tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
(Tai) Họa thơ đến từ đâu?  [đối thoại]

 

Hôm nay, đọc xong bài viết này trên Tiền Vệ, bài nói về “Thế nào thì gọi là thơ?” ấy mà, mình cứ ngẫm nghĩ mãi, ừ nhỉ, để xác định đâu là thơ, đâu là... thẩn, khó thật đấy! Thế rồi ngẫm nghĩ một hồi, mình mới “loé sáng” ra một “ý thơ thẩn” như thế này...

Ý gì? Nói mau!

Ừ, ừ, mình nói ngay đây, cái “ý thơ thẩn” của mình là, thơ hay không thơ, không quan trọng, mà thơ đến từ đâu mới là điều đáng nói, hehe, đúng không?!

Nhớ cái “thời vàng son” của talawas xưa, mình đọc được một loạt bài “Thơ đến từ đâu?” rất hay, và sau đó, cũng một loạt những bài viết “nổ” ra xung quanh vụ “in ấn Thơ đến từ đâu?” trong nước, cũng rất hay (ho), và mình nghĩ, thơ phải chăng được gọi là thơ, khi ta biết là nó đích thực đến từ “những chân trời thơ”?

“Những chân trời thơ”? Nghe kinh nhỉ, là cái quái gì vậy cha nội?

Hehe, thì mình cũng phải thử bắt chước các nhà thơ ăn nói cho nó “thơ ca” một tí chứ, hehe, đơn giản thôi, “những miền đất thơ”, đó chính là “bản thân các nhà thơ” ý!

Nhưng làm sao biết được, đâu là nhà thơ, đâu là nhà... “bí thơ”? Khó bỏ mẹ!

Chẳng khó chút nào, thơ nó ở ngay câu chữ, đọc lên là biết ngay mà, dễ lắm!

Nói thế thì vô cùng! Giải thích mau!

Ừ, tức là ý mình muốn nói, nếu câu chữ của bài thơ chứa đựng cái “hồn”, hay cái “thần” gì đấy, làm rung động con tim người đọc, thì đấy là thơ, còn nếu chỉ làm cho ta thấy... “ngứa mắt”, thì không thể gọi là thơ được, mà, như “nhà thơ khế ngọt” đã nói, “chỉ là cảm nghĩ có vần” thôi!

Nói thế, hoá ra tất cả các cái gọi là “sự nghiệp thơ ca” của... Tố Hữu, hay của chính bản thân Nguyễn Khoa Điềm chẳng hạn, đều chỉ là “những cảm nghĩ có vần”?

Đúng thế, tất tật những gì những nhà thơ nhà văn cộng sản Việt Nam viết ra, chỉ là “những cảm nghĩ có vần”, bởi vì có một điều như thế này, mà họ không bao giờ có thể nhận ra, đó là: họ là những kẻ “vô thần”. Bởi vì, như triết học có nói, nền tảng của con người văn minh, nhất lại là những nhà thơ, nhà văn, là phải có tâm linh. Chủ nghĩa cộng sản không sản sinh ra những con người có tâm linh, thậm chí, nó lại coi việc tiêu diệt tâm linh lên hàng đầu...

Kinh, sao hôm nay lại “chiết da chiết thịt” kinh thế? Đang nói chuyện thơ ca! Cộng sản cộng siếc, nghe kinh quá! Khiếp!

Hì, hì, thì cứ phải lôi ra mà nói hết đi chứ! Không nói lúc này thì nói lúc nào?! Tức là, nói cụ thể, những nhà văn nhà thơ cộng sản Việt Nam, họ lầm to, họ cứ tưởng là có chút tài... “múa chữ” thì có thể sáng tác ngay ra được thơ được văn! Có khối ra đấy! Những gì của họ mà họ gọi là thơ, là văn, chúng chẳng có một giá trị nào cả, có họa chăng, chỉ là thứ giá trị ảo mà họ xúm lại “phụ họa”, “tâng bốc” cho nhau mà thôi! Và đây chính là điều mình muốn nói ra ở đây đấy: với cái đầu vô thần, trái tim vô cảm, họ - những người cộng sản - có cố ra sức gì đi chăng nữa, chỉ cho ra “những giọt nước mắt cá sấu”! Và cái sự này, là một cái “(tai) họa” cho nền thơ ca Việt Nam!

Thế không có ai trong họ nhìn thấy cái điều đơn giản này à?

Hi, hi, có đấy chứ! Chẳng hạn, bọ Lập có nói ở đây này, hãy đọc đi, nhá!

Nói tóm lại, “những chân trời thơ” là do “những con người thơ (có tâm linh)” làm nên; và mình xin “thổ lộ” thế này: việc mình bật cười phá lên khi đọc được “những câu chữ rởm” trong “cảm nghĩ có vần” của Nguyễn Khoa Điềm, cũng dễ hiểu thôi, bởi vì, “những câu chữ rởm” ấy, thật đơn giản, chúng được đến từ đây!

 

 

-----------------

Bài liên quan:

21.09.2011
Thế nào thì gọi là thơ?  (tiểu luận / nhận định) - Phan Quỳnh Trâm
... Phân biệt thế nào là thơ, thế nào không phải là thơ là một điều cực kỳ phức tạp. Quan niệm về thơ thay đổi theo từng trường phái và thời đại. Ngay trong một trường phái và một thời đại thì chúng cũng có sự khác biệt lớn giữa người này và người kia. Không một ai dám đưa ra một danh sách những tiêu chí rõ ràng về thơ như một khuôn mẫu để chỉ cần đưa vào cái “khuôn” ấy một bài thơ vào là có thể khẳng định nó... lọt khuôn hay trật khuôn... (...)
 
20.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Suy cho cùng, cái thời gì mà ngộ, cái gì cũng khó. Mần thơ không hẳn là mần ra thơ. Làm sang cũng không hẳn là sẽ được sang. Còn, khóc cũng vậy, cũng không dễ chút nào, không phải cứ muốn rơi lệ là lệ rơi được đâu! Lại, thiệt là kẹt!... (...)
 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH & CHUYỆN THƠ] ... Đây nhá, mình có thể nói như thế này, rởm hết, tất cả những gì mà những người cộng sản Việt Nam làm và nói từ trước đến nay đều rởm! Rởm từ trong ra ngoài! Rởm từ trên xuống dưới! Rởm tuốt tuột!... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021