu chỉ phải chờ đợi và nghe theo lời bảo ban của Nhà nước? Nhân dân đã chờ đợi và thất vọng . Nhân dân phải có tiếng nói của mình, phải có lực lượng của mình, có cách biểu hiện của mình. Giáo điều hóa tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa đưa đến hệ quả tất yếu là Giáo hội hóa Đảng Cộng sản. Đừng loay hoay bảo vệ thuyền mà coi thường con nước... (...)
 
08.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Người ta bảo giới lãnh đạo sẽ đàm phán hay mặc cả với Trung Quốc hầu giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Nhưng họ sẽ sử dụng vũ khí gì để đàm phán? Trong mọi thứ vũ khí mà người ta có thể sử dụng được trong những trường hợp như thế, từ kinh tế đến quốc phòng và hậu thuẫn quốc tế, Việt Nam đều ở thế yếu. Cực kỳ yếu. Chỉ có một vũ khí duy nhất thì người ta lại không dám sử dụng: lòng dân... (...)
 
07.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lê Đức Anh bảo “Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ.” Lạ quá. Khi đang bị đe doạ chủ quyền, thì sợ “xung đột vũ trang”. Chờ đến khi mất chủ quyền rồi, thì còn “bảo vệ” cái gì? Nếu bảo vệ chủ quyền thì phải bảo vệ từ đầu, còn khi “chủ quyền” đã mất rồi thì phải chiến đấu để giành lại, lấy lại, chứ còn gì nữa mà “bảo vệ”?... (...)
 
06.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Như một công dân vẫn theo dõi thời sự đất nước, tôi xin bày tỏ sự cảm mến và chia sẻ với những ai đã xuống đường ngày 5 tháng 6 năm 2011. Và tôi cũng dành sự trọng thị cho tất cả những ai có quan điểm riêng là không nên đi biểu tình, theo biểu tình là phản động... Đó là quan điểm của các bạn, nó phải được nhìn nhận như một dữ liệu có thật của thời cuộc trên đất nước này. Và nó cũng giúp tôi nhìn nhận rõ ai là bạn, ai không là bạn từ ngày hôm nay... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”... (...)
 
05.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Mặc dù vô số các trang blogs và webs dồn dập đưa tin, hình ảnh và video về cuộc biểu tình rầm rộ của những người Việt Nam yêu nước ngày 05.06.2011 tại Sài Gòn và Hà Nội, báo chí của Đảng và Nhà Nước lại lên tiếng phủ nhận sự kiện này. Tại sao báo chí của Đảng và Nhà Nước lại phải làm như thế?... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc... Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”... (...)
 
04.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... NGĂN CHẶN NHÂN DÂN BIỂU THỊ LÒNG YÊU NƯỚC LÀ BÁN NƯỚC... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Công An và trường Đại Học ra sức ngăn chặn và đe doạ sinh viên, không cho sinh viên tham gia biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp Biển Đông... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hành động nhắc nhở kiêm thăm dò “quá đà” của Bắc Kinh vừa rồi đã khiến giới lãnh đạo tại Hà Nội nhận thấy họ phải đưa ra một phản ứng “quá đà” tương thích. Không làm thế thì, làn sóng “dân tộc chủ nghĩa” hiện tại sẽ bùng cháy và những bù nhìn chỉ biết có dâng nộp và triều cống có thể nào giữ được chỗ đứng hay cái đầu trên cần cổ? Chính vì thế họ mới tạm quên khẩu hiệu “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” để ầm ĩ phản đối, như là những dao động chung quanh “vị trí điều hoà”... (...)
 
02.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Theo hội đồng bầu cử trung ương, đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt trên 90% cử tri đi bầu cử... Chẳng hiểu khi họp quốc hội có BAO NHIÊU PHẦN TRĂM đại biểu lên tiếng phản đối tàu Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam???? (...)
 
31.05.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lúc 8 giờ ngày 5.6.2011 tại góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... lên tiếng / đã đến lúc trong ngoài phải lên tiếng / đã đến lúc ăn miếng trả miếng / đâu Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo / đâu Hưng Đạo Vương với Hịch Tướng Sỹ hào hùng // xin đừng làm anh hèn... (...)
 
29.05.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Trong vụ tàu Trung Quốc ngạo mạn xâm phạm lãnh hải Việt Nam, những người công nhân trẻ tuổi này có thái độ dứt khoát, không sợ hãi điều gì. Họ đơn giản là người Việt Nam... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021